intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ DỰ ÁN CUNG CẤP ĐIỆN CỦA MỘT SỐ KHU DÂN CƯ MỚI TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Chia sẻ: Ad Dada | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

106
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo tài liệu 'khảo sát, đánh giá hiệu quả đầu tư dự án cung cấp điện của một số khu dân cư mới tại thành phố đà nẵng', kỹ thuật - công nghệ, điện - điện tử phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ DỰ ÁN CUNG CẤP ĐIỆN CỦA MỘT SỐ KHU DÂN CƯ MỚI TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

  1. KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ DỰ ÁN CUNG CẤP ĐIỆN CỦA MỘT SỐ KHU DÂN CƯ MỚI TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG INVESTIGATION AND EVALUATION THE EFFECT OF INVESTIMENT POWER SUPPLY IN SOME NEW RESIDENTIAL AREAS IN DA NANG LÊ KIM HÙNG Đại học Đà Nẵng NGÔ TẤN CƯ Học viên Cao học khoá 2004-2007, Chuyên ngành Mạng và Hệ thống điện TÓM TẮT Thành phố càng đẩy nhanh công tác chỉnh trang đô thị thì việc hình thành các khu dân cư (KDC) mới ngày càng nhiều. Việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng: đường giao thông, cấp nước, cấp điện là vấn đề được nhiều ngành quan tâm. Việc cấp điện sao cho vừa đảm bảo cho sản xuất, sinh hoạt của nhân dân và phù hợp với nguồn vốn đầu tư là vấn đề hiện đang được ngành điện hết sức cân nhắc. Bài báo này đánh giá hiệu quả đầu tư và vận hành các công trình điện đã xây dựng tại các KDC. Đây là công việc cần thiết trong giai đoạn các Công ty điện lực chuẩn bị chuyển sang cổ phần hoá hiện nay. ABSTRACT The more the renewal of Danang is sped up, the more new residential areas are constructed in this city. Investment and construction of infrastructure, such as road, water network, electrical network, and so on are receiving more concern. Supplying electricity to satisfy demand of production and people’s life and in accordance with investment capital is a matter of great concern of Danang Power Company. This paper investigates and evaluates the effect of investment and operation of power supply projects in these residential areas. This task is essential when the power companies are preparing for conversion into joint-stock enterprises. 1. Đặt vấn đề Từ năm 1999 đến năm 2006 dân số Thành phố Đà Nẵng tăng thêm 149.154 người, đến cuối năm 2006 dân số Thành phố là 834.000 người với mật độ 663 người/km2, mật độ dân số tăng thêm 117,85 người/km2. Trong thành phố đã hình thành thêm 1 đơn vị hành chính cấp Quận mới, nhiều khu đô thị mới được khởi công xây dựng, các KDC mới xuất hiện ngày càng nhiều, đã có hơn 300 KDC được xây dựng và đưa vào sử dụng. Hệ thống cung cấp điện (HTCCĐ) do rất nhiều đơn vị làm chủ đầu tư,... tổng số vốn đã giải ngân cho các hệ thống điện này lên đến hàng trăm tỉ đồng. Do quá nhiều chủ đầu tư như vậy nên trong thực tế các công trình cấp điện cho các khu dân cư có rất nhiều vấn đề cần phân tích, đánh giá. Hiện nay các công trình này đã lần lượt bàn giao lại cho ngành điện (Công ty điện lực Đà Nẵng), và ngành điện phải hoàn trả lại vốn mà các đơn vị này đã đầu tư. 2. Khảo sát công tác đầu tư và vận hành tại Chi nhánh điện Khu vực 2 Qua khảo sát tại Chi nhánh điện khu vực 2 giai đoạn từ 1997- 2006, trên địa bàn các quận Liên Chiểu, Thanh Khê, Hoà Vang đã được đầu tư và đưa vào hoạt động là 85 công trình. Qui mô đầu tư cho HTCCĐ các KDC này là: * Số km đường dây trung thế: 18.255,7 mét.
  2. * Tổng dung lượng TBA: 26.390 kVA. * Số km đường dây hạ thế: 105.234,8 mét. Với tổng số vốn đầu tư là 61,8 tỷ đồng. Tuy nhiên trên thực tế rất nhiều KDC xây dựng xong HTCCĐ thì không có khách hàng sử dụng điện, chúng tôi đã đi thực tế hầu hết các KDC nhưng tỉ lệ nhân dân nhận đất vào xây dựng nhà ở khá ít. Điển hình như 2 KDC tại khu vực Liên Chiểu - Thuận Phước (Hình 1). Hình 1. KDC Liên Chiểu - Thuận Phước không có khách hàng sử dụng điện Trong công tác quản lý vận hành bằng cách sử dụng Ampe kiềm và đồng hồ vạn năng đã thu thập được số liệu đo dòng phụ tải cực đại thực tế tại tất cả các trạm biến áp (TBA) khảo sát và kết quả diễn như hình 2. 100 90 80 70 60 % taíi 50 40 30 20 10 0 10 13 16 19 22 25 28 31 34 37 40 43 46 49 52 55 58 61 64 67 70 73 76 79 82 85 1 4 7 Hình 2. Đồ thị biểu diễn mức độ mang tải của 85 TBA 3. Phân tích hiệu quả đầu tư tai các KDC thuộc Chi nhánh điện 2
  3. Trong bài báo này sử dụng chương trình tính toán, phân tích tài chính được viết trên EXCEL hiện đang sử dụng tại Công ty Điện lực Đà Nẵng với các số liệu điều tra và thu thập từ thực tế để thực hiện tính toán. Với các qui ước như sau: do quy mô đầu tư các dự án lưới điện lớn, thời gian thực hiện đầu tư dài nên thời điểm được chọn để phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế đầu tư là thời điểm kết thúc quá trình thực hiện đầu tư xây dựng công trình. Năm 2000, dự án bắt đầu đi vào hoạt động, nên đầu thời kỳ phân tích được xác định là đầu năm 2000, các khoản thu chi trong giai đoạn vận hành của dự án bắt đầu từ năm 2000 và xét trong khoảng thời gian đến năm 2015 là cuối thời kỳ phân tích để tính giá trị hiện tại ròng của dự án. Các chỉ tiêu chính để đánh giá như sau: 1. Giá trị hiện tại thuần NPV được tính: [3] NPV = PVn - PIn n  (3.1) Fi n  Ii PVn = (1+r)i PIn = (1+r)i i=0 i=0 Trong đó: PV: hiện giá của khoản thu hồi thuần mà dự án có thể mang lại trong suốt quá trình hoạt động. PI: hiện giá thuần của các khoản đầu tư của dự án. n: vòng đời của dự án. Fi: khoản thu hồi thuần của dự án tại năm (i) tính từ năm gốc. Ii: khoản đầu tư của dự án tại năm (i) tính từ năm gốc. 2. Tỷ suất thu hồi nội bộ IRR: [3] Hay còn gọi là hệ số hoàn vốn nội bộ, chính là lãi suất chiết khấu (IRR) mà ứng với nó tổng giá trị hiện tại của thu hồi thuần bằng đúng tổng hiện giá vốn đầu tư tức là tổng thu của dự án sẽ cân bằng với tổng chi trong cùng mặt bằng thời gian hiện tại. Suất thu hồi nội bộ sẽ là nghiệm của phương trình: n n  Ii  Fi = (1+IRR)i (3.2) (1+IRR)i i=0 i=0 3. Chỉ tiêu tỷ số lợi ích / chi phí (B/C): [3] Được xác định bằng tỷ số giữa lợi ích thu được và chi phí bỏ ra. Lợi ích và chi phí của dự án có thể tính theo giá trị ở mặt bằng thời điểm hiện tại hoặc thời điểm tương lai. Công thức tính như sau: n B / (1  r ) i i B/C  i 0 n C (3.3) /(1  r ) i i i 0 Trong đó: Bi: thu nhập (doanh thu) tại năm i. Ci: chi phí sản xuất tại năm i.
  4. Khi đánh giá dự án, đối với các dự án độc lập thì B/C  1 là có thể chấp nhận được. Khi đó, tổng các khoản lợi ích của dự án đủ để bù đắp chi phí phải bỏ ra của dự án và dự án có khả năng sinh lợi. Ngược lại, nếu B/C < 1 dự án bị bác bỏ. 4. Thời gian hoàn vốn T:[3] Xác định trên cơ sở xem xét cân bằng giữa thu hồi thuần và đầu tư ban đầu theo giá thực tế mà không quan tâm đến sự khác biệt của tiền tệ theo thời gian. Công thức tính như sau: Di – Hi-1 T = (i – 1) + (năm) (3.4) Hi – Hi-1 Trong đó: Di: đầu tư luỹ kế tính được tại năm i Hi: thu hồi thuần luỹ kế tính được tại năm i T: thời gian hoàn vốn của dự án Dự án sẽ được chấp nhận khi mà thời gian hoàn vốn của dự án tính toán được nhỏ hơn hoặc bằng thời hạn hoàn vốn quy định. Tổng nguồn vốn vay đầu tư cho dự án: 61,8 tỷ đồng với lãi suất bình quân 12%/năm, vay trong thời hạn 10 năm. Giá bán điện thương phẩm qua các năm 2000 đến 2006, thuế suất thuế thu nhập Doanh nghiệp do Nhà nước quy định. Giá mua điện ước tính khoảng 70% giá bán điện thương phẩm. Mức trích khấu hao cơ bản (KHCB) tài sản lưới điện do ngành điện quy định là 10%/năm tính theo phương pháp khấu hao đường thẳng. Chi phí sửa chữa, bảo dưỡng, vận hành chiếm 1%/giá trị đầu tư; chi phí tiền lương, chi phí quản lý và các khoản chi phí khác chiếm 9%/giá trị doanh thu bán điện. Sử dụng chương trình phân tích tài chính, kinh tế đang sử dụng tại Công ty Điện lực Đà Nẵng, ta có kết quả tại bảng 1. Bảng 1: Kết quả phân tích chỉ tiêu tài chính dự án Tính toán độ nhạy Chỉ tiêu Các chỉ Đơn vị Chỉ tiêu tài Vốn SL Đtp = kinh tế - xã Gía bán tiêu tính chính ĐT=1,1 0,9 SL dự tăng 30 hội. đ/kWh khái toán báo Tr.đồng NPV -18.659 54.666 -23.168 -21.311 -19.734 B/C 0,90 1,42 0,88 0,88 0,89 IRR 3,96% 40,91% 5,32% 4,90% 4,43% T.h.vốn Năm >10 >10 >10 >10 G.bán tối đồng/kwh 1020,11 1032,31 1033,77 954,87 thiểu 4. Các nhận xét - Giá trị hiện tại thuần của dự án NPV = - 18.659
  5. - Tỷ suất thu hồi nội bộ IRR mô tả như tỷ lệ tăng trưởng của dự án, nó xác định một tỷ suất chiết khấu sao cho giá trị hiện tại của số dư bằng tiền dự kiến thu được từ dự án đầu tư lớn hơn hoặc bằng giá trị hiện tại của số tiền bỏ ra để đầu tư. Trong dự án đầu tư hệ thốn g điện khu dân cư mới tại Chi nhánh điện 2 cho được kết quả IRR = 3,96% < 12% và nhỏ hơn lãi  suất đi vay của dự án r = 12%. Dự án này không khả thi. - Tỷ suất lợi ích/chi phí: B/C = 0,950% có: 14 KDC chiếm tỉ lệ 16,47 %. + Mức độ mang tải từ 30% đến 50% có: 14 KDC chiếm tỉ lệ 16,47 %. + Mức độ mang tải từ 0 % đến 30% có: 57 KDC chiếm tỉ lệ 67,06 %. - Như vậy có đến 83,53 % vận hành dưới 50% công suất lắp đặt. 5. Kết luận Việc đầu tư, khai thác vận hành các hệ thống cung cấp điện tại các KDC mới tại 85 KDC khảo sát cho thấy:
  6. - Nguồn vốn đầu tư 100% là vốn vay thương mại, nhưng các chỉ tiêu kinh tế, tài chính đều rất xấu (nêu tại bảng 1). - Phần lớn các TBA tại các KDC đều vận hành non tải. - Sản lượng điện và giá bán bình quân tai các KDC đều thấp, chưa phù hợp với công tác dự báo phụ tải khi quy hoạch các KDC mới. - Do trước đây có nhiều Ban quản lý nên đơn giá công trình và các tiêu chuẩn khi thiết kế lắp đặt nên khi đưa vào vận hành gặp khó khăn về công tác xử lý sự cố hay thay thế thiết bị khi hư hỏng do không cùng chủng loại. Từ các phân tích và dẫn chứng trên chúng tôi cho rằng việc quyết định đầu tư cho cơ sở hạ tầng nói chung và hệ thống cung cấp điện nói riêng tại các KDC mới là một công việc đòi hỏi phải có sự tính toán kỹ lưỡng để đảm bảo sử dụng đồng vốn có hiệu quả trong điều kiện hiện nay. TÀI LIỆU THAM KHẢO Bộ Kế hoạch và Đầu tư (1998), Tài liệu chuyên đề: Lập kế hoạch, đánh giá và quản lý [1] các dự án phát triển bền vững, Dự án VIE 2489. Ngân hàng thế giới, Phân tích kinh tế các hoạt động đầu tư, Viện Ngân hàng thế giới, [2] tài liệu dịch. Trương Quang Tám (1991), Các chỉ tiêu phân tích tài chính và kinh tế các dự án đầu [3] tư, Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm, Hà Nội. Đặng Quốc Thống, Một số vấn đề về qui hoạch, thiết kế và vận hành hệ thống cung [4] cấp điện đô thị, ĐHBK Hà Nội, Hà Nội. Đặng Minh Trang (1997), Quản trị dự án vốn đầu tư, NXB Giáo dục, Hà Nội. [5] Nguyễn Hoàng Việt (2004), Thiết kế hệ thống điện, ĐHQG Hồ Chí Minh, Hồ Chí [6] Minh. [7] http://vi.wikipedia.org/wiki/
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
37=>1