intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khảo sát liều lượng chất trợ keo tụ trong xử lý nước thải lò giết mổ gia súc bằng công nghệ keo tụ – tạo bông

Chia sẻ: ViVatican2711 ViVatican2711 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

67
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu này được tiến hành ở quy mô phòng thí nghiệm nhằm khảo sát liều lượng chất trợ keo tụ phù hợp để xử lý nước thải lò giết mổ - một loại nước thải chứa nhiều SS và chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khảo sát liều lượng chất trợ keo tụ trong xử lý nước thải lò giết mổ gia súc bằng công nghệ keo tụ – tạo bông

TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 59 - Thaùng 7/2018<br /> <br /> <br /> <br /> Khảo sát liều lượng chất trợ keo tụ trong xử lý nước thải<br /> lò giết mổ gia súc bằng công nghệ keo tụ – tạo bông<br /> A study on Auxiliary Coagulant Dosage for Slaughter-House Wastewater Treatment<br /> by Coagulation-Flocculation Technology<br /> <br /> ThS. Lê Hoàng Việt, Trường Đại học Cần Thơ<br /> Le Hoang Viet, M.Sc., Can Tho University<br /> <br /> Nguyễn Thị Huyền Trân, Trường Đại học Cần Thơ<br /> Nguyen Thi Huyen Tran, Can Tho University<br /> <br /> Hoàng Thị Hiếu, Trường Đại học Cần Thơ<br /> Hoang Thi Hieu, Can Tho University<br /> <br /> PGS.TS. Nguyễn Võ Châu Ngân, Trường Đại học Cần Thơ<br /> Nguyen Vo Chau Ngan, Assoc. Prof., Ph.D., Can Tho University<br /> <br /> Tóm tắt<br /> Nghiên cứu này được tiến hành ở qui mô phòng thí nghiệm nhằm khảo sát liều lượng chất trợ keo tụ<br /> phù hợp để xử lý nước thải lò giết mổ - một loại nước thải chứa nhiều SS và chất hữu cơ dễ phân hủy<br /> sinh học. Các kết quả nghiên cứu trên mô hình Jartest cho thấy, hiệu quả keo tụ - tạo bông nước thải lò<br /> giết mổ với 225 mg/L PAC kết hợp 3 mg/L polymer là tốt nhất, hiệu suất loại bỏ COD đạt 84,91%, độ<br /> đục đạt 99,55%. Áp dụng các thông số lựa chọn trên vào mô hình bể keo tụ - tạo bông, chúng tôi thấy,<br /> hiệu suất xử lý COD và Ptổng của nước thải lần lượt đạt 73,39% và 79,31%. Chất lượng nước thải sau xử<br /> lý keo tụ - tạo bông phù hợp để đưa sang công đoạn xử lý sinh học tiếp theo.<br /> Từ khóa: bộ Jartest, chất trợ keo tụ, keo tụ - tạo bông, nước thải lò giết mổ.<br /> Abstract<br /> This research was conducted at a lab scale model to find out the optimum quantity of auxiliary<br /> coagulant for treating slaughter-house wastewater - a source of wastewater with high concentration of<br /> SS and bio-degradable organic compounds. The results of the Jartest testing showed that slaughter-<br /> house wastewater coagulated and flocculated with 225 mg/L PAC, combined with 3 mg/L cationic-<br /> polymer, getting the optimum removal efficiency of turbidity at 99.55%, and COD at 84.91%. Applied<br /> the chosen parameters into the coagulation-flocculation pilot testing, the treatment efficiency of Ptotal<br /> and COD were 79.31% and 73.39%, respectively. The treated wastewater after coagulation-flocculation<br /> process has enough nutrients to access into the next biological treatment steps.<br /> Keywords: Jartest apparatus, auxiliary coagulant, coagulation-flocculation, slaughter-house wastewater.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 28<br /> LÊ HOÀNG VIỆT - NGUYỄN THỊ HUYỀN TRÂN - HOÀNG THỊ HIẾU - NGUYỄN VÕ CHÂU NGÂN<br /> <br /> <br /> 1. Giới thiệu hành bể keo tụ - tạo bông trong xử lý nước<br /> Hiện nay đời sống vật chất của con thải có nồng độ ô nhiễm cao từ các lò giết<br /> người được nâng cao dẫn đến nhu cầu tiêu mổ, góp phần bảo vệ môi trường.<br /> thụ hàng hóa trong đó có lương thực, thực 2. Phương pháp nghiên cứu<br /> phẩm ngày càng tăng. Một trong những 2.1. Địa điểm, thời gian và đối tượng<br /> nguồn cung cấp thực phẩm chủ yếu cho nghiên cứu<br /> con người là các sản phẩm chế biến từ thịt Nghiên cứu được thực hiện tại các<br /> gia súc, gia cầm. Vì vậy, các hoạt động phòng thí nghiệm của Bộ môn Kỹ thuật<br /> nuôi và giết mổ gia súc, gia cầm diễn ra Môi trường, Khoa Môi trường và Tài<br /> ngày càng nhiều với qui mô lớn để đáp ứng nguyên Thiên nhiên, Trường Đại học Cần<br /> nhu cầu này. Thơ trong khoảng thời gian từ tháng 01<br /> Lượng nước trung bình sử dụng để giết đến tháng 4 năm 2017.<br /> mổ một con heo có thể lên đến 0,5 m3 sinh Đối tượng thí nghiệm là nước thải của<br /> ra nước thải chứa chất hữu cơ, các chất rắn hoạt động giết mổ (chủ yếu giết mổ heo)<br /> như vụn xương, thịt vụn, mỡ, lông, móng, được thu thập từ hố thu nước thải của cơ<br /> phân… Nồng độ BOD5 của nước thải giết sở chế biến thực phẩm tại phường An<br /> mổ gia súc, gia cầm có thể lên đến 1.800 Khánh, quận Ninh Kiều, thành phố Cần<br /> mg/L, COD là 2.700 mg/L và SS là 810 Thơ. Thời gian lấy mẫu khoảng 5 giờ sáng<br /> mg/L (Lâm Minh Triết và ctv., 2008). Với hàng ngày.<br /> tải lượng các chất ô nhiễm cao, nước thải 2.2. Hóa chất, thiết bị<br /> giết mổ cần được xử lý phù hợp để không 2.2.1. Hóa chất<br /> gây ô nhiễm nguồn tiếp nhận. Nhưng hiện Chất keo tụ gồm phèn sắt<br /> nay, hầu hết các cơ sở giết mổ gia súc, gia [FeCl3.6H2O] độ tinh khiết ≥ 99% và PAC<br /> cầm chưa có hệ thống xử lý nước thải hoặc [Aln(OH)mCl3n-m] độ tinh khiết ≥ 30%; cả<br /> đã có song vận hành chưa hiệu quả. hai đều có xuất xứ Trung Quốc.<br /> Ở Việt Nam, để loại bỏ phần lớn chất Chất trợ keo tụ được sử dụng là<br /> rắn lơ lửng và dầu mỡ cùng một phần chất polymer cation specfloc C-1492 HMW,<br /> hữu cơ trong nước thải lò giết mổ, Lâm Anh quốc.<br /> Minh Triết và ctv. (2008) đã đề xuất các 2.2.2. Thiết bị<br /> hình thức xử lý bao gồm tuyển nổi, keo tụ - Thiết bị Jartest: các thí nghiệm xác<br /> tạo bông. Hà và Hương (2017) đã nghiên định thông số vận hành của chất keo tụ<br /> cứu xử lý nước thải lò giết mổ bằng quy thực hiện trên bộ Jartest ET750 Lovibond<br /> trình keo tụ và ghi nhận các loại phèn với cốc chứa 1 L.<br /> nhôm có hiệu suất xử lý chất hữu cơ và Mô hình bể keo tụ - tạo bông: thiết kế<br /> dưỡng chất trên 90%. Tuy nhiên, chưa có với lưu lượng nước thải Q = 0,4 L/phút<br /> ghi nhận về những nghiên cứu sử dụng bằng thủy tinh dày 5 mm, có hệ thống cánh<br /> chất trợ keo tụ để làm tăng hiệu suất xử lý khuấy truyền động bằng motor. Mô hình có<br /> nước thải lò giết mổ. hai phần kết hợp với nhau: (i) bể keo tụ<br /> Nghiên cứu này được tiến hành nhằm (gồm 1 ngăn khuấy trộn hóa chất và 2 ngăn<br /> tìm ra liều lượng chất trợ keo tụ phù hợp về tạo bông), và (ii) bể lắng cơ học theo<br /> mặt kỹ thuật và kinh tế, để thiết kế và vận phương ngang.<br /> <br /> <br /> 29<br /> KHẢO SÁT LIỀU LƯỢNG CHẤT TRỢ KEO TỤ TRONG XỬ LÝ NƯỚC THẢI LÒ GIẾT MỔ GIA SÚC…<br /> <br /> <br /> Bảng 1. Thông số thiết kế của mô hình<br /> Bể keo tụ Ngăn trộn Ngăn khuấy Ngăn khuấy<br /> Ngăn lắng<br /> Thông số hóa chất nhanh chậm<br /> Thời gian phản ứng (phút) 1-2 10 - 30 10 - 30 -<br /> Thời gian lưu (phút) 1,5 13 13 60<br /> Thể tích (L) 0,6 5,2 5,2 24<br /> Kích thước (m × m) 0,1 × 0,1 0,15 × 0,175 0,15 × 0,175 0,15 × 0,8<br /> Chiều cao mực nước (m) 0,06 0,2 0,2 20<br /> Vận tốc khuấy (vòng/phút) 150 80 40 -<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Hình 1. Sơ đồ bố trí các thí nghiệm định hướng trên bộ Jartest<br /> <br /> 30<br /> LÊ HOÀNG VIỆT - NGUYỄN THỊ HUYỀN TRÂN - HOÀNG THỊ HIẾU - NGUYỄN VÕ CHÂU NGÂN<br /> <br /> <br /> Thiết bị phân tích mẫu: các chỉ tiêu 3.1. Thành phần và tính chất nước<br /> đầu vào và đầu ra của mẫu nước được thải lò giết mổ<br /> phân tích bằng những phương pháp phù Mẫu nước thải được lấy tại hố thu nước<br /> hợp với tiêu chuẩn theo quy định của thải của lò giết mổ trong 03 ngày liên tiếp<br /> APHA, AWWA, WEF (2005) tại các (từ 15 - 17/01/2017) để phân tích các chỉ<br /> phòng thí nghiệm Kỹ thuật Môi trường, tiêu ô nhiễm làm cơ sở cho việc xem xét đặc<br /> Đại học Cần Thơ. điểm của nước thải có phù hợp với phương<br /> 3. Kết quả - thảo luận án xử lý được đề xuất hay không.<br /> <br /> Bảng 2. Thành phần, đặc điểm của nước thải thí nghiệm<br /> Nồng độ trung bình QCVN 62-MT:2016<br /> Chỉ tiêu Đơn vị<br /> (n = 3) /BTNMT (cột B)*<br /> pH - 6,51 ± 0,02 5,5 - 9,0<br /> DO mg/L 0,13 ± 0,11 -<br /> Độ đục NTU 633,33 ± 34,12 -<br /> SS mg/L 214,80 ± 26,57 150<br /> BOD5 mg/L 1523,30 ± 64,26 100<br /> COD mg/L 2649,00 ± 565,77 300<br /> TKN mg/L 151,54 ± 36,15 150<br /> Ptổng mg/L 32,00 ± 2,00 -<br /> Tổng Coliform MPN/100 mL 4,90×105 ± 0,75×105 5.000<br /> Note: * Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi<br /> <br /> Về cảm quan, nước thải có màu đỏ của 650 mg/L, đối với PAC là từ 150 đến 400<br /> máu, nhiều cặn lơ lửng, mỡ, lông và có mùi mg/L (mỗi mức liều lượng cách nhau 50<br /> hôi. Kết quả phân tích cho thấy, nước thải mg/L). Trong quá trình thí nghiệm, quan<br /> bị ô nhiễm hữu cơ, hàm lượng cặn lơ lửng sát bông cặn và quá trình lắng, lấy mẫu<br /> và máu cao cần phải có biện pháp xử lý sơ nước đo độ đục để đánh giá hiệu quả keo tụ<br /> cấp phù hợp để giảm tải cho công đoạn xử và phân tích COD của mẫu nước thải có độ<br /> lý sinh học. Nước thải có pH nằm trong đục thấp nhất để đánh giá khả năng loại bỏ<br /> khoảng 6,5 - 7,5 thích hợp cho việc sử dụng chất hữu cơ của biện pháp keo tụ.<br /> FeCl3.6H2O và PAC keo tụ nước thải. Đối với thí nghiệm keo tụ bằng phèn<br /> 3.2. Kết quả thí nghiệm định hướng sắt, khi cho FeCl3.6H2O vào khuấy và để<br /> Thí nghiệm định hướng được thực lắng các bông cặn bắt đầu hình thành, từ<br /> hiện một lần trên bộ Jartest để chọn loại và liều lượng 400 mg/L đến 550 mg/L<br /> liều lượng phèn thích hợp cho keo tụ nước FeCl3.6H2O các bông cặn lớn dần và lắng<br /> thải lò giết mổ. Thí nghiệm tiến hành với tốt, độ đục của nước thải sau keo tụ giảm<br /> liều lượng FeCl3.6H2O được thay đổi ở các mạnh. Độ đục của nước thải giảm là do<br /> khoảng liều lượng biến thiên từ 400 đến FeCl3.6H2O tạo nên các ion Fe3+ có khả<br /> <br /> <br /> 31<br /> KHẢO SÁT LIỀU LƯỢNG CHẤT TRỢ KEO TỤ TRONG XỬ LÝ NƯỚC THẢI LÒ GIẾT MỔ GIA SÚC…<br /> <br /> <br /> năng trung hòa điện tích các hạt keo, làm lượng phèn thêm vào bị dư. Điều này là do<br /> mất tính ổn định của các hạt keo, do đó các khi sử dụng chất keo tụ quá liều, lượng<br /> hạt keo có thể kết với nhau tạo thành bông Fe3+ trong nước tăng cao các hạt keo hút<br /> cặn và lắng xuống. Thêm vào đó, nhiều các ion Fe3+ sẽ tái ổn định (mang<br /> FeCl3.6H2O còn tạo các phức hay phản ứng điện tích dương của ion Fe3+); thêm vào đó<br /> với alkalinity của nước thải, hình thành ở liều lượng cao các bông cặn phát triển<br /> Fe(OH)3 kết tủa hấp phụ các hạt keo và kéo quá lớn, lắng nhanh và bỏ sót lại các bông<br /> theo chất rắn lơ lửng trong nước thải lắng cặn nhỏ làm độ đục tăng.<br /> xuống. Ở liều lượng từ 550 mg/L đến 650 Tương ứng với độ đục thấp nhất đạt<br /> mg/L tạo các bông cặn lớn hơn và lắng được ở liều lượng 550 mg/L FeCl3.6H2O,<br /> nhanh, tuy nhiên độ đục của nước thải sau khi đó COD giảm từ 2750 mg/L xuống còn<br /> keo tụ tăng trở lại, điều này cho thấy hiệu 1150 mg/L, đạt hiệu suất loại COD là<br /> quả keo tụ của FeCl3.6H2O giảm khi liều 58,18%.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Hình 2. Độ đục của nước thải và hiệu suất xử lý ở các mức liều lượng FeCl3.6H2O khác nhau<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Hình 3. Độ đục của nước thải và hiệu suất xử lý ở các mức liều lượng PAC khác nhau<br /> <br /> 32<br /> LÊ HOÀNG VIỆT - NGUYỄN THỊ HUYỀN TRÂN - HOÀNG THỊ HIẾU - NGUYỄN VÕ CHÂU NGÂN<br /> <br /> <br /> Đối với thí nghiệm keo tụ bằng PAC, tăng giảm có cơ chế giống thí nghiệm<br /> khi cho PAC vào nước thải khuấy và để FeCl3.6H2O nhưng PAC tạo ra các ion Al3+<br /> lắng, các bông cặn hình thành và phát triển và Al(OH)3. Độ đục thấp nhất đạt được ở<br /> dần: liều lượng PAC từ 150 mg/L đến 250 liều lượng PAC là 250 mg/L, khi đó COD<br /> mg/L, cho các bông cặn lớn và khả năng giảm từ 2750 mg/L xuống còn 1250 mg/L<br /> lắng tốt độ đục giảm rõ rệt; ở liều lượng đạt hiệu suất loại COD là 54,55%.<br /> PAC từ 250 mg/L đến 400 mg/L, tạo các Kết quả thí nghiệm cho thấy hiệu quả<br /> bông cặn lớn hơn và lắng nhanh nhưng loại bỏ COD và độ đục của FeCl3.6H2O tốt<br /> trong nước còn nhiều cặn lơ lửng nhỏ hơn PAC, nhưng việc lựa chọn loại phèn<br /> không kết vào bông cặn lớn nên độ đục của nào để áp dụng còn phụ thuộc vào chi phí<br /> nó tăng cao. Sau khi keo tụ nước thải vẫn hóa chất. Tính toán chi phí hóa chất sử<br /> còn màu đỏ của máu. Độ đục của nước thải dụng cho quá trình xử lý như Bảng 3.<br /> <br /> 3.2. Kết quả xử lý COD, TSS, độ màu<br /> Bảng 3. So sánh chi phí hóa chất sử dụng cho thí nghiệm<br /> Hóa chất keo tụ Liều lượng sử dụng Đơn giá hóa chất Chi phí xử lý<br /> (mg/L) (đồng/kg) (đồng/m3)<br /> FeCl3.6H2O 550 42.000 23.100<br /> PAC 250 17.000 4.250<br /> <br /> Tính toán so sánh trên cho thấy tuy COD của quá trình keo tụ. Thí nghiệm này<br /> khả năng loại bỏ COD của FeCl3.6H2O cao tiến hành trên bộ Jartest với liều lượng chất<br /> hơn PAC, nhưng chi phí hóa chất để keo tụ keo tụ PAC cố định ở tất cả các cốc là 250<br /> bằng PAC rẻ hơn rất nhiều so với mg/L, liều lượng chất trợ keo tụ polymer<br /> FeCl3.6H2O. Do đó, PAC với liều lượng bổ sung vào các cốc biến thiên từ 2 - 4<br /> 250 mg/L được chọn làm chất keo tụ cho mg/L. Trong quá trình thí nghiệm, quan sát<br /> các thí nghiệm định hướng tiếp theo. Chọn quá trình tạo bông, lắng, lấy mẫu nước đo<br /> lựa này cũng phù hợp với kết quả nghiên pH, độ đục và COD làm cơ sở để đánh giá<br /> cứu trước đó của Lê Hoàng Việt và ctv. hiệu quả keo tụ của PAC kết hợp với<br /> (2015), Đào Minh Trung và ctv. (2016). polymer.<br /> 3.3. Kết quả thí nghiệm Jartest Thông số pH của nước thải đầu vào là<br /> 3.3.1. Thí nghiệm xác định liều lượng 6,3, sau khi qua xử lý keo tụ biến thiên<br /> polymer thích hợp hỗ trợ quá trình keo tụ không nhiều, lần lượt đạt các giá trị 5,9;<br /> Hiệu quả của quá trình keo tụ bằng các 6,0; 6,1; 5,8; 5,9; 5,8 tương ứng với các<br /> loại phèn có thể tăng cao khi sử dụng chất ngưỡng liều lượng chất trợ keo tụ là 0,0<br /> trợ keo tụ là polymer. Giá thành của mg/L, 2,0 mg/L, 2,5 mg/L, 3,0 mg/L, 3,5<br /> polymer tuy cao, nhưng liều lượng sử dụng mg/L và 4,0 mg/L. Wang và ctv. (2005) ghi<br /> rất thấp (chỉ vài mg/L), nên việc bổ sung nhận ngưỡng pH phù hợp để keo tụ nước<br /> polymer không làm tăng đáng kể chi phí thải bằng phèn sắt là 4,0 - 6,5 và > 8,5. Như<br /> nhưng làm tăng hiệu quả loại bỏ độ đục và vậy, các giá trị pH ghi nhận được trong thí<br /> <br /> <br /> 33<br /> KHẢO SÁT LIỀU LƯỢNG CHẤT TRỢ KEO TỤ TRONG XỬ LÝ NƯỚC THẢI LÒ GIẾT MỔ GIA SÚC…<br /> <br /> <br /> nghiệm này đều nằm trong khoảng phù hợp thành càng lớn và nhiều, các bông cặn lắng<br /> để tiến hành keo tụ nước thải. xuống làm giảm độ đục của nước thải. Tiếp<br /> Độ đục của nước thải đầu vào là 549 tục tăng lượng polymer, các hạt keo sẽ tái<br /> NTU, sau keo tụ giảm mạnh nhưng không ổn định, bông cặn được hình thành lớn hơn<br /> có chiều hướng rõ rệt. Khi cho polymer vào và lắng rất nhanh nên có thể bỏ sót lại các<br /> theo cách tăng liều lượng thì bông cặn hình bông cặn nhỏ làm tăng độ đục của nước.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Hình 4. Độ đục của nước thải khi kết hợp PAC các mức polymer khác nhau<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Hình 5. COD của nước thải khi kết hợp PAC các mức polymer khác nhau<br /> <br /> Ở các cốc có chất trợ keo tụ liều lượng giảm. Ở liều lượng polymer 3,0 mg/L cho<br /> từ 0,0 đến 2,5 mg/L hiệu quả keo tụ giảm, hiệu quả loại bỏ COD cao nhất (hiệu suất<br /> COD của nước thải sau keo tụ cao hơn khi xử lý đạt 72,87%), do lượng polymer đó đã<br /> không bổ sung polymer. Điều này do các đủ để tạo cầu nối hạt keo làm tăng khả năng<br /> polymer cũng là các hợp chất hữu cơ, nếu lắng. Hiệu suất xử lý này thấp hơn kết quả<br /> liều lượng chưa đủ sẽ không thể tạo cầu nối nghiên cứu của Ha và Huong (2017) nhưng<br /> các hạt keo, làm cho hiệu quả loại bỏ COD cao hơn ghi nhận của Metcalf & Eddy<br /> <br /> 34<br /> LÊ HOÀNG VIỆT - NGUYỄN THỊ HUYỀN TRÂN - HOÀNG THỊ HIẾU - NGUYỄN VÕ CHÂU NGÂN<br /> <br /> <br /> (1991) từ 30 - 60%. Khi tiếp tục tăng liều lượng PAC là 250 mg/L, nên trong thí<br /> lượng polymer, các bông cặn nhỏ có thể bị nghiệm này liều lượng PAC được cho biến<br /> bỏ sót lại theo cơ chế đã giải thích ở trên thiên từ 200 đến 300 mg/L; mỗi mức liều<br /> làm giảm hiệu quả loại bỏ COD. lượng cách nhau 25 mg/L, riêng liều lượng<br /> Dựa vào kết quả trên, liều lượng polymer được giữ cố định ở mức 3,0 mg/L.<br /> polymer 3,0 mg/L kết hợp với 250 mg/L Thông số pH của nước thải đầu vào là<br /> PAC được chọn để tiến hành thí nghiệm xác 6,5, qua xử lý keo tụ có biến thiên nhưng<br /> định lượng chất keo tụ kết hợp với polymer. không đều; lần lượt đạt các giá trị 5,7; 6,2;<br /> 3.3.2. Thí nghiệm xác định lượng chất 6,1; 6,0; 5,9; 5,6 tương ứng với các ngưỡng<br /> keo tụ ở khoảng thu hẹp kết hợp với polymer liều lượng chất keo tụ PAC là 200 mg/L,<br /> Việc sử dụng polymer là chất trợ keo 225 mg/L, 250 mg/L, 275 mg/L và 300<br /> tụ có thể làm thay đổi liều lượng PAC cần mg/L. Như vậy, các giá trị pH đo được<br /> sử dụng, do đó thí nghiệm này được tiến trong thí nghiệm này đều nằm trong<br /> hành để xác định lại liều lượng PAC. Kết khoảng phù hợp ghi nhận bởi Wang và ctv.<br /> quả của thí nghiệm 1 đã ghi nhận liều (2005) để tiến hành keo tụ nước thải.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Hình 6. Độ đục của nước thải sau keo tụ ở liều lượng polymer cố định kết hợp PAC 250 mg/L<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Hình 7. COD của nước thải sau keo tụ ở liều lượng polymer cố định kết hợp PAC 250 mg/L<br /> <br /> 35<br /> KHẢO SÁT LIỀU LƯỢNG CHẤT TRỢ KEO TỤ TRONG XỬ LÝ NƯỚC THẢI LÒ GIẾT MỔ GIA SÚC…<br /> <br /> <br /> Kết quả cho thấy, độ đục sau keo tụ nghiệm trên mô hình bể keo tụ - tạo bông.<br /> thấp nhất ở liều lượng 200 mg/L PAC kết 3.4. Kết quả thí nghiệm chính thức<br /> hợp 3 mg/L polymer (hiệu suất xử lý đạt trên mô hình bể keo tụ - tạo bông<br /> 99,55%), còn COD sau keo tụ thấp nhất ở Thí nghiệm này được tiến hành trên<br /> liều lượng 225 mg/L PAC kết hợp với 3 mô hình bể keo tụ - tạo bông để kiểm<br /> mg/L polymer (hiệu suất xử lý đạt chứng lại kết quả thí nghiệm đã thực hiện<br /> 84,91%). trên bộ Jartest. Các thông số thí nghiệm<br /> Với mục tiêu chủ yếu là giảm tải nạp bao gồm liều lượng PAC 225 mg/L kết hợp<br /> chất hữu cơ cho các công đoạn tiếp theo với 3 mg/L polymer. Do chỉ có một mô<br /> trong thực tế xử lý nước thải, liều lượng hình thí nghiệm nên không bố trí lặp lại mà<br /> PAC 225 mg/L kết hợp với 3 mg/L nước thải đầu vào và đầu ra được thu thập,<br /> polymer được chọn để tiến hành thí phân tích ở 3 ngày liên tiếp.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Hình 8. COD, TP của nước thải trước và sau khi qua mô hình keo tụ - tạo bông<br /> <br /> Sau quá trình keo tụ - tạo bông, COD trong nước thải đầu ra của bể keo tụ đủ để<br /> trong nước thải giảm từ 1740,35 mg/L đưa vào công đoạn xử lý sinh học tiếp theo.<br /> xuống còn 463,16 mg/L, hiệu suất xử lý 4. Kết luận - kiến nghị<br /> đạt 73,39% cao hơn ghi nhận của Metcalf Nghiên cứu này đã thực hiện thí<br /> & Eddy (1991) từ 30 - 60%. TP giảm từ 19 nghiệm Jartest xử lý nước thải lò giết mổ<br /> mg/L xuống còn 4 mg/L, hiệu suất xử lý với lượng chất keo tụ PAC là 225 mg/L,<br /> đạt 79,31% nằm trong khoảng 70 - 90% kết hợp với 3 mg/L chất trợ keo tụ<br /> ghi nhận bởi Metcalf & Eddy (1991). Tuy polymer, hiệu suất xử lý nước thải đạt tối<br /> nhiên, hiệu suất này thấp hơn ghi nhận của ưu với độ đục loại bỏ 99,55% và COD đạt<br /> Hà và Hương (2017). 84,91%.<br /> Mặc dù hàm lượng COD còn khá cao Ứng dụng xử lý nước thải lò giết mổ<br /> nhưng tỉ lệ COD/P trong nước thải sau xử trên mô hình bể keo tụ - tạo bông với cùng<br /> lý đạt xấp xỉ 100/1, nên lượng dưỡng chất liều lượng chất keo tụ và trợ keo tụ, hiệu<br /> <br /> <br /> 36<br /> LÊ HOÀNG VIỆT - NGUYỄN THỊ HUYỀN TRÂN - HOÀNG THỊ HIẾU - NGUYỄN VÕ CHÂU NGÂN<br /> <br /> <br /> suất loại bỏ COD là 73,39% và Ptổng là 5. Lê Hoàng Việt, Nguyễn Võ Châu Ngân,<br /> 79,31%. Nước thải sau xử lý phù hợp để đưa Nguyễn Thị Mỹ Phương, Đặng Thị Thúy<br /> sang các công đoạn xử lý sinh học tiếp theo. (2014), “Nghiên cứu xử lý nước thải lò giết<br /> mổ bằng phương pháp keo tụ quy mô phòng<br /> Quá trình keo tụ - tạo bông sẽ tạo ra<br /> thí nghiệm và mô hình bể keo tụ tạo bông kết<br /> bùn thải có thể chứa dư lượng hóa chất gây hợp lắng”, Tạp chí Khoa học Trường Đại học<br /> độc, do đó cần có thêm những nghiên cứu Cần Thơ, 34a: 108-118.<br /> khác để đánh giá thành phần bùn thải, tìm 6. Lê Hoàng Việt, Nguyễn Võ Châu Ngân,<br /> hiểu xử lý lượng bùn thải sinh ra từ quá Nguyễn Văn Ngâm, Trịnh Dương Sơn Tùng<br /> trình keo tụ - tạo bông, hạn chế ô nhiễm (2015), “Xử lý sơ cấp nước thải chế biến cá<br /> cho nguồn tiếp nhận. tra bằng phương pháp keo tụ”, Tạp chí Khoa<br /> học Trường Đại học Cần Thơ, 40a: 101-109.<br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> 7. Metcalf & Eddy (1991), Wastewater<br /> 1. APHA, AWWA, WEF (2005), Standard engineering: Treatment, disposal, reuse,<br /> methods for the examination of water and McGraw Hill Inc.<br /> waste-water, 21st ed, American Public Health 8. Sun M., Yu P. F., Fu1 J. X., Ji X. Q., Jiang T.<br /> Association, American Water Works (2017), “Treatment of slaughter wastewater<br /> Association, Water Environment Federation,<br /> by coagulation sedimentation - anaerobic<br /> Washington DC. biological filter and biological contact<br /> 2. Bui Manh Ha, Duong Thi Giang Huong oxidation process”, IOP Conf. Ser.: Earth<br /> (2017), “Coagulation in treatment of swine Environ. Sci. 82 012021.<br /> slaughterhouse wastewater”, GeoScience<br /> 9. Trịnh Xuân Lai (2011), Xử lý nước cấp sinh<br /> Engineering LXIII(1) 15-21. hoạt và công nghệ, Nxb Xây dựng Hà Nội.<br /> 3. Đào Minh Trung, Nguyễn Võ Châu Ngân,<br /> 10. Văn phòng Chính phủ (2016), Thông tư<br /> Ngô Kim Định (2016), “Hiệu quả xử lí nước 04:2016/TT-BTNMT ban hành QCVN 62-<br /> thải dệt nhuộm của chất trợ keo tụ hóa học và MT: 2016/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật<br /> sinh học”. Tạp chí Khoa học Đại học Sư<br /> quốc gia về nước thải chăn nuôi, Công báo số<br /> Phạm TP. HCM, 9(87): 127-137.<br /> 349+350.<br /> 4. Lâm Minh Triết, Nguyễn Thanh Hùng, 11. Wang L. K, Yung-Tse Hung, Nazih K.<br /> Nguyễn Phước Dân (2008), Xử lý nước thải Shamas (2005), Physico-chemmical treatment<br /> đô thị và công nghiệp, Nxb Đại học Quốc gia processes, Humana Press.<br /> TP. Hồ Chí Minh.<br /> <br /> <br /> Ngày nhận bài: 24/10/2017 Biên tập xong: 15/7/2018 Duyệt đăng: 20/7/2018<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 37<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2