intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khảo sát đặc tính khúc xạ ở trẻ có tiền sử sinh non

Chia sẻ: Tran Hanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

42
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu với mục tiêu nhằm khảo sát đặc tính khúc xạ ở trẻ có tiền sử sinh non và mối tương quan giữa tật khúc xạ và cân nặng, tuổi thai lúc sinh của trẻ có tiền sử sinh non. Nghiên cứu thực hiện ở 44 trẻ trong độ tuổi từ 12 tháng – 5 tuổi có tiền sử sinh non được khám tại bệnh viện Mắt TP. Hồ Chí Minh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khảo sát đặc tính khúc xạ ở trẻ có tiền sử sinh non

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> KHẢO SÁT ĐẶC TÍNH KHÚC XẠ Ở TRẺ CÓ TIỀN SỬ SINH NON<br /> Mai Phan Hoàng Yến*, Nguyễn Công Kiệt*<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Mục đích: Khảo sát đặc tính khúc xạ ở trẻ có tiền sử sinh non và mối tương quan giữa tật khúc xạ và cân<br /> nặng, tuổi thai lúc sinh của trẻ có tiền sử sinh non.<br /> Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 44 trẻ trong độ tuổi từ 12 tháng – 5 tuổi có tiền sử sinh non được<br /> khám tại bệnh viện Mắt TP. Hồ Chí Minh và được xác định khúc xạ bằng phương pháp soi bóng đồng tử có liệt<br /> điều tiết. Thiết kế nghiên cứu mô tả, cắt ngang, không có nhóm chứng.<br /> Kết quả: 44 trẻ với 88 mắt được đo khúc xạ, trong đó tỉ lệ tật khúc xạ là 19 trẻ (43,18%), chính thị là<br /> 25 trẻ (56,82%). Chủ yếu tật cận thị chiếm 36,36%, viễn thị 6,82%, loạn thị 47,73%, bất đồng khúc xạ<br /> 6,82%. Tuổi trung bình đến khám là 30,68 tháng (≈ 2,5 tuổi); cân nặng trung bình lúc sinh là 1995,45g, và<br /> tuổi thai trung bình lúc sinh la 29,25 tuần. Không tìm thấy mối tương quan giữa cân nặng, tuổi thai lúc<br /> sinh của trẻ với tật khúc xạ.<br /> Kết luận: Tật khúc xạ thường gặp ở trẻ có tiền sử sinh non, chủ yếu tật cận thị. Không tìm thấy mối tương<br /> quan giữa tật khúc xạ với cân nặng, tuổi thai lúc sinh của trẻ.<br /> Từ khóa: Tiền sử sinh non, tật khúc xạ, cận thị, soi bóng đồng tử có liệt điều tiết.<br /> <br /> ABSTRACT<br /> REFRACTIVE OUTCOME IN PREMATURE CHILDREN WITHOUT RETINOPATHY OF<br /> PREMATURITY<br /> Mai Phan Hoang Yen, Nguyen Cong Kiet<br /> * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 1 - 2013: 263 - 268<br /> Purpose: To determine the incidence of refractive error from the ages of 12 months to 5 years in premature<br /> children without retinopathy of prematurity and also to seek a correlation between refractive error and birth<br /> weight, or gestational age.<br /> Subject and methods: In this observartional cross – sectional study, eye refraction in 44 premature<br /> children, with no ocular pathology, was measured by cycloplegic retionoscopy at the children from the ages of 12<br /> months to 5 years.<br /> Results: Of the 44 children reviewed, 19 (43.18%) had a refractive error and 25 (56.82%) were emmetropic<br /> in both eyes. Most of the children were myopia (36.36%). Hyperopia was observed in 6.82%. Astigmatism was<br /> found in 47.73% of the children. Anisometropia occurred in 6.82% of children in this study. The mean age at<br /> examination was 2.5 years; the mean birth weight was 1995.45g and the mean gestational age at birth was 29.25<br /> weeks. Refractive error was not correlated with birth weight or gestational age in this study.<br /> Conclusions: Significant refractive errors are quite common in the premature children without retinopathy<br /> of prematurity. Most of these children are myopia. There is no correlation between refractive error and birth<br /> weight or gestational age.<br /> Key words: Premature children without retinopathy of prematurity, refractive error, myopia, cycloplegic<br /> retinoscopy.<br /> <br /> <br /> <br /> Bộ Môn Mắt, Đại Học Y Dược<br /> Bệnh viện Đa khoa Kiên Giang<br /> Tác giả liên lạc: BS Mai Phan Hoàng Yến ĐT: 0905190500<br /> Email:maiphanhoangyen@gmail.com<br /> <br /> Chuyên Đề Tai Mũi Họng – Mắt<br /> <br /> 263<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Vào những năm cuối thế kỷ XX, sự phát triển<br /> vượt bậc của các phương tiện chẩn đoán – can<br /> thiệp sớm và kỹ thuật hồi sức sơ sinh tốt đã giúp<br /> làm giảm tỉ lệ tử vong sơ sinh, đặc biệt đối với<br /> các trẻ sinh non. Y văn thế giới đã ghi nhận<br /> nhiều trẻ sinh non từ 23 tuần thai, cân nặng lúc<br /> sinh từ 500gr được nuôi sống. Song song với<br /> những thành công đó, những thử thách được đặt<br /> ra đối với nền y học hiện đại: các tổn thương,<br /> bệnh lý đặc trưng trên một cơ thể non nớt, chưa<br /> được phát triển hoàn thiện xuất hiện. Đối với cơ<br /> quan thị giác, đó là tổn thương bệnh lý võng mạc<br /> trẻ sinh non (ROP), tật khúc xạ, lé, tổn thương vỏ<br /> não thị giác, chứng loạn sắc, giảm thị lực(6). Tất cả<br /> đều gây hậu quả nặng nề, ảnh hưởng nghiêm<br /> trọng đến chất lượng sống không chỉ trên bản<br /> thân trẻ ngay cả gia đình trẻ.<br /> Đến nay, do tính chất nghiêm trọng và<br /> những di chứng nặng nề, bệnh lý võng mạc trẻ<br /> sinh non đã được đưa vào chương trình tầm soát<br /> cho trẻ sinh non ở hầu hết các quốc gia trên thế<br /> giới, bước đầu mang lại hiệu quả khả quan. Bên<br /> cạnh, nguy cơ ROP, những trẻ sinh non, nhẹ cân<br /> không ROP có nguy cơ tật khúc xạ.<br /> Sự liên quan giữa tật khúc xạ và sinh non đã<br /> được thế giới biết tới từ năm 1955 qua các nghiên<br /> cứu của Fletcher và Brandon, và sau đó được<br /> nhiều tác giả khác báo cáo như Alfano (1958),<br /> Graham (1963), Verma (1994). Năm 1997, Fielder<br /> và Quinn mô tả, có ba hình thái cận thị ở trẻ sinh<br /> non: cận thị sinh lý “thoáng qua”, cận thị sinh<br /> non (MOP), cận thị thoái hóa trong ROP. Đây<br /> được xem như luận cứ khoa học đầu tiên về hình<br /> thái cận thị đặc biệt này. Sau đó,các tác giả<br /> Saunders (2002), Ton(2004), Holmstrom (2005),<br /> Larsson (2006) lần lượt công bố, bên cạnh tật cận<br /> thị thường gặp, tật viễn thị, loạn thị chiếm tỉ lệ<br /> khá cao ở nhóm trẻ có tiền sử sinh non. Tại Đông<br /> Nam Á, mối liên quan này cũng được nhiều tác<br /> giả báo cáo như Saw (1997), Theng (2000),<br /> Sharanjeet Kaur (2010). Tuy nhiên, ở Việt Nam<br /> <br /> 264<br /> <br /> mới chỉ có một số nghiên cứu báo cáo về tật khúc<br /> xạ ở trẻ sinh non có bệnh lý võng mạc.<br /> Do vậy, việc nghiên cứu về đặc tính tật khúc<br /> xạ ở trẻ có tiền sử sinh non không bệnh lý võng<br /> mạc nhằm phát hiện sớm tật khúc xạ, từ đó,<br /> giảm nguy cơ nhược thị, lé do không được điều<br /> chỉnh sớm là hết sức cần thiết.<br /> Nghiên cứu này nhằm hai mục tiêu:<br /> Khảo sát đặc tính khúc xạ ở trẻ có tiền sử<br /> sinh non.<br /> Xác định mối tương quan giữa tật khúc xạ và<br /> cân nặng, tuổi thai lúc sinh của trẻ.<br /> <br /> ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNGPHÁP NGHIÊNCỨU<br /> Đối tượng nghiên cứu<br /> Tất cả những trẻ có tiền sử sinh non không<br /> bệnh lý võng mạc được khám, đo khúc xạ tại<br /> Bệnh viện Mắt TP. Hồ Chí Minh từ tháng<br /> 10/2011 – 07/2012.<br /> Trẻ có tiền sử sinh non không bệnh lý võng mạc<br /> được khám và đo khúc xạ khách quan, đồng ý<br /> tham gia nghiên cứu. Loại trừ những trường hợp<br /> trẻ có tiền sử sinh non không bệnh lý võng mạc<br /> nhưng kèm theo các bệnh tại mắt và toàn thân,<br /> chậm phát triển tâm thần – vận động không cho<br /> phép thăm khám và đo khúc xạ khách quan.<br /> <br /> Phương pháp nghiên cứu<br /> Thiết kế nghiên cứu<br /> Đây là nghiên cứu mô tả, cắt ngang, có phân<br /> tích, không có nhóm chứng.<br /> Quy trình nghiên cứu<br /> Giải thích thân nhân của trẻ sự cần thiết và<br /> lợi ích của việc tham gia nghiên cứu.<br /> Phỏng vấn bằng phiếu thu thập số liệu: tất cả<br /> trẻ đủ tiêu chuẩn đều được phỏng vấn bằng<br /> phiếu thu thập số liệu. Phiếu thu thập số liệu<br /> được xây dựng gồm các câu hỏi đóng và mở để<br /> nhằm thu thập thông tin từ thân nhân của trẻ.<br /> Thăm khám:<br /> + Đánh giá phần trước nhãn cầu: giác mạc,<br /> tiền phòng, mống mắt, thủy tinh thể.<br /> <br /> Chuyên Đề Tai Mũi Họng – Mắt<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br /> + Đánh giá phần sau nhãn cầu: võng mạc,<br /> mạch máu, gai thị.<br /> Đo khúc xạ khách quan chưa liệt điều tiết.<br /> Ghi nhận kết quả sơ bộ.<br /> Nhỏ thuốc liệt điều tiết Mydrin P 0,5% 3 lần,<br /> cách nhau 5 – 10 phút, khám khúc xạ khách quan<br /> sẽ được thực hiện sau lần nhỏ thuốc cuối cùng<br /> khoảng 30 – 45 phút.<br /> Đánh giá tình trạng tật khúc xạ: giá trị tật<br /> khúc xạ được xác định bằng giá trị độ khúc xạ<br /> cầu tương đương (Spherical Equavilent: SE).<br /> Độ khúc xạ cầu tương đương = độ cầu + 1 / 2<br /> độ loạn.<br /> + Xác định là cận thị nếu độ khúc xạ cầu<br /> tương đương ≤ - 0,50D, viễn thị nếu độ khúc<br /> xạ cầu tương đương ≥ + 2,00D, chính thị nếu<br /> độ khúc xạ cầu tương đương lớn hơn – 0,50D<br /> và nhỏ hơn + 2,00D, cận thị nặng nếu độ khúc<br /> xạ cầu tương đương ≤ - 3,00D, cận thị nhẹ nếu<br /> độ khúc xạ cầu tương đương lớn hơn - 3,00D<br /> nhưng nhỏ hơn – 0,50D. Độ loạn thị được tính<br /> nếu giá trị loạn thị ≥ 0,75D. Bất đồng khúc xạ<br /> được xác định khi chênh lệch độ khúc xạ giữa<br /> hai mắt ≥ 1,00D.<br /> + Trẻ được xem là cận thị nếu một mắt cận<br /> thị hay cả hai mắt bị cận thị.<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> + Trẻ được xem là viễn thị nếu cả hai mắt<br /> viễn thị hay một mắt viễn thị và mắt kia chính<br /> thị.<br /> + Trẻ được xem là chính thị nếu không có<br /> mắt nào cận hay viễn thị.<br /> <br /> Thống kê, xử lý số liệu<br /> Nhập, xử lý và phân tích số liệu bằng phần<br /> mềm SPSS for Window 16.0. Biến số định lượng<br /> được trình bày bằng số trung bình ± độ lệch<br /> chuẩn. Mối liên quan giữa hai biến định lượng<br /> được kiểm định bằng Student test. Mối tương<br /> quan giữa tật khúc xạ và các biến định lượng<br /> khác được khảo sát với hệ số tương quan<br /> Pearson và điều chỉnh với phân phối Poison<br /> nhằm tìm chỉ số nguy cơ (RR = Relative Risk).<br /> Các test có ý nghĩa thống kệ khi p < 0,05.<br /> <br /> KẾT QUẢ<br /> Chúng tôi tiến hành khám, đo khúc xạ<br /> khách quan cho 44 trẻ với 88 mắt, trong đó, 24<br /> nữ (54,54%) và 20 nam (45,46%). Giới nữ có tỉ<br /> lệ cao hơn nhưng sự khác biệt này không có ý<br /> nghĩa thống kê (p = 0,55). Các biến số tuổi đến<br /> khám, cân nặng lúc sinh, tuổi thai lúc sinh, độ<br /> khúc xạ cầu tương đương ở mỗi mắt được mô<br /> tả ở bảng 1.<br /> <br /> Bảng 1. Đặc điểm thống kê của trẻ có tiền sử sinh non trong nghiên cứu.<br /> <br /> Trung bình<br /> Nhỏ nhất<br /> Lớn nhất<br /> <br /> Tuổi đến khám Cân nặng lúc<br /> (tuổi)<br /> sinh(g)<br /> 2,5<br /> 1995,45<br /> 1<br /> 1600<br /> 5<br /> 2500<br /> <br /> Tuổi thai lúc<br /> sinh(tuần)<br /> 29,52<br /> 25<br /> 34<br /> <br /> Để nghiên cứu có tính đồng nhất, chúng tôi<br /> tiến hành khảo sát mối tương quan độ khúc xạ<br /> cầu tương đương (SE) giữa hai mắt trên cùng<br /> một trẻ, nhận thấy có mối tương quan thuận,<br /> chặt nhưng không có ý nghĩa thống kê (R = 0,87;<br /> p = 0,903) nên chọn mắt phải ở mỗi trẻ để đánh<br /> giá tình trạng tật khúc xạ.Trong tổng số 44 trẻ, tật<br /> khúc xạ chiếm 43,18%, chính thị có tỉ lệ 56,82%.<br /> Tỉ lệ cận thị là 36,36%, trong đó cận thị trên –<br /> 2,00D chiếm 9,09% và trên – 3,00D là 6,82%; viễn<br /> thị ≥ +2,00D chiếm 6,82%. Bất đồng khúc xạ trong<br /> <br /> Chuyên Đề Tai Mũi Họng – Mắt<br /> <br /> Độ khúc xạ cầu tương<br /> đương mắt phải (D)<br /> - 0,29<br /> - 4,38<br /> + 2,88<br /> <br /> Độ khúc xạ cầu tương<br /> đương mắt trái (D)<br /> - 0,28<br /> - 4,38<br /> + 3,13<br /> <br /> nghiên cứu có tỉ lệ 6,82% (bảng 2).<br /> Bảng 2. Sự phân bố các loại tật khúc xạ của trẻ trong<br /> nghiên cứu.<br /> Tật khúc xạ<br /> Chính thị<br /> Cận thị<br /> Cận thị < - 0,50D<br /> Cận thị< -2,00D<br /> Cận thị < -3,00D<br /> Viễn thị<br /> Bất đồng khúc xạ<br /> SE hai mắt chênh nhau trên 1,00D<br /> SE hai mắt chênh nhau trên 2,00D<br /> <br /> Số trẻ (%)<br /> 25 (56,82)<br /> 9 (20,45)<br /> 4 (9,09)<br /> 3 (6,82)<br /> 3 (6,82)<br /> 3(6,82)<br /> 1 (5%)<br /> 2 (11%)<br /> <br /> 265<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br /> <br /> Loạn thị chiếm 38,6% ở mắt phải, và mắt trái<br /> với tỉ lệ 54,55%. Độ loạn thị trung bình là - 0,71±<br /> 0,76D ở mắt phải, và – 0,89 ± 0,86D ở mắt trái.<br /> <br /> Bảng 4. Yếu tố tuổi thai lúc sinh và tật khúc xạ của<br /> trẻ trong nghiên cứu.<br /> Tật khúc Tuổi thai lúc sinh (tuần)<br /> xạ<br /> 24 – 27 28 – 31 32 – 34<br /> <br /> Ngoài ra, với R = 0,81, chứng tỏ giữa độ loạn thị<br /> giữa hai mắt trên cùng một trẻ có mối tương<br /> quan cao với nhau và có mối liên hệ thuận. Sự<br /> khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p =0,019 <<br /> 0,05. Ngoài ra, khảo sát loạn thị mắt phải và mắt<br /> trái với các yếu tố: phân tích đa biến cho thấy sự<br /> khác biệt giữa loạn thị mắt phải và mắt trái<br /> không có ý nghĩa thống kê ở giới tính (p = 0,14 ở<br /> mắt phải và p = 0,39 ở mắt trái) và tuổi đến khám<br /> (p = 0,82 ở mắt phải, p = 0,61 ở mắt trái).<br /> Mối tương quan nghịch, yếu (R = - 0,014)<br /> giữa độ khúc xạ cầu tương đương với cân nặng<br /> lúc sinh. Hơn nữa, khi điều chỉnh với phân phối<br /> Poison bằng cách xác định yếu tố nguy cơ (RR)<br /> khi phân nhóm trẻ trong nghiên cứu dựa theo<br /> cân nặng lúc sinh và tật khúc xạ, sự khác biệt<br /> không có ý nghĩa thống kê (bảng 3).<br /> Bảng 3. Yếu tố cân nặng lúc sinh và tật khúc xạ của<br /> trẻ trong nghiên cứu.<br /> Tật khúc xạ Cân nặng lúc sinh (g)<br /> Dưới<br /> 2000g 2000g<br /> 2500g<br /> Cận thị<br /> Có<br /> 5<br /> 11<br /> Không<br /> 14<br /> 14<br /> Viễn thị<br /> Có<br /> 0<br /> 3<br /> Không<br /> 19<br /> 22<br /> Loạn thị<br /> Có<br /> 5<br /> 12<br /> Không<br /> 14<br /> 13<br /> <br /> RR (chỉ số<br /> nguy cơ)<br /> <br /> p<br /> <br /> 1,509<br /> <br /> 0,219<br /> <br /> 2,591<br /> <br /> 0,107<br /> <br /> 0,334<br /> <br /> 0,536<br /> <br /> Mối tương quan thuận, yếu (R = 0,01) giữa<br /> độ khúc xạ cầu tương đương và tuổi thai lúc<br /> sinh. Ngoài ra, khi điều chỉnh với phân phối<br /> Poison bằng cách xác định yếu tố nguy cơ (RR)<br /> khi phân nhóm trẻ trong nghiên cứu dựa theo<br /> tuổi thai lúc sinh và tật khúc xạ, sự khác biệt<br /> không có ý nghĩa thống kê (bảng 4).<br /> <br /> 266<br /> <br /> Cận thị<br /> Có<br /> Không<br /> Viễn thị<br /> Có<br /> Không<br /> Loạn thị<br /> Có<br /> Không<br /> <br /> RR<br /> (Chỉ số<br /> nguy cơ)<br /> <br /> P<br /> <br /> 0<br /> 4<br /> <br /> 14<br /> 20<br /> <br /> 2<br /> 4<br /> <br /> 0,078<br /> <br /> 0,78<br /> <br /> 0<br /> 4<br /> <br /> 3<br /> 31<br /> <br /> 0<br /> 6<br /> <br /> 0,003<br /> <br /> 0,955<br /> <br /> 0<br /> 4<br /> <br /> 13<br /> 21<br /> <br /> 4<br /> 2<br /> <br /> 0,487<br /> <br /> 0,485<br /> <br /> BÀN LUẬN<br /> Khi mới sinh, hệ thống thị giác của trẻ chưa<br /> hoàn thiện và tiếp tục phát triển trong những<br /> năm đầu đời. Sinh non có thể ảnh hưởng đến sự<br /> phát triển của nhãn cầu hay quá trình chính thị<br /> hóa của trẻ dẫn đến tật khúc xạ(7). Những nghiên<br /> cứu đầu tiên về tật khúc xạ ở trẻ có tiền sử sinh<br /> non được thế giới biết đến vào những năm thập<br /> niên 1950 qua nghiên cứu của Fletcher và<br /> Brandon. Cận thị được xem như một trong<br /> những tật khúc xạ thường gặp nhất ở trẻ có tiền<br /> sử sinh non. Trong nghiên cứu của chúng tôi, có<br /> 16/44 (36,36%) mắt được ghi nhận cận thị ở<br /> nhóm trẻ từ 12 tháng tuổi đến 5 tuổi. Trẻ cận thị<br /> trên 2,00D có tỉ lệ 9,09% và trên 3,00D chiếm<br /> 6,82% (bảng 2). Kết quả của chúng tôi tương<br /> đương với tác giả Kim là 36%(3), Saw là 25,9%(8),<br /> Srinivasan là 33%(9). Kết quả của chúng tôi cao<br /> hơn so với các nghiên cứu của Holmstrom là<br /> 6%(2), Larsson là 6,8%(5), O’Connor là 16,7%(6).<br /> Điều này có thể giải thích được do sự khác nhau<br /> trong đặc điểm dịch tễ và phương pháp nghiên<br /> cứu. Trong nghiên cứu của Holmstrom, cách xác<br /> định tật cận thị khi SE trên -1,00D. Tác giả<br /> Larsson và O’Connor có cùng xác định tật cận thị<br /> với nghiên cứu của chúng tôi nhưng đặc điểm<br /> dân số Châu Âu khác với Châu Á, nơi có tỉ lệ cận<br /> thị thấp.<br /> Có ba hình thái cận thị ở trẻ sinh non được<br /> báo cáo trong nhiều công trình nghiên cứu<br /> trước đây (cận thị sinh lý “thoáng qua”, cận<br /> <br /> Chuyên Đề Tai Mũi Họng – Mắt<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br /> thị sinh non, và cận thị thoái hóa trong ROP).<br /> Trong nghiên cứu của chúng tôi, khảo sát hình<br /> thái cận thị sinh non không bệnh lý võng mạc.<br /> Đây là hình thái cận thị do ngừng phát triển<br /> của phần trước nhãn cầu ở nhóm trẻ sinh non<br /> không bệnh lý võng mạc. Tỉ lệ cận thị trên –<br /> 3,00D chiếm 6,82% trong nghiên cứu, phần<br /> nào khẳng định ảnh hưởng của yếu tố sinh<br /> non lên quá trình chính thị hóa ở trẻ. Kết luận<br /> này phù hợp với nhận định của tác giả<br /> Larsson(5) và Saunders(7).<br /> Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ viễn<br /> thị là 6,82% (bảng 2). Điều này, cho thấy quá<br /> trình chính thị hóa bị ảnh hưởng ở trẻ có tiền<br /> sử sinh non, không chỉ dẫn đến cận thị, còn có<br /> thể viễn thị. Trong nghiên cứu này, chúng tôi<br /> xác định tật viễn thị khi SE (độ khúc xạ cầu<br /> tương đương) lớn hơn + 2,00D bao gồm cả<br /> viễn thị tiềm ẩn. Chính điều này, tránh được<br /> việc viết đơn kính điều chỉnh không cần thiết<br /> và không chính xác ở trẻ. Nếu trẻ được đeo<br /> kính điều chỉnh không đúng sẽ dẫn đến hậu<br /> quả mắt trẻ phát triển lệch lạc như lé, tật khúc<br /> xạ nặng hơn.<br /> Các nghiên cứu trước đây về tật khúc xạ<br /> thường gộp tật loạn thị vào tật khúc xạ hình<br /> cầu (viễn, cận thị). Trong nghiên cứu này,<br /> chúng tôi tách riêng tật loạn thị và nhận thấy<br /> tật loạn thị ở hai mắt có sự khác biệt rõ, và có ý<br /> nghĩa thống kê (p= 0,019). Sự khác biệt này có<br /> thể giải thích do rối loạn phát triển trong quá<br /> trình chính thị hóa ở trẻ có tiền sử sinh non.<br /> Sự rối loạn này bao gồm những thay đổi ở trục<br /> nhãn cầu, gia tăng độ cong giác mạc, độ sâu<br /> tiền phòng và độ dày của thủy tinh thể. Khúc<br /> xạ trong loạn thị phức tạp hơn so với khúc xạ<br /> trong cận thị, viễn thị đơn thuần, do trong<br /> loạn thị, khúc xạ phải theo hai trục với hai tiêu<br /> khác nhau. Do đó, Dobson và cộng sự, khẳng<br /> định tầm quan trọng trong việc phát hiện tật<br /> loạn thị sớm và viết đơn kinh đúng để ngăn<br /> ngừa nhược thị(1).<br /> Tỉ lệ bất đồng khúc xạ trong nghiên cứu<br /> của chúng tôi là 6,82% (bảng 2). Kết quả<br /> <br /> Chuyên Đề Tai Mũi Họng – Mắt<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> nghiên cứu tương đương với các tác giả<br /> Saunders là 7,7%(7) và Larsson là 6,2%(5).<br /> Ngưỡng SE hai mắt chênh nhau trên 1,50D ở<br /> trẻ dưới 5 tuổi, chúng tôi khuyến khích trẻ đeo<br /> kính điều chỉnh sớm, khởi đầu điều trị bao<br /> gồm cho trẻ đeo kính từ 4 – 6 tuần, sau đó<br /> đánh giá lại thị lực trước khi chỉ định các<br /> phương pháp điều trị phụ trợ(4).<br /> Trong nghiên cứu này, chúng tôi không<br /> tìm thấy mối tương quan giữa tật khúc xạ với<br /> cân nặng lúc sinh (bảng 3). Kết luận này phù<br /> hợp với tác giả Saw(8), Ton(10). Nhưng trong<br /> một số nghiên cứu, cho rằng, tật khúc xạ và<br /> cân nặng lúc sinh có mối tương quan nghịch.<br /> Những trẻ càng nhẹ cân, càng có nguy cơ phát<br /> triển thị giác bất thường từ mắt đến vỏ não thị<br /> giác, ảnh hưởng thần kinh trung ương và<br /> ngoại vi. Ngược lại cũng có những công trình<br /> đưa ra nhận định, những trẻ nhẹ cân thường<br /> kèm bệnh lý toàn thân, chính vì vậy, rất khó<br /> để xác định yếu tố nhẹ cân gây tổn thương tại<br /> mắt, hay chính bệnh lý toàn thân ảnh hưởng<br /> trực tiếp lên cơ quan thị giác.<br /> Tương tự, chúng tôi cũng không tìm thấy<br /> mối tương quan giữa tật khúc xạ với tuổi thai<br /> lúc sinh (bảng 4). Kết luận này phù hợp tác giả<br /> Saw(8), Ton(10). Tuy nhiên, theo một số y văn<br /> cho rằng, tuổi thai càng ngắn, tỉ lệ cận thị càng<br /> cao. Trong một nghiên cứu của tác giả Ricci và<br /> cộng sự (1999), ông tìm thấy mối tương quan<br /> giữa tật khúc xạ với tuổi thai lúc sinh, đặc biệt<br /> cận thị trên – 3,00D ở trẻ có tuổi thai lúc sinh<br /> từ 26 – 28 tuần tuổi. Vì vậy, mối tương quan<br /> này vẫn còn nhiều bàn cãi, sẽ là hướng để tiếp<br /> tục nghiên cứu trong tương lai với cỡ mẫu lớn<br /> và kết hợp đa trung tâm.<br /> <br /> KẾT LUẬN<br /> Tật khúc xạ thường gặp ở nhóm trẻ có tiền<br /> sử sinh non không bệnh lý võng mạc, chủ yếu<br /> tật cận thị. Đây là cơ sở cho thấy rõ tầm quan<br /> trọng của việc tầm soát khúc xạ ở nhóm trẻ<br /> này, phát hiện sớm và điều trị sớm sẽ giảm bớt<br /> gánh nặng cho gia đình.<br /> <br /> 267<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2