intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khảo sát hàm lượng polyphenol, flavonoid toàn phần và một số hoạt tính sinh học của cao chiết ethanol từ cây Cải trời (Blumea lacera (Burm. f.) DC.) và Cải đất (Rorippa indica (L.) Hiern.)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

5
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Khảo sát hàm lượng polyphenol, flavonoid toàn phần và một số hoạt tính sinh học của cao chiết ethanol từ cây Cải trời (Blumea lacera (Burm. f.) DC.) và Cải đất (Rorippa indica (L.) Hiern.)" với mục đích tìm kiếm, phát triển nguồn dược liệu sẵn có từ những loài cây cỏ hoang dại cũng như đánh giá sự ảnh hưởng của quá trình phơi khô đến hoạt chất và hoạt tính dược liệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khảo sát hàm lượng polyphenol, flavonoid toàn phần và một số hoạt tính sinh học của cao chiết ethanol từ cây Cải trời (Blumea lacera (Burm. f.) DC.) và Cải đất (Rorippa indica (L.) Hiern.)

  1. Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 16 - 2022 KHẢO SÁT HÀM LƯỢNG POLYPHENOL, FLAVONOID TOÀN PHẦN VÀ MỘT SỐ HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA CAO CHIẾT ETHANOL TỪ CÂY CẢI TRỜI (Blumea lacera (Burm. f.) DC.) VÀ CẢI ĐẤT (Rorippa indica (L.) Hiern.) Ngô Thúy Duy, Nguyễn Thị Cẩm Giang, Hà Đăng Huy, Huỳnh Ngọc Trung Dung* và Hà Thanh Mỹ Phương Trường Đại học Tây Đô * ( Email: hntrungdung@gmail.com) Ngày nhận: 01/7/2022 Ngày phản biện: 22/8/2022 Ngày duyệt đăng: 20/9/2022 TÓM TẮT Với mục đích tìm kiếm, phát triển nguồn dược liệu sẵn có từ những loài cây cỏ hoang dại cũng như đánh giá sự ảnh hưởng của quá trình phơi khô đến hoạt chất và hoạt tính dược liệu, nghiên cứu được thực hiện qua khảo sát hàm lượng polyphenol, flavonoid toàn phần cùng một số hoạt tính sinh học (bắt gốc tự do DPPH, ức chế enzyme α-glucosidase hỗ trợ hạ đường huyết và gây độc tế bào ung thư vú dòng MCF-7) trên các cao chiết ethanol 70% từ nguyên liệu tươi và khô của cây Cải trời (Blumea lacera (Burm. f.) DC.) và Cải đất (Rorippa indica (L.) Hiern.). Kết quả định lượng cho thấy quá trình phơi khô dược liệu làm tăng hàm lượng polyphenol và flavonoid lần lượt 1,7-2,7 và 1,1-2,5 lần. Trong khi các hoạt tính sinh học của Cải đất khá yếu thì 2 mẫu cao chiết Cải trời lần lượt thể hiện khả năng kháng oxy hóa và hỗ trợ hạ đường huyết nổi bật hơn. Cụ thể, sự gia tăng hàm lượng flavonoid toàn phần trong mẫu Cải trời khô quyết định đến khả năng bắt gốc tự do DPPH (IC50, DPPH = 97,8 µg/mL), còn việc giữ nguyên độ tươi của mẫu lại giữ cho khả năng ức chế α-glucosidase tốt hơn (IC50, α-glucosidase = 21,87 µg/mL). Nghiên cứu còn tìm thấy khả năng gây độc tế bào ung thư vú của tất cả mẫu cao chiết tại nồng độ khảo sát 150 μg/mL không khả quan (< 50%), có thể cân nhắc thay đổi đối tượng nghiên cứu hoặc dòng tế bào ung thư khác ở những nghiên cứu sau. Từ khóa: Blumea lacera, DPPH, MCF-7, Rorippa indica Trích dẫn: Ngô Thúy Duy, Nguyễn Thị Cẩm Giang, Hà Đăng Huy, Huỳnh Ngọc Trung Dung và Hà Thanh Mỹ Phương, 2022. Khảo sát hàm lượng polyphenol, flavonoid toàn phần và một số hoạt tính sinh học của cao chiết ethanol từ cây Cải trời (Blumea lacera (Burm. f.) DC.) và Cải đất (Rorippa indica (L.) Hiern.). Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô. 16: 175-188. * Ths. Huỳnh Ngọc Trung Dung – Giảng viên Khoa Dược – Điều dưỡng, Trường Đại học Tây Đô 175
  2. Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 16 - 2022 1. GIỚI THIỆU đổi hóa học bên trong dược liệu (thủy Điều kiện tự nhiên và khí hậu đặc phân, oxy hóa, đồng phân, trùng hiệp…) trưng đã tạo cho nước ta một thảm thực gây ra bởi các enzyme. Ngoài ra, việc vật đa dạng, phong phú, thuận lợi cho sự phơi khô làm giảm bớt khối lượng mẫu phát triển của ngành Dược học cổ truyền. nên thuận tiện trong quá trình chế biến và Hiện nay, ở Việt Nam có hơn 3.800 loài vận chuyển nguyên liệu. Mặc dù, một số thực vật được dùng làm thuốc, phần lớn thành phần hợp chất dễ bị phân hủy bởi là những loài cây dại có ở xung quanh nhiệt nhưng ngày càng có nhiều nghiên chúng ta (Đỗ Huy Bích và ctv., 2006). cứu đã chứng minh về sự gia tăng hàm lượng hoạt chất qua quá trình phơi khô Cải trời (Blumea lacera (Burm. f.) dược liệu (Al-Farsi et al., 2005; Lutz et DC.) và Cải đất (Rorippa indica (L.) al., 2015). Mục tiêu nghiên cứu nhằm so Hiern.) là những loài cây mọc hoang, sinh sánh hàm lượng hoạt chất, đại diện là trưởng mạnh, từ lâu đã được sử dụng như polyphenol và flavonoid toàn phần có một loại rau tốt cho sức khỏe trong các trong nguyên liệu tươi và khô của Cải trời bữa cơm hằng ngày. Nhiều nghiên cứu và Cải đất, từ đó đánh giá sự ảnh hưởng trên thế giới đã khảo sát và chứng minh của việc phơi khô dược liệu đến một số hai loài này có công dụng hỗ trợ kháng hoạt tính sinh học khác, tạo tiền đề cho oxy hóa, chống viêm, kháng khuẩn, ngừa việc lựa chọn phương pháp sơ chế nguyên ung thư, hạ đường huyết… (Ananthi et liệu tối ưu nhất cho những nghiên cứu al., 2012; Satyal et al., 2015; Pimpliskar chuyên sâu tương tự, góp phần phát triển and Jadhav, 2017; Salisu et al., 2017; thêm sự phong phú của nguồn dược liệu Rao, 2021; Swaraz et al., 2021). Trong tiềm năng ở nước ta. Đông y, Cải trời được xem như vị thuốc có tác dụng giải nhiệt, cầm máu, bổ gan, 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU trừ đờm, lợi tiểu, trừ tả, đau bụng, đau dây 2.1. Nguyên liệu thần kinh, nhức đầu, ho do cảm lạnh Cải trời và Cải đất được thu hái toàn (Warner et al., 1996; Oudhia et al., 1998). cây, sàng lọc, rửa sạch. Tách thành 2 phần Trong khi đó, cây Cải đất có công dụng bằng nhau. Lấy một nửa số mẫu tươi đem chuyên trị cảm mạo, phát sốt, đau họng, phơi khô, xay mịn thành bột. Bảo quản ở ho, viêm khí quản mạn tính, phong thấp nhiệt độ phòng. cấp, thấp khớp, viêm gan, giảm niệu, huyết hư kinh bế, mụn nhọt, chấn thương 2.2. Phương pháp nghiên cứu do té ngã, vàng da, phù nề (Ananthi et al., 2.2.1. Hóa chất 2012). - Khảo sát hàm lượng hợp chất Phơi khô là một trong những phương polyphenol và flavonoid: Methanol, nước pháp lâu đời với mục đích đưa dược liệu cất, acid gallic (Sigma), quercetin đến độ thủy phần an toàn, tránh tạo môi (Sigma), thuốc thử Folin-Ciocalteu trường thuận lợi cho nấm mốc và các vi (Merck), Na2CO3 20%, NaNO2 10%, sinh vật phát triển cũng như những biến AlCl3 10%, NaOH 1M. 176
  3. Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 16 - 2022 - Khảo sát hoạt tính kháng oxy hóa: Các mẫu nguyên liệu tươi và bột khô Acid ascorbic (Sigma), DPPH (2,2- được chiết bằng phương pháp ngâm lạnh diphenyl-1-picrylhydrazyl) (Merck), với ethanol 70% trong 24 giờ. Sau đó lọc, methanol. thu lấy dịch chiết. Các dịch chiết được cô - Khảo sát hoạt tính ức chế α- quay áp suất giảm ở 60 oC đến khi độ ẩm glucosidase: Acarbose (Sigma), α- cao đạt dưới 20% theo tiêu chuẩn cao đặc glucosidase (Sigma), chất nền p- (PL1 - DĐVN V) (Nguyễn Kim Phi nitrophenyl-α-D-glucopyranoside Phụng, 2007). (Sigma). 2.2.4. Phương pháp xác định độ ẩm - Khảo sát hoạt tính gây độc tế bào bột dược liệu khô và cao chiết ung thư vú: Môi trường Eagle’s Minimal Độ ẩm dược liệu và cao chiết được xác Essential Medium (E’MEM) (Sigma), L- định bằng cân phân tích độ ẩm MB27 glutamine (Sigma), acid 4-(2- Ohaus. Trải một lớp bột dược liệu lên đĩa hydroxyetyl)-1-piperazineethanesulfonic nhôm của cân (khoảng 1,5 g), vận hành (HEPES) (Sigma), amphotericin B cân và ghi nhận độ ẩm. Tiến hành 3 lần (Sigma), penicillin G (Sigma, USA), trên cùng 1 mẫu, lấy giá trị trung bình (độ streptomycin, huyết thanh bào thai bò - ẩm không quá 13%, theo phụ lục 9.6 của fetal bovine serum (FBS) (USA), acid DĐVN V). Độ ẩm cao chiết được xác trichloroacetic 50% (Sigma), định bằng phương pháp tương tự, tiến sulforhodamine B 0,2% (Sigma), chất đối hành đo 3 lần trên cùng 1 mẫu (mỗi lần chứng camptothecin (Calbiochem), tế 0,5 g), lấy kết quả trung bình (độ ẩm bào HeLa (ATCC), tế bào MCF-7 không quá 20%, theo phụ lục 1.1 của (ATCC). DĐVN V). Kết quả xác định độ ẩm dược 2.2.3. Phương pháp chiết xuất cao liệu và cao chiết được thể hiện thông qua toàn phần Bảng 1. Bảng 1. Khảo sát độ ẩm bột dược liệu và độ ẩm cao chiết Độ ẩm dược liệu Độ ẩm cao chiết Mẫu cao chiết (%) (%) Cải trời tươi - 12,25 Cải trời khô 8,47 10,81 Cải đất tươi - 11,90 Cải đất khô 8,06 8,88 *Ghi chú: (-): Không khảo sát. 177
  4. Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 16 - 2022 2.2.5. Khảo sát hàm lượng vào bình định mức 10 mL đã có sẵn 4 mL polyphenol toàn phần nước cất, lắc đều. Thêm tiếp vào bình Hàm lượng polyphenol toàn phần định mức trên 0,3 mL NaNO2 10%, lắc được xác định theo phương pháp thuốc đều, để yên trong 5 phút. Sau đó, thêm 0,3 thử Folin-Ciocalteu, trong thành phần của mL AlCl3 10%, lắc đều để yên trong 6 thuốc thử này chứa phức hợp phospho- phút. Cho tiếp vào 2 mL NaOH 1M, lắc wolfram-phosphomolybdat bị khử bởi đều, định mức lên thể tích 10 mL, ủ trong các hợp chất polyphenol tạo thành sản 60 phút. Sau đó tiến hành đo độ hấp thu phẩm phản ứng có màu xanh dương, hấp quang phổ ở bước sóng 510 nm. thụ cực đại ở bước sóng 765 nm. Hàm Cả hai khảo sát được lặp lại ba lần, giá lượng polyphenol trong mẫu tỉ lệ thuận trị độ hấp thu quang phổ (A) được ghi với cường độ mẫu (Ramiréz et al., 2016). nhận để tiến hành vẽ phương trình đường Pha loãng các mẫu cao chiết bằng thẳng hiệu chuẩn quercetin (y = ax + b), methanol để đạt nồng độ 1.000 μg/mL và thay giá trị y = Amẫu để xác định hàm dung dịch chuẩn acid gallic thành các lượng polyphenol và flavonoid toàn nồng độ khác nhau. Hút 1 mL dung dịch phần. mẫu thử (hoặc chất chuẩn acid gallic) cho 2.2.7. Khảo sát hoạt tính bắt gốc tự vào bình định mức 10 mL đã có sẵn 6 mL do DPPH nước cất, lắc đều. Thêm tiếp 0,5 mL Hoạt tính kháng oxy hóa được đánh thuốc thử Folin-Ciocalteu 10%, lắc đều, giá qua khả năng bắt gốc tự do DPPH để yên trong 5 phút. Thêm tiếp 1,5 mL theo mô tả của Chanda and Dave (2009). Na2CO3 20%. Lắc đều, thêm nước cất để Dung dịch ở nồng độ 1.000 μg/mL của đạt thể tích 10 mL. Ủ tối 2 giờ, sau đó đo mẫu thử và 100 μg/mL của đối chứng độ hấp thu ở bước sóng 758 nm. dương acid ascorbic được pha loãng 2.2.6. Khảo sát hàm lượng flavonoid thành các nồng độ khác nhau bằng toàn phần methanol. Hàm lượng flavonoid được xác định Hút 0,5 mL dung dịch mẫu thử/acid bằng phương pháp so màu với AlCl3 ascorbic ở từng nồng độ khảo sát vào ống trong môi trường kiềm dựa vào sự tương nghiệm đã có sẵn 3 mL MeOH, cho tiếp quan giữa độ hấp thu của quercetin chuẩn 0,5 mL dung dịch DPPH 0,6 mM. Các tại bước sóng 510 nm với nồng độ ống nghiệm sau khi pha được ủ trong tối quercetin tương ứng trong điều kiện xác ở nhiệt độ phòng 30 phút, sau đó đo độ định (Marinova et al., 2005). hấp thu quang phổ (A) ở bước sóng 517 Pha loãng các mẫu cao chiết bằng nm. Đối với mẫu đối chứng, thay 0,5 mL methanol để đạt nồng độ 1.000 μg/mL và dung dịch mẫu thử bằng MeOH. Phần dung dịch chuẩn quercetin thành các trăm hoạt tính kháng oxy hóa tại từng nồng độ khác nhau. Hút 1 mL dung dịch nồng độ khảo sát được xác định bởi công mẫu thử (hoặc chất chuẩn quercetin) cho thức: [(Achứng - Athử)/Achứng] x 100 178
  5. Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 16 - 2022 Thông qua mối tương quan thuận giữa cong phi tuyến tính có dạng y = aln(x) + b, phần trăm kháng oxy hóa và dãy nồng độ, thay giá trị y = 50, tính được giá trị IC50 xây dựng phương trình đường tuyến tính (nồng độ ức chế 50% hoạt tính của α- có dạng y = ax + b, thay giá trị y = 50, glucosidase của mẫu). Mẫu có hoạt tính tính được giá trị IC50 (nồng độ có khả ức chế càng mạnh khi giá trị IC50 càng năng khử 50% DPPH của mẫu). Giá trị nhỏ. Các số liệu kết quả thử nghiệm được IC50 càng nhỏ tương ứng với hoạt tính biểu thị trung bình của 3 lần đo khác kháng oxy hóa càng mạnh và ngược lại. nhau. Các số liệu kết quả thử nghiệm được biểu 2.2.9. Khảo sát gây độc tế bào trên thị trung bình của 3 lần đo khác nhau. dòng tế bào ung thư vú (MCF-7) 2.2.8. Khảo sát hoạt tính ức chế α- Khảo sát hoạt tính gây độc tế bào bằng glucosidase phương pháp Sulforhodamine B (Skehan Hoạt tính ức chế α-glucosidase in vitro et al., 1990) với một số hiệu chỉnh. Dòng được tiến hành theo phương pháp của tế bào ung thư vú (MCF-7) được nuôi cấy Kwon et al. (2008) và Dong et al. (2012) trong môi trường E’MEM có bổ sung L- với một số hiệu chỉnh. Hỗn hợp gồm 60 glutamine (2 mL), HEPES (20 mM), μL dung dịch chứa mẫu thử (hoặc đối amphotericin B (0,025 µg/mL), penicillin chứng dương acarbose) tại từng nồng độ G (100 UI/mL), streptomycin (100 khảo sát được trộn với 50 μL dung dịch µg/mL), 10% huyết thanh bào thai bò và đệm phosphate 0,1 M (pH 6,8) có chứa ủ ở 37oC, 5% CO2. Tế bào đơn được cấy dung dịch α-glucosidase (0,2 IU/mL). Ủ trên những đĩa nuôi cấy 96 giếng với mật hỗn hợp trong các giếng của đĩa 96 ở độ là 104 tế bào/giếng. Sau 24 giờ nuôi nhiệt độ 37 oC trong 10 phút. Sau đó, cấy, quần thể tế bào được ủ với chất khảo thêm 50 μL dung dịch p-NPG được pha sát ở các nồng độ khác nhau trong 48 giờ. trong dung dịch đệm phosphate 0,1 M Sau đó, protein tổng từ tế bào thử nghiệm (pH 6,8) vào từng giếng và tiếp tục ủ được cố định bằng dung dịch acid trong 20 phút. Sau đó, đo chỉ số quang trichloroacetic 50% lạnh và nhuộm với phổ kế (A) ở bước sóng 405 nm bằng máy dung dịch Sulforhodamine B 0,2%. Kết đọc vi đĩa model Elx808 (Biotek, USA). quả được đọc bằng máy ELISA reader ở Ở mẫu chứng thay 60 μL dung dịch mẫu hai bước sóng 492 nm và 620 nm. Các số thử bằng đệm phosphate. Phần trăm hoạt liệu kết quả thử nghiệm được biểu thị tính ức chế α-glucosidase tại từng nồng trung bình của 3 lần đo khác nhau. Đối độ khảo sát được xác định bởi công thức: chứng dương cho các mẫu cao chiết được [(Achứng - Athử)/Achứng] x 100 sử dụng là chất chuẩn camptothecin. Thông qua mối tương quan thuận giữa Sau khi có giá trị mật độ quang ở bước phần trăm ức chế α-glucosidase và dãy sóng 492 nm và 620 nm (ký hiệu là OD492 nồng độ, xây dựng phương trình đường và OD620): 179
  6. Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 16 - 2022 Tính OD492 (hoặc OD620) = ODtb – ODblank (1) Tính giá trị ODtn = OD492 – OD620 (2) ODtn Tính tỉ lệ (%) gây độc tế bào theo công thức: (1 – ) x 100 ODc Với: ODtb: Giá trị OD của giếng có chứa tế bào ODblank: Giá trị OD của giếng blank (không có tế bào) ODtn: Giá trị OD của mẫu thử tính từ công thức (1) và (2) ODc: Giá trị OD của mẫu chứng tính từ công thức (1) và (2) 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN gallic (y = 0,0064x - 0,0018; R² = 0,9986) 3.1. Hàm lượng polyphenol và và quercetin (y = 0,0005x + 0,0016; flavonoid toàn phần R² = 0,9952). Thay giá trị A trung bình sau ba lần đo của mỗi mẫu vào y, tính Hàm lượng polyphenol toàn phần được hàm lượng hoạt chất trong các mẫu (TPC) và flavonoid toàn phần (TFC) cao chiết, kết quả được trình bày ở Bảng trong các mẫu cao chiết dựa vào phương 2. trình đường chuẩn tương ứng là acid Bảng 2. Hàm lượng polyphenol và flavonoid trong các cao chiết TPC TFC Mẫu cao chiết (mg GAE/g cao chiết) (mg QE/g cao chiết) Cải trời tươi 321,15 ± 0,93b 219,83 ± 1,52b Cải trời khô 876,97 ± 1,67a 541,68 ± 3,05a Cải đất tươi 128,33 ± 0,10d 116,33 ± 0,74d Cải đất khô 218,33 ± 1,51c 131,46 ± 5,45c *Ghi chú: Trong cùng một cột, các số trung bình theo sau bởi một hoặc những chữ cái giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5% bằng phép thử Tukey. TPC (Total polyphenol content): Hàm lượng polyphenol toàn phần. TFC (Total flavonoid content): Hàm lượng flavonoid toàn phần. GAE (Acid gallic equivalents): Đương lượng acid gallic. QE (Quercetin equivalents): Đương lượng quercetin. Kết quả so sánh bằng phép thử Tukey 541,68 ± 3,05 mg QE/g cao chiết). Khảo từ Bảng 2 cho thấy, hàm lượng TPC và sát này cho thấy quá trình phơi khô đã TFC trong Cải trời cao gấp 2-4 lần Cải góp phần làm tăng đáng kể hàm lượng đất cả ở mẫu tươi hoặc mẫu phơi khô, nổi hoạt chất khi TPC và TFC lần lượt tăng bật nhất là mẫu Cải trời khô 1,7-2,7 và 1,1-2,5 lần. Nghiên cứu của (876,97 ± 1,67 mg GAE/g cao chiết và Rao (2021) trên cao chiết ethanol từ Cải 180
  7. Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 16 - 2022 trời cũng chỉ ra điều tương tự, hàm lượng hàm lượng của một vài nhóm phenolic TPC và TFC qua quá trình làm khô phân tử thấp được khảo sát, bao gồm: nguyên liệu lần lượt tăng 1,1 và 1,5 lần. Acid gallic, acid protocatechuic, acid p- Theo Al-Farsi et al. (2005), quá trình hydroxybenzoic, acid vanillic, acid làm khô bằng nhiệt có thể làm tiêu hủy syringic, acid caffeic, acid p-coumaric, một số hợp chất có vai trò chống oxi hóa acid o-coumaric, acid ferulic. tự nhiên như anthocyanin, carotenoid… 3.2. Khảo sát hoạt tính bắt gốc tự Tuy nhiên, việc chế biến, phơi khô và ủ do DPPH dược liệu góp phần gia tăng các hợp chất Hoạt tính kháng oxy hóa được đánh phenolic tự do có trọng lượng phân tử giá qua giá trị IC50, DPPH của các cao thử thấp bằng cách thủy phân liên kết của các nghiệm. Kết quả khảo sát được so sánh phenolic phức tạp như tannin, lignin. với đối chứng dương acid ascorbic, thể Nghiên cứu cũng cho thấy sự gia tăng hiện ở Hình 1. 900 e 800 700 Nồng độ (µg/mL) d 600 500 Mẫu tươi 400 Mẫu khô c 300 200 b 100 a 0 Cải trời Cải đất Acid ascorbic Hình 1. Kết quả giá trị IC50 thể hiện hoạt tính bắt gốc tự do DPPH *Ghi chú: Trong cùng một cột, các số trung bình theo sau bởi một hoặc những chữ cái giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5% bằng phép thử Tukey. Theo kết quả từ Hình 1, quá trình phơi tính kháng oxy hóa của Cải đất trong khô dược liệu đã giải phóng các phenolic khảo sát khá yếu (giá trị IC50 dao động từ tự do mà quan trọng nhất là các flavonoid 578,59-799,30 μg/mL) trong khi Cải trời giúp tăng cường khả năng bắt gốc tự do lại cho thấy năng lực này, nổi bật nhất là DPPH của mẫu (Khandekar, 2013). Hoạt mẫu Cải trời khô (IC50 = 97,80 ± 1,49 μg/mL). 181
  8. Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 16 - 2022 Tuy vậy, hiệu quả ức chế gốc tự do DPPH 70% trong quá trình ngâm lạnh mẫu giúp vẫn thấp hơn khi so với đối chứng dương kéo theo nhiều flavonoid hơn ethanol acid ascorbic (IC50 = 21,07 ± 0,18 μg/mL) nồng độ cao; điều này được chứng minh khoảng 4,6 lần. phần nào qua khảo sát của Lou et al. So với các nghiên cứu của Pimpliskar (2014) trên cao chiết ethanol 70% và 95% and Jadhav (2017) với IC50 = 208,38 từ bột quýt lai khô, hàm lượng flavonoid µg/mL và Salisu et al. (2017) với IC50 = toàn phần lần lượt là 1.208 ± 28 và 888 ± 820 µg/mL trên các mẫu cao chiết ethanol 67 mg QE/100 g dược liệu khô. 95% từ Cải trời khô ở Bangladesh và 3.3. Hoạt tính ức chế α-glucosidase Nigeria, mẫu Cải trời khô trong nghiên Phần trăm ức chế α-glucosidase của cứu này mạnh hơn lần lượt 2,1 và 8,4 lần. các cao chiết ở nồng độ 2.000 μg/mL Theo Khandekar (2013), flavonoid là (Bảng 3) cho thấy các cao thử nghiệm đều nhóm hợp chất phenolic quan trọng có có khả năng ức chế hoạt động của α- mối tương quan đến khả năng bắt gốc tự glucosidase lớn hơn 50% (trừ cao chiết do DPPH. Có thể, việc sử dụng ethanol Cải đất khô). Bảng 3. Kết quả ức chế α-glucosidase ở nồng độ 2.000 µg/mL Mẫu cao chiết Phần trăm ức chế (%) Cải trời tươi 99,68 Cải trời khô 98,74 Cải đất tươi 83,75 Cải đất khô 42,56 Tiếp tục hạ nồng độ khảo sát các mẫu kết quả khảo sát IC50 của Cải đất tươi cao chiết có khả năng ức chế trên 50% (422,06 ± 12,35 μg/mL) cao hơn đáng kể hoạt động của α-glucosidase để xác định đối chứng dương acarbose (IC50 = 126,14 IC50, α-glucosidase, kết quả được thể hiện ở ± 3,02 μg/mL) khoảng 3,4 lần. Kết quả Hình 2. phân tích hồi quy bằng phép thử Turkey Hoạt tính ức chế α-glucosidase của Cải từ Hình 2 cho thấy, 2 mẫu Cải trời tươi và đất tương đối yếu, tại nồng độ khảo sát khô có ưu thế rõ rệt về khả năng ức chế α-glucosidase khi các giá trị IC50 tương ban đầu là 2.000 μg/mL thì Cải đất khô chỉ có 42,56% khả năng ức chế, trong khi ứng là 21,87 ± 0,75 và 30,01 ± 0,77 μg/mL, thấp hơn acarbose lần lượt 5,8 và 4,2 lần. 182
  9. Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 16 - 2022 d 450 400 350 Nồng độ (µg/mL) 300 250 Mẫu tươi 200 Mẫu khô c 150 100 a b 50 0 Cải trời Cải đất Acarbose Hình 2. Kết quả giá trị IC50 thể hiện hoạt tính ức chế α-glucosidase *Ghi chú: Trong cùng một cột, các số trung bình theo sau bởi một hoặc những chữ cái giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5% bằng phép thử Tukey. Nghiên cứu của Swaraz et al. (2021) glucosidase của Cải trời. Tuy nhiên, về công dụng ức chế α-glucosidase của acarbose là một pseudo-tetrasaccharide Cải trời tươi được biểu thị bằng đơn vị được chuyển hóa nhờ vi khuẩn đường mmol ACAEs (acarbose equivalents, tức ruột mới thể hiện hoạt tính (Nahoum et đương lượng acarbose) trên gram cao al., 2000). Do đó, cần có thêm những chiết, kết quả là 29,75 ± 0,07 mmol đánh giá tương tự trên in vivo nhằm có sự ACAEs/g cao. Ngoài ra, quá trình phân so sánh chuẩn xác hơn về hiệu quả ức chế lập HPLC phát hiện nhiều hợp chất của cây Cải trời. polyphenol như acid rosmarinic, 3.4. Kết quả khảo sát hoạt tính gây catechin, epicatechin, rutin, myricetin, độc tế bào ung thư vú (MCF-7) quercetin, kaempferol; là những chất khá nhạy cảm với nhiệt và có khả năng gắn Hoạt tính ức chế tế bào ung thư vú cạnh tranh vào trung tâm hoạt động của (MCF-7) của các mẫu cao thử nghiệm α-glucosidase làm giảm hoạt động xúc tác (500 µg/mL) và đối chứng dương của enzyme này. Theo khảo sát của camptothecin (0,01 µg/mL) được thể hiện Kaškonienė et al. (2015), hàm lượng ở Bảng 4. Phần trăm gây độc tế bào của 4 rutin trong hoa anh thảo sụt giảm 2,2 lần mẫu cao tại nồng độ khảo sát thấp hơn sau khi được làm khô, qua đó giải thích khá nhiều đối chứng dương vì ở nồng độ phần nào vì sao nguyên liệu tươi lại ức 0,01 μg/mL thì camptotecin đã ức chế chế α-glucosidase tốt hơn. được 55,65 %. Kết quả sử dụng phép thử Tukey ở Bảng 4 cho thấy, cao chiết Cải Kết quả trên in vitro này cho thấy bước đất gây độc tế bào ung thư vú (MCF-7) khả quan ban đầu về khả năng ức chế α- tốt hơn Cải trời, đặc biệt là mẫu Cải đất 183
  10. Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 16 - 2022 tươi. Tuy nhiên, theo chương trình tầm (Chothiphirat et al., 2019), nên có thể nói soát hợp chất tự nhiên kháng ung thư của hoạt tính kháng ung thư vú dòng MCF-7 Viện Ung thư Mỹ thì một cao chiết thô trên in vitro của các mẫu cao không khả được xem là có hoạt tính kháng ung thư quan. in vitro khi có IC50 ≤ 500 µg/mL Bảng 4. Kết quả gây độc tế bào ung thư vú (MCF-7) Nồng độ khảo sát Phần trăm gây độc tế bào Mẫu cao chiết (µg/mL) (%) Cải trời tươi 500 11,46 ± 3,00d Cải trời khô 500 4,12 ± 0,77e Cải đất tươi 500 31,15 ± 1,47b Cải đất khô 500 22,37 ± 2,45c Camptothecin 0,01 55,65 ± 5,81a *Ghi chú: Trong cùng một cột, các số trung bình theo sau bởi một hoặc những chữ cái giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5% bằng phép thử Tukey. Nghiên cứu của Uddin et al. (2011) về 4. KẾT LUẬN khả năng phá hủy tế bào của cao chiết Kết quả khảo sát về hoạt tính sinh học methanol từ cây Cải trời ở một số dòng tế của Cải đất tương đối yếu, thì Cải trời đã bào ung thư như tế bào ung thư dạ dày cho thấy khả năng bắt gốc tự do DPPH và (AGS), ung thư đại tràng (HT-29) và ung ức chế α-glucosidase tốt hơn trong nghiên thư vú (MDA-MB-435S). Tác giá trị IC50 cứu này. Dưới tác động của nhiệt độ trong thu được khá đáng kể, lần lượt là 30, 70 quá trình phơi mẫu, các polyphenol tự do và 80 µg/mL. Theo Satyal et al. (2015), không ngừng được giải phóng, hàm tinh dầu từ Cải trời được phát hiện có hoạt lượng hoạt chất không ngừng tăng lên đặc tính cao hơn các mẫu cao chiết, giá trị biệt là nhóm flavonoid đã góp phần quyết IC50 gây độc đối với 2 dòng tế bào ung thư định đến khả năng kháng oxy hóa của Cải vú (MDA-MB-435S và MCF-7) lần lượt trời khô. Tuy vậy, việc phơi khô cũng làm là 11,2 ± 0,1 và 22,7 ± 1,3 µg/mL. Vì thế, mất đi một vài hợp chất quan trọng đến cần có thêm những khảo sát trên các dòng hoạt tính ức chế α-glucosidase, dẫn đến tế bào ung thư khác nhằm có sự đánh giá làm giảm năng lực ức chế ở mẫu. Các khách quan về khả năng của hai loại dược mẫu cao chiết trong nghiên cứu không liệu này. Bên cạnh đó, tinh dầu nên được cho thấy khả năng phá hủy tế bào ung thư xem xét là đối tượng nghiên cứu tiếp theo vú (MCF-7) bởi phần trăm gây độc chỉ nhằm có các đánh giá chuyên sâu về đạt dưới 50% tại nồng độ khảo sát 500 thành phần hoạt chất hỗ trợ tiêu diệt tế µg/mL. Các kết quả này là cơ sở cho việc bào ung thư. đánh giá bước đầu về ảnh hưởng của quá trình phơi khô đến hàm lượng hoạt chất 184
  11. Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 16 - 2022 và hoạt tính sinh học ở Cải trời và Cải đất, potential of trilobatin from Lithocarpus làm tiền đề cho những thay đổi và cải tiến polystachyus Rehd against α-glucosidase ở những nghiên cứu sau, góp phần thúc and α-amylase linked to type 2 đẩy việc tìm kiếm và khai thác nguồn diabetes. Food Chemistry, 130(2): 261- dược liệu từ những cây cỏ xung quanh 266. chúng ta. 6. Đỗ Huy Bích, Đăng Quang TÀI LIỆU THAM KHẢO Chung, Bùi Xuân Chương, Nguyễn 1. Al-Farsi, M., Alasalvar, C., Thượng Dong, Đỗ Trung Đàm, Phạm Morris, A., Baron, M. and Shahidi, F., Văn Hiển, Vũ Ngọc Lộ, Phạm Duy Mai, 2005. Comparison of antioxidant Phạm Kim Mãn, Đoàn Thị Nhu, Nguyễn activity, anthocyanins, carotenoids, and Tập và Trần Toàn, 2006. Cây thuốc và phenolics of three native fresh and sun- động vật làm thuốc ở Việt Nam. Tập 1. dried date (Phoenix dactylifera L.) Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật. Hà varieties grown in Oman. Journal of Nội. Agricultural and Food 7. Kaškonienė, V., Stankevičius, M., Chemistry, 53(19): 7592-7599. Drevinskas, T., Akuneca, I., Kaškonas, 2. Ananthi, P. and Kumari, B. R., P., Bimbiraitė-Survilienė, K., Maruška, 2013. Micropropagation, phytochemical A., Ragažinskienė, O., Kornyšova, O., screening and Spodoptera litura (F). Briedis, V. and Ugenskienė, R., 2015. larvicidal effect of Rorippa indica (L.). Evaluation of phytochemical Ph.D.1. Thesis, Bharathidasan composition of fresh and dried raw University, pp. 55-56. material of introduced Chamerion angustifolium L. using chromatographic, 3. Chanda S. and Dave R., 2009. In spectrophotometric and chemometric vitro models for antioxidant activity techniques. Phytochemistry, 115: 184- evaluation and some medicinal plants 193. possessing antioxidant properties: An overview. African Journal of 8. Khandekar, U., Tippat, S. and Microbiology Research, 3(13): 981-996. Hongade, R., 2013. Investigation on antioxidant, anti-microbial and 4. Chothiphirat, A., Nittayaboon, K., phytochemical profile of Blumea lacera Kanokwiroon, K., Srisawat, T. and leaf. International Journal of Biological Navakanitworakul, R., 2019. Anticancer and Pharmaceutical Research, 4(11): potential of fruit extracts from Vatica 756-761. diospyroides symington type SS and their effect on program cell death of 9. Kwon Y. I., Apostolidis E. and cervical cancer cell lines. The Scientific Shetty K., 2008. Inhibitory potential of World Journal, 1: 1-9. wine and tea against α-amylase and α- glucosidase for management of 5. Dong H.Q., Li M., Zhu F., Liu hyperglycemia linked to type 2 diabetes. F.L. and Huang J.B., 2012. Inhibitory 185
  12. Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 16 - 2022 Journal of Food Biochemistry, 32: 15- 16. Rao, A. M., 2021. In vitro 31. antioxidant and anticancer activity of 10. Lou, S. N., Hsu, Y. S. and Ho, C. Blumea lacera leaf extract. Journal of T., 2014. Flavonoid compositions and Biotech Research, 12: 168-176. antioxidant activity of calamondin 17. Salisu, A., Veronica, E., Ogechi, extracts prepared using different N., Uwem, A. and Olakunle, F. A., solvents. Journal of Food and Drug 2017. Comparative study of the Analysis, 22(3): 290-295. phytochemical, antibacterial and 11. Lutz, M., Hernández, J. and scavenging effects of methanolic leaves Henríquez, C., 2015. Phenolic content extract of Blumea lacera (Burm. F.) DC and antioxidant capacity in fresh and dry and Blumea aurita (Linn F.) DC. fruits and vegetables grown in Chile. Pharmaceutical and Biological CyTA-Journal of Food, 13(4): 541-547. Evaluations, 2(6): 264-270. 12. Nahoum, V., Roux, G., Anton, 18. Satyal, P., Chhetri, B. K., V., Rougé, P., Puigserver, A., Bischoff, Dosoky, N. S., Shrestha, S., Poudel, A. H., Henrissat, B. and Payan, F., 2000. and Setzer, W. N., 2015. Chemical Crystal structures of human pancreatic composition of Blumea lacera essential α-amylase in complex with carbohydrate oil from Nepal. Biological activities of and proteinaceous inhibitors. the essential oil and (Z)-lachnophyllum Biochemical Journal, 346(1): 201-208. ester. Natural Product Communications, 10(10), 1749-1750. 13. Nguyễn Kim Phi Phụng, 2007. Phương pháp cô lập hợp chất hữu cơ. 19. Skehan P., Storeng R., Scudiero Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Tp. Hồ D., Monks A., McMahon J., Vistica D., Chí Minh. Tp. Hồ Chí Minh, tr. 35-36. Warren J. T., Bokesch H., Kenney S. and Boyd M. R., 1990. New colorimetric 14. Oudhia P., Joshi B. S. and Koshta cytotoxicity assay for anticancer - drug V. K., 1998. The possibilities of screening. Journal of the National preparing homoeopathic drugs from Cancer Institute, 82: 1107-1112. obnoxious weeds of Chhattisgarh. In: Abstract: V National Science 20. Swaraz, A. M., Sultana, F., Bari, Conference. Bhartiya Krishi M. W., Ahmed, K. S., Hasan, M., Islam, Anusandhan Samittee, JNKVV Research M. M., Mohammed, A. S., Hossain, M. Journal, Gwalior. H., Islam, M. S., Khan, M. I. and Raihan, M. O., 2021. Phytochemical 15. Pimpliskar, M. and Jadhav, R., profiling of Blumea laciniata (Roxb.) 2017. Antimicrobial, antioxidant and DC. and its phytopharmaceutical hemolytic activities of Blumea lacera. potential against diabetic, obesity, and International Journal of Recent Alzheimer’s. Biomedicine and Scientific Research, 8: 22213-22217. Pharmacotherapy, 141: 111859. 186
  13. Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 16 - 2022 21. Uddin, S. J., Grice, I. D. and 22. Warner, P. K., Nambiar, V. R. K. Tiralongo, E., 2011. Cytotoxic effects of and Ramakutty, C., 1996. Indian Bangladeshi medicinal plant extracts. medicinal plants. Orient Longman, 1: Evidence-Based Complementary and 278-280. Alternative Medicine, 8(1): 1-8. 187
  14. Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 16 - 2022 EVALUATION OF TOTAL POLYPHENOLS AND FLAVONOIDS CONTENTS AND BIOLOGICAL ACTIVITIES ON ETHANOL EXTRACTS FROM Blumea lacera (Burm. f.) DC. AND Rorippa indica (L.) Hiern. Ngo Thuy Duy, Nguyen Thi Cam Giang, Ha Dang Huy, Huynh Ngoc Trung Dung* and Ha Thanh My Phuong Tay Do University * ( Email: hntrungdung@gmail.com) ABSTRACT In order to find and develop the current sources of medicinal herbs especially from wild plants around as well as evaluate the influence of drying process on active ingredients and biological activities of herbs, this study determined the total contents of polyphenols, flavonoids and some biological capacities (DPPH free radical scavenging, α-glucosidase inhibition and cytotoxicity to breast cancer MCF-7 cell) on 70% ethanolic extracts from fresh and dried Blumea lacera (Burm. f.) DC. and Rorippa indica (L.) Hiern. samples. The quantitative results revealed that the drying process increased the total polyphenols and flavonoids contents by 1,7 – 2,7 and 1,1 – 2,5 times respectively. While biological activities of Rorippa indica were relatively weak, the extracted samples of Blumea lacera showed more prominent antioxidant and hypoglycemia support; in detail, the increase of total flavonoids content in the dried sample determined the ability of DPPH free radical scavenging (IC50, DPPH = 97,8 µg/mL), while preserving the freshness of the sample kept the α-glucosidase inhibitory activity better (IC50, α-glucosidase = 21,87 µg/mL). In addition, the cytotoxicity to breast cancer of all extracts at the concentration of 150 µg/mL was not satisfactory (< 50%), this made it possible to consider changing to other study subjects or cancer cell lines in the subsequent studies. Keywords: Blumea lacera, DPPH, MCF-7, Rorippa indica 188
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2