intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khảo sát đột biến axít amin vùng core HCV ở bệnh nhân viêm gan C mạn tính

Chia sẻ: Hạnh Hoa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

61
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu nhằm khảo sát tỉ lệ đột biến axít amin vùng core HCV ở bệnh nhân viêm gan C mạn tính và nồng độ HCV RNA ở nhóm bệnh nhân có đột biến vùng core và nhóm bệnh nhân không có đột biến này.Nghiên cứu tiến hành trên 117 bệnh nhân viêm gan siêu vi C mạn tính đến khám và điều trị tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Trà Vinh từ 01/4/2013 đến 31/12/2013.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khảo sát đột biến axít amin vùng core HCV ở bệnh nhân viêm gan C mạn tính

Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015<br /> <br /> KHẢO SÁT ĐỘT BIẾN AXÍT AMIN VÙNG CORE HCV Ở BỆNH NHÂN<br /> VIÊM GAN C MẠN TÍNH<br /> Phạm Bá Chung*, Phạm Hùng Vân**, Cao Minh Nga**<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Mục tiêu. Khảo sát tỉ lệ đột biến axít amin vùng core HCV ở bệnh nhân viêm gan C mạn tính và nồng độ<br /> HCV RNA ở nhóm bệnh nhân có đột biến vùng core và nhóm bệnh nhân không có đột biến này.<br /> Phương pháp. Nghiên cứu cắt ngang trên 117 bệnh nhân viêm gan siêu vi C mạn tính đến khám và điều trị<br /> tại Bệnh viện đa khoa Tỉnh Trà Vinh từ 01/4/2013 đến 31/12/2013.<br /> Kết quả. Tỉ lệ đột biến vùng core HCV là 47,5%, bệnh nhân nhiễm HCV týp 6 có tỉ lệ đột biến vùng core cao<br /> nhất (87,5%). Nồng độ HCV RNA ở nhóm bệnh nhân có đột biến vùng core và nhóm không có đột biến vùng<br /> core là 13 x 106 IU/ml và 10,2 x 106 IU/ml.<br /> Kết luận. Qua nghiên cứu 117 bệnh nhân viêm gan C mạn tính, chúng tôi nhận thấy có một tỉ lệ cao bệnh<br /> nhân bị đột biến vùng core HCV, phần lớn ở bệnh nhân nhiễm týp HCV týp 6. Không có sự khác biệt về nồng độ<br /> HCV RNA ở nhóm bệnh nhân có đột biến vùng core và nhóm bệnh nhân không có đột biến vùng core.<br /> Từ khóa. Đột biến vùng core HCV, viêm gan C mạn tính.<br /> <br /> ASTRACT<br /> THE AMINO ACID MUTATION IN HEPATITIS C VIRUS CORE REGION AMONG CHRONIC HCV<br /> INFECTION<br /> Pham Ba Chung, Pham Hang Van, Cao Minh Nga<br /> * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - Supplement of No 1 - 2015: 378 - 381<br /> Objective: This study was performed to investigate the percentage of amino acid mutation among chronic<br /> HCV infection and the mean viral titer among the mutant type and the others.<br /> Methods: A cross-sectional study was conducted between April 1st 2013 and December 31st 2013 on 117<br /> chronic HCV infection patients. These patients were diagnosed and treated at Tra Vinh hospital.<br /> Results: The percentage of amino acid mutation among chronic HCV infection was 47.5%. The highest rate<br /> belonged to HCV genotype 6 (87.5%). There was no significant difference in the mean viral titer among the<br /> mutant type and the non-mutant type of all genotypes.<br /> Conclusions: In HCV chronic infection, the percentage of amino acid mutation was fairly high, 47.5%,<br /> especially in HCV genotype 6. Mutant type and non-mutant type had the same mean viral titer.<br /> Key words: HCV core mutation, chronic HCV infection.<br /> nghiên cứu đã xác định được một số chỉ thị có<br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> ảnh hưởng đến kết quả đạt được đáp ứng siêu vi<br /> Bệnh viêm gan siêu vi C là nguyên nhân<br /> bền vững trong đó có đột biến axít amin vùng<br /> chính gây xơ gan và ung thư gan. Tuy nhiên do<br /> core HCV. Đột biến này có liên quan đến kém<br /> chi phí điều trị cao, tác dụng phụ nhiều làm việc<br /> đáp ứng điều trị, gia tăng nguy cơ ung thư gan,<br /> xác định các chỉ thị dự đoán kết quả đáp ứng<br /> gan nhiễm mỡ và đề kháng insulin(3). Như vậy,<br /> điều trị là thiết yếu. Vài năm gần đây, nhiều<br /> * Khoa Y - Đại học Trà Vinh<br /> ** Bộ môn Vi sinh - Khoa Y - Đại học Y Dược TP. HCM<br /> Tác giả liên lạc: ThS. BS. Phạm Bá Chung ĐT: 0908158514<br /> Email: phamba.chung@yahoo.com.vn<br /> <br /> 378<br /> <br /> Chuyên Đề Nội Khoa<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015<br /> dữ liệu đột biến vùng core ở bệnh nhân viêm<br /> gan C mạn tính là một nguồn tham khảo cho các<br /> Bác sĩ để đưa ra quyết định điều trị hợp lý và có<br /> chính sách theo dõi bệnh nhân thích hợp. Do đó<br /> nghiên cứu này được tiến hành nhằm mục đích:<br /> 1. Xác định tỉ lệ đột biến vùng core HCV ở<br /> bệnh nhân viêm gan C mạn tính.<br /> 2. Xác định nồng độ trung bình HCV RNA ở<br /> nhóm bệnh nhân có đột biến vùng core và nhóm<br /> bệnh nhân không có đột biến này.<br /> <br /> ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU<br /> Thiết kế nghiên cứu<br /> Nghiên cứu cắt ngang, tiền cứu, mô tả<br /> <br /> Đối tượng nghiên cứu<br /> Bệnh nhân nhiễm HCV đến khám và điều trị<br /> tại Bệnh viện Tỉnh Trà Vinh.<br /> Thời gian từ 01/4/2013 đến 31/12/2013.<br /> <br /> Cỡ mẫu<br /> Tất cả các trường hợp có anti-HCV (+)<br /> <br /> Phương pháp nghiên cứu<br /> Tiêu chuẩn chọn mẫu<br /> Bệnh nhân có anti-HCV dương tính được lấy<br /> máu thực hiện ba xét nghiệm HCV RNA, HCV<br /> Genotype và HCV Core tại Phòng xét nghiệm<br /> NK-BIOTEK.<br /> Tiêu chuẩn loại trừ:<br /> HCV RNA dưới ngưỡng phát hiện.<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> ngưỡng phát hiện, 2 trường hợp không xác định<br /> được đột biến vùng core HCV do HCV RNA quá<br /> thấp. Như vậy loại khỏi mẫu nghiên cứu 29<br /> trường hợp, còn lại 117 trường hợp.<br /> <br /> Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu<br /> Đặc điểm về phái tính và tuổi<br /> Tần suất về phái tính (n=117)<br /> Nam chiếm 40,17% và nữ chiếm 59,83%.<br /> Tuổi trung bình:<br /> <br /> 58,56  11,61<br /> <br /> Nam:<br /> <br /> 56,51  11,80<br /> <br /> Nữ:<br /> <br /> 59,9  11,4<br /> <br /> Tuổi nhỏ nhất:<br /> <br /> 26<br /> <br /> Tuổi lớn nhất:<br /> <br /> 95<br /> <br /> Bảng 1: Tần suất đột biến vùng core HCV<br /> Dạng đột biến<br /> R70Q<br /> L91M<br /> R70Q L91M<br /> L91C<br /> R70Q L91C<br /> R70H L91C<br /> Không có<br /> Tổng<br /> <br /> n<br /> 3<br /> 5<br /> 5<br /> 10<br /> 19<br /> 23<br /> 52<br /> 117<br /> <br /> Tỉ lệ (%)<br /> 2,56<br /> 4,27<br /> 4,27<br /> 8,55<br /> 16,24<br /> 19,66<br /> 44,44<br /> 100<br /> <br /> Bảng 2: Tần suất đột biến vùng core HCV theo týp<br /> HC V<br /> Kiểu đột biến 1a (n=6) 1b (n=15) 2a (n=48) 6 (n=48)<br /> R70Q<br /> 0<br /> 3<br /> 0<br /> 19<br /> L/C91M<br /> 0<br /> 5<br /> 0<br /> 0<br /> R70H<br /> 0<br /> 0<br /> 0<br /> 23<br /> R70Q L91M<br /> 0<br /> 5<br /> 0<br /> 0<br /> <br /> Không xác định được đột biến vùng core do<br /> tải lượng HCV RNA quá thấp.<br /> <br /> Nồng độ HCV RNA ở nhóm bệnh nhân<br /> nhiễm týp HCV 1b (n=15)<br /> <br /> Xử lý số liệu<br /> <br /> - Nhóm bệnh nhân có đột biến vùng core<br /> (n=13): 7 x 106 IU/ml<br /> <br /> Số liệu được nhập, tính toán bằng phần mềm<br /> Epi Info 7.<br /> <br /> KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br /> Từ ngày 01/4/2013 đến 31/12/2013, có 146<br /> bệnh nhân nghi nhiễm HCV đến khám và điều<br /> trị tại Bệnh viện đa khoa Tỉnh Trà Vinh, chọn tất<br /> cả vào nhóm nghiên cứu do có anti-HCV (+), lấy<br /> mẫu huyết thanh làm các xét nghiệm PCR. Tuy<br /> nhiên, có 27 trường hợp HCV RNA dưới<br /> <br /> Nhiễm<br /> <br /> - Nhóm bệnh nhân không có đột biến vùng<br /> core (n=2): 7,8 x 106 IU/ml (p-value = 0,90)<br /> <br /> Nồng độ HCV ở bệnh nhân có đột biến<br /> vùng core (n=55) so với bệnh nhân không<br /> có đột biến vùng core (n=62)<br /> - Có đột biến vùng core:<br /> <br /> 13 x 106 IU/ml<br /> <br /> - Không có đột biến vùng core: 10,2 x 106<br /> IU/ml. (p-value = 0,553).<br /> <br /> 379<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015<br /> <br /> BÀN LUẬN<br /> Qua kết quả khảo sát 117 trường hợp bệnh<br /> nhân bị viêm gan C mạn tính, chúng tôi xin đưa<br /> ra một số nhận xét về các đặc điểm chung của<br /> nhóm nghiên cứu như sau:<br /> Bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu được<br /> phân tích ngẫu nhiên có 70 nữ chiếm 59,83% và<br /> 47 nam chiếm 40,17%. Tỉ lệ nữ/nam = 1,49. Tuổi<br /> trung bình là 58,56  11,61. Trong đó, nhóm tuổi<br /> trên 60 là 52,86%. Kết quả thu thập được khác<br /> với kết quả nghiên cứu năm 2010 của Trần Hữu<br /> Bích và cộng sự. Trong số 21 bệnh nhân có antiHCV (+), sự khác biệt giữa các nhóm tuổi không<br /> đáng kể(4). Có thể do cỡ mẫu của nghiên cứu này<br /> không đủ lớn. Hơn nữa, thực tế ở Việt Nam<br /> bệnh viêm gan C thường diễn biến âm thầm, kéo<br /> dài. Đa số bệnh nhân phát hiện bệnh ở tuổi<br /> trưởng thành.<br /> <br /> Tần suất đột biến vùng core HCV<br /> Trong nghiên cứu này, có 65 bệnh nhân viêm<br /> gan C mạn tính bị đột biến vùng core HCV. Tuy<br /> nhiên, dạng đột biến L91C (n=10) được xem là<br /> không có ảnh hưởng đến kết quả điều trị cũng<br /> như biến chứng lâu dài của bệnh nhân viêm gan<br /> siêu vi C mạn tính. Do đó tỉ lệ đột biến vùng core<br /> HCV thực sự là 47,5% (n=55). Tỉ lệ này cao hơn<br /> nhiều so với nghiên cứu của Furui Y và cộng sự<br /> năm 2011(1). Tác giả chỉ tìm thấy 7/85 (8,24%)<br /> trường hợp bệnh nhân người Nhật (hiến máu<br /> tình nguyện) nhiễm HCV giai đoạn cấp có đột<br /> biến vùng core. Khác biệt ở đây có khả năng là<br /> do trong nghiên cứu của chúng tôi, bệnh nhân<br /> thuộc nhóm viêm gan C mạn tính, đã nhiễm<br /> HCV trong một thời gian dài. Hơn nữa, phần lớn<br /> bệnh nhân đã tiếp nhận điều trị bằng Ribavirin<br /> hoặc Interferon-Ribavirin. Như vậy, dưới áp lực<br /> miễn dịch tự nhiên, interferon nội sinh và thuốc<br /> điều trị, có thể HCV đã đột biến thành dạng đề<br /> kháng miễn dịch.<br /> Ba dạng đột biến được quan tâm nhiều nhất<br /> R70Q, R70H và L91M có tỉ lệ lần lượt là 18,80%;<br /> 19,66% và 4,27%. Có 5 trường hợp hiện diện cả<br /> hai dạng đột biến R90Q L91M (4,27%).<br /> <br /> 380<br /> <br /> Theo nghiên cứu của Furui Y và cộng sự<br /> năm 2011 ở những người hiến máu tình nguyện,<br /> phần lớn đột biến vùng core HCV xảy ra ở nhóm<br /> bệnh nhân nhiễm týp HCV 1b (38,9%)(1). Trong<br /> nghiên cứu của chúng tôi, hai nhóm bệnh nhân<br /> bị đột biến vùng core nhiều nhất lần lượt là<br /> nhóm bệnh nhân nhiễm týp HCV 1b (86,7%) và<br /> nhóm bệnh nhân nhiễm týp HCV 6 (87,5%). Như<br /> vậy, bệnh nhân nhiễm týp HCV 6 là nhóm có tỉ<br /> lệ đột biến vùng core nhiều nhất trong khi ở<br /> nhóm bệnh nhân nhiễm týp HCV 1a và 2a chưa<br /> thấy xuất hiện các đột biến này. Đây là đặc thù<br /> của sự phân bố kiểu gen HCV ở Việt Nam. Ở<br /> Nhật ít khi phân lập được kiểu gen 6(2).<br /> <br /> Nồng độ HCV RNA<br /> Đối với nhóm bệnh nhân viêm gan C mạn<br /> tính nhiễm týp HCV 1b, nồng độ virút trung<br /> bình ở người có đột biến vùng core và người<br /> không có đột biến vùng core lần lượt là 7 x 106<br /> IU/ml (n=13) và 7,8 x 106 IU/ml (n=2), p-value =<br /> 0,90. Như vậy không có sự khác biệt về tải lượng<br /> virút trong nhóm bệnh nhân nhiễm týp HCV 1b.<br /> Điều này phù hợp với kết quả của tác giả Fujui<br /> Y(1). Tuy nhiên, kết quả này chỉ ghi nhận, không<br /> thể kết luận do cỡ mẫu nhỏ (n=15).<br /> Nếu so sánh tải lượng virút của hai nhóm có<br /> đột biến vùng core (n=55) và nhóm không có đột<br /> biến vùng core (n=62) của tất cả các kiểu gen<br /> HCV thì có kết quả lần lượt là 13 x 106 IU/ml và<br /> 10,2 x 106 IU/ml (p-value = 0,553). Như vậy<br /> không có sự khác biệt về tải lượng virút giữa hai<br /> nhóm bệnh nhân này. Kết quả này tương tự với<br /> kết quả của tác giả Furui Y(1).<br /> Dân số trong nhóm nghiên cứu này là bệnh<br /> nhân viêm gan C mạn tính, phần lớn đã được<br /> điều trị. Để có một kết quả chính xác về tỉ lệ đột<br /> biến vùng core, nghiên cứu này cần được bổ<br /> sung một nhóm đối tượng là bệnh nhân nhiễm<br /> HCV giai đoạn cấp, chưa chịu tác dụng của áp<br /> lực miễn dịch bẩm sinh hay mắc phải cũng như<br /> tác dụng của thuốc điều trị.<br /> <br /> Chuyên Đề Nội Khoa<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015<br /> KẾT LUẬN<br /> <br /> 2.<br /> <br /> Qua nghiên cứu 117 bệnh nhân viêm gan C<br /> mạn tính, chúng tôi nhận thấy:<br /> 1. Có một tỉ lệ cao bệnh nhân bị đột biến<br /> vùng core HCV (47,5%), phần lớn ở bệnh nhân<br /> nhiễm týp HCV 6 (87,5%) và nhiễm týp HCV 1b<br /> (86,7%).<br /> <br /> 3.<br /> <br /> 4.<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Hayashi K, Fukuda Y, Nakano I, Katano Y, Toyoda H,<br /> Yokozaki S, Hayakawa T, Morita K, Nishimura D, Kato K,<br /> Urano F, Takamatsu J (2003). “Prevalence and characterization<br /> of hepatitis virus genotype 4 in Japanese hepatitis C carriers”.<br /> Hepatology research, 25, 4, pp 409-414.<br /> Jaspe RC, et al (2012). “Prevalence of amino acid mutation in<br /> hepatitis C virus core and NS5B regions among Venezuelen<br /> viral isolates and comparison with worldwide isolates”.<br /> Virology journal, 9:214.<br /> Trần Hữu Bích và cộng sự (2010). “Điều tra dịch tễ tình<br /> hình nhiễm virút viêm gan B và C tại Hà Nội và Bắc<br /> Giang”. Y học Thành phố Hồ Chí Minh. Tập 14, số 4, trang<br /> 76.<br /> <br /> 2. Tải lượng virút ở nhóm bệnh nhân có<br /> đột biến vùng core không khác biệt với tải<br /> lượng virút của bệnh nhân không có đột biến<br /> vùng core.<br /> <br /> Ngày nhận bài báo:<br /> <br /> 27/10/2014<br /> <br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> <br /> Ngày phản biện nhận xét bài báo:<br /> <br /> 30/10/2014<br /> <br /> 1.<br /> <br /> Ngày bài báo được đăng:<br /> <br /> 10/01/2015<br /> <br /> Furui Y, Hoshi Y, Murata K, Ito K, Suzuki K, Uchida S, Satake<br /> M, Mizokami M, Tadokoro K (2011). “Prevalence of amino<br /> acid mutation in hepatitis C virus core region among Japanese<br /> volunteer blood donors”. J Med Virol, 83(11), pp 1924-1929.<br /> <br /> Nhiễm<br /> <br /> 381<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2