YOMEDIA
ADSENSE
Khảo sát kiến trúc di tích đền tháp Chăm Pa ở Bình Định, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế và thực trạng công tác bảo tồn của các địa phương
86
lượt xem 8
download
lượt xem 8
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Nội dung của bài viết này đề cập đến các vấn đề thực trạng trong công tác trùng tu, bảo tồn và đánh giá về vị trí xây dựng công trình cũng như cách bố cục tổng thể các đền – tháp tại các địa phương.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khảo sát kiến trúc di tích đền tháp Chăm Pa ở Bình Định, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế và thực trạng công tác bảo tồn của các địa phương
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học Huế<br />
<br />
Tập 2, Số 1 (2014)<br />
<br />
KHẢO SÁT KIẾN TRÚC DI TÍCH ĐỀN THÁP CHĂM PA<br />
Ở BÌNH ĐỊNH, QUẢNG NAM, THỪA THIÊN HUẾ<br />
VÀ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BẢO TỒN CỦA CÁC ĐỊA PHƯƠNG<br />
Trần Đình Hiếu<br />
Khoa Kiến trúc, Trường Đại học Khoa học Huế<br />
Email: hieuchi2000@yahoo.com<br />
TÓM TẮT<br />
Theo địa vực hành chính hiện nay, thì có thể coi các tỉnh Trung Bộ của Việt Nam, gồm<br />
Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng, Đắc Lắc, Gia Lai, Kon<br />
Tum, Lâm Đồng, Ninh Thuận và Bình Thuận là thuộc địa vực của Vương quốc Chăm Pa<br />
xưa.<br />
Thông thường một nhóm đền tháp Chăm Pa phải có ít nhất 4 công trình là Madapa (tháp<br />
Nhà), Gopura (tháp Cổng), Kalan (điện thờ và kosa geha-tháp Hỏa). Trong nhiều nhóm<br />
đền tháp lớn có thể còn có thêm một số Kalan nhỏ thờ các vị thần khác của Ấn giáo hoặc<br />
thờ các vị thần phương hướng, tiếng Chăm cổ là Dikpalakas. Các Kalan phụ này được xây<br />
rải rác bên trong vòng tường bao.<br />
Khảo sát đền tháp Chăm Pa ở các địa phương nói trên nhằm thu nhập tư liệu và đánh giá<br />
hiện trạng về kiến trúc, quy hoạch và hiện trạng bảo tồn hiện nay, để có nhìn nhận về cấu<br />
trúc bố cục tổng thể khu đền tháp, giá trị hình thức kiến trúc và các vấn đề cần được xem<br />
xét để bảo vệ và trùng tu di tích Chăm Pa.<br />
Từ khóa: Bình Định, bố trí tháp, Chăm pa, tháp, đền, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế.<br />
<br />
1. MỞ ĐẦU<br />
<br />
1.1. Đặt vấn đề<br />
Kiến trúc đền – tháp Chăm Pa được xây dựng chủ yếu ở khu vực miền Trung và Tây<br />
Nguyên. Theo thống kê của Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng, trên cả nước hiện có khoảng<br />
119 đền - tháp và hiện vật điêu khắc Chăm Pa.<br />
Hiện nay, tại các địa phương, công tác trùng tu và tôn tạo các di tích Chăm Pa đang<br />
được tiến hành. Một số tháp trùng tu nguyên trạng và một số tháp đang trong tình trạng chống<br />
sụp đổ. Nhưng trên thực tế, một số tháp đã đổ nát do thời gian, chiến tranh và bên cạnh đó cũng<br />
do biện pháp quản lí và giải pháp bảo vệ tháp còn nhiều hạn chế, nên các tháp đang bị xâm hại.<br />
Trên thực tế, do vị trí của các tháp nằm trên vùng đồi núi cao và không có hệ thống giao thông<br />
đi vào tháp, nên gặp khó khăn trong quản lí và phát triển du lịch.<br />
<br />
191<br />
<br />
Khảo sát kiến trúc di tích đền tháp Chăm Pa ở Bình Định, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế …<br />
<br />
Kết quả của bài báo là đúc kết từ những chuyến đi khảo sát thực tế của tác giả tại các<br />
đền – tháp Chăm Pa ở các địa phương nói trên vào những năm 2010, 2011, 2012. Vì vậy, nội<br />
dung của bài báo cũng chỉ đề cập đến các vấn đề thực trạng trong công tác trùng tu, bảo tồn và<br />
đánh giá về vị trí xây dựng công trình cũng như cách bố cục tổng thể các đền – tháp tại các địa<br />
phương được đề cập ở trên.<br />
<br />
1.2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu<br />
1.2.1. Đối tượng nghiên cứu<br />
- Các tháp và nhóm tháp Chăm Pa tại các địa phương Bình Định, Quảng Nam, Thừa Thiên<br />
Huế<br />
- Hình dáng, vị trí, và cách thức bố cục của tháp và nhóm đền tháp<br />
1.2.2. Phương pháp nghiên cứu<br />
- Điều tra, khảo sát, đo vẽ thực địa<br />
- Thu thập số liệu, chụp ảnh và quan sát<br />
- Đối chiếu so sánh để phân loại các dạng bố cục tháp<br />
<br />
2. NỘI DUNG<br />
<br />
2.1. Các khái niệm về bảo tồn di tích<br />
a. Gồm các khái niệm di tích như sau [1], [2]<br />
* Di tích lịch sử (di tích lưu niệm sự kiện, di tích lưu niệm danh nhân);<br />
* Di tích kiến trúc nghệ thuật;(1)<br />
* Di tích khảo cổ;<br />
* Danh lam thắng cảnh.<br />
b. Khái niệm bảo toàn di tích<br />
* Ngày nay việc bảo toàn di sản văn hoá đã được công nhận là bộ phận hợp nhất của sự<br />
nghiệp phát triển môi trường và văn hoá. Các chiến lược quản lý để có thể đứng được trước mọi<br />
sự biến đổi mà vẫn tôn trọng di sản văn hoá cần phải hội nhập việc bảo toàn vào các mục tiêu<br />
kinh tế và xã hội đương đại, kể cả với du lịch.<br />
* Mục đích của bảo toàn là kéo dài đời sống của di sản văn hoá và nếu có thể, làm sáng<br />
tỏ các thông điệp mỹ thuật và lịch sử nằm trong di sản mà không làm mất tính xác thực và ý<br />
nghĩa của di sản. Bảo toàn là một hoạt động văn hoá, mỹ thuật, kỹ thuật và thủ công dựa trên<br />
<br />
1<br />
<br />
Nghệ thuật kiến trúc Cham Pa được xếp vào loại hình nghệ thuật này<br />
192<br />
<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học Huế<br />
<br />
Tập 2, Số 1 (2014)<br />
<br />
các nghiên cứu có hệ thống về nhân văn và khoa học. Bảo toàn phải tôn trọng bối cảnh văn hoá<br />
[3].<br />
<br />
Hình 1. Bản đồ Đền - Tháp Chăm Pa ở Việt Nam và đoàn khảo sát [5]<br />
<br />
2.2. Nhóm, hình thức đền tháp Chăm Pa<br />
a. Bình Định<br />
Hình thức nhóm 1 tháp:<br />
Tháp Thủ Thiện: ở xã Bình Nghi, huyện Tây Sơn, cách thành phố Quy Nhơn 35 km về<br />
hướng Tây Bắc.<br />
Tháp Phú Lốc (tháp Vàng): ở xã Nhơn Thành, huyện An Nhơn, cách thành phố Quy<br />
Nhơn 35 km về phía Bắc.<br />
Tháp Cánh Tiên (tháp Đồng): xã Nhơn Hậu, huyện An Nhơn vào khoảng thế kỷ XVI.<br />
Phần phía trong tháp Cánh Tiên có các cột ốp tường được ốp kín bằng các phiến đá sa thạch<br />
màu tím có chạm khắc hoa văn dây xoắn. Ngôi tháp có 4 tầng thu nhỏ dần về phía trên, tầng nào<br />
cũng có 4 tháp góc trang trí.<br />
193<br />
<br />
Khảo sát kiến trúc di tích đền tháp Chăm Pa ở Bình Định, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế …<br />
<br />
Tháp Bình Lâm: ở xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước, cách thành phố Quy Nhơn 22 km.<br />
Tháp có mặt bằng hình vuông, mỗi cạnh khoảng 10 m, cao khoảng 20 m chia làm 3 tầng.<br />
Hình thức nhóm 2 tháp:<br />
Tháp Hưng Thạnh (tháp đôi ở thành phố Quy Nhơn): xây dựng cuối thế kỷ XII, nằm ở<br />
phường Đống Đa, thành phố Quy Nhơn, là một công trình kiến trúc đẹp và độc đáo gồm 2 tháp<br />
(tháp chính cao 20 m, tháp phụ cao khoảng 18 m).<br />
Hình thức nhóm 3 tháp:<br />
Tháp Dương Long (tháp Ngà): ở xã Bình Hòa, huyện Tây Sơn, cách thành phố Quy<br />
Nhơn khoảng 50km, được xây dựng vào cuối thế kỷ XII, vào thời kỳ phát triển rực rỡ nhất của<br />
văn hóa nghệ thuật Chăm, là một quần thể gồm 3 tháp (tháp giữa cao 24 m, hai tháp 2 bên cao<br />
22 m).<br />
Hình thức nhóm 4 tháp:<br />
Tháp Bánh ít (tháp Bạc): xây dựng cuối thế kỷ XI và đầu thế kỷ XII tại xã Phước Hiệp,<br />
huyện Tuy Phước, trên đỉnh một quả đồi nằm giữa 2 nhánh sông Côn là Tân An và Cầu Gành,<br />
bên cạnh quốc lộ 1A, cách thành phố Quy Nhơn khoảng 20 km. Đây là một quần thể gồm 4 tháp<br />
gồm tháp thờ chính, tháp nhà, tháp cổng (hướng Đông), tháp thờ (hướng Nam)<br />
Nhóm tháp ở đồng bằng: Tháp Hưng Thạnh; Bình Lâm; Thủ Thiện; Cánh Tiên;<br />
Dương Long<br />
Nhóm tháp ở đồi núi: Tháp Bánh Ít; Phú Lốc<br />
<br />
194<br />
<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học Huế<br />
<br />
Tập 2, Số 1 (2014)<br />
<br />
Hình 2. Các dạng bố cục nhóm tháp ở Bình Định [nguồn tác giả]<br />
Ghi chú:<br />
a, Tháp Cánh Tiên (tháp Đồng) b, Tháp Bình Lâm<br />
<br />
c, Tháp Thủ Thiện<br />
<br />
d, Tháp Hưng Thạnh<br />
<br />
g, Tháp Bánh Ít (tháp Bạc)<br />
<br />
e, Tháp Dương Long (tháp Ngà)<br />
<br />
b. Quảng Nam<br />
Hình thức nhóm 1 tháp:<br />
Tháp Đồng Dương: xây dựng khoảng thế kỷ IX - X, ở xã Bình Định, huyện Thăng<br />
Bình, tỉnh Quảng Nam.<br />
Tháp K, L, M, N là các tháp riêng lẻ nằm trong quần thể đền tháp Mỹ Sơn<br />
Hình thức nhóm 2 tháp:<br />
Tháp Bằng An: xây dựng vào khoảng năm 875 đến 977 sau Công nguyên, ở làng Bằng<br />
An, xã Điện An, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, nằm trên đường 606, cách thành phố Đà<br />
Nẵng khoảng 27 km về phía Nam. Chiều cao hiện nay của tháp trên 20 m, đế tháp khá cao, thân<br />
tháp là một hình trụ bát giác, mỗi cạnh tường dài 4 m. Phần tiền sảnh khá lớn, cửa ra vào ở<br />
hướng Đông, hai bên tiền sảnh có 2 cửa ra vào phụ. Tường tháp bằng phẳng, không có cửa giả,<br />
không có trụ ốp tường và hoa văn trang trí.<br />
Hình thức nhóm 3 tháp:<br />
<br />
195<br />
<br />
ADSENSE
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn