Nguồn gốc Mặt Trời và các hành tinh
lượt xem 12
download
I.Giả thuyết Kant – Laplace Năm 1755 trong cuốn sách “Lịch sử khái quát về tự nhiên và học thuyết về mặt trời” nhà triết học Đức Kant đã dựa vào môn cơ học thiên văn để giải thích sự hình thành các thiên thể và chuyển động ban đầu của chúng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nguồn gốc Mặt Trời và các hành tinh
- Nguồn gốc Mặt Trời và các hành tinh I.Giả thuyết Kant – Laplace Năm 1755 trong cuốn sách “Lịch sử khái quát về tự nhiên và học thuyết về mặt trời” nhà triết học Đức Kant đã dựa vào môn cơ học thiên văn để giải thích sự hình thành các thiên thể và chuyển động ban đầu của chúng. Từ 1796- 1824 nhà toán học, thiên văn Pháp Laplace dựa vào ý kiến Kant xây dựng một giả thuyết mới. Giả thuyết này gọi Chung là giả thuyết Kant Laplace • Theo Kant, Mặt Trời và các hành tinh được hình thành từ một ( khối khí) đám mây bụi vũ trụ dày đặc, có thể là chất khí hay vật chất rắn nguội đặc. • Theo Laplace thì các hành tinh hình thành từ một khối khí loãng nóng xung quanh mặt trời. Vật chất gần Mặt Trời do sức hút,va chạm nhau( theo Kant ) hoặc do nguồn lạnh đông đặc lại ( theo Laplace ) mà sinh ra sự vận động xoáy ốc và hình thành các vành đai vật chất đặcquay xung quanh Mặt Trời.
- Sau đó, Phần lớn khối lượng của mỗi vành đai kết tụ lại thành khối cầu đó là hành tinh, còn lại trở thành vệ tinh. Đến thế kỉ 19 giả thuyết này bộc lộ nhiều thiếu sót vì không giải thích nổi một số vấn đề - Tại sao vệ tinh các sao Mộc và sao Thổ có chiều quay ngược lại chiều quay của đa số thiên thể trong hệ Mặt Trời. - Tại sao mặt phẳng xích đạo và mặt phẳng quỷ đạo của cả 5 vệ tinh của Thiên Vương Tinh đều vuông gócvới mặt phẳng hoàng đạo. - Nếu theo sơ đồ của Laplace thì các vành đai vật chất phải tự quay theohướng xuôi kim đồng hồ nhưng thực tế chúng lại quay ngược kim đồng hồ. - Trong khi tự quay, tại sao không khí ở vành vật chất lại ngưng tụ lại thành hành tinh, trong khi kếtquả nghiên cứu phải phân tán vào vũ trụ. Đến cuối thế kỷ 19 lại tìm ra 1 sai lầm cơ bản của giả thuyết Laplace, đó là momen quay của Mặt Trời. Mặt Trời tự quay 1 vòng quanh trục phải mất từ 25 – 27 ngày.Tốc độ tự quay chậm đó làm sao đủ sức tách 1phần vật chất ra thành các hành tinh. Ngay cả độ dẹt do sức ly tâm sinh ra cũng ko quan sát thấy.Chính vì vậy các nhà thiên văn đã xây dựng giản thuyết mới. II.Giả thuyết Jeans: (hay là giả thuyết “tai biến” ) Theo Jeans thì việc tách 1 phần vật chất vũ trụ từ Mặt Trời để hình thành hành tinh lá do tác động của 1 ngôi sao lạ nào đó, lớn tương tự Mặt Trời đã đi vào phạm vi hệ Mặt Trời một cách ngẫu nhiên và khoảng cách chúng chỉ còn bằng bán kính Mặt Trời. Điều kiện đó, hiện tượng triều lực sẽ làm cho vật chất ở Mặt Trời sẽ lồi ra ở 2 phía đối diện thành bướu vật chất nóng đỏ. Bướu hướng về phía (Mặt Trời) thiên thể lạ dày hơn nhiếu so với bướu đối diện. Nó tách ra khỏi Mặt Trời, đứt ra từng đoạn sinh ra hành tinh. Giả thuyết giải quyết được vấn đề momen quay của hành tinh không phụ thuộc vào động lượng Mặt Trơì. Nhưng nó mắc một số sai lầm khác. Các nhà thiên văn tính:Khoảng cách giữa các thiên thể là rất lớn. Nếu giả sử đường kính Mặt Trời bằng 1mm thì khoảng cách từ nó đến ngôi sao gần nhất phải bằng 20-25 km. Vậy trong sự chuyển động hỗn độn đó làm sao một ngôi sao lạ lại có thể may mắn đi đến gần Mặt Trời với khoảng cách
- 1mm. Về sau các nhà khoa học còn phát hiện giả thuyết này còn mắc thêm những sai lầm. III. Giả thuyết Otto Smith Theo giả thuyết này thì thiên thể trong vũ trụ được hình thành từ một đám mây bụi và khí. Đám mây bụi và khí này ban đầu quay tương đối chậm. Trong quá trình chuyển động trong hệ ngân hà, sự vận động lộn xộn ban đầu của các hạt bụi đã dẫn đến sự va chạm làm cho động năng chuyển thành nhi ệt năng. kết quả hạt bụi nóng lên, dính với nhau, khối lượng đám bụi giảm đi, và tốc độ quay nhanh hơn và quỹ đạo hạt bụi là quỹ đạo trung hình của chúng. Sự chuyển động đi vào trật tự. Đám mây bụi có dạng dẹt hình đĩa với các vành xoắn ốc. Khối lượng lớn nhất ở trung tâm, nơi nhiệt độ tăng lên rất cao và các phản ứng hạt nhân bắt đầu xảy ra. Mặt Trời được hình thành. Những vành xoắn ốc ở phía ngoài cùng cũng dần kết tụ lại dưới tác dụng của trọng lực trở thành hành tinh. Sự giả thuyết đó được xảy ra cách đây 10 tỉ năm. - Trong quá trình hình thành các hành tinh, do tác dụng bữc xạ nhiệt và ánh sáng Mặt Trời những vành vật chất ở gần trung tâm bị hun nóng nhiều nhất. Thành phần khí và một số chất rắn vành này bị bốc hơi và bị áp lực ánh sáng đẩy ra phía ngoài. Rút cuộc ở những vành này chỉ còn khối lượng nhỏ vật chất nhưng nặng và có độ bốc hơi kém là Fe và Ni. Điều này giải thích được tại sao các hành tinh thuộc nhóm Trái Đất có kích thước nhỏ nhưng tỉ trọng lớn. - Các vành đai vật chất ở xa Mặt Trời, ít chịu tác dụng bức xạ của Mặt Trời, các hành tinh được hình thành từ vật chất nguyên thuỷ chưa phân đi và vật chất bốc hơi từ vành bên trong ra, gồm chủ yếu là chất khí nhẹ như Hidro nên có khối lượng lớn, tỉ trọng nhỏ. - Hình dạng đĩa của đám mây bụi ban đầu cũng giải thích tại sao quỹ đạo các hành tinh lại sắp xếp trên cùng một mặt phẳng. Các quỹ đạo đó ít nhiều đều có hình elip do tác động phức tạp của các thiên thể. - Sao Thuỷ có khối lượng và tốc độ tự quay nhỏ nhất vì nó ở gần Mặt Trời nhất: bức xạ mạnh của Mặt Trời làm giảm khối lượng và sự ma sát lớn của triều lực làm giảm tốc độ tự quay của nó.
- - Tính chất đặc biệt sao Hoả về mặt khối lượng cũng là do tác động của sao Mộc. Sao này cướp đi một phần vật chất của sao Hoả, một phần còn lại tạo nên vành đai tiểu hành tinh. - Bộ phận vật chất giữa các vành vật chất bên trong có khối lượng lớn làm xuất hiện hành tinh đôi - Trái Đất + Mặt Trăng. Vì momen quay lớn nên vật chất ở đây không thể tập trung vào một tâm mà phải có tâm thứ hai là Mặt Trăng. - Gần đây các nhà vật lý, thiên văn cho rằng: vấn đề phân bố momen động lượng là do từ trường của Mặt Trời nguyên thuỷ và các hành tinh phôi thai sinh ra. Từ trường này kìm hãm sự chuyển động của các thiên thể ở bên trong và thúc đẩy sự chuyển động thiên thể bên ngoài hình thành nên hành tinh. - Cuối thời kì ngưng tụ, Trái Đất đã có khối lượng lớn gần như hiện nay thì nội bộ diễn ra quá trình tăng nhiệt. Lúc đầu là nhiệt của quá trình di chuyển vật chất do Photpho sau đó là quá trình phóng xạ của vật chất. Sự tăng nhiệt dẫn đến sự nóng chảy của vật chất bên trong sắp xếp thành nhân, bao manti và vỏ như hiện nay. - Trái Đất lúc đầu nguội lạnh sau đó nóng dần lên. Lịch sử hình thành mới bắt đầu cách đây 4,5-4,6 tỉ năm, còn lớp vỏ thì cách 3 tỉ năm. • Kết luận: - Do cấu trúc của hệ Mặt Trời và vị trí của Trái Đất, sự xuất hiện lớp vỏ địa lý và sự sống trên hành tinh là hợp lý với quy luật phát triển của tự nhiên, không phải do thượng đế sáng tạo. - Mặt Trời là nguồn năng lượng vô tận, có vai trò rất lớn trong lịch sử hình thành Trái Đất và lớp vỏ địa lý. Cũng ở trong lớp vỏ địa lý, chỉ 1 phần nhỏ năng lượng của Mặt Trời tích luỹ lại đảm bảo cho sự phát triển của toàn bộ thiên nhiên trên Trái Đất. Ở đây, sự tồn tại của sinh quyển đã làm cho chúng ta khác hành tinh khác. Một vài điều lí thú liên quan tới mặt trời, trái đất. 1. Một nhà du hành vũ trụ trên quỹ đạo xung quanh Trái Đất mỗi ngày nhìn thấy Mặt Trời mọc và lặn 15 lần. 2. Những bình chứa của con tàu vũ trụ Apollo được cách nhiệt tốt đến mức nếu ta đổ nước đá vào một chiếc bình thì phải mất 8 năm nó mới tan chảy hết. 3. Trọng lượng Mặt Trời chiếm hơn 99% trọng lượng toàn Thái Dương Hệ.
- 4. Trong 1 giây, Mặt Trời sản sinh một lượng điện đủ cho Bắc Mỹ dùng trong 35 triệu năm. 5. Không ai có thể sống một năm trên sao Hải Vương, vì hành tinh này phải mất 164 năm Trái Đất để quay một vòng quanh Mặt Trời. 6. Những nhà du hành vũ trụ từ trên quỹ đạo có thể nhìn thấy những làn sóng do các tàu biển tạo ra. 7. Ở bang Dakota Nam (Hoa Kỳ), trong vòng 2 phút, nhiệt độ có thể chuyển từ - 200C lên +70C. 8. Riêng Thái Bình Dương đã bao phủ gần một nửa diện tích Trái Đất. 9. Với toàn bộ muối trong các biển và đại dương, người ta có thể phủ lên trên bề mặt Trái Đất một lớp dày 152m. 10. Trên bề mặt Mặt Trời, một diện tích bằng một con tem phát sáng mạnh hơn 500 bóng đèn 60W, đủ để thắp sáng cho 48 nhà. 11. Nếu một máy xúc đào đường hầm với tốc độ 1m/h thì nó phải mất 1.440 năm để xuyên thủng Trái Đất. 12. Kim cương tồn tại vĩnh cửu vì nó cực bền. Nó cứng hơn 90 lần so với bất kỳ vật liệu thiên nhiên nào trên Trái Đất. Vàng cũng là một khoáng sản phi thường. Nó bền vững tới mức hơn nửa số lượng vàng tìm thấy trong lịch sử loài người đến nay vẫn được lưu hành. 13. Người ta đã tìm thấy những ổ bánh mì nguyên vẹn sau trận núi lửa Vesuve ở Pompei (Italia) phun trào. Những ổ bánh mì ấy đều đã hóa đá. 14. Mỗi năm người ta có thể ghi được một triệu trận động đất, thường là rất yếu, khó cảm nhận được.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình về Quản lý môi trường
17 p | 318 | 121
-
Khoa học trái đất lớp 6 - TRÁI ĐẤT
3 p | 189 | 37
-
CHƯƠNG II TỔNG QUAN VỀ TRÁI ĐẤT
34 p | 127 | 28
-
Bài giảng Địa chất đại cương: Chương 1 - Trái đất và hệ mặt trời
17 p | 174 | 28
-
KHÍ TƯỢNG NÔNG NGHIỆP ( Đặng Thị Hồng Thủy - NXB Đại học Quốc gia Hà Nội ) - CHƯƠNG 2
15 p | 84 | 13
-
Bài giảng Khí tượng nông nghiệp: Chương 1
7 p | 20 | 2
-
Mô phỏng số đặc tính của lưu lượng khí qua ống khói nhiệt loại nghiêng
5 p | 13 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn