YOMEDIA
ADSENSE
KHÁI QUÁT ĐẠI LÝ VƯỜN QUỐC GIA YOK ĐÔN
118
lượt xem 22
download
lượt xem 22
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Tham khảo bài viết 'khái quát đại lý vườn quốc gia yok đôn', tài liệu phổ thông, ôn thi đh-cđ phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: KHÁI QUÁT ĐẠI LÝ VƯỜN QUỐC GIA YOK ĐÔN
- KHÁI QUÁT ĐẠI LÝ VƯỜN QUỐC GIA YOK ĐÔN Vườn quốc gia Yok Đôn là một trong những khu rừng đặc dụng lớn nhất Việt Nam, thuộc tỉnh Đăk Lăk. Vị trí địa lý Vườn quốc gia Yok Đôn nằm trên địa bàn 4 xã thuộc 3 huyện: Xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, xã Ea Bung, Chư M'Lanh huyện Ea Súp (tỉnh Đăk Lăk) và xã Ea Pô huyện Cư Jút (tỉnh Đăk Nông); vườn cách thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 40 km về phía tây bắc. Vườn quốc gia Yok Đôn được phê duyệt theo quyết định số 352/CT ngày 29 tháng 10 năm 1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Việt Nam với mục đích bảo vệ 58.200 ha hệ sinh thái rừng khộp đất thấp. Ngày 24
- tháng 6 năm 1992 Bộ Lâm nghiệp ra quyết định 301/TCLĐ thành lập Vườn quốc gia Yok Đôn trực thuộc Bộ Lâm nghiệp. Vườn quốc gia Yok Đôn được mở rộng theo quyết định số 39/2002/QĐ-TTg ngày 18 tháng 3 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam. Toạ độ địa lý: Từ 12°45′ đến 13°10′ vĩ bắc và từ 107°29′30″ đến 107°48′30″ kinh đông. Quy mô diện tích: Được mở rộng với diện tích 115.545 ha, trong đó phân khu bảo vệ nghiêm ngặt là 80.947 ha, phân khu phục hồi sinh thái là 30.426 ha và phân khu dịch vụ hành chính là 4.172 ha. Vùng đệm: có diện tích 133.890 ha, bao gồm các xã bao quanh Vườn quốc gia. Vườn nằm trên một vùng tương đối bằng phẳng, với hai ngọn núi nhỏ ở phía nam của sông Serepôk. Rừng chủ yếu là rừng tự nhiên, phần lớn là rừng khộp. Yok Đôn cũng là vườn quốc gia duy nhất ở Việt Nam bảo tồn loại rừng đặc biệt này. Ranh giới của vườn quốc gia này như sau: - Phía bắc theo đường tỉnh lộ 1A từ ngã ba Chư M'Lanh qua đồn biên phòng số 2 đến biên giới Việt Nam-Campuchia. - Phía tây giáp biên giới Việt Nam-Campuchia.
- - Phía đông theo tỉnh lộ 1A từ ngã ba Chư M'Lanh đến Bản Đôn, ngược dòng sông Serepôk đến giáp ranh giới huyện Cư Jút. - Phía nam giáp huyện Cư Jút và cắt đường 6B tại Km 22+500, theo đường 6B đến suối Đăk Dam giáp biên giới Việt Nam-Campuchia. Đa dạng sinh học Nơi đây có 63 loài động vật có vú, 196 loài chim, 40 loài bò sát, 13 loài lưỡng cư, 464 loài thực vật, trong đó có voi rừng, trâu rừng và bò tót khổng lồ. Đây là nơi trú ngụ của một số loài động vật nguy cấp mang tính toàn cầu như: bò xám (Bos sauveli), mang lớn (Megamuntiacus vuquangensis), nai cà tông (Cervus eldi), bò banteng (Bos javanicus), voi châu Á (Elephas maximus), hổ (Panthera tigris), sói đỏ (Cuon alpinus) và chà vá chân đen (Pygathris nigripes). Công tác điều tra vẫn đang tiếp tục, nhưng các kết quả nghiên cứu cho thấy vườn quốc gia Yok Đôn là một trong những nơi có khu hệ chim phong phú nhất Đông Dương Các vấn đề
- Ngành lâm nghiệp, chính quyền các cấp và ban quản lý vườn quốc gia Yok Đôn có nhiều nỗ lực trong quản lý bảo tồn đa dạng sinh học của vườn nhưng vẫn phải đối mặt với trạng săn bắt, xâm lấn đất đai và nguy cơ cháy rừng. Bên cạnh đó, xung quanh vườn còn tồn tại nhiều khu rừng rộng lớn, trong đó phần lớn được giao để khai thác gỗ thương phẩm do các lâm trường quốc doanh quản lý. 1. Hệ thực vật Theo Luận chứng kinh tế - kỹ thuật (1991) và các kết quả điều tra bổ sung năm 2001 của Bird Life, Viện điều tra quy hoạch rừng, Dự án PARC (1999, 2001) và qua thu thập thực tế, chúng tôi đã tổng hợp được 566 loài thực vật thuộc 290 chi và 108 họ (bảng 1). Hệ thực vật ở đây tập trung chủ yếu vào các Taxon thuộc ngành Ngọc lan (Magnoliophyta), chiếm tới 93,2% số họ, 97,6% số chi và 98,8% số loài; trong đó lớp Ngọc lan (Magnoliopsida) là phong phú nhất, với 489 loài thuộc 235 chi và 85 họ. Trong số 108 họ thực vật có đến 16 họ có từ 10 loài trở lên đó là: Thâu dầu (Euphorbiaceae): 50 loài; Cà phê (Rubiaceae): 40 loài; Đậu (Fabaceae): 35 loài; Cúc (Asteraceae): 24 loài; họ Ô rô (Acanthaceae) và họ Lúa (Poaceae): 14 loài; Dầu (Dipterocarpaceae): 13 loài; họ Na (Annonaceae) và họ Vang (Caesalpiniaceae): 12 loài; các họ Bạc hà
- (Lamiaceae), Cỏ roi ngựa (Verbenaceae): 11 loài; các họ Na (Anacardiaceae), Bàng (Combretaceae) và Cói (Cyperaceae): 10 loài. ề giá trị khoa học, có 14 loài quý hiếm được ghi vào Sách Đỏ Việt Nam (1996) cần được bảo vệ, trong đó có 07 loài thuộc cấp nguy cấp (V: Vulnerable), 01 loài thuộc cấp bị đe doạ (T: Threatened), 06 loài thuộc cấp biết không chính xác (K: Insufficiently know). Về giá trị sử dụng, có 227 loài cho gỗ lớn nhỏ, nhiều loài cho gỗ có giá trị kinh tế cao như: cẩm lai (Dalbergia oliveri), trắc (D. cochinchinensis), gõ đỏ (afzelia xylocarpa), giáng hương quả to (pterocarpus macrocarpus), gụ mật (sindora siamensis), căm xe (xylia xylocarpa), sao đen (hopea odorata), cẩm liên (shorea siamensis), cà chit (S. obtusa)... Ngoài ra, còn có 116 loài làm thuốc, 35 loài làm cảnh và có các giá trị tài nguyên khác như: cung cấp nguyên liệu đan lát, làm thủ công mỹ nghệ, thực phẩm... về mặt nguồn gốc: hệ thực vật Yok Đôn có quan hệ gốc với hệ thực vật Malaysia, Indonesia được thể hiện với các đại diện thuộc họ Dầu và hệ thực vật Miến Điện với các đại diện của họ Bàng... 2. Hệ động vật Do đặc điểm của hệ sinh thái rừng khộp và điều kiện địa hình bằng
- phẳng đã góp phần hình thành nên khu hệ động vật ở đây cũng mang tính chất đặc biệt. kết quả nghiên cứu về khu hệ động vật từ 1991 đến nay cho thấy tại Vườn quốc gia Yok Đôn có 384 loài động vật có xương sống, trong đó có 70 loài thú, 250 loài chim, 48 loài bò sát, 16 loài lưỡng cư (bảng 2). So với các khu bảo tồn và Vườn quốc gia trong khu vực Tây Nguyên, thì khu hệ thú và chim của Yok Đôn rất đa dạng về thành phần loài. Đặc trưng của khu hệ động vật có xương sống ở cạn của Vườn quốc gia Yok Đôn là sự phân bố khá tập trung của nhiều loài, nhất là các loài chim và thú lớn như: công, cao cát, hồng hoàng, bò rừng, bò tót, trâu rừng, voi... ở một số khu vực như núi Yok Đôn Yok Đa, khu vực suối Đăk Na, Đăk Nor. Sự phân bố tập trung cho phép chúng ta dễ dàng bảo vệ, tạo điều kiện cho chúng phát triển về số lượng. Về khu hệ thú: Đến nay đã ghi nhận được 70 loài, trong đó có 30 loài được ghi trong Sách đỏ Việt Nam và 17 loài được ghi trong Sách đỏ thế giới (IUCN 2000). Khu hệ thú ở đây được đặc trưng bằng sự phong phú của các loài thú móng guốc. Các loài có ý nghĩa và tầm quan trọng đối với công tác bảo tồn gồm: voi, hổ, bò tót, bò rừng. Đặc biệt là có loài Nai cà tông - một loài đang bị đe doạ tuyệt chủng trên toàn cầu và chỉ thấy ở khu vực phía bắc của Vườn quốc gia Yok Đôn
- (có thể là vùng phân bố hiện tại và cuối cùng của chúng ở Việt Nam) và loài mang lớn - một trong những loài mới được phát hiện ở Việt Nam. Giá trị của khu hệ thú Yok Đôn còn được thể hiện ở chỗ có tới 17 loài thuộc danh mục các loài động vật đang bị đe doạ ở cấp toàn cầu do IUCN đề xuất năm 2000. Điều này khẳng định rằng, Vườn quốc gia Yok Đôn có tầm quan trọng về đa dạng sinh học không chỉ đối với Việt Nam mà còn đối với cả thế giới. Về khu hệ chim: theo kết quả điều tra của Viện điều tra quy hoạch rừng (năm 2001) và điều tra bổ sung của Bird Life (2002), khu hệ chim tại Yok Đôn có 250 loài, trong đó 20 loài được ghi trong Sách đỏ Việt Nam (2000), 9 loài đặc hữu và 1 loài phân bố hẹp. Các loài hiện đang bị đe doạ ở cấp toàn cầu như: gà tiền mặt đỏ (Polyplectron germaini), Công (Pavo muticus), Niệc nâu (Anorrhinus tickelli), Diều cá (Ichthyophaga ichthyaetus), Diều xám (Butastur liventer), Cắt nhỏ hông trắng (Polihierax insignis), Già đẫy nhỏ (Leptoptilos javanicus)... Khu hệ chim ở Yok Đôn rất phong phú về số lượng quần thể của các loài. Họ gõ kiến có tới 13 loài trong tổng số 23 loài của Việt Nam, họ cu rốc có 65 loài trên tổng số 10 loài của cả nước, họ vẹt có 4 loài
- trên tổng số 6 loài của cả nước. Riêng loài vẹt má vàng (Psittacula eupatria) lớn nhất trong số các loài vẹt ở Việt Nam, duy nhất chỉ phân bố ở rừng khộp. Cũng tương tự đối với loài cắt nhỏ hông trắng chỉ phân bố ở sinh cảnh rừng khộp và chỉ được ghi nhận ở một vài điểm trên cả nước. Về khu hệ bò sát, ếch nhái: kết quả điều tra năm 2001 của Viện điều tra quy hoạch rừng và điều tra bổ sung năm 2002 đã ghi nhận được 48 loài bò sát thuộc 17 họ, 4 bộ và 16 loài ếch nhái thuộc 4 họ, 1 bộ; trong đó có 16 loài (chiếm 29,6% tổng số loài) được ghi trong Sách đỏ Việt Nam (2000), 2 loài (chiếm 3,7% tổng số loài) ở mức độ đe doạ bậc E (đang nguy cấp), 9 loài (chiếm 16,6% tổng số loài) ở mức độ đe doạ bậc V (sẽ nguy cấp), 5 loài (chiếm 9,2% tổng số loài) ở mức độ đe doạ bậc T (bị đe doạ). Các kết quả điều tra đã phát hiện sự mở rộng vùng phân bố của một số loài như: nhông cát gutta (Leiolepis guttala) trước đây chỉ ghi nhận được ở vùng ven biển miền Trung (Quy Nhơn, Nha Trang, Tháp Chàm và Hoà Thắng) thì nay đã tìm thấy ở hầu hết các khu rừng khộp Yok Đôn ; rùa hộp lưng đen (Cuora amboinensis) phổ biến ở Nam Bộ thì nay đã mở rộng vùng phân bố lên phía bắc tới Yok Đôn . Đây chính là đóng góp mới cho khoa học trong việc xác định các vùng phân bố của các loài này.
- Trong các loài bò sát và ếch nhái đã thống kê được 7 loài (chiếm 13% tổng số loài) có nọc và tuyến độc có thể gây độc cho người, gia súc và gia cầm: rắn cạp nong (Bungarus fasciatus), rắn lá khô đốm (Calliophis maculiceps), rắn hổ mang (Naja naja), rắn hổ chúa (Ophiophagus hannah), rắn choàm quạp (Calloselasma rhodostoma), rắn lục mép (Trimeresurus albolabris) và cóc nhà (bufo melanostictus). Về khu hệ côn trùng: đã ghi nhận được 437 loài thuộc 83 họ, 11 bộ. Trong bộ cánh vẩy (Lepidoptera) được ghi nhận cụ thể các loài bướm ngày (Microlepidoptera). Cũng như chim, bướm là một trong những loài chỉ thị cho tính đa dạng sinh học. Sự đa dạng của khu hệ bướm càng khẳng định rõ hơn tính đa dạng sinh học của Vườn quốc gia Yok Đôn. Vườn quốc gia Yok Đôn có giá trị đa dạng sinh học rất cao với sự tồn tại của nhiều sinh cảnh rừng khác nhau mà đặc trưng là rừng khộp và sự phân bố của nhiều loài động thực vật quý hiếm đang đứng trước nguy cơ đe doạ trên toàn cầu, gắn liền với nguồn thức ăn và điều kiện cư trú của chúng. Giá trị bảo tồn của Vườn quốc gia Yok Đôn là hệ sinh thái rừng khộp và các loài động vật bị đe doạ toàn cầu như voi, vượn đen má hung, bò tót, bò rừng, công, ngan cánh trắng.
- Vì vậy việc quản lý bảo tồn đa dạng sinh học tại Vườn quốc gia Yok Đôn không chỉ có ý nghĩa đối với Việt Nam mà còn đối với cả thế giới.
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn