Khái quát địa lí tự nhiên của Tp,Hồ Chí Minh
lượt xem 23
download
Tham khảo bài viết 'khái quát địa lí tự nhiên của tp,hồ chí minh', tài liệu phổ thông, ôn thi đh-cđ phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khái quát địa lí tự nhiên của Tp,Hồ Chí Minh
- KHÁI QUÁT ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN TP HỒ CHÍ MINH Vị trí địa lý
- Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong toạ độ địa lý khoảng 10 0 10’ – 10 0 38 vĩ độ bắc và 106 0 22’ – 106 054 ’ kinh độ đông . Phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh , Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang. Thành phố Hồ Chí Minh cách thủ đô Hà Nội gần 1.730km đường bộ, nằm ở ngã tư quốc tế giữa các con đường hàng hải từ Bắc xuống Nam , từ đông sang tây, là tâm điểm của khu vực Đông Nam Á. Trung tâm thành phố cách bờ biển Đông 50 km đường chim bay. Đây là đầu mối giao thông nối liền các tỉnh trong vùng và là cửa ngõ quốc tế . Với hệ thống cảng và sân bay lớn nhất cả nước , cảng Sài Gòn với năng lực hoạt động 10 triệu tấn /năm. Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất với hàng chục đường bay chỉ cách trung tâm thành phố 7km. Ðịa hình Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Ðông Nam bộ và đồng bằng sông Cửu Long. Ðịa hình tổng quát có dạng thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Ðông sang Tây. Nó có thể chia thành 3 tiểu vùng địa hình
- Vùng cao nằm ở phía Bắc - Ðông Bắc và một phần Tây Bắc (thuộc bắc huyện Củ Chi, đông bắc quận Thủ Ðức và quận 9), với dạng địa hình lượn sóng, độ cao trung bình 10-25 m và xen kẽ có những đồi gò độ cao cao nhất tới 32m, như đồi Long Bình (quận 9). Vùng thấp trũng ở phía Nam-Tây Nam và Ðông Nam thành phố (thuộc các quận 9, 8,7 và các huyện Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ). Vùng này có độ cao trung bình trên dưới 1m và cao nhất 2m, thấp nhất 0,5m. Vùng trung bình, phân bố ở khu vực Trung tâm Thành phố, gồm phần lớn nội thành cũ, một phần các quận 2, Thủ Ðức, toàn bộ quận 12 và huyện Hóc Môn. Vùng này có độ cao trung bình 5-10m. Nhìn chung, địa hình Thành phố Hồ Chí Minh không phức tạp, song cũng khá đa dạng, có điều kiện để phát triển nhiều mặt. Khí hậu, thời tiết Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo. Cũng như các tỉnh ở Nam bộ, đặc điểm chung của khí hậu-thời tiết TPHCM là nhiệt độ cao đều trong năm và có hai mùa mưa - khô
- rõ ràng làm tác động chi phối môi trường cảnh quan sâu sắc. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Theo tài liệu quan trắc nhiều năm của trạm Tân Sơn Nhất, qua các yếu tố khí tượng chủ yếu; cho thấy những đặc trưng khí hậu Thành Phố Hồ Chí Minh như sau: - Lượng bức xạ dồi dào, trung bình khoảng 140 Kcal/cm2/năm. Số giờ nắng trung bình/tháng 160-270 giờ. Nhiệt độ không khí trung bình 270C. Nhiệt độ cao tuyệt đối 400C, nhiệt độ thấp tuyệt đối 13,80C. Tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất là tháng 4 (28,80C), tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất là khoảng giữa tháng 12 và tháng 1 (25,70C). Hàng năm có tới trên 330 ngày có nhiệt độ trung bình 25-280C. Ðiều kiện nhiệt độ và ánh sáng thuận lợi cho sự phát triển các chủng loại cây trồng và vật nuôi đạt năng suất sinh học cao; đồng thời đẩy nhanh quá trình phân hủy chất hữu cơ chứa trong các chất thải, góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường đô thị. - Lượng mưa cao, bình quân/năm 1.949 mm. Năm cao nhất 2.718 mm (1908) và năm nhỏ nhất 1.392 mm (1958). Số ngày mưa trung bình/năm là 159 ngày. Khoảng 90% lượng mưa hàng năm tập trung vào các tháng mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11; trong đó hai tháng 6 và 9 thường có lượng mưa cao nhất. Các tháng 1,2,3 mưa rất ít, lượng mưa không đáng kể. Trên phạm vi không gian thành phố,
- lượng mưa phân bố không đều, có khuynh hướng tăng dần theo trục Tây Nam - Ðông Bắc. Ðại bộ phận các quận nội thành và các huyện phía Bắc thường có lượng mưa cao hơn các quận huyện phía Nam và Tây Nam. - Ðộ ẩm tương đối của không khí bình quân/năm 79,5%; bình quân mùa mưa 80% và trị số cao tuyệt đối tới 100%; bình quân mùa khô 74,5% và mức thấp tuyệt đối xuống tới 20%. - Về gió, Thành phố Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng bởi hai hướng gió chính và chủ yếu là gió mùa Tây - Tây Nam và Bắc - Ðông Bắc. Gió Tây -Tây Nam từ Ấn Ðộ Dương thổi vào trong mùa mưa, khoảng từ tháng 6 đến tháng 10, tốc độ trung bình 3,6m/s và gió thổi mạnh nhất vào tháng 8, tốc độ trung bình 4,5 m/s. Gió Bắc- Ðông Bắc từ biển Đông thổi vào trong mùa khô, khoảng từ tháng 11 đến tháng 2, tốc độ trung bình 2,4 m/s. Ngoài ra có gió tín phong, hướng Nam - Ðông Nam, khoảng từ tháng 3 đến tháng 5 tốc độ trung bình 3,7 m/s. Về cơ bản TPHCM thuộc vùng không có gió bão. Năm 1997, do biến động bởi hiện tượng El-Nino gây nên cơn bão số 5, chỉ một phần huyện Cần Giờ bị ảnh hưởng ở mức độ nhẹ. Ðịa chất - đất đai
- Ðất đai Thành phố Hồ Chí Minh được hình thành trên hai tướng trầm tích-trầm tích Pleieixtoxen và trầm tích Holoxen. Trầm tích Pleixtoxen (trầm tích phù sa cổ): chiếm hầu hết phần phía Bắc, Tây Bắc và Ðông Bắc thành phố, gồm phần lớn các huyện Củ Chi, Hóc môn, Bắc Bình Chánh, quận Thủ Ðức, Bắc-Ðông Bắc quận 9 và đại bộ phận khu vực nội thành cũ. Ðiểm chung của tướng trầm tích này, thường là địa hình đồi gò hoặc lượn sóng, cao từ 20-25m và xuống tới 3-4m, mặt nghiêng về hướng Ðông Nam. Dưới tác động tổng hợp của nhiều yếu tố tự nhiên như sinh vật, khí hậu, thời gian và hoạt động của con người, qua quá trình xói mòn và rữa trôi..., trầm tích phù sa cổ đã phát triển thành nhóm đất mang những đặc trưng riêng. Nhóm đất xám, với qui mô hơn 45.000 ha, tức chiếm tỷ lệ 23,4% diện tích đất thành phố. Ở thành phố Hồ Chí Minh, đất xám có ba loại: đất xám cao, có nơi bị bạc màu; đất xám có tầng loang lổ đỏ vàng và đất xám gley; trong đó, hai loại đầu chiếm phần lớn diện tích. Ð?t xám nói chung có thành phần cơ giới chủ yếu là cát pha đến thịt nhẹ, khả năng giữ nước kém; mực nước ngầm tùy nơi và tùy mùa biến động sâu từ 1-2m đến 15m. Ðất chua, độ pH khoảng 4,0-5,0. Ðất xám tuy nghèo dinh dưỡng, nhưng đất có tầng dày, nên thích hợp cho sự phát triển của nhiều
- loại cây trồng nông lâm nghiệp, có khả năng cho năng suất và hiệu qủa kinh tế cao, nếu áp dụng biện pháp luân canh, thâm canh tốt. Nền đất xám, phù hợp đối với sử dụng bố trí các công trình xây dựng cơ bản. Trầm tích Holoxen (trầm tích phù sa trẻ): tại thành phố Hồ Chí Minh, trầm tích này có nhiều nguồn gốc-ven biển, vũng vịnh, sông biển, aluvi lòng sông và bãi bồi... nên đã hình thành nhiều loại đất khác nhau: nhóm đất phù sa có diện tích 15.100 ha (7,8%), nhóm đất phèn 40.800 ha (21,2%) và đất phèn mặn (45.500 ha (23,6). Ngoài ra có một diện tích nhỏ khoảng hơn 400 ha (0,2%) là "giồng" cát gần biển và đất feralite vàng nâu bị xói mòn trơ sỏi đá ở vùng đồi gò. + Nhóm đất phù sa không hoặc bị nhiễm phèn, phân bố ở những nơi địa hình hơi cao khoảng 1,5-2,0m. Nó tập trung tại vùng giữa của phía Nam huyện Bình Chánh, Ðông Quận 7, Bắc huyện Nhà Bè và một ít nơi ở Củ Chi, Hóc Môn. Nhóm đất phù sa hai loại: đ?t phù sa không được bồi, có tầng loang lổ; đất phù sa không được bồi, gley. Trong đó hai loại đầu chiếm diện tích lớn hơn; loại sau, là đất phù sa ngọt, đất rất tốt, chỉ có khoảng 5.200 ha (2,7%). Ð?t phù sa nói chung có thành phần cơ giới từ sét trung bình tới sét nặng. Ðất có phản ứng chua, độ pH khoảng 4,2-4,5
- ở tầng đất mặt và xuống sâu 0,5-1,2m độ chua giảm nhiều, pH nâng lên tới 5,5-6,0. Hàm lượng mùn trung bình, các chất dinh dưỡng khá. Là loại đất màu mỡ, thuận lợi cho phát triển trồng lúa cao sản, chất lượng tốt. + Nhóm đất phèn, có hai loại: đất phèn nhiều và đất phèn trung bình. Chúng phân bố tập trung chủ yếu ở hai vùng. Vùng đất phèn Tây Nam Thành phố, kéo dài từ Tam Tân-Thái Mỹ huyện Củ Chi xuống khu vực Tây Nam huyện Bình Chánh -các xã Tân Tạo, Phạm Văn Hai, Lê Minh Xuân... Vùng này hầu hết thuộc loại đất phèn nhiều (phèn nặng); đất rất chua, độ pH khoảng 2,3-3,0. Nó cùng điều kiện thành tạo và tính chất giống như đất phèn vùng Ðồng Tháp Mười. Vùng đất phèn ven sông Sài Gòn-Rạch Tra và bưng Sáu xã quận 9. ở đây hầu hết diện tích thuộc loại đất phèn trung bình và ít, phản ứng của đất chua nhẹ ở tầng đất mặt, độ pH khoảng 4,5-5,0; song giảm mạnh ở tầng đất dưới, đất rất chua, độ pH xuống tới 3,0-3,5. Ðất phèn có thành phần cơ giới từ sét đến sét nặng, đất chặt và bí. Dưới độ sâu khoảng từ 1m trở xuống, có nhiều xác hữu cơ nên đất xốp hơn. Ðất khá giàu mùn, chất dinh dưỡng trung bình; song hàm lượng các ion độc tố cao, nên trên đất phèn không thích hợp với trồng lúa. Tuy nhiên, tăng cường biện pháp thủy lợi tưới tiêu tự chảy để rửa phèn, có thể chuyển đất canh tác từ một vụ sang hai vụ lúa .
- Ngoài ra, đất phèn rất phù hợp với các cây khóm, mía, điều và các cây lâm nghiệp như tràm, bạch đàn và một số loài keo Acasia. Nhóm đất phèn mặn: Ở thành phố Hồ Chí Minh, nhóm đất phèn mặn là nhóm có diện tích lớn nhất. Nó phân bố tập trung ở đại bộ phận lãnh thổ huyện Nhà Bè và hầu như toàn bộ huyện Cần Giờ. Theo độ mặn và thời gian ngập mặn, nhóm đất mặn được chia làm hai loại: đất phèn mặn theo mùa và đất phèn mặn thường xuyên (còn gọi là đất mặn dưới rừng ngập mặn). Ðất phèn mặn theo mùa có diện tích 10.500 ha, phân bố ở Nhà Bè và bắc huyện Cần Giờ. Thời gian bị mặn kéo dài từ tháng 12 đến tháng 6 hoặc tháng 7 năm sau. Ð?t thịt, giàu mùn, chứa nhiều xác hữu cơ dưới môi trường yếm khí, chất dinh dưỡng khá; phản ứng của đất từ chua đến rất chua, pH ở độ sâu tầng sinh phèn xuống tới 2,4-2,7. Tuy nhiên, về mùa lũ, mặn bị đẩy ra xa và nước được pha loãng trong thời gian dài 4-5 tháng; đồng thời đất có lớp phủ phù sa dày tới 20- 30 cm, nên vẫn cấy được một vụ lúa với năng suất khoảng 2,0-2,0 tấn/ha. Ðể đạt hiệu quả kinh tế cao hơn, vùng này đã và đang chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và phương thức canh tác-các loài cây ăn quả, cây rừng, nuôi tôm... theo các mô hình nông-lâm-ngư kết hợp.
- Ðất mặn dưới rừng ngập mặn: Loại đất này rộng 35.000 ha, chiếm phần lớn diện tích huyện Cần Giờ. Ðất thịt trung bình, màu xám đen, nhiều mùn nhão lẫn xác hữu cơ bán phân giải, bị ngập triều thường ngày, nói chung đất còn ở dạng bùn lỏng chưa cố định, giàu chất dinh dưỡng, độ pH tầng đất trên 5,8-6,5. Ðất ngập mặn, phù hợp với duy trì và phát triển các loại cây rừng ngập mặn, nhằm giữ bờ lấn biển, bảo vệ môi trường cảnh quan, phục vụ phát triển du lịch sinh thái và nuôi dưỡng hệ sinh thái giàu tiềm năng ở vùng ven biển phía nam của thành phố. Nhược điểm chung của hai loại đất phèn mặn là nền đất yếu, nhất là đất phèn mặn thường xuyên; do đó có mặt hạn chế trong xây dựng cơ bản, phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Tuy nhiên, lại rất thuận lợi đối với phát triển giao thông đường thủy, bởi hệ thống sông rạch tự nhiên mật độ rất dày, chiếm tới gần 1/3 diện tích lãnh thổ của cả nhóm đất. Nguồn nước và thủy văn Về nguồn nước, nằm ở vùng hạ lưu hệ thống sông Ðồng Nai - Sài Gòn, thành phố Hồ Chí minh có mạng lưới sông ngòi kênh rạch rất phát triển.
- Sông Ðồng Nai bắt nguồn từ cao nguyên Langbiang (Ðà Lạt) và hợp lưu bởi nhiều sông khác, như sông La Ngà, sông Bé, nên có lưu vực lớn, khoảng 45.000 km2. Nó có lưu lượng bình quân 20-500 m3/s và lưu lượng cao nhất trong mùa lũ lên tới 10.000 m3/s, hàng năm cung cấp 15 tỷ m3 nước và là nguồn nước ngọt chính của thành phố Hồ Chí Minh. Sông Sài Gòn bắt nguồn từ vùng Hớn Quản, chảy qua Thủ Dầu Một đến thành phố với chiều dài 200 km và chảy dọc trên địa phận thành phố dài 80 km. Hệ thống các chi lưu của sông Sài Gòn rất nhiều và có lưu lượng trung bình vào khoảng 54 m3/s. Bề rộng của sông Sài Gòn tại Thành phố thay đổi từ 225m đến 370m và độ sâu tới 20m. Sông Ðồng Nai nối thông qua sông Sài Gòn ở phần nội thành mở rộng, bởi hệ thống kênh Rạch Chiếc. Sông Nhà Bè hình thành từ chỗ hợp lưu của sông Ðồng Nai và sông Sài Gòn, các trung tâm thành phố khoảng 5km về phía Ðông Nam. Nó chảy ra biển Ðông bằng hai ngả chính -ngả Soài Rạp dài 59km, bề rộng trung bình 2km, lòng sông cạn, tốc độ dòng chảy chậm; ngả Lòng Tàu đổ ra vịnh Gành Rái, dài 56km, bề rộng trung bình 0,5km, lòng sông sâu, là đường thủy chính cho tàu bè ra vào bến cảng Sài Gòn. Ngoài trục các sông chính kể trên ra, thành phố còn có mạng lưới kênh rạch chằng chịt, như ở hệ thống sông Sài Gòn có các rạch Láng
- The, Bàu Nông, rạch Tra, Bến Cát, An Hạ, Tham Lương, Cầu Bông, Nhiêu Lộc-Thị Nghè, Bến Nghé, Lò Gốm, Kênh Tẻ, Tàu Hũ, Kênh Ðôi và ở phần phía Nam Thành phố thuộc địa bàn các huyện Nhà Bè, Cần Giờ mật độ kênh rạch dày đặc; cùng với hệ thống kênh cấp 3-4 của kênh Ðông-Củ Chi và các kênh đào An Hạ, kênh Xáng, Bình Chánh đã giúp cho việc tưới tiêu kết quả, giao lưu thuận lợi và đang dần dần từng bước thực hiện các dự án giải tỏa, nạo vét kênh rạch, chỉnh trang ven bờ, tô điểm vẻ đẹp cảnh quan sông nước, phát huy lợi thế hiếm có đối với một đô thị lớn. Nước ngầm ở Thành phố Hồ Chí Minh, nhìn chung khá phong phú tập trung ở vùng nửa phần phía Bắc-trên trầm tích Pleixtoxen; càng xuống phía Nam (Nam Bình Chánh, quận 7, Nhà Bè, Cần Giờ)-trên trầm tích Holoxen, nước ngầm thường bị nhiễm phèn, nhiễm mặn. Ðại bộ phận khu vực nội thành cũ có nguồn nước ngầm rất đáng kể, nhưng chất lượng nước không tốt lắm. Tuy nhiên, trong khu vực này, nước ngầm vẫn thường được khai thác ở ba tầng chủ yếu: 0- 20m, 60-90m và 170-200m. Khu vực các quận huyện 12, Hóc môn và Củ Chi có trữ lượng nước ngầm rất dồi dào, chất lượng nước rất tốt, thường được khai thác ở tầng 60-90m. Ðây là nguồn nước bổ sung quan trọng của thành phố.
- Về thủy văn, hầu hết các sông rạch Thành phố Hồ Chí Minh đều chịu ảnh hưởng dao động triều bán nhật của biển Ðông. Mỗi ngày, nước lên xuống hai lần, theo đó thủy triều thâm nhập sâu vào các kênh rạch trong thành phố, gây nên tác động không nhỏ đối với sản xuất nông nghiệp và hạn chế việc tiêu thoát nước ở khu vực nội thành. Mực nước triều bình quân cao nhất là 1,10m. Tháng có mực nước cao nhất là tháng 10-11, thấp nhất là các tháng 6-7. Về mùa khô, lưu lượng của nguồn các sông nhỏ, độ mặn 4% có thể xâm nhập trên sông Sài Gòn đến quá Lái Thiêu, có năm đến đến tận Thủ Dầu Một và trên sông Ðồng Nai đến Long Ðại. Mùa mưa lưu lượng của nguồn lớn, nên mặn bị đẩy lùi ra xa hơn và độ mặn bị pha loãng đi nhiều. Từ khi có các công trình thủy điện Trị An và thủy lợi Dầu Tiếng ở thượng nguồn, chế độ chảy tự nhiên chuyển sang chế độ chảy điều tiết qua tuốt bin, đập tràn và cống đóng-xả, nên môi trường vùng hạ du từ Bắc Nhà Bè trở nên chịu ảnh hưởng của nguồn, nói chung đã được cải thiện theo chiều hướng ngọt hóa. Dòng chảy vào mùa kiệt tăng lên, đặc biệt trong các tháng từ tháng 2 đến tháng 5 tăng 3-6 lần so với tự nhiên. Vào mùa mưa, lượng nước được điều tiết giữ lại trên hồ, làm giảm thiểu khả năng úng lụt đối với những vùng trũng thấp; nhưng ngược lại, nước mặn lại xâm nhập vào sâu hơn. Tuy nhiên, nhìn chung, đã mở rộng được diện tích cây trồng bằng việc tăng vụ
- mùa canh tác. Ngoài ra, việc phát triển các hệ thống kênh mương, đã có tác dụng nâng cao mực nước ngầm trên tầng mặt lên 2-3m, tăng thêm nguồn cung cấp nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của thành phố. Thảm thực vật Trên cơ sở các yếu tố cơ bản của điều kiện tự nhiên ở thành phố Hồ Chí Minh, như đã trình bày; người ta đã khái quát hóa thành ba kiểu sinh thái cảnh-kiểu lập địa-mà, tương ứng với nó là ba hệ sinh thái thảm thực vật rừng tiêu biểu; rừng nhiệt đới ẩm mưa mùa, rừng úng phèn và rừng ngập mặn. Các thảm thực vật rừng nguyên sinh, hiện tại hầu như không còn; song sự tìm hiểu nó sẽ giúp ích cho việc đánh giá tiềm năng điều kiện lập địa, xác định phương hướng phục hồi và xây dựng các thảm thực vật đạt hiệu quả mong muốn, nhất là về cảnh quan, môI trường sinh thái ở một Thành phố đông dân cư của vùng nhiệt đới. Ba hệ sinh thái rừng Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm mưa mùa Ðông Nam Bộ Hệ sinh thái rừng này vốn có ở Củ Chi và Thủ Ðức. Theo một số tài
- liệu nghiên cứu cho biết, rừng nguyên sinh Củ Chi là rừng kín thường xanh ưu thế cây họ Dầu (Dipterocarpaceae) và trong cấu trúc tổ thành hỗn giao có khoảng 20-30% các loài cây rụng lá thuộc họ Ðậu (Leguminosea), họ Tử vi (Lythraceae), đều ở tầng nhô và tầng tán rừng. Các cây họ Dầu hiện còn tồn tại ở các đốm rừng thứ sinh khu địa đạo Bến Ðình, có 5 loài là: Dầu lông (Dipterocarpus intricatus), Sến mủ (Shorea cochinchinensis), Vên vên (Anisoptera costata), Sao đen (Hopea odorata), và một loài gỗ quý nổi tiếng như: Cẩm lai (Dalbergia bariensis), Gõ mật (Sindora siamensis), Trắc (Dalbergia cochinchinensis), Xoay (Dialium cochinchinensis), Căm xe (Xylia dolabriformis) và trong họ Tử vi có một loài Bằng lăng ổi (lagerstroemia tomentosa) rụng lá trong mùa khô. Tầng dưới tán có cây Mã tiền hay còn gọi là cây Củ Chi (Strychnos nux vomica), Cù đèn (Croton sp), Bời lời và ở bìa rừng hay dưới lỗ trống có Lim xẹt (Peltophorum dasyrachi), Cò ke (Grewia paniculata), Lòng mức (Wrightia annamensis). Do vậy, rừng Củ Chi là kiểu rừng ẩm hơi khô và tương tự như rừng vùng Samát-Cà Tum (Tây Ninh), trên nền đất phù sa cổ tỷ lệ cát cao-địa hình đồi gò thấp lượn sóng nhẹ đến bằng. Còn ở Thủ Ðức, rừng nguyên sinh tương đồng với kiểu rừng ẩm điển hình ở Ðông Nam Bộ, như những cánh rừng ở khu vực Hố Nai, Trảng Bom trước đây, hoặc khu vực Mã Ðà (Ðồng Nai) hiện nay, trên địa hình đồi lượn sóng mạnh có nền đất xen kẽ giữa phù sa cổ, đá phiến sét và các đá acide khác. Trong đó, tổ thành rừng không thấy xuất
- hiện các loài cây Dầu chịu khô ở rừng Củ Chi như Dầu lông (Dipterocarpus intricatus), mà ưu thế lại là các loài cây Dầu rừng ẩm, như Dầu rái lá lớn (Dipterocarpus alatus), Dầu Song nàng (Dipterocarpus dyeri). Những năm qua, cùng với việc khoanh nuôi bảo vệ những mảnh rừng thứ sinh còn sót lại, chủ yếu là rừng chồi quanh các khu địa đạo Bến Dược, Bến Ðình, Hố Bò ở Củ Chi, đã bước đầu tiến hành nghiên cứu phục chế kiểu rừng kín ẩm thường xanh, trồng rừng gỗ lớn gỗ quý và gần đây đang mở ra dự án vườn sưu tập thảo mộc, kết hợp với xây dựng hoàn chỉnh khu rừng lịch sử. Ở khu vưc đ?i Long Binh Quận 9, có dự án xây dựng khu công viên văn hóa dân tộc với quy mô trên 400ha, trong đó việc tạo lập thảm thực vật cũng là nội dung trọng yếu. Hệ sinh thái rừng úng phèn Thảm thực vật rừng tự nhiên trên vùng đất phèn Thành phố Hồ Chí Minh rất nghèo nàn. Các cánh rừng Tràm tự nhiên (Melaleuca leucadendron) trên giải diện tích rộng lớn khi xưa ở Tây Nam Củ Chi, Bình Chánh, Hóc môn, Nhà Bè, do khai thác và canh tác của con người, nay hầu như không còn nữa, chỉ sót lại số ít rặng cây ở dạng chồi bụi, hoặc một vài ha rừng Tràm trồng còn được bảo tồn ở Trạm
- thí nghiệm Tân Tạo (Bình Chánh). Vùng này, nơi đất thấp hiện nay có cỏ Năng (Heleocharis dulcis), Cỏ Mồm (Ischaemum indicum), Ráng đại (Acrostichum aureum) và dưới kênh rạch có Bông súng (Nymphea stellata), Rong trứng (Utricularia flexuosa).. Trên những nơi đất cao, thường gặp Ð? (Saocharum spontaneum), Sậy (Pharagmitekarta), Bí bái (Acronychia laurifolia), Bình bát (Annona glabra), Mua (Melastoma affine), Dành dành (Gardenia jasminoides) và một số loài dây leo ưu phèn. Từ sau giải phóng (1975), thực hiện chủ trương dãn dân, phát triển các cụm kinh tế mới và xây dựng các nông trường, đất phèn hoang dã được đưa vào sử dụng ngày càng nhiều. Ngoài việc mở rộng diện tích trồng lúa, mía, thơm, hoa màu và các cây ăn quả lưu niên ra, phong trào trồng rừng và trồng cây phân tán của nhân dân đã phát triển rất mạnh, với chủ yếu hai loài cây Bạch đàn trắng (Acasia Auriculiformis), Keo tai tượng (Acasia mangium), So đũa (Sesbania grandiflora).. Nhờ vậy, môi trường sinh thái vùng ngập phèn ngoại thành đã nhanh chóng được cải thiện và đang từng bước trở thành trù phú Hệ sinh thái rừng ngập mặn Rừng ngập mặn tập trung ở huyện Cần Giờ (phía Nam Thành phố)
- vốn là rừng nguyên sinh, xuất hiện đã lâu năm theo lịch sử của quá trình hình thành bãi bồi cửa sông ven biển; ưu thế loài cây đước (Rhizophora apiculata) có kích thước lớn; với hệ thực vật khá phong phú-104 loài thuộc 48 họ. Thời thuộc Pháp, nó là rừng cấm, song, khoảng từ năm 1961-1970 bị các đợt khai quang rải chất độc hóa học của Mỹ, nên có tới 80% diện tích rừng vùng này bị hủy diệt, khiến đại bộ phận đất đai trở thành những trảng cỏ cây bụi thứ sinh. Từ năm 1978, thành phố Hồ Chí Minh đã đầu tư trồng phục hồi hàng chục ngàn ha rừng đước, chủ yếu tập trung vào khoảng thời gian 1978-1986. Ngoài ra, ở phía Bắc huyện thuộc vùng nước lợ, rải rác trồng Dừa nước (Nypa fruticans), trồng Tràm và sau đó phát triển thêm cây Bạch đàn, cây Ðiều. Về cấu trúc quần thể thực vật rừng ngập mặn, sự phân bố các quần xã phụ thuộc rõ rệt vào điều kiện lập địa-mà ở vùng ngập mặn, thì mức độ ngập thủy triều và độ dẽ chặt của đất là yếu tố chi phối chủ yếu. Nhìn chung, các quần xã thực vật quen thuộc ở rừng ngập mặn phía Nam nước ta, hầu như đều hiện diện tại Cần Giờ. Ngoài một số trên diện tích không lớn đất "giồng" đã được canh tác nông nghiệp và trồng cây vườn ra, ở Cần Giờ hiện có các quần xã thực vật tự nhiên chủ yếu, được hình thành và phân bố tuần tự từ nơi đất thấp, bùn lỏng chưa cố định đến nơi cao ít ngập triều đất đã có định, như: quần xã Mấm có các hợp tác xã Mấm thuần loại-Mấm trắng
- (Avicennia alba), Mấm đen (Avicennia officinalis); các quần xã mấm hỗn giao với đước hoặc với Bần trắng (Sonneratia alba); quần xã Dà + Mấm có các xã hợp Dà + Mấm đen (ceriop tagal + Avicenniaalba); quần xã Chà là có các xã hợp Chà là thuần loại (Phoenix paludosa), Chà là + Ráng đại (Acrostichum aureum), Chà là + Giá (Excoecaria agallocha) và nhiều loài cây khác như Sú, Cóc (Lumnitzera racemosa)..; thể hiện quy luật diễn thế thảm thực vật rừng ngập mặn, theo độ cao địa hình một cách rõ rệt và nhạy cảm. Từ khi phục hồi, môi trường sinh thái vùng ngập mặn Cần Giờ được cải thiện, chim, thú đã dần dần tái hiện, như cá sấu, khỉ, heo, chồn, cáo, trăn, rắn.. và hàng chục loài chim. Ðồng thời, sản lượng tôm cá vùng rừng ngập mặn cũng ngày càng nâng cao. Tác dụng to lớn của rừng ngập mặn Cần Giờ, là bảo vệ bờ lấn biển và về lâu dài, còn là giữ vai trò "lá phổi" điều hòa khí hậu cho Thành phố, cho các vùng lân cận và tô điểm cảnh quan phục vụ phát triển du lịch.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khái quát địa lí tự nhiên của tỉnh Phú Thọ
17 p | 569 | 51
-
Khái quát địa lí tự nhiên của tỉnh Đồng Tháp
8 p | 874 | 45
-
Khái quát địa lí tự nhiên của tỉnh An Giang
10 p | 1005 | 42
-
Khái quát địa lí tự nhiên của tỉnh Bắc Giang
57 p | 286 | 28
-
Khái quát địa lí tự nhiên của tỉnh Bến Tre
14 p | 798 | 21
-
Khái quát địa lí tự nhiên của tỉnh Hà Tĩnh
14 p | 144 | 21
-
Khái quát địa lí tự nhiên của tỉnh Lai Châu
9 p | 261 | 17
-
Khái quát địa lí tự nhiên của tỉnh Bình Thuận
20 p | 201 | 17
-
KHÁI QUÁT ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN CỦA VƯỜN QUỐC GIA CÁT TIÊN
9 p | 152 | 16
-
KHÁI QUÁT ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN CỦA VƯỜN QUỐC GIA CÁT BÀ
10 p | 97 | 15
-
Khái quát địa lí tự nhiên của tỉnh Hưng Yên
11 p | 163 | 14
-
Khái quát địa lí tự nhiên của tỉnh Quảng Ninh
12 p | 124 | 13
-
Nguồn gốc Mặt Trời và các hành tinh
5 p | 148 | 12
-
KHÁI QUÁT ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN CỦA VƯỜN QUỐC GIA HOÀNG LIÊN
12 p | 92 | 11
-
Giáo trình Địa lí các Châu lục (Tập II: Châu Nam Cực, châu Đại Dương, châu Á và phương pháp dạy học bộ môn): Phần 2
120 p | 60 | 10
-
Giáo trình Địa lí kinh tế - xã hội thế giới (In lần thứ hai): Phần 1
56 p | 63 | 6
-
Nghiên cứu về giáo dục địa lí trong các khóa luận tốt nghiệp của sinh viên trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng
8 p | 47 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn