intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Mập Phì ở Trẻ Em

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

75
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mập Phì ở Trẻ Em Trường hợp bệnh lý J. H là bé gái VN sinh đủ tháng ở Hoa kỳ sau thai kỳ bình thường, cân nặng 8 LB, nuôi bằng sữa bình, lúc nhỏ không có bệnh gì đáng kể. Từ 6 tuổi, J. dần dần mập hơn các trẻ em khác, từ 10 tuổi hay bị chọc ghẹo vì mập nên không dám đi chung xe chở học sinh của trường, có kinh năm 12 tuổi, đường kinh không đều. Năm 14 tuổi đi tiểu nhiều, mẹ dẫn đến khám bệnh. Em có thái độ ứng xử bình...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Mập Phì ở Trẻ Em

  1. Mập Phì ở Trẻ Em Trường hợp bệnh lý J. H là bé gái VN sinh đủ tháng ở Hoa kỳ sau thai kỳ bình thường, cân nặng 8 LB, nuôi bằng sữa bình, lúc nhỏ không có bệnh gì đáng kể. Từ 6 tuổi, J. dần dần mập hơn các trẻ em khác, từ 10 tuổi hay bị chọc ghẹo vì mập nên không dám đi chung xe chở học sinh của trường, có kinh năm 12 tuổi, đường kinh không đều. Năm 14 tuổi đi tiểu nhiều, mẹ dẫn đến khám bệnh. Em có thái độ ứng xử bình thường với tuổi. Mạch 91 áp huyết 106/67, T° 97° 6, cân nặng 241 Lb, cao 5’4”, chỉ số BMI 40, BMI theo tuổi trên mức 95 phần trăm (95th) Da có ngấn đen (acanthosis nigricans) ở cổ và mặt gấp của khuỷu tay, đáy mắt bình thường. Nước tiểu có nhiều đường, không có đạm không có ketone. Đường trong máu 362mg/dL, chức năng thận bình thường
  2. ALT 34 (bình thường 6-19), TSH 1.02 (BT), Cholesterol 147, HDL-C 33, LDL-C 75, Triglycerides 195 Bệnh nhân được điều trị bằng Metformin 1000mg, 2 lần mỗi ngày nhưng chỉ uống một lần vì bị tiêu chẩy, không trở lại tái khám; khi gọi trở lại, đường 316, xử trí thêm Glipizide giảm liều Metformin, nhấn mạch về chế độ ăn và tập luyện để giảm cân, mục tiêu giảm 1-4 Lb mỗi tháng Tái khám: đường trong máu 134mg/dL, A1C 7.7. Tiền căn gia đình: Ông nội và một bà cô chết vì tiểu đường; bố bị tiểu đường, chữa không đều đã bị giảm thị lực vì bệnh thị thần kinh; mẹ cao 5’4”, nặng 199 LB BMI 34, em gái 13 tuổi cao 5’5”, nặng 160 LB, chỉ số BMI 26.6, BMI theo tuổi ở mức 95 phần trăm. Nhận xét.- J.H bị mập bệnh có biến chứng tiểu đường lọai 2 do kháng insulin, hội chứng buồng trứng đa nang (Polycystic Ovary Syndrome) với acanthosis nigricans do tăng androgen, gan nhiễm mỡ với ALT cao. Tiểu đường lọai 2 ở trẻ em Hoa kỳ ngày càng tăng và xuất độ có thể vượt qua tiểu đường lọai
  3. 1. Điều trị mập và tiểu đường không đơn giản, nhất là ở tuổi vị thành niên do đó cần có sự hỗ trợ của gia đình. *Mập phì là tình trạng tăng thể trọng do tăng mô mỡ. Không có cách đo trực tiếp mô mỡ, ta đo gián tiếp bằng cách tính chỉ số khối lượng cơ thể BMI (Body Mass Index). BMI bằng thể trọng (Kg) chia cho chiều cao (mét) bình phương. BMI ở người lớn không thay đổi, từ 18.5-24.9 là bình thường, từ 25-29.9 là dư cân trên 30 là mập, trên 40 là mập bệnh (morbide obesity). Các em dưới 2 tuổi được theo dõi bằng biểu đồ chiều cao-cân nặng. Chiều cao của trẻ em từ 2-20 tuổi thay đổi theo tuổi và giới tính vì dậy thì do đó ta tính BMI theo tuổi và giới tính bằng cách so sánh BMI với một nhóm được coi là bình thường. Theo lý thuyết, trong 100 em có 5 em có BMI trên mức 95 phần trăm (95th percentile), 10 em có BMI giữa 85-95, 5 em dưới 5 và 80 em có BMI trong giới hạn bình thường. Trong thực tế ta tính BMI theo tuổi và giới tính dùng một biểu đồ đã tính sẵn. *Mập phì đã trở thành bệnh dịch ở Hoa kỳ. Cùng với sự kỹ nghệ hóa, tỉ lệ trẻ em mập ở các nước đang phát triển gia tăng. Ở Trung hoa tuy số người mập chưa nhiều nhưng tỉ lệ mập tăng nhanh hơn ở Hoa kỳ. Ở Việt nam đã có báo cáo về số trẻ em mập tăng ở thành thị trong khi ở nông thôn còn nhiều trẻ em bị suy dinh dưỡng. Ở Hoa kỳ số trẻ em từ 6-19 tuổi bị mập
  4. đã tăng gấp 3 lần trong 4 thập kỷ vừa qua. Theo National Health and Nutritional Examnation Survey, 20.6% trẻ em từ 2-6 tuổi, 30.3% trẻ em từ 6-11 tuổi và 30.4% trẻ em từ 12-19 tuổi bị mập, 80% trong số này sẽ tiếp tục mập khi lớn lên. *Mập phì là một tình trạng do nhiều nguyên nhân. Những bệnh nội tiết (nhược giáp, tăng họat động của nang thượng thận) hay di truyền (hội chứng Prader-Willi, Turner…) hiếm gặp, trong thực tế 90 % các trường hợp mập phì do thay đổi cách sinh họat, cụ thể là sự mất cân bằng giữa tiếp thu và sử dụng năng lượng. Vì 3.500 calories tương ứng với 1 Lb thể trọng nên nếu ăn dư 100 calories mỗi ngày sẽ tăng 10 Lb trong một năm. Đời sống khi kinh tế phát triển có nhiều tiện nghi khiến người ta ít dùng sức lực. Thực phẩm dồi dào, các thức ăn tiền chế và thức ăn nhanh chứa nhiều chất béo và năng lượng. Những người mập do nguyên nhân nội sinh (nội tiết, di truyền) thường lùn và chậm phát triển về tâm trí, ngược lại những người mập do nguyên nhân ngọai sinh có tầm vóc cao và trí tuệ bình thường do đó chẩn đoán nguyên nhân dễ dàng, ít khi cần đến xét nghiệm đắt tiền. * Thăm khám trẻ em mập cần lưu ý tìm các hậu quả như rối lọan về sự dung nạp đường và tiểu đường lọai 2, hội chứng biến dưỡng, hyperandrogenism với hội chứng buồng trứng đa nang, cao áp huyết, rối
  5. lọan lipides, gan nhiễm mỡ, sạn túi mật, ngưng thở khi ngủ, bệnh xương khớp, tăng áp suất nội sọ nguyên phát (peudotumor cerebri), và các bệnh tâm lý xã hội như trầm cảm, lo âu, thiếu tự tin… * Vì đa số trẻ em mập sẽ trở thành người lớn mập ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe và nền kinh tế nên cần phòng ngừa và giảm mập ở trẻ em. Muốn đạt hiệu quả cần có sự hợp tác của gia đình, ngành y tế và tổ chức xã hội. Các em bị mập có mặc cảm, không muốn mập nhưng không biết làm thế nào nên cha mẹ cần hiểu biết, tìm cách giúp đỡ thay vì chỉ trích và la mắng. Cần khuyến khích cách ăn uống lành mạnh: mua nhiều rau và trái cây, ít nước ngọt, bánh ngọt và đồ ăn có tỉ trọng năng lượng cao, cần ăn chung trong gia đình để tập cho trẻ ăn đúng, tránh các đồ ăn nhanh (fast food) vì có nhiều chất béo. Cần khuyến kích đời sống họat động: hãy làm gương vì nếu trẻ em thấy bố mẹ làm việc vui vẻ thì cũng bắt chước làm theo như rửa xe, cắt cỏ, thổi lá, khuyến khích trẻ làm việc chung, đi chơi chung như cắm trại, leo núi, gia nhập các đoàn thể thao, hạn chế thời giờ thụ động ngồi coi tivi, chơi game. Nhà trường cần coi huấn luyện thể dục là biện pháp bảo vệ sức khỏe cho mọi người hơn là đào tạo một số lực sĩ. Cần vận động các công ty thực phẩm và nhà hàng làm các khẩu phần nhỏ, các món ăn ít mỡ.
  6. Bác sĩ gia đình cần cân đo, tính chỉ số BMI trong khám sức khỏe hàng năm, hướng dẫn trẻ em và gia đình về dinh dưỡng và vận động. Các trẻ em từ 2-7 tuổi mà BMI theo tuổi trên mức 85 phần trăm cần duy trì cân nặng, không lên cân nữa như vậy khi các em lớn lên, chỉ số BMI sẽ dần dần trở xuống bình thường; các trẻ em trên 7 tuổi có BMI trên 95 phần trăm và trẻ từ 2-7 tuổi có biến chứng do mập và trẻ trên 7 tuổi mà BMI từ 85-95 phần trăm có biến chứng do mập cần giảm cân. Mục tiêu là giảm từ 1-4 Lb mỗi tháng bằng vận động và kiểm sóat dinh dưỡng. Sự can thiệp chủ yếu là sửa đổi cách sinh họat để trẻ em sống và phát triển bình thường. and Health Promotion (2000) http://www.cdc.gov/growthcharts. Bs Nguyễn Văn Đích
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2