Khảo sát đặc điểm tâm lý của dân cư vùng bị phơi nhiễm chất da cam dioxin tại huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương
lượt xem 2
download
Bài viết trình bày việc sử dụng phương pháp đánh giá đặc điểm tâm lý bằng các test xác định khả năng lưu giữ và tái hiện trí nhớ, test đánh giá sự phân bố và chuyển dời chú ý, test Beck (lo âu), test Zung (trầm cảm) để khảo sát tình trạng tâm lý hiện nay của dân cư vùng bị phơi nhiễm.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khảo sát đặc điểm tâm lý của dân cư vùng bị phơi nhiễm chất da cam dioxin tại huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương
- Thông tin khoa học công nghệ KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CỦA DÂN CƯ VÙNG BỊ PHƠI NHIỄM CHẤT DA CAM/DIOXIN TẠI HUYỆN TÂN UYÊN, TỈNH BÌNH DƯƠNG NGUYỄN VĂN KHANH, NGUYỄN VĂN HIỆP, LƯƠNG THỊ MƠ I. ĐẶT VẤN ĐỀ Chất độc Da cam/Dioxin không chỉ hủy hoại môi trường sống, mà còn gây hậu quả tâm sinh lý khôn lường. Nạn nhân bị nhiễm chất độc Da cam/Dioxin ngoài nguy cơ bị mắc nhiều bệnh hiểm nghèo như ung thư, dị dạng và các bệnh mãn tính đeo đẳng suốt cả cuộc đời còn phải chịu một hậu quả kinh khủng khác, đó là sự tổn thương tinh thần nghiêm trọng của những người rơi vào “vòng da cam” ám ảnh. Họ thường bị ức chế tâm lý, sức khỏe và tinh thần bị suy sụp, và có hoàn cảnh giống nhau như nghèo khổ, thiếu ăn do thiếu nhân lực lao động và phải dành phần lớn chi phí cho việc điều trị bệnh tật. Nhiều nghiên cứu trước đây ở các đối tượng bị phơi nhiễm chất Da cam/Dioxin đều cho thấy có sự gia tăng tỷ lệ bị suy nhược thần kinh và biểu hiện rối loạn tâm thần [1-4]. Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng phương pháp đánh giá đặc điểm tâm lý bằng các test xác định khả năng lưu giữ và tái hiện trí nhớ, test đánh giá sự phân bố và chuyển dời chú ý, test Beck (lo âu), test Zung (trầm cảm) để khảo sát tình trạng tâm lý hiện nay của dân cư vùng bị phơi nhiễm. II. ĐỊA ĐIỂM VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Bình Mỹ và Tân Bình là 2 xã của huyện Tân Uyên nằm trong vành đai chiến khu D, nơi trước kia diễn ra các cuộc chiến ác liệt, có dân cư ổn định là dân bản địa được chọn làm địa điểm lập nhóm nghiên cứu. Nhóm chứng được lập tại xã Hội Nghĩa, do là xã mới được thành lập vào năm 1975, có dân cư chủ yếu là người từ miền Bắc và đồng bằng sông Cửu Long đến lập nghiệp và định cư lại. Đối tượng nghiên cứu có tuổi từ 18 trở lên, đặc biệt là lứa tuổi trên 40. Ưu tiên người dân bản địa. Nếu là người nhập cư phải có thời gian sống tại địa phương trên 10 năm. III. KẾT QUẢ Thống kê các test tâm lý ở nhóm nghiên cứu và nhóm chứng được trình bày tại các bảng 1 - 8. Bảng 1. Kết quả xác định khả năng di chuyển lưu giữ và tái hiện trí nhớ giữa các đối tượng thuộc xã Tân Bình và Hội Nghĩa Xã Tân Bình (n = 290) Xã Hội Nghĩa (n = 341) Kết quả P Số người Tỷ lệ, % Số người Tỷ lệ, % Giỏi 19 6,55 32 9,38 > 0,05 Khá 105 36,20 133 39,00 > 0,05 Trung bình 106 36,55 92 26,97 < 0,05 Kém 60 20,70 84 24,65 > 0,05 92 Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 04, 09 - 2013
- Thông tin khoa học công nghệ Số đạt kết quả trung bình ở xã Tân Bình chiếm 36,55% so với xã Hội Nghĩa chỉ chiếm 26,97% và có ý nghĩa thống kê với P < 0,05. Bảng 2. Kết quả xác định khả năng di chuyển lưu giữ và tái hiện trí nhớ giữa các đối tượng thuộc xã Bình Mỹ và Hội Nghĩa Xã Bình Mỹ (n = 302) Xã Hội Nghĩa (n = 341) Kết quả P Số người Tỷ lệ, % Số người Tỷ lệ, % Giỏi 18 5,96 32 9,38 > 0,05 Khá 76 25,16 133 39,00 < 0,05 Trung bình 82 27,15 92 26,97 > 0,05 Kém 126 41,73 84 24,65 < 0,05 Tỷ lệ khá ở xã Hội Nghĩa chiếm 39% so với 25,16% ở xã Bình Mỹ. Đặc biệt, ở xã Bình Mỹ kết quả tỷ lệ kém cao hơn nhiều và có ý nghĩa thống kê với P < 0,05. Bảng 3. Kết quả sự phân bố và chuyển dời chú ý giữa xã Tân Bình và Hội Nghĩa Xã Tân Bình (n = 290) Xã Hội Nghĩa (n = 341) Kết quả P Số người Tỷ lệ, % Số người Tỷ lệ, % Giỏi 5 1,72 12 3,52 > 0,05 Khá 8 2,76 18 5,28 > 0,05 Trung bình 19 6,55 26 7,62 > 0,05 Kém 258 88,97 285 83,58 > 0,05 Tỷ lệ giỏi, khá, trung bình và kém có khác nhau, nhưng không có ý nghĩa thống kê. Bảng 4. Kết quả sự phân bố và chuyển dời chú ý giữa xã Bình Mỹ và Hội Nghĩa Xã Bình Mỹ (n = 302) Xã Hội Nghĩa (n = 341) Kết quả P Số người Tỷ lệ, % Số người Tỷ lệ, % Giỏi 6 1,98 12 3,52 > 0,05 Khá 12 3,97 18 5,28 > 0,05 Trung bình 14 4,64 26 7,62 > 0,05 Kém 270 89,41 285 83,58 < 0,05 Tỷ lệ kém ở xã Bình Mỹ chiếm 89,41% so với 83,58% ở xã Hội Nghĩa, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với P < 0,05. Bảng 5. Kết quả đánh giá sự trầm cảm trên cơ sở test Beck giữa xã Tân Bình và Hội Nghĩa Xã Tân Bình (n = 290) Xã Hội Nghĩa (n = 341) Kết quả Số người Tỷ lệ, % Số người Tỷ lệ, % P Bình thường 260 89,65 320 93,84 > 0,05 Trầm cảm nhẹ 19 6,55 20 5,86 > 0,05 Trầm cảm vừa 11 3,80 1 0,30 < 0,05 Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 04, 09 - 2013 93
- Thông tin khoa học công nghệ Số người bị trầm cảm vừa ở xã Tân Bình chiếm 3,8%, xã Hội Nghĩa chiếm 0,3%, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với P < 0,05. Bảng 6. Kết quả đánh giá sự trầm cảm trên cơ sở test Beck giữa xã Bình Mỹ và Hội Nghĩa Xã Bình Mỹ (n = 302) Xã Hội Nghĩa (n = 341) Kết quả P Số người Tỷ lệ, % Số người Tỷ lệ, % Bình thường 182 60,26 320 93,84 < 0,05 Trầm cảm nhẹ 79 26,15 20 5,86 < 0,05 Trầm cảm vừa 36 11,93 1 0,30 < 0,05 Trầm cảm nặng 5 1,66 0 0 < 0,05 Sự khác biệt giữa 2 xã có ý nghĩa thống kê, đặc biệt trầm cảm nặng chỉ gặp ở xã Tân Bình chiếm tỷ lệ 1,66%. Bảng 7. Kết quả đánh giá sự lo âu qua test Zung giữa hai xã Tân Bình và Hội Nghĩa Xã Tân Bình (n = 290) Xã Hội Nghĩa (n = 341) Kết quả P Số người Tỷ lệ, % Số người Tỷ lệ, % Bình thường 239 82,41 335 98,24 < 0,05 Lo âu nhẹ 48 16,55 6 1,76 < 0,05 Lo âu vừa 3 1,04 0 0 > 0,05 Tuy lo âu vừa chỉ gặp ở xã Tân Bình chiếm 1,04%, nhưng không có ý nghĩa thống kê. Bảng 8. Kết quả đánh giá sự lo âu qua test Zung giữa hai xã Bình Mỹ và Hội Nghĩa Xã Bình Mỹ (n = 302) Xã Hội Nghĩa (n = 341) Kết quả P Số người Tỷ lệ, % Số người Tỷ lệ, % Bình thường 243 80,46 335 98,24 < 0,05 Lo âu nhẹ 54 17,88 6 1,76 < 0,05 Lo âu vừa 5 1,66 0 0 < 0,05 Tỷ lệ người bình thường xã Hội Nghĩa cao hơn xã Bình Mỹ, nhưng mức độ lo âu nhẹ và lo âu vừa xã Bình Mỹ cao hơn và có ý nghĩa thống kê với P < 0,05. 94 Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 04, 09 - 2013
- Thông tin khoa học công nghệ III. KẾT LUẬN 1. Khả năng di chuyển khối lượng chú ý và trí nhớ ngắn hạn của nhóm chứng có kết quả đạt giỏi cao hơn nhóm nghiên cứu và có kết quả kém thấp hơn nhóm nghiên cứu. 2. Tỷ lệ bị trầm cảm vừa cao hơn ở nhóm chứng, song trầm cảm nặng chỉ gặp ở nhóm nghiên cứu. 3. Nhóm nghiên cứu có tỷ lệ người bình thường (không lo âu) thấp hơn nhóm chứng, trong khi đó lo âu nhẹ lại chiếm tỷ lệ cao hơn. Đặc biệt, lo âu vừa chỉ gặp ở nhóm nghiên cứu. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo cáo tóm tắt Hội nghị khoa học Việt - Mỹ về ảnh hưởng của chất Da cam/Dioxin lên sức khỏe con người và môi trường, Hà Nội, 3/2012. 2. Nguyễn Văn Nguyên, Nghiên cứu tác động hậu quả lâu dài của chất độc Da cam đối với con người ở khu vực sân bay Biên Hòa và biện pháp khắc phục, Phần nghiên cứu y sinh học thuộc dự án Z1, Hà Nội, 1998. 3. Hội nạn nhân chất độc Da cam /Dioxin Việt Nam, Dioxin nỗi đau nhân loại, Lương tri và hành động, Hà Nội, 2005. 4. Nguyễn Văn Tuấn, Chất độc Da cam/Dioxin và hệ quả, NXB Trẻ, 2004. Chi nhánh Phía Nam, Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 04, 09 - 2013 95
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tài liệu tham khảo: Nguyên nhân tâm lý không thành khẩn ở bị can phạm tội cố ý gây thương tích
55 p | 138 | 17
-
Nghiên cứu giáo dục, tâm lý và sức khỏe tâm thần trẻ em Việt Nam, Một số vấn đề lý luận và thực tiễn liên ngành: Phần 2
296 p | 62 | 13
-
Một vài khảo sát về đặc điểm văn hóa của người Châu Âu và người Việt thể hiện qua lời khen
11 p | 115 | 9
-
Thực trạng nhận thức của giáo viên mầm non về đặc điểm tâm lý trẻ phổ tự kỷ
7 p | 106 | 9
-
Khảo sát đặc điểm tâm lý của người học thành công - Đoàn Văn Điều
9 p | 110 | 7
-
Về kỹ năng sống của học sinh trung học cơ sở
6 p | 127 | 6
-
Khảo sát sinh viên về định kiến đối với người đồng tính: Phần 1
114 p | 12 | 4
-
Blog từ giải trí đến một hình thức báo chí mới
10 p | 48 | 3
-
Đánh giá mức độ áp dụng mô hình tổ chức học tập tại các doanh nghiệp trên địa bàn Kon Tum
7 p | 30 | 3
-
Khảo sát sự khác biệt về một số đặc điểm tâm lý của học viên bay, phi công và thành viên tổ bay quân sự
5 p | 8 | 3
-
Một số đặc điểm của giáo dân di cư từ giáo phận Bùi Chu ra Hà Nội
10 p | 10 | 3
-
Tương quan hài lòng cuộc sống ở sinh viên trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh với đặc điểm mẫu nghiên cứu
7 p | 8 | 3
-
Nghiên cứu đặc điểm nhân cách học sinh phổ thông trung học bị bắt nạt học đường ở thành phố Hồ Chí Minh
9 p | 44 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn