intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khảo sát một số yếu tố liên quan đến hội chứng dễ bị tổn thương ở bệnh nhân loãng xương nguyên phát

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

7
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày khảo sát một số yếu tố liên quan đến hội chứng dễ bị tổn thương ở bệnh nhân loãng xương nguyên phát tại Bệnh viện Bạch Mai. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 75 bệnh nhân được chẩn đoán loãng xương nguyên phát theo tiêu chuẩn của Tổ chức y tế thế giới – WHO 1994, điều trị tại Trung tâm Cơ xương khớp Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 05 năm 2023 đến tháng 01 năm 2024.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khảo sát một số yếu tố liên quan đến hội chứng dễ bị tổn thương ở bệnh nhân loãng xương nguyên phát

  1. HỘI NGHỊ KHOA HỌC THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ XXI – HỘI THẤP KHỚP HỌC VIỆT NAM KHẢO SÁT MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN HỘI CHỨNG DỄ BỊ TỔN THƯƠNG Ở BỆNH NHÂN LOÃNG XƯƠNG NGUYÊN PHÁT Nguyễn Thị Thu1, Nguyễn Thị Hồng Ngọc2, Trần Văn Hải2, Nguyễn Văn Hùng1,2, Trần Huyền Trang1,2 TÓM TẮT 27 Từ khóa: Hội chứng dễ bị tổn thương, loãng Mục tiêu: Khảo sát một số yếu tố liên quan xương nguyên phát đến hội chứng dễ bị tổn thương ở bệnh nhân loãng xương nguyên phát tại Bệnh viện Bạch SUMMARY Mai. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: SURVEY OF SOME FACTORS Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 75 bệnh nhân RELATED TO FRAILTY SYNDROME được chẩn đoán loãng xương nguyên phát theo IN PRIMARY OSTEOPOROSIS tiêu chuẩn của Tổ chức y tế thế giới – WHO PATIENTS AT BACH MAI HOSPITAL 1994, điều trị tại Trung tâm Cơ xương khớp Objectives: To survey some factors related Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 05 năm 2023 đến to frailty syndrome in primary osteoporosis tháng 01 năm 2024. Kết quả nghiên cứu: Tỉ lệ patients at Bach Mai hospital. Subjects and bệnh nhân có hội chứng dễ bị tổn thương chiếm methods: A cross-sectional study is conducted 61,3%. Tỉ lệ mắc hội chứng dễ bị tổn thương cao on 75 inpatients diagnosed with primary hơn ở người bệnh trên 60 tuổi, mãn kinh trên 20 osteoporosis according to the standards of WHO năm, loãng xương nặng và có gãy đốt sống mới 1994 at the Centre for Rheumatology in Bach (p
  2. TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 537 - THÁNG 4 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2024 I. ĐẶT VẤN ĐỀ Nghiên cứu thực hiện trên 75 bệnh nhân Loãng xương là vấn đề y tế quan trọng được chẩn đoán loãng xương nguyên phát mang tính toàn cầu do sự phổ biến và những theo tiêu chuẩn của WHO 1994, điều trị tại hậu quả nặng nề đối với sức khỏe cộng đồng Trung tâm Cơ xương khớp Bệnh viện Bạch và nền kinh tế quốc gia. Tỉ lệ gãy xương do Mai từ tháng 5 năm 2023 đến tháng 01 năm loãng xương ở Đông Nam Á chiếm 14,7% 2024. của thế giới. Có 10-20% bệnh nhân gãy Tiêu chuẩn lựa chọn: xương hông tử vong trong vòng 1 năm đầu - Bệnh nhân được chẩn đoán loãng và 2/3 số bệnh nhân còn sống bị tàn tật.1 Hội xương nguyên phát theo tiêu chuẩn của chứng dễ bị tổn thương (HCDBTT) là một WHO 1994. hội chứng lâm sàng đặc trưng bởi sự suy - Người bệnh có tình trạng tinh thần tỉnh giảm dự trữ sinh lý và chức năng của một số táo, có khả năng nghe và trả lời phỏng vấn, hệ thống cơ quan, dẫn tới tình trạng tăng khả có khả năng thực thiện các bài kiểm tra vận năng dễ bị tổn thương và các kết quả bất lợi động. cho sức khỏe. Hội chứng dễ bị tổn thương có - Tự nguyện tham gia nghiên cứu. xu hướng tăng lên ở các bệnh nhân mắc bệnh Tiêu chuẩn loại trừ: lý cơ xương khớp, trong đó có loãng xương.2 - Bệnh nhân có chống chỉ định vận động Theo nghiên cứu của Li-Kuo Liu (2015) tại và hoạt động thể lực (suy hô hấp, nhồi máu Đài Loan, hội chứng dễ bị tổn thương có mối cơ tim…) liên quan đáng kể với tình trạng loãng xương 2.2. Phương pháp nghiên cứu (OR=7,73).3 Cook và các cộng sự cũng đã có 2.2.1. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả báo cáo về mối liên quan giữa tăng cắt ngang. HCDBTT và giảm mật độ xương trong một 2.2.2. Tiến hành nghiên cứu: nghiên cứu thuần tập được tiến hành trên hơn Mỗi đối tượng nghiên cứu đều được hỏi 3000 nam giới trong độ tuổi từ 40-70 tuổi.4 bệnh, thăm khám và khai thác thông tin theo Vì vậy, việc đo lường mức độ của HCDBTT một mẫu bệnh án nghiên cứu thống nhất. là cần thiết, có thể giúp cho việc đánh giá và - Khai thác thông tin về tuổi, giới, chiều quản lý sức khỏe đối với người bệnh loãng cao, cân nặng, nghề nghiệp, nơi ở, trình độ xương học vấn, tuổi mãn kinh. Tại Việt Nam, nghiên cứu về hội chứng - Đo mật độ xương: bằng máy đo mật độ dễ bị tổn thương ở bệnh nhân loãng xương xương Horizon W của hãng Hologic-Mỹ nguyên phát còn ít được quan tâm. Vì vậy, theo phương pháp hấp thụ tia X năng lượng chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với mục kép (DEXA) tại phòng đo mật độ xương, tiêu: Khảo sát một số yếu tố liên quan đến Bệnh viện Bạch Mai. Kết quả đo được nhận hội chứng dễ bị tổn thương ở bệnh nhân định bới bác sỹ chuyên khoa Cơ xương khớp, loãng xương nguyên phát tại Bệnh viện số liệu thu được đã được máy tự động so Bạch Mai. sánh với hằng số mật độ xương của người châu Á. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Xét nghiệm công thức máu, sinh hóa 2.1. Đối tượng nghiên cứu máu để loại trừ loãng xương thứ phát. Các xét nghiệm được thực hiện tại trung tâm 201
  3. HỘI NGHỊ KHOA HỌC THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ XXI – HỘI THẤP KHỚP HỌC VIỆT NAM Huyết học và truyền máu, khoa Hóa sinh giá theo thang điểm CRAF (Comprehensive bệnh viện Bạch Mai, với các giá trị tham Rheumatologic Assessment of Frailty). chiếu chuẩn đã được công bố trước đó. Thang điểm này đã được sử dụng trong một - Chụp XQ cột sống ngực và thắt lưng ở số nghiên cứu trên thế giới, trong đó có 2 tư thế thẳng và nghiêng để phát hiện gãy nghiên cứu của F. Salaffi và nhómcộng sự tại xương đốt sống.Chụp MRI cột sống với Ý (2020)5. Các tiêu chuẩn đánh giá bao gồm những bệnh nhân có đau lưng hoặc đau cột tình trạng dinh dưỡng, cơ lực, té ngã, bệnh sống ngực xảy ra đột ngột, đau kiểu cơ học đồng mắc, số lượng thuốc dùng, hoạt động hoặc giảm chiều cao cơ thể và có hình ảnh xã hội, đau, mệt mỏi, hoạt động thể chất và gãy đốt sống trên XQ cột sống để đánh giá trầm cảm. Trong đó, tình trạng dinh dưỡng tình trạng gãy xương đốt sống là gãy cũ hay được đánh giá qua chỉ số BMI, cơ lực được gãy mới. Đốt sống mới tổn thương sẽ biểu đo bằng áp lực kế cầm tay Jamar. Té ngã, hiện bằng hình ảnh giảm tín hiệu thân đốt bệnh đồng mắc, số lượng thuốc dùng và hoạt sống trên thì T1 và tăng tín hiệu trên T2 động xã hội được đánh giá thông qua trả lời STIR. Kết quả chụp được nhận định bởi bác câu hỏi. Bốn tiêu trí còn lại bệnh nhân tự sỹ chuyên khoa chẩn đoán hình ảnh. đánh giá mức độ theo thang điểm 10. Điểm - Cơ lực tay được đo bằng áp lực kế cầm cuối cùng của thang điểm CRAF được chia tay Jamar 5030J1, đơn vị đo tính bằng kg. cho 10, nếu điểm CRAF từ 0 đến 0,12: Bình Đối tượng nghiên cứu ngồi thẳng, vai khép, thường, >0,12 đến ≤ 0,24 HCDBTT nhẹ, cẳng tay để thoải mái, khuỷu tay gập 90 độ >0,24 đến ≤ 0,36 HCDBTT vừa, >0,36 so với cẳng tay, bệnh nhân bóp thật mạnh, HCDBTT nặng. hết sức vào tay nắm của máy đo. Thực hiện 2.3. Phương pháp phân tích thống kê: đo cơ lực mỗi tay 2 lần và lấy kết quả cao Bằng phần mềm SPSS 20.0 với các thuật nhất. toán thống kê thường dùng trong y học. - Hội chứng dễ bị tổn thương được đánh III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm hội chứng dễ bị tổn thương ở bệnh nhân loãng xương nguyên phát Biểu đồ 1: Tỉ lệ hội chứng dễ bị tổn thương 202
  4. TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 537 - THÁNG 4 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2024 Nhận xét: Trong 75 bệnh nhân loãng vừa và nặng lần lượt là 21,3%, 20% và 20%. xương nguyên phát, có 46 bệnh nhân mắc Có 70 bệnh nhân là nữ giới, chiếm tỉ lệ HCDBTT chiếm 61,3%. 29 bệnh nhân không 93,3%. Tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân mắc HCDBTT chiếm 38,7%. Tỉ lệ bệnh nhân nghiên cứu là 72 ± 7,6 tuổi. có hội chứng dễ bị tổn thương mức độ nhẹ, Bảng 1: Đặc điểm các tiêu chí thành phần của HCDBTT Các tiêu chí thành phần Số bệnh nhân Tỉ lệ (%) Bình thường/thừa cân 54 72 Tình trạng dinh Béo phì 7 9,3 dưỡng (BMI) Nhẹ cân 14 18,7 Giảm cơ lực tay 46 61,3 Té ngã 3 4 Điểm RDCI (bệnh đồng mắc) ≥ 2 31 41,3 Sử dụng ≥ 3 loại thuốc 15 20 Hạn chế hoạt động xã hội 31 41,3 Đau 66 88 Mệt mỏi 49 65,3 Hạn chế hoạt động thể chất 49 65,3 Trầm cảm 12 16 Nhận xét: Trong 10 tiêu chí thành phần 65,3% và 65,3%. của hội chứng dễ bị tổn thương theo thang 3.2. Một số yếu tố liên quan đến hội điểm CRAF, đau, hạn chế hoạt động thể chất chứng dễ bị tổn thương ở bệnh nhân loãng và mệt mỏi chiếm Tỉ lệ cao, lần lượt là 88%, xương nguyên phát Bảng 2: Mối liên quan giữa hội chứng dễ bị tổn thương với một số đặc điểm chung Có HCDBTT Bình thường OR Yếu tố liên quan P (n=46) (n=29) (CI 95%) >60 45 (97,8%) 23 (79,3%) 11,7 Tuổi 0,012 ≤ 60 1 (2,2%) 6 (20,7%) (1,3-103,4) Nữ 40 (87%) 0 Giới 0,076 Nam 6 (13%) 29 (100%) Số năm sau >20 30 (75%) 13 (44,8%) 3,7 0,013 mãn kinh ≤20 10 (25%) 16 (55,2%) (1,3-10,3) Phân loại loãng Loãng xương nặng 36 (78,3%) 1 (3,4%) 100 0,00 xương Loãng xương 10 (21,7%) 28 (96,6%) (12-835) Gãy đốt sống Có 30 (65,2%) 1 (3,4%) 52,5 0,00 mới Không 16 (34,8%) 28 (96,6%) (6,5-422,3) Nhận xét: Nhóm bệnh nhân trên 60 tuổi có nguy cơ mắc hội chứng dễ bị tổn thương cao gấp 11,7 lần nhóm dưới 60 tuổi. Nguy cơ mắc HCDBTT ở nhóm mãn kinh trên 20 năm cao gấp 3,7 lần nhóm mãn kinh dưới 20 năm. Loãng xương nặng và có gãy xương đốt sống mới là các yếu tố nguy cơ mắc HCDBTT. Chưa ghi nhận mối liên quan giữa giới và HCDBTT. 203
  5. HỘI NGHỊ KHOA HỌC THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ XXI – HỘI THẤP KHỚP HỌC VIỆT NAM Biểu đồ 2: Mối tương quan giữa tổng điểm hội chứng dễ bị tổn thương theo thang điểm CRAF với mật độ xương cổ xương đùi Nhận xét: Có mối tương quan nghịch 23,7%.6 Một nghiên cứu tại Trung Quốc tiến biến giữa tổng điểm HCDBTT theo thang hành trên nhóm bệnh nhân cao tuổi, sử dụng điểm CRAF với mật độ xương cổ xương đùi tiêu chuẩn Fried chẩn đoán HCDBTT ở theo phương trình: nhóm bệnh nhân nam loãng xương cho thấy Tổng điểm CRAF = -0,494*mật độ tỉ lệ mắc HCDBTT là 20,8%, tiền HCDBTT xương cổ xương đùi + 0,473, r= -0,367 với là 68,8% và bình thường là 10,4%; trong p=0,002 < 0,05 nhóm bệnh nhân nữ loãng xương, tỉ lệ mắc HCDBTT là 25,7%, tiền HCDBTT là 54,3%. IV. BÀN LUẬN Nghiên cứu của tác giả Li-Kuo Liu tại Đài Nghiên cứu của chúng tôi tiến hành trên Loan năm 2015 cho thấy trong nhóm bệnh 75 bệnh nhân loãng xương nguyên phát, nhân loãng xương, tỉ lệ mắc HCDBTT theo trong đó có 46 bệnh nhân mắc hội chứng dễ tiêu chuẩn Fried là 17,8%.3 Có sự khác biệt bị tổn thương chiếm 61,3%.Tỉ lệ mắc về tỉ lệ mắc HCDBTT giữa các nghiên cứu HCDBTT mức độ nhẹ, vừa và nặng lần lượt có thể là do sự khác biệt về địa dư, tiêu là 21,3%, 20% và 20%. Tỉ lệ mắc HCDBTT chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu và tiêu trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn các chuẩn đánh giá HCDBTT. Bên cạnh đó, đối nghiên cứu khác. Theo nghiên cứu trên 392 tượng nghiên cứu của chúng tôi là nhóm bệnh nhân cao tuổi loãng xương thực hiện tại bệnh nhân nội trú, tỉ lệ bệnh nhân loãng bệnh viện Lão khoa trung ương của tác giả xương có biến chứng gãy xương cao và có Trần Viết Lực và cộng sự sử dụng thang nhiều bệnh lý kèm theo nên tỉ lệ HCDBTT điểm CFS, tỉ lệ bệnh nhân có HCDBTT là cao hơn so với các nghiên cứu khác. 204
  6. TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 537 - THÁNG 4 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2024 Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có lần so với nhóm mãn kinh dưới 20 năm, khác mối liên quan chặt chẽ giữa tỉ lệ mắc biệt có ý nghĩa thống kê với p
  7. HỘI NGHỊ KHOA HỌC THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ XXI – HỘI THẤP KHỚP HỌC VIỆT NAM 2013 cho thấy sau 1 năm theo dõi, mật độ 2. Motta F, Sica A, Selmi C. Frailty in xương cột sống và cổ xương đùi của nhóm Rheumatic Diseases. Front Immunol. có hội chứng dễ bị tổn thương thấp hơn đáng 2020;11: 576134. doi: 10.3389/fimmu. 2020. kể so với nhóm không mắc HCDBTT. Li- 576134. Kuo Liu và cộng sự tiến hành nghiên cứu 3. Liu LK, Lee WJ, Chen LY, et al. trên 1839 bệnh nhân cũng cho thấy mật độ Association between Frailty, Osteoporosis, xương tại vị trí cổ xương đùi của nhóm mắc Falls and Hip Fractures among Community- hội chứng dễ bị tổn thương thấp hơn so với Dwelling People Aged 50 Years and Older in nhóm tiền HCDBTT và nhóm bình thường Taiwan: Results from I-Lan Longitudinal với p < 0,01.3 Từ đó cho thấy mật độ xương Aging Study. PLOS ONE. là một yếu tố tiên lượng độc lập và khách 2015;10(9):e0136968. quan về sự xuất hiện của hội chứng dễ bị tổn doi:10.1371/journal.pone.0136968. thương cũng như đánh giá hiệu quả của tập 4. Kojima G. Frailty as a predictor of fractures luyện trong điều trị hội chứng dễ bị tổn among community-dwelling older people: A thương. systematic review and meta-analysis. Bone. 2016;90:116-122. V. KẾT LUẬN doi:10.1016/j.bone.2016.06.009 Qua nghiên cứu trên 75 bệnh nhân loãng 5. Salaffi F, Di Carlo M, Farah S, Carotti M. xương nguyên phát tại Trung tâm Cơ xương The Comprehensive Rheumatologic khớp bệnh viện Bạch Mai cho thấy, tỉ lệ mắc Assessment of Frailty (CRAF): development hội chứng dễ bị tổn thương là 61,3% và có and validation of a multidimensional frailty xu hướng tăng dần theo tuổi. Tuối trên 60 screening tool in patients with rheumatoid tuổi, mãn kinh trên 20 năm, được chẩn đoán arthritis. Clin Exp Rheumatol. 2020;38(3): loãng xương nặng, có gãy xương đốt sống là 488-499. các yếu tố nguy cơ mắc HCDBTT ở nhóm 6. Trần Viết Lực, Nguyễn Xuân Thanh, bệnh nhân loãng xương nguyên phát. Có mối Nguyễn Ngọc Tâm, Vũ Thị Thanh Huyền. tương quan nghịch biến giữa mức độ nặng Hội chứng dễ bị tổn thương và một số yếu tố của hội chứng dễ bị tổn thương với mật độ liên quan ở bệnh nhân loãng xương cao tuổi. xương đo tại vị trí cổ xương đùi. Tạp chí Nghiên cứu Y học. 2023;164(3):170- 179. TÀI LIỆU THAM KHẢO 7. Tom SE, Adachi JD, Anderson Jr FA, et 1. Cummings SR, Kelsey JL, Nevitt MC, al. Frailty and Fracture, Disability, and Falls: O’Dowd KJ. Epidemiology of osteoporosis A Multiple Country Study From the Global and osteoporotic fractures. Epidemiol Rev. Longitudinal Study of Osteoporosis in 1985;7:178-208. doi:10.1093/oxfordjournals. Women. Journal of the American Geriatrics epirev.a036281. Society. 2013; 61(3): 327-334. doi: 10.1111/ jgs.12146. 206
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2