intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khám bé lúc 6 tháng tuổi

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

87
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đến lần khám lúc 6 tháng tuổi, bạn đã hiểu rõ hơn về bác sĩ và y tá và sẽ thấy dễ tâm sự những thắc mắc và lo lắng của mình. Mặc dù việc đưa bé đi khám khi được 6 tháng tuổi là bình thường, song bạn có thể thoải mái gọi điện hoặc đến gặp bác sĩ sớm hơn nếu bé có dấu hiệu ốm hoặc khó chịu. Không phải mọi bác sĩ đều theo cùng một lịch khám cho bé khỏe mạnh. Ðối với một vài bác sĩ, lần khám ở tháng thứ 6 chỉ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khám bé lúc 6 tháng tuổi

  1. Khám bé lúc 6 tháng tuổi Đến lần khám lúc 6 tháng tuổi, bạn đã hiểu rõ hơn về bác sĩ và y tá và sẽ thấy dễ tâm sự những thắc mắc và lo lắng của mình. Mặc dù việc đưa bé đi khám khi được 6 tháng tuổi là bình thường, song bạn có thể thoải mái gọi điện hoặc đến gặp bác sĩ sớm hơn nếu bé có dấu hiệu ốm hoặc khó chịu. Không phải mọi bác sĩ đều theo c ùng một lịch khám cho bé khỏe mạnh. Ðối với một vài bác sĩ, lần khám ở tháng thứ 6 chỉ là để tiêm phòng trừ phi bạn có đề nghị khác. Hãy hỏi phòng khám về nội dung thông thường của buổi khám: Khám xét Vào lần khám ở tháng thứ 6 này, bé được cân và đo. Số liệu sẽ được so sánh với lần khám gần nhất để bạn thấy được tốc độ tăng trưởng của bé. Đến 6 tháng tuổi, hầu hết các bé có cân nặng gấp đôi lúc sinh. Đa số các bé tăng gấp đôi trọng lượng so với lúc mới sinh khi được 4 tháng tuổi và tăng gấp 3 lần khi được 1 tuổi.
  2. Thay vì quá chú ý vào sự tăng trưởng và những thay đổi thể chất, bác sĩ có thể đặt câu hỏi và đánh giá hoạt động, khả năng và sự phát triển vận động của bé. Các khía cạnh của lần khám ở độ tuổi này có thể gồm: Khám da bé xem có phát ban không  Sờ đầu và thóp của bé  Hỏi về việc nhìn và nghe của bé  Kiểm tra khả năng nhìn thẳng của mắt bé  Sờ xem răng đang mọc  Nghe tim, phổi của bé  Sờ nắn bụng và kiểm tra bộ phận sinh dục  Thử khả năng ngồi và đứng khi được đỡ của bé, kiểm tra chân,  bàn chân và háng. Ðánh giá trương lực cơ và cơ lực  Quan sát cách bé giữ và cử động đầu  Quan sát và hỏi về kỹ năng với của bé 
  3. Ðánh giá khả năng nắm và buông của bé  Những chủ đề trao đổi ở độ tuổi này có thể bao gồm: Giấc ngủ  Những vấn đề về ăn uống, như mức độ chịu ăn thức ăn dặm  hoặc lời khuyên về việc cho con bú. Đi ngoài  Xử trí cảm cúm  Hiểu và định hướng hành vi  Tìm nơi trông trẻ và làm việc với người giữ trẻ  Trao đổi về sự an toàn, như những nguy hiểm của khung tập đi  và lồng cầu thang, đề phòng ngộ độc, qui trình cấp cứu, và cách ngăn bé phá phách ở nhà. Tiêm chủng Ở lần khám này, bé sẽ được tiêm vaccin DTaP (bạch hầu, uốn ván, ho gà) và Hib, có thể trong một mũi tiêm phối hợp gọi là DTaP-Hib. Bé cũng được tiêm liều 3 vaccin phế cầu liên hợp.
  4. Vaccin bại liệt uống là một lựa chọn trong lần khám này. Mặc dù bé sẽ được uống vaccin bại liệt lần 3, song vaccin này có thể được cho bất cứ lúc nào trong khoảng từ 6-18 tháng tuổi. Bác sĩ có thể cho bé vaccin vào lần khám này nếu bạn sống ở khu vực có mối lo ngại về bệnh bại liệt. Tất cả bé từ 6 tháng - 2 tuổi đều nên tiêm vaccin cúm vào mỗi mùa thu. Các bé bị bệnh tim phổi cần tiêm vaccin này bất kể độ tuổi. Bé có thể bị khó chịu do các mũi tiêm ở lần khám này. Acetaminophen (Tylenol, những loại khác) ở liều theo bảng dưới đây có thể làm giảm đau cho bé. Giảm đỏ và sưng xung quanh chỗ tiêm đó bằng tắm nước ấm. Liều dùng acetaminophen Cân nặng Liều dùng (kg) 100mg/ml 2,7-5,0 40mg/0,4ml 5,5-7,7 80mg/0,8ml
  5. 8,2- 10,5 120mg/1,2ml Chú ý: Acetaminophen được sản xuất bởi nhiều hãng dược phẩm khác nhau. Loại dung dịch thường được sử dụng dưới 2 hàm lượng: 100mg/ml và 160mg/ml. Dùng loại 100mg/ml cho bé.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2