intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

KHÁI QUÁT ĐỊA LÝ VƯỜN QUỐC GIA VŨ QUANG

Chia sẻ: Trần Lê Kim Yến | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

195
lượt xem
33
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo bài viết 'khái quát địa lý vườn quốc gia vũ quang', tài liệu phổ thông, ôn thi đh-cđ phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: KHÁI QUÁT ĐỊA LÝ VƯỜN QUỐC GIA VŨ QUANG

  1. KHÁI QUÁT ĐỊA LÝ VƯỜN QUỐC GIA VŨ QUANG Vườn quốc gia Vũ Quang (còn gọi với tên: Vườn quốc gia Vụ Quang) là một vườn quốc gia thuộc tỉnh Hà Tĩnh, nơi có nhiều loài sinh vật đặc hữu chỉ có ở Việt Nam. Được thành lập theo quyết định số 102/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ngày 30 tháng 7 năm 2002. Vị trí địa lý Vườn quốc gia Vũ Quang nằm ở phía tây bắc tỉnh Hà Tĩnh, cách thành phố Hà Tĩnh 75 km. Phía đông giáp xã Hoà Hải (huyện Hương Khê).  Phía tây giáp xã Sơn Kim (huyện Hương Sơn).  Phía nam giáp biên giới Việt Nam - Lào.  Phía bắc giáp xã Sơn Tây (huyện Hương Sơn), và các xã Hương  Đại, Hương Minh (huyện Vũ Quang). Toạ độ địa lý
  2. Từ 18°09′ đến 18°26′ vĩ bắc.  Từ 105°16′ đến 105°33′ kinh đông.  Diện tích Tổng diện tích: 55.028,9 ha. Trong đó: Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: 38.800,0 ha.  Phân khu phục hồi sinh thái: 16.184,9 ha.  Phân khu hành chính dịch vụ: 44,0 ha.  Vườn Quốc gia Vũ Quang (trước đây là khu bảo tồn thiên nhiên Vũ Quang) nằm ở huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh), có độ cao trung bình trên 800m so với mặt nước biển, thuộc khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa với nhiệt độ trung bình năm 230C, lượng mưa 2.304,5 mm. Vũ Quang nằm ở vị trí quan trọng trong dãy Trường Sơn, xen giữa vườn quốc gia Pù Mát ở phía bắc và vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng ở phía nam. Theo kết quả điều tra của các chuyên gia trong nước và quốc tế, Vườn Quốc gia Vũ Quang có tới 76% diện tích rừng tự nhiên với hai kiểu chính: rừng kín thường xanh á nhiệt đới chiếm 20% với hai loại thực vật ưu thế là pơmu và hoàng đàn; rừng kín thường xanh nhiệt đới với các loại thực vật bậc cao như: cẩm lai, lát hoa, lim, dổi, trầm
  3. hương... và nhiều cây dược liệu quý. Động vật ở đây rất phong phú, theo thống kê có tới 60 loài thú, 187 loài chim, 38 loài bò sát, 26 loài lưỡng cư và 56 loài cá; trong đó có 26 loài thú, hơn 10 loài chim, 16 loài bò sát quý hiếm cần được bảo vệ. Ngoài ra, Vườn Quốc gia Vũ Quang còn có 36 loài phụ thú đặc hữu của khu rừng Trường Sơn Bắc như: voọc vá chân nâu, voọc Hà Tĩnh, vượn má vàng… Đặc biệt, tại đây đã phát hiện được hai loài thú lớn mới là sao la, còn gọi là dê rừng dài (năm 1992) và mang lớn (năm 1993). ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VƯỜN QUỐC GIA VŨ QUANG * Vườn quốc gia Vũ Quang thuộc vùng địa lý sinh vật Bắc Trường Sơn * Đặc điểm địa hình địa mạo VQG Vũ Quang nằm trong một vùng núi thấp núi trung bình và một phần núi cao, chênh cao địa hình từ 30-2286 m (đỉnh Rào Cỏ) Địa hình núi cao vực sâu thung lũng hẹp, độ dốc lớn, độ chia cắt sâu và dày.
  4. Địa hình đặc trưng bằng 3 kiểu sau: - Kiểu địa hình núi diện tích 31.180ha chiếm 56,6% diện tích Vườn, phân bố chạy dọc theo biên giới Việt Lào. Độ cao của địa hình núi từ 301-2000m với nhiều đỉnh cao độ dốc 20-350 có nơi hơn 350. Đây là kiểu đại hình đặc trưng có ý nghĩa quan trọng trong bảo tồn đa dạng sinh học. - Kiểu địa hình đồi đai cao < 300m có diện tích 23.681ha chiếm 43% tổng diện tích VQG độ dốc nhỏ hơn so với kiểu địa hình núi là từ 15- 300 phân bố chủ yếu ở phân khu phục hồi sinh thái, chủ yếu các khu vực tiếp giáp vùng đệm. Thực vật ở kiểu địa hình này chứa nhiều tác động của con người, đặc biệt từ năm 1986 trở về trước là khu vực dành riêng cho khai thác lâm sản. Kiểu địa hình đồi có ý nghĩa trong việc phục hồi hệ sinh thái bản địa góp phần bảo tồn nguồn gen, đa dạng sinh học cho Vườn Quốc gia. - Kiểu địa hình đồng bằng dốc tụ và thung lũng có diện tích rất ít 197ha chiếm 0,4% toàn Vườn, phân bố theo dạng đồng bằng ở Hương Quang và dạng thung lũng ở Hoà Hải, hiện đang được sử dụng canh tác nông nghiệp và dân cư. Nhìn chung Vũ Quang có nhiều đỉnh núi cao hiểm trở, độ dốc lớn và nhiều khe suối chia cắt địa hình VQG thành các lưu vực lòng chảo có sườn nghiêng, bãi bằng dưới các
  5. đỉnh núi. * Khí hậu: - Lượng mưa trung bình hàng năm 2.304mm tại đây có 2 mùa rõ rệt đó là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 7 đến tháng 13, mùa khô từ tháng 1 đến tháng 6. - Nhiệt độ trung bình 230C, nhiệt độ cao nhất 41,20C vào tháng 7, nhiệt độ thấp nhất 2,60C vào tháng 1. * Đặc điểm thuỷ văn: Nhìn chung Vũ Quang có hệ thống sông suối phát triển, đây là khu vực đầu nguồn của nhiều sông suối lớn. Với 16 suối lớn dài trên 10km, rất nhiều suối nhỏ ngắn mật độ 2km/km2 hình thành 3 hệ thống thuỷ rõ rệt. - Phía Tây có hệ thống thuỷ Khe Tre chảy ra sông Ngàn Phố - Sông Ngàn Trươi dài 30km, rộng 30 - 50m bắt nguồn từ các suối ven biên giới Việt Lào ở độ cao trên 1000m. Đoạn thưưọng nguồn nhiều đá nổi và thác ghềnh đổ ra sông Ngàn Sâu ở Hương Thọ
  6. - Sông Rào Nổ nằm ở phía đông VQG tập trung nước của khe Măng Đằng và khe Nổ. Tóm lại khu vực Vũ Quang suối có đặc điểm chung là ngắn, dốc và nhiều thác ghềnh. Khi mưa lũ thường lên nhanh và rút cũng nhanh. Tốc độ dòng chảy lớn nhất 819m3/s. Mùa lũ thường chiếm 70 - 80% tổng lượng nước trong năm, phần lớn là lũ đơn, lũ cao nhất kéo dài 3-5 ngày thời gian xuất hiện cuạc đại vào tháng 7 đến tháng 10. Mô đun dòng chảy trung bình 30-40lít/s/km2 * Tổng quan chung về đa dạng sinh học ở VQG Vũ Quang Vườn quốc gia Vũ Quang có 5 kiểu rừng chính được phân chia theo các đai cao khác nhau: * Rừng thường xanh trên đất thấp phân bố ở đai cao 100 – 300m ở phía Bắc và đông Bắc VQG, rừng ở đây bao gồm trảng cỏ,cây bụi, nhưng chủ yếu đây là rừng thứ sinh phục hồi trên đất thấp. * Rừng thường xanh trung bình phân bố trên đai có độ cao từ 1.000
  7. – 1.400m, dọc theo dải hẹp,chạy dài liên tục từ phía Bắc đến Đông Nam VQG. Kiểu rừng này chủ yếu các loài cây lá rộng, nhưng cũng có một số loài cây lá kim thuộc các họ Kim giao Podocarpaceae và Hoàng đàn Cupressaceae, Pơ mu Fokienia hodginsii. * Rừng thường xanh trên núi thấp phân bố trong khoảng đai cao từ 300m - 1.000m, ở vùng trung tâm của VQG. Rừng ở đai này chủ yếu là rừng thứ sinh có trử lượng lớn. * Rừng thường xanh trên núi cao: Phân bố ở đai cao 1.400- 1.900m trên các sườn dốc và các dông ở phía nam và phía tây nam VQG. Kiểu rừng này có một số loài cây lá kim, nhưng ưu thế là các loài họ Côm Eleocarpaceae, họ dẻ Fagaceae, Long não Lauracaea, Mộc lan Magnoliaceae. Đặc biệt ở đây có loài Du sam Keteleeria evelyniana. * Rừng phân bố trên độ cao > 1.900m. Chủ yếu rừng lùn ở tận cùng phía nam VQG. Trên các đai cao này liên tục có mây mù che phủ, độ ẩm lớn thuận lợi cho việc phát triển kiểu rừng với ưu thế các loài Đỗ quyên Rhododendron sp. cùng với các loài cây thuộc họ Dẻ Fagaceae, Long não Lauraceae và họ Côm Elaeocarpaceae. Năm 1992, VQG Vũ Quang đã thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học về bảo tồn thế giới do đây đã phát hiện được loài thú mới chưa
  8. từng được mô tả trước đó là Sao La Pseudoryx nghetinhenesis. Tiếp đó vào năm 1993, tại đây lại phát hiện thêm loài thú lớn mới khác là Mang lớn Megamuntiacus vuquangensis. Vũ Quang có tầm quan trọng bảo tồn các loài thú lớn,mới được phát hiện, ngoài ra Vũ quang cũng đang là nơi sinh sống của các loài thú khác hiện đang bị đe doạ trên toàn cầu như Bò tót Bosgaurus, Vọoc vá chân nâu Pygathrix nemaeus. Cùng với việc phát hiện các loài thú mới, từ năm 1992, tại VQG Vũ Quang đã phát hiện được 5 loài cá mà trước đó chưa được mô tả là Parazacco vuquangensis, Crosschelus vuha, Parahoedus philanthropus, P. equalitus và Oreoglanis libertus. Tại đây còn tìm thấy 2 loài ếch nhái và 15 loài lưỡng cư có trong Sách Đỏ Việt Nam * Địa chất: Kết quả điều tra của chuyên đề lập địa C/2 xác định có hai nhóm đá mẹ như sau: - Nhóm đá Macmaaxit kết tinh chua (a) phân bố ở phân khubảo vệ nghiêm ngặt trên kiểu địa hình núi. Do có độ dốc lớn nên đất hình thành ở nhóm đá này thường có kết cấu không bền vững, hàm lượng mùn thấp. Nếu rừng bị chặt phá thành nhiều khoảng trống trong rừng, khi mưa xuống đất dễ bị xói mòn rửa trôi trở thành đất trơ sỏi
  9. đá. - Nhóm đá phiến thạch sét phân bố chủ yếu ở kiểu địa hình đất, phần lớen ở phân khu phục hồi sinh thái. Đất có hàm lượng khoáng chất dễ tiêu(N, P, K, Mg…) tương đối cao, kết cấu twong đối tốt. * Mức độ tự nhiên: - Diện tích rừng tự nhiên 52.036ha (Nguồn Dự án đầu tư xây dựng VQG tỉnh Hà Tĩnh) của phân viện điều tra quy hoạch rừng Bắc trung bộ năm 2005 Diện tích rừng trồng: 59ha ở rừng đặc dụng 508,12ha ở rừng phòng hộ (Nguồn Dự án đầu tư xây dựng VQG tỉnh Hà Tĩnh do phân viện lập năm 2005) * Hiện trạng sử dụng đất: Đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn trong đó đất lâm nghiệp là chủ yếu 54.947ha, đất sản xuất nông nghiệp chỉ có 33ha, lưu vực sông Rào Nổ, khe Tre, Mạn Chạn.
  10. Đất phi nông nghiệp có 78ha, chiếm 0,1% diện tích Vườn gồm 2ha ở Mạn Chạn. Đất chuyên dùng 76ha gồm khu hành chính dịch vụ 44ha, đất quốc phòng đồn 567 (3ha) đất sông suối 29ha. * Các ảnh hưởng tác dộng của dân cư tới môi trường tự nhiên. Ảnh hưỏng của người dân sống ở vùng đệm là áp lực lớn đối với tài nguyên rừng. Những hộ dân sống trong Vườn và vùng đệm đều có ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên thiên nhiên Vì vậy cần tạo công ăn việc làm cho họ là rất cần thiết.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2