KHÁI QUÁT ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN CỦA TỈNH LẠNG SƠN
lượt xem 36
download
Tham khảo bài viết 'khái quát địa lý tự nhiên của tỉnh lạng sơn', tài liệu phổ thông, ôn thi đh-cđ phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: KHÁI QUÁT ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN CỦA TỈNH LẠNG SƠN
- KHÁI QUÁT ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN CỦA TỈNH LẠNG SƠN I. Điều kiện địa lý tự nhiên 1. Vị trí địa lý Lạng Sơn là tỉnh miền núi thuộc vùng Đông Bắc, nằm ở vị trí đường quốc lộ 1A, 1B, 4A, 4B, 279 đi qua, là điểm nút của sự giao lưu kinh tế với các tỉnh phía Tây như Cao Bằng, Thái Nguyên, Bắc Kạn, phía Đông như tỉnh Quảng Ninh, phía Nam như Bắc Giang, Bắc Ninh, thủ đô Hà Nội và phía Bắc tiếp giáp với Trung Quốc, với 2 cửa khẩu quốc tế, 2 cửa khẩu quốc gia và 7 cặp chợ biên giới. Mặt khác, có đường sắt liên vận quốc tế, là điều kiện rất thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế, khoa học – công nghệ với các tỉnh phía Nam trong cả nước, với Trung Quốc và qua đó sang các nước vùng Trung Á, châu Âu và các nước khác… 2. Đặc điểm địa hình Địa hình ở Lạng Sơn chủ yếu là đồi, núi thấp, độ cao trung bình là 252 m so với mực nước biển, nơi thấp nhất là 20 m, cao nhất là đỉnh Phia Mè thuộc khối núi Mẫu Sơn 1.541 m. Địa hình được chia thành
- 3 tiểu vùng, vùng núi phía Bắc (gồm các núi đất xen núi đã chia cắt phức tạp, tạo nên nhiều mái núi có độ dốc trên 350), vùng núi đá vôi (thuộc cánh cung Bắc Sơn – Văn Quan – Chi Lăng - Hữu Lũng có nhiều hang động sườn dốc đứng và nhiều đỉnh cao trên 550 m), vùng đồi, núi thấp phía Nam và Đông Nam bao gồm hệ thống đồi núi thấp xen kẽ các dạng đồi bát úp, độ dốc trung bình 10 – 250… 3. Khí hậu Nền nhiệt không quá cao là nét đặc trưng của khí hậu Lạng Sơn. Mùa đông tương đối dài và khá lạnh, lượng mưa trung bình năm là 1.400 – 1.500 mm, với số ngày mưa là 135 ngày trong năm. Nền địa hình cao trung bình là 251 m, do vậy tuy nằm ở khu vực nhiệt đới gió mùa, nhưng khí hậu ở Lạng Sơn có nét đặc thù của khí hậu á nhiệt đới. Độ ẩm cao (trên 82%) và phân bố tương đối đều trong năm. Sự phân bố khí hậu này đã cho phép Lạng Sơn có thể phát triển đa dạng phong phú các loại cây trồng ôn đới, á nhiệt đới, và nhiệt đới. Đặc biệt là các loại cây trồng dài ngày như hồi, trám, quýt, hồng, đào, lê, thông, cà phê, chè, và các cây lấy gỗ… II. Tài nguyên thiên nhiên 1. Tài nguyên đất Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 830.521 ha, có 3 loại đất chính, đất feralit của các miền đồi và núi thấp (dưới 700), chiếm trên
- 90% diện tích tự nhiên, đất feralit mùn trên núi cao (700 – 1.500 m), đất phù sa (9.530 ha), đất than bùn, đất nông nghiệp, cây đặc sản, cây dược liệu, cây lâm nghiệp. Diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng là 68.958 ha, chiếm 8,3% diện tích đất tự nhiên trong đó đất trồng lúa nước là 38.876 ha. 2. Tài nguyên rừng Diện tích đất lâm nghiệp có rừng là 277.394 ha, chiếm 33,4% diện tích đất tự nhiên, trong đó, rừng tự nhiên 185.456 ha, rừng trồng 91.937 ha. Diện tích đất chưa sử dụng, sông, suối, núi, đá là 467.366 ha, chiếm 43,02% diện tích đất tự nhiên. Như vậy, tiềm năng về đất còn rất lớn cho việc thúc đẩy phát triển sản xuất nông – lâm nghiệp, đặc biệt là phát triển nông nghiệp trong những năm tới. 3. Tài nguyên khoáng sản Theo số liệu điều tra địa chất cho thấy, tài nguyên khoáng sản trên địa bàn Lạng Sơn không nhiều, trữ lượng các mỏ nhỏ, nhưng lại khá phong phú, đa dạng về chủng loại như than nâu ở Na Dương (Lộc Bình); than bùn ở Bình Gia; phốtphorit ở Hữu Lũng; bôxít ở Văn Lãng, Cao Lộc; vàng ở Tân Văn, Văn Mịch (Bình Gia); vàng sa khoáng ở vùng Bản Trại, Đào Viên (Tràng Định); đá vôi, cát, cuội, sỏi có ở hầu hết các nơi trong tỉnh với trữ lượng lớn và đang được khai thác để sản xuất vật liệu xây dựng, thạch anh ở vùng Mẫu Sơn (Lộc Bình);
- quặng sắt ở Chi Lăng và một số loại khác như măng gan, đồng, chì, kẽm, thuỷ ngân, thiếc,… chưa được điều tra, đánh giá trữ lượng. III. Tiềm năng kinh tế 1. Những lĩnh vực kinh tế lợi thế Ngoài những điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, văn hoá nhân văn phong phú… Lạng Sơn còn là tỉnh miền núi có hệ thống giao thông thuận lợi, có đường biên giới chung với Trung Quốc dài 253 km; có 2 cửa khẩu quốc tế (cửa khẩu đường bộ Hữu Nghị và cửa khẩu đường sắt Đồng Đăng), 2 cửa khẩu quốc gia (Chi Ma, Bình Nghi) và 7 cặp chợ biên giới tạo điều kiện cho Lạng Sơn trở thành điểm giao lưu, trung tâm buôn bán thương mại quan trọng của tỉnh trong cả nước với Trung Quốc, sau đó sang các nước Trung Á, châu Âu. Nhất là trong điều kiện hiện nay, khi Nhà nước đang thực hiện chính sách đầu tư phát triển các khu kinh tế cửa khẩu, thì Lạng Sơn càng có điều kiện để phát triển các ngành kinh tế, đặc biệt kinh tế thương mại - du lịch - dịch vụ. Khu kinh tế cửa khẩu là một trong những vùng kinh tế trọng điểm, là khu vực phát triển năng động nhất, đóng vai trò động lực thúc đẩy phát triển các lĩnh vực kinh tế - xã hội, là trọng tâm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của cả tỉnh.
- Lạng Sơn có lợi thế về phát triển kinh tế thương mại, với điều kiện về khu kinh tế cửa khẩu, hệ thống giao thông thuận lợi, nên việc buôn bán trong những năm qua ở đây rất sôi động, hàng hoá trong tỉnh, các tỉnh bạn trong cả nước qua Lạng Sơn xuất khẩu sang Trung với số lượng, chủng loại lớn, năm sau cao hơn năm trước. Hàng năm có hàng trăm doanh nghiệp trong cả nước tham gia xuất khẩu qua biên giới, thu hút nhiều doanh nghiệp trong nước, nước ngoài, các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh thương mại - dịch vụ - du lịch ở cửa khẩu và trên địa bàn tỉnh. Thương mại Lạng Sơn phát triển nhanh chóng đã góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, nâng cao mức sống của nhân dân, tăng thu nhập cho ngân sách địa phương và trung ương. Hàng năm thu thuế hoạt động thương mại chiếm trên 80% tổng thu ngân sách toàn tỉnh. Cùng với buôn bán phát triển, ngành dịch vụ, du lịch, khách sạn, nhà hàng trong những năm qua cũng đã phát triển nhanh chóng, đáp ứng nhu cầu buôn bán, du lịch của khách trong nước và quốc tế. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 15 khách sạn của Nhà nước và hàng trăm khách sạn, nhà trọ, nhà khách của các cơ quan, tập thể, tư nhân. Các khách sạn, nhà khách được nâng cấp trang thiết bị có máy lạnh, ti vi, điện thoại phục vụ ngày một tốt hơn nhu cầu xã hội. Hệ thống ngân hàng tập trung ở địa bàn thành phố, các khu kinh tế
- cửa khẩu hoạt động năng động và hiệu quả, thủ tục tương đối đơn giản, chặt chẽ, thuận lợi cho các hoạt động kinh tế, hoạt động trao đổi buôn bán hàng hoá và ngoại tệ. 2. Tiềm năng du lịch Lạng Sơn là một tỉnh có lợi thế lớn về phát triển ngành du lịch, bởi sự kết hợp phong phú, hài hoà giữa vị trí địa lý, thiên nhiên, lịch sử và con người. Lạng Sơn là vùng biên giới, cửa khẩu ở phía Bắc nước ta, lại nằm trên đường giao thông hết sức thuận lợi nối với thủ đô Hà Nội, thường xuyên thu hút khách du lịch tham quan, giao lưu, trao đổi, hoạt động thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc. Ngoài ra, thiên nhiên đã ban tặng cho Lạng Sơn nhiều hang động, núi rừng tự nhiên và phong cảnh đẹp với khí hậu mùa hè mát mẻ, dễ chịu, được coi là một điểm nghỉ mát, an dưỡng lý tưởng đối với các du khách từ xa đến như động Tam Thanh, động Nhị Thanh, núi nàng Tô Thị, khu du lịch Mẫu Sơn… Lạng Sơn còn là nơi nổi tiếng với nhiều địa danh lịch sử như ải Mục Nam Quan, ải Chi Lăng, Thành nhà Mạc đã bao lần chứng kiến các trận đánh đuổi quân xâm lược trong suốt tiến trình dựng nước và giữ nước, hay với nền văn hoá Bắc Sơn, căn cứ Cách mạng Bắc Sơn. Con người cần cù mến khách cùng với các lễ hội, truyền thống văn hoá làm cho Lạng Sơn luôn là điểm du lịch hấp dẫn đối với khách thập phương
- * Tài nguyên khoáng sản: Khoáng sản kim loại đen: - Sắt: Bao gồm 1 mỏ và 7 điểm quặng. Trước đây người Pháp và người Nhật phát hiện và đã từng khai thác từ những năm 1937, 1938. - Mỏ Sắt Gia Chanh nằm ở xã Mai Sao, huyện Chi Lăng, các điểm quặng ở Nà mò, Khau khiêng, làng Diệu, Lân Nài, Lân Rì, Kẽm Càng. Kim loại mầu: Nhóm kim loại mầu gồm có Nhôm, Đồng, Chì, Kẽm và đa kim. Trong số đó Nhôm có trữ lượng lớn nhất sau đó là Đồng, Chì, Kẽm và đa kim. - Nhôm: Có 37 mỏ và điểm quặng, phân bố chủ yếu ở khối núi Bắc sơn, ngoài ra ở dọc đường Quốc lộ 1A từ Lạng sơn đi Đồng Đăng. Quặng nhôm ở Lạng sơn gồm 2 loại : Bô xít và alit - Các mỏ và điểm quặng Bôxít: Đã phát hiện đợc 8 mỏ và điểm quặng bôxít tập trung ở khu vực gần Thành phố Lạng sơn: Ma Mèo, Tam Lung, Bản loóng, Khỏn Pích khu vực Thanh Mọi, Nà Doòng và Nà Chuông... Trong đó mỏ Ma Mèo có trữ lượng khoảng 20 triệu tấn. - Các mỏ và điểm quặng alít: Đã phát hiện được 12 mỏ và điểm ở khu vực Cầu Bóng huyện Bắc Sơn. đặc biệt mỏ alit ở Ba Xã ở huyện Văn Quan, nằm trong khối đá vôi Bắc Sơn với 7 dải quặng với trữ lượng
- quặng nhôm khoảng 7 triệu tấn ( trong đó chủ yếu là quặng gốc ). - Đồng: tồn tại dưới dạng các vành phân tán. - Chì, Kẽm: Có hai mỏ ( Háp Cây và Mỏ Ba ), 2 điểm quặng ( Làng Nấc và mỏ Trạng ) và 13 vành phân tán nguyên tố và 9 vành phân tán khoáng vật của chì, kẽm. Trữ lượng chì, kẽm cả tỉnh khoảng 100.000 tấn. - Đa kim: Có mỏ Tình Sùng xã Gia Cát huyện Cao Lộc, trữ lượng khai thác khoảng 500 tấn. Kim loại quí: Vàng được phát hiện thấy ở trên 35 mỏ, điểm khoáng hoá và vành phân tán từ Hữu Lũng qua Bắc Sơn, Bình Gia, Văn Mịch, Thất Khê. Trong khu vực này còn phát hiện hằng trăm mẫu đãi vàng sa khoáng nằm rải rác trong các thung lũng, sông, suối. Kim loại hiếm: - Thiếc: 2 vành phân tán, đó là vành phân tán Gia Hoà ở tây nam thị trấn mỏ Nhài huyện Bắc sơn và vành phân tán Kao Tiang ở trung tâm đới khoáng hoá vàng nội sinh Bình Gia - Văn Mịch - Thất khê. - Môlípđen: Chỉ gặp dưới dạng nguyên tố trong vành phân tán kim lượng. - Vanađi: Có nhiều ở vùng Thất Khê. - Thuỷ ngân: gặp dưới dạng khoáng vật xinoba.
- Khoáng sản phi kim loại: Khoáng sản nhiên liệu: - Than nâu ( Than lửa dài ): Có tại mỏ Na Dương huyện Lộc bình và điểm quặng Thất khê. Mỏ Than Na Dương trữ lượng khoảng 96,6 triệu tấn. - Than bùn: Có ở Nà Mò ( huyện Lộc bình ) và thị trấn Bình Gia. Điểm than bùn thị trấn Bình Gia trữ lượng có thể tới vài trăm nghìn tấn. Khoáng sản dùng làm nguyên liệu áp quang và áp điện ( Thạch anh kỹ thuật). Khoáng sản dùng làm nguyên liệu hoá học: Trữ lượng Phốtphorít ở Lạng sơn khoảng 666.000tấn ( đã khai thác 555.513 tấn ) còn lại khoảng hơn 100.000 tấn . Barit được phát hiện gần đây ở Đình Lập, trữ lượng chưa xác định. Khoáng sản dùng làm vật liệu xây dựng: - Đá cacbônat rất phổ biến ở Lạng Sơn, chiếm 1/4 diện tích của Tỉnh, chủ yếu ở phía tây và tây nam. Đá sét trữ lượng khoảng 32.296.500 tấn . - Cát, cuội, sỏi: Tập trung ở các dải dọc sông Kỳ Cùng và Sông Hoá. - Sét và vôi sét: có mặt trong hệ tầng Mẫu sơn. - Đá phun trào và đá mafic tuổi triat: Có thể làm đá ốp lát chất lượng cao. Với khối lượng khá lớn và gần Quốc lộ 1B từ Lạng Sơn đi Thái Nguyên.
- * Thành phố Lạng Sơn: Thành phố Lạng Sơn - vùng đất đã trải qua thời kỳ Châu lỵ, Trấn lỵ và đến năm 1925 được thành lập, trở thành thị xã tỉnh lỵ, là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội của Tỉnh. Đây là nơi có nhiều hang động, di tích lịch sử nổi tiếng như quần thể hang động Nhất, Nhị, Tam Thanh, Nàng Tô Thị, Thành Nhà Mạc, Chùa Tiên, Giếng Tiên... cùng các lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc đã từng hấp dẫn khách bốn phương từ ngàn xưa. Sự hội tụ của các điều kiện địa lý, thiên nhiên, hoàn cảnh lịch sử và con người đã tạo cho Thành phố Lạng Sơn thế mạnh phát triển đô thị, trở thành trung tâm Chính trị - Kinh tế - Văn hoá của tỉnh Lạng Sơn và vùng Đông Bắc Tổ quốc. Thành phố Lạng Sơn thuộc loại hình đô thị thương mại ra đời từ khá sớm, được hình thành theo phương thức "Thị" có trước " đô " có sau. Đây là nơi có những địa danh nổi tiếng đã đi vào ca dao, dân ca Việt Nam với những lời ca mượt mà, tha thiết: " Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh Ai lên xứ Lạng cùng anh
- Bõ công bác mẹ sinh thành ra em Tay cầm bầu rượu nắm nem Mảng vui quên hết lời em dặn dò " Ngày nay Thành phố Lạng Sơn là một Thành phố trẻ, Thành phố thương mại cửa khẩu đang trên đà phát triển sôi động, là cửa ngõ giao lưu Kinh tế - Văn hoá của cả nước với đất nước Trung Quốc và các nước Đông Âu, là địa bàn quan trọng có mối quan hệ mật thiết với vùng tam giác kinh tế trọng điểm của miền bắc Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Thành phố Lạng Sơn nằm ở vị trí từ 21, 45 đến 22 độ vĩ Bắc, 106, 39 đến 107, 03 độ kinh Đông. Có diện tích tự nhiên 79,18km2. Cách Thủ đô Hà Nội 154km, cách cửa khẩu Quốc tế Hữu nghị 14km và cách 5 cặp chợ đường biên Việt - Trung thuộc huyện Cao Lộc, Lộc Bình, Văn Lãng từ 25 đến 30km. Dân số của Thành phố ước tính có hơn 10 vạn người với 104 khối thôn được chia thành 8 đơn vị hành chính ( 05 phường, 03 xã ). Cơ cấu kinh tế của Thành phố chủ yếu là phát triển thương mại du lịch dịch vụ (chiếm 59,8%), công nghiệp - XD (chiếm 35,5%) và nông lâm nghiệp (chiếm 4,7%). GDP bình quân đầu người năm 2005 đạt 14,9 triệu đồng/người/năm. Hoạt động của các thành phần kinh tế phát triển ổn định, phong phú và đa dạng. Hiện Thành phố có hơn 300 doanh nghiệp trong và ngoài
- quốc doanh, hơn 4.000 hộ kinh doanh cá thể đang hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn. Trong thời gian qua, có thể nói những thay đổi về cơ sở hạ tầng đô thị đã góp phần tích cực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố. Năm 2000, Thành phố Lạng Sơn được công nhận là đô thị loại III. Thực hiện đề án thành lập Thành phố, giai đoạn 2000- 2002 Thị xã đã được đầu tư hơn 450 tỷ đồng vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng, kiến thiết đô thị. Sau khi được đầu tư, hệ thống các công trình hạ tầng cơ sở trên địa bàn đã được cải thiện đáng kể, góp phần làm thay đổi diện mạo của Thị xã. Tháng 10/2002 Chính phủ đã ban hành Nghị định thành lập Thành phố Lạng Sơn. Hiện nay, hệ thống giao thông của Thành phố đã được đầu tư thêm 21,7km, nâng cấp 26,15km mặt đường đổ bê tông xi măng hoặc bê tông nhựa, nâng tổng chiều dài của hệ thống giao thông thành phố lên 125,5km, trong đó có 48,4km đường cao cấp. Đặc biệt quốc lộ 1A được đầu tư nâng cấp thành đường cao tốc với 3 làn xe theo dự án của Chính phủ tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển thương mại, du lịch, dịch vụ, giao lưu, trao đổi hàng hóa giữa Lạng Sơn và các địa phương khác. Hệ thống điện sinh hoạt của Thành phố hiện có 2.397 km đường dây,
- 527 trạm biến áp. Điện chiếu sáng đô thị có hơn 36 km và 5 trạm biến áp. Hệ thống cấp nước sinh hoạt hiện có 11 giếng khoan, 50km đường ống f >100, 80km đường ống f
- sinh thái Đèo Giang - Văn Vỉ ... nhằm tạo ra các điểm du lịch hấp dẫn, thu hút khách đến tham quan, du lịch trên địa bàn. Hệ thống cơ sở lưu trú phục vụ du lịch hiện có hơn 800 cơ sở hoạt động kinh doanh dịch vụ khách sạn, nhà hàng trên địa bàn. Một số công trình phục vụ cho sự phát triển thương mại - du lịch - dịch vụ đã và sẽ tiếp tục được triển khai như: Khu vui chơi giải trí liên doanh quốc tế, dự án Công viên nước, khách sạn 3 sao, dự án cải tạo, nâng cấp chợ truyền thống Kỳ Lừa… Hiện Thành phố hiện có 03 chợ chính: chợ Đông Kinh (diện tích sàn 15.000m2), chợ Kỳ Lừa (diện tích sàn 10.000m2), chợ Chi Lăng (diện tích 2.000m2) và một số chợ cóc, chợ xép, chợ khu vực khác, trong đó chợ Đông Kinh là một trong những điểm đến rất hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài Tỉnh đến tham quan, mua sắm. Do ảnh hưởng của tốc độ đô thị hoá nhanh, nhu cầu về nhà ở của nhân dân ngày càng bức xúc, trong thời gian qua Tỉnh và Thành phố đã ưu tiên dành nguồn vốn đầu tư để triển khai xây dựng nhiều khu tái định cư, khu dân cư, khu đô thị mới trên địa bàn. Những thay đổi về hệ thống cơ sở hạ tầng của Thành phố đã từng bước cải thiện diện mạo đô thị, tạo ra nền tảng để thu hút được nhiều nguồn lực đầu tư vào Thành phố nhằm khai thác có hiệu quả những tiềm năng, thế mạnh của Thành phố về phát triển kinh tế
- thương mại - du lịch - dịch vụ. Lĩnh vực văn hoá xã hội có nhiều chuyển biến tích cực. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân từng bước được cải thiện. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2005 còn 3,67% (theo tiêu chí mới), hộ giàu và khá chiếm trên 40%. 100% thôn bản có điện lưới quốc gia, 100% số hộ được nghe đài phát thanh, trên 95% số hộ được xem truyền hình, tỷ lệ thôn bản được dùng nước sạch chiếm khoảng 85%. Chất lượng giáo dục - đào tạo ngày càng được nâng cao, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp bình quân từ 98-100%, số học sinh giỏi hàng năm đều tăng. Đảm bảo các chương trình mục tiêu quốc gia về Y tế, Dân số, Gia đình và trẻ em. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên duy trì ổn định ở mức 0,9%/năm. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng còn 16% vào năm 2005. An ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được ổn định và giữ vững, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển KT-XH. Hệ thống chính trị từ Thành phố đến cơ sở được tăng cường, củng cố vững mạnh, năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức ngày càng được nâng cao, từng bước đáp ứng được yêu cầu đổi mới. Phát huy được khối đại đoàn kết toàn dân, củng cố vững chắc lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khái quát địa lý tỉnh Nam Định: Điều kiện tự nhiên
12 p | 505 | 44
-
Khái quát địa lý tự nhiên của Thành phố Cần Thơ
8 p | 447 | 32
-
Khái quát địa lí tự nhiên của Tp,Hồ Chí Minh
19 p | 661 | 23
-
Khái quát Điều kiện tự nhiên của tỉnh Nam Định
12 p | 229 | 22
-
KHÁI QUÁT ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN CỦA TỈNH ĐIỆN BIÊN
14 p | 164 | 19
-
KHÁI QUÁT ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN CỦA VƯỜN QUỐC GIA CÁT TIÊN
9 p | 152 | 16
-
KHÁI QUÁT ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN CỦA TỈNH ĐIỆN BIÊN III. VĂN HOÁ XÃ HỘI Văn hóa,
21 p | 125 | 16
-
KHÁI QUÁT ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN CỦA TỈNH HẢI DƯƠNG
9 p | 365 | 16
-
KHÁI QUÁT ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN CỦA VƯỜN QUỐC GIA CÁT BÀ
10 p | 97 | 15
-
Khái quát địa lý tự nhiên của tỉnh Kiên Giang
10 p | 174 | 14
-
Khái quát địa lí tự nhiên của tỉnh Quảng Ninh
12 p | 124 | 13
-
KHÁI QUÁT ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN CỦA VƯỜN QUỐC GIA KON KA KINH IUCN Loại II
10 p | 122 | 13
-
KHÁI QUÁT ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN CỦA VƯỜN QUỐC GIA HOÀNG LIÊN
12 p | 92 | 11
-
KHÁI QUÁT ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘi
15 p | 135 | 10
-
KHÁI QUÁT ĐẠI LÝ TỰ NHIÊN CỦA TỈNH LÀO CAI
25 p | 121 | 8
-
KHÁI QUÁT ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN CỦA VƯỜN QUỐC GIA MŨI CÀ MAU IUCN Loại II (vườn
9 p | 138 | 7
-
KHÁI QUÁT ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN CỦA TP HẢI PHÒNG
12 p | 116 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn