
Khái quát về hệ thống giáo dục công cộng ở Mỹ từ mẫu giáo đến trung học
lượt xem 93
download

Khác với nền giáo dục ở Việt Nam được quyết định hoàn toàn bởi Bộ giáo dục Trung ương, hệ thống Giáo dục Công cộng ở Mỹ được soạn thảo và điều hành qua 3 cấp chính quyền: Liên bang, Tiểu bang và Địa bang...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khái quát về hệ thống giáo dục công cộng ở Mỹ từ mẫu giáo đến trung học
- Khái Quát Về Hệ Thống Giáo Dục Công Cộng Ở Mỹ Từ Mẫu Giáo Đến Trung Học By John Nguyễn Đình Chương Khác với nền giáo dục ở Việt Nam được quyết định hoàn toàn bởi Bộ Giáo Dục Trung Ương, hệ thống Giáo Dục Công Cộng ở Mỹ được soạn thảo và điều hành qua 3 cấp chính quyền: Liên Bang, Tiểu Bang, và Điạ Phương. Cấp Địa Phương chia ra thành những Học Khu (School District). Từ Mẫu Giáo đến Trung Học, chương trình giảng dạy, ngân sách, giáo chức, và những chính sách giáo dục được quyết định bởi những thành viên của Hội Đồng Giáo Dục Học Khu do cử tri trong điạ hạt bầu ra chiếu theo những thẩm quyền pháp định của Học Khu. Những thẩm quyền pháp định này phải tuân thủ theo luật lệ của Tiểu Bang (California Educational Code) và Liên Bang (No Child Left Behind Act). Dù chương trình học mỗi điạ hạt có thể khác nhau, học sinh đòi hỏi trải qua một cuộc thi trắc nghiệm theo một tiêu chuẩn thống nhất (Standardized Testing). Nếu kết quả của Học Khu nào không đạt tiêu chuẩn thì Học Khu đó có thể không được nhận đủ ngân sách hoặc còn bị những chế tài khác. Nói cách khác, các Ủy Viên Hội Đồng Giáo Dục của Học Khu có ảnh hưởng lớn lao đến phương hướng và cách phát triễn của học sinh trong Học Khu mình. Do tầm mức quan trọng như thế, Hội Đồng Giáo Dục rất cần những nhân tài trong Cộng Đồng có khả năng và tư chất để ra ứng cử nhằm đại diện Cộng Đồng để đề ra phương hướng đúng đắn cho sự giáo dục của con em chúng ta. Ở California, tất cả trẻ em từ 6 đến 18 tuổi được hưởng quyền lợi và trách nhiệm cưỡng bách giáo dục trong các trường công cộng miễn phí, không phân biệt nguồn gốc, chủng tộc, tôn giáo, màu da, tàn tật hoặc thiếu khả năng. Học Khu chịu trách nhiệm những chương trình giáo dục như sau: Giáo Dục Tổng Quát (General Education), Giáo Dục Đặc Biệt (Special Education), và Giáo Dục Căn Bản cho người lớn (Adult Basic Education). Chương trình Giáo Dục Tổng Quát bao gồm: Tiểu Học Cấp 1 từ Mẫu Giáo đến lớp 5 (Elementary School), Cấp 2 từ lớp 6 đến lớp 8 (Middle School), và Cấp 3 từ lớp 9 đến lớp 12 (High School). Tùy mỗi Học Khu, chương trình học có thể khác nhau nhưng những môn học chính (core) thường là: Khoa Học (Sinh Vật, Hoá Học, và Vật Lý), Toán Học (Đại Số, Hình Học, và Tiền Tích Phân (pre-calculus)), Tiếng Anh, Khoa Học Xã Hội (Lịch Sử Thế Giới, Lịch Sử Mỹ, Kinh Tế Học, và Chính Trị), và Thể Thao Tổng Quát. Những môn học phụ tự chọn (elective) như: Nghệ Thuật, Nghệ Thuật Sân Khấu, Giáo Dục Kỹ Thuật, Computer, Thể Thao Chuyên Môn, Báo Chí, Ngoại Ngữ, v.v. Thể theo đạo luật “Individuals with Disabilities Education Improvement Act”, luật pháp qui định giáo dục cho những trẽ em tàn tật, hay là Giáo Dục Đặc Biệt, phải phù hợp với từng cá nhân và tùy thuộc nhu cầu và khả năng của từng em nhằm giúp các em có thể phát triển. Chương trình giáo dục này cũng hoàn toàn miễn phí. Khi được liệt vào trẽ em cần giáo dục đặc biệt, các em có thể bắt đầu những chương trình học đặc biệt “Bắt Đầu Sớm” từ 3 tuổi (Early Start Program). Trước 3 tuổi, các em củng có thể nhận được sự giúp đỡ qua những chương trình của Regional Center chiếu theo Đạo Luật “Lanterman Act”. (Không có nghĩa là trên 3 tuổi các em không được nhận giúp đỡ từ Regional Center nữa. Regional Center cũng chịu trách nhiệm cho các em từ 0 đến 22 tuổi.) Nếu phụ huynh nhận thấy con em mình không phát triển theo như lứa tuổi thì nên liên lạc với nhà trường ngay để tìm ra một chương trình giáo dục thích hợp hơn cho con em.
- Chương trình Giáo Dục Căn Bản cho Người Lớn nhằm giúp những người trên 18 tuổi có cơ hội học thêm kiến thức và kỹ năng cần thiết để thích nghi với sự phát triễn của kinh tế và xã hội. Những chương trình này có thể do Học Khu tổ chức hoặc được sự phối hợp của nhiều cấp chính quyền khác nhau dựng nên. Một thí dụ là chương trình dạy nghề Regional Occupation Program (ROP) được rất nhiều đồng hương biết đến. Dưới đạo luật “No Child Left Behind Act”, tất cả học sinh đều phải được kiểm tra đánh giá trình độ theo một mực thước căn bản mỗi năm. Đạo Luật này cũng đòi hỏi học sinh và nhà trường phải chứng tỏ có sự tiến bộ mỗi năm. Những học sinh năm lớp 11 hoặc 12 có thể lấy thêm cái SAT hoặc ACT Test để kiểm tra, đánh giá khả năng của mình để chuẩn bị lên Đại Học. Nếu đạt được kết quả tốt trong những kỳ thi này, các em sẽ được nhận vào những trường Đại Học có tiếng tăm. Đối với những học sinh cần giáo dục đặc biệt, những Chương Trình Giáo Dục Cá Nhân (Individualized Education Program hay viết tắt là IEP) cho từng em được lập nên bởi một Nhóm (Team) bao gồm: những chuyên viên giáo dục ở trường và phụ huynh học sinh. Những IEP này quyết định mục tiêu và nhu cầu cho sự tiến bộ của các em. Bởi vì tầm quan trọng của những IEP cả về giá trị thiết thực và giá trị pháp lý của nó, tất cả phụ huynh phải lưu ý tham gia và có ý kiến đóng góp trong các IEP này. Chúng ta đã bàn sơ qua hệ thống giáo dục và quyền lợi mà luật pháp Mỹ bảo vệ cho người Dân. Ở nước nào củng vậy, giáo dục ở gia đình, ở học đường, và ở xã hội phải liên đới và hỗ tương với nhau nhằm giáo dục, trang bị cho con em một kiến thức làm hành trang vào đời để trở thành người hữu ích cho nhân quần, xã hội. Sự hiểu biết về nền Giáo Dục Phổ Thông và luật pháp ở Mỹ sẽ giúp cho phụ huynh có thể liên lạc và cộng tác dễ dàng hơn với học đường trong sự nghiệp giáo dục con em chúng ta. Làm được như thế, con em chúng ta sẽ hưỡng được sự giáo dục và sự quan tâm đầy đủ nhất.

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
GIÁO ÁN VĂN HỌC LỚP 12 CẢ NĂM
225 p |
4103 |
854
-
Giáo trình Triết học (Dùng cho học viên Cao học và Nghiên cứu sinh không chuyên ngành Triết học)
457 p |
1426 |
172
-
TỪ NHẬP CƯ TỚI ĐỒNG HÓA - Sự hình thành nước Mỹ
134 p |
346 |
77
-
Giáo trình Tâm lý học lao động: Phần 1 - Đào Thị Oanh
107 p |
380 |
67
-
Luận văn: Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thông tin quản lý giáo dục trung học phổ thông thành phố Hải Phòng - Phạm Đức Thái
24 p |
167 |
35
-
Giáo trình Ngữ âm tiếng Việt: Phần 2
140 p |
233 |
32
-
Từ nghiên cứu lịch sử giáo dục phương Tây nghĩ về triết lí giáo dục Việt Nam
9 p |
110 |
19
-
Giải pháp quản lý hồ sơ minh chứng phục vụ công tác kiểm định chất lượng đào tạo theo chuẩn AUN - QA
10 p |
67 |
10
-
Giáo dục Singapore - Từ mục tiêu đến quản lý hệ thống
12 p |
47 |
7
-
Giáo trình Giáo dục học nghề nghiệp - ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật Nam Định
168 p |
34 |
5
-
Hệ thống thần điện của người Chăm
12 p |
42 |
4
-
Tổng quan nghiên cứu quản trị nhà trường phổ thông
5 p |
24 |
3
-
Mối quan hệ giữa cộng đồng học tập chuyên môn với việc phát triển nghề nghiệp giáo viên và chất lượng giáo dục ở nhà trường phổ thông
12 p |
67 |
3
-
Vai trò và nhiệm vụ của giảng viên trong phương pháp đào tạo theo hệ thống tín chỉ
7 p |
30 |
1
-
Hệ thống tổ chức của Hội Thánh Tin Lành Việt Nam thời kỳ đầu (1927-1954)
21 p |
38 |
1
-
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác thanh niên trong giáo dục sinh viên tại trường Cao đẳng Kinh tế Tài chính Thái Nguyên
8 p |
21 |
1
-
Khái quát về hệ thống giáo dục Đại học Hoa Kỳ
6 p |
13 |
0


intNumView=368
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
