Khảo sát nồng độ Glycated haemoglobin (HBA1C) trên bệnh nhân (BN) đái tháo đường (ĐTĐ) týp II điều trị ngoại trú tại BVĐK Thống Nhất Đồng Nai từ tháng 6 đến tháng 9 năm 2013
lượt xem 2
download
Bài viết trình bày khảo sát tỷ lệ bệnh nhân kiểm soát đường huyết tốt qua nồng độ HbA1c; Tìm hiểu một vài yếu tố liên quan đến sự kiểm soát đường huyết của bệnh nhân. Phương pháp nghiên cứu: Từ tháng 6 đến tháng 9 năm 2013, với dân số chọn mẫu là tất cả BN được chẩn đoán mắc ĐTĐ týp II theo tiêu chuẩn của American Diabetes Association (ADA) đang điều trị ngoại trú tại Bệnh Viện Đa Khoa Thống Nhất Đồng Nai chúng tôi chọn ngẫu nhiên 227 BN.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khảo sát nồng độ Glycated haemoglobin (HBA1C) trên bệnh nhân (BN) đái tháo đường (ĐTĐ) týp II điều trị ngoại trú tại BVĐK Thống Nhất Đồng Nai từ tháng 6 đến tháng 9 năm 2013
- Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất Đồng Nai KHẢO SÁT NỒNG ĐỘ GLYCATED HAEMOGLOBIN (HBA1C) TRÊN BỆNH NHÂN (BN) ĐÁI THÁO ĐƢỜNG(ĐTĐ) TÝP II ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BVĐK THỐNG NHẤT ĐỒNG NAI TỪ THÁNG 6 ĐẾN THÁNG 9 NĂM 2013 Ph ng Văn Long13, Lê Văn Lợi, B i Ngọc Duy TÓM TẮT Mục tiêu: - Khảo sát tỷ lệ bện BN kiểm soát đường huyết tốt qua nồng độ HbA1c - Tìm hiểu một vài yếu tố liên quan đến sự kiểm soát đường huyết của BN. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu theo phương pháp mô tả, cắt ngang Phƣơng pháp nghiên cứu:Từ tháng 6 đến tháng 9 năm 2013, với dân số chọn mẫu là tất cả BN được chẩn đoán mắc ĐTĐ týp II theo tiêu chuẩn của American Diabetes Association ( D )[13] đang điều trị ngoại trú tại Bệnh Viện Đa Khoa Thống Nhất Đồng Nai chúng tôi chọn ngẫu nhiên 227 BN. Tất cả những BN này được phỏng vấn bằng phiếu khảo sát các thông tin về tuổi,giới tính,nơi ở,số năm được chẩn đoán ĐTĐ, đo chiều cao, cân nặng, xét nghiệm HbA1c. Kết quả: Tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 61.15 10.04. Số đối tượng nghiên cứu từ 60 tuổi trở lên chiếm đa số 54.19 % . Tỉ lệ nữ nhiều hơn nam: 63.88 % so với 36.12 %. BN có thời gian bị bệnh từ trên 5 năm chiếm tỉ lệ cao nhất: 39.65 %. Nồng độ Hb 1c trung bình của đối tượng nghiên cứu là 7.45 1.72. Tỉ lệ BN có nồng độ HbA1c
- Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất Đồng Nai Các hướng dẫn thực hành lâm sàng trên thế giới khuyến cáo kiểm soát chặt chẽ đường huyết bằng xét nghiệm Hb 1c để ngăn ngừa các biến chứng mạch máu ở BN ĐTĐ týp 2 [14]. Với HbA1c < 6.5% BN có thể làm chậm và ngăn ngừa sự phát triển các biến chứng về mắt, thận và thần kinh do bệnh ĐTĐ [6]. Kiểm soát tốt đường huyết bằng xét nghiệm HbA1c là cách tốt nhất để giảm những nguy cơ biến chứng ở bệnh nhân ĐTĐ. Mức 6,5% là chỉ số Hb 1c chung để kiểm soát đường huyết tốt của thế giới và là mục tiêu hướng tới của Việt Nam trong những năm tới đây [10]. Vì vậy chúng tôi làm đề tài này với mục tiêu: - Khảo sát tỷ lệ BN kiểm soát đường huyết tốt qua nồng độ HbA1c . - Tìm hiểu một vài yếu tố liên quan đến sự kiểm soát đường huyết của BN. II. PHƢƠNG PHÁP VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU 2.1. Loại thiết kế thiên cứu: Nghiên cứu theo phương pháp mô tả, cắt ngang 2.2. Dân s mục tiêu: Tất cả BN được chẩn đoán mắc ĐTĐ týp 2 tại bệnh viên Thống Nhất - Đồng Nai . 2.3. Dân s chọn mẫu:BN được chẩn đoán ĐTĐ týp 2 đang điều trị ngoại trú tại bệnh viện Thống Nhất - Đồng Nai từ tháng 6/2013 đến tháng 9/2013. 2.4. Tiêu chí chọn mẫu 2.4.1. Tiêu ch đư v o BN mắc bệnh ĐTĐ không phụ thuộc insulin (týp 2) thỏa mãn tiêu chí chấn đoán ĐTĐ của ADA. 2.4.2. Tiêu chí loại trừ: BN được chẩn đoán ĐTĐ týp I, BN không hợp tác,… 2.5. Phương pháp chọn mẫu Cách chọn mẫu: Chọn mẫu ngẫu nhiên, không phụ thuộc Ước lượng cỡ mẫu: Dựa vào mục tiêu ước lượng một tỷ lệ của dân số. Nên cỡ mẫu tính Z 21 / 2 P(1 P) theo công thức : n = d2 Với: : xác suất sai lầm loại I ( = 0,05), Z: trị số từ phân phối chuẩn = 0,05 Z1 - /2 = Z1 - 0,05/2 = Z0,975 = 1,96 P: trị số của một nghiên cứu trước đây, d: độ chính xác (sai số cho phépd = 0,05) 2.6. Ước lượng cỡ mẫu Theo một nghiên cứu của Châu Văn T ng, có 18% BN ĐTĐ týp II kiểm soát đường huyết tốt [1]. Chúng tôi chọn p= 0.18 để có cỡ mẫu lớn nhất. Z 21 / 2 P (1 P) 1,96 2 0,18 (1 0,18) n= = = 226.8 d2 0,05 2 Vậy ước lượng cỡ mẫu là 227 BN 2.7. Kỹ thuật thu thập s liệu 2.7.1. Phỏng vấn tr c tiếp: Ghi nhận các đặc điểm hành chánh: mã y tế, tuổi, giới tính, năm được chẩn đoán mắc ĐTĐ…theo mẫu thu thập số liệu. 2.7.2. Tính ch s kh i cơ th : Cân, đo chiều cao cân nặng BN: Sử dụng bàn cân Trung Quốc có thước đo chiều cao,BN chỉ mặc một bộ quần áo mỏng, không đi giầy dép, không đội mũ, BN đứng thẳng đứng, hai gót chân sát mặt sau của bàn cân, đầu thẳng, mắt nhìn Kỷ yếu Đề tài nghiên cứu khoa học 101
- Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất Đồng Nai thẳng. Ghi chiều cao tính bằng mét (m) sai số ± 0.5 cm, cân nặng tính bằng kilogram (kg) sai số ± 100g. Cân nặng (kg) Tính chỉ số khối cơ thể: BMI = Chiều cao2 (m) Thể trạng BMI Gầy < 18.5 Bình thường 18.5-22.9 Béo: ≥ 23 Thừa cân 23-24.9 Béo độ 1 25-29.9 Béo độ 2 ≥ 30 Bảng 2.1: Phân loại thể trạng BN theo BMI áp dụng cho người châu Á [9]. 2.8. Cách tiến hành xét ngiệm: BN nhịn đói ít nhất 8 giờ trước khi tiến hành lấy mẫu vào sáng ngày hôm sau. Vật liệu nghiên cứu: mẫu máu toàn phần của BN Dụng cụ lấy mẫu và thiết bị phân tích:Ống nghiệm có EDTA-K3, pipet ,đầu col, ống nghiệm.Đo Hb 1c bằng máy DS5 của hãng AREW,Anh Quốc. Kit hóa chất và mẫu nội kiểm sử dụng cùng hãng. 2.9. Phân tích s liệu: Dữ kiện nhập bằng EpiData 3.1, được phân tích bằng phần mền STATA 10. III. KẾT QUẢ 3.1. T lệ bệnh nhân mắc ĐTĐ theo lứa tu i, giới. Giới Lứa tuổi Tổng Nam Nữ 0 4 4 < 40 0% 1.76 % 1.76 % 35 65 100 40-59 15.42 % 28.63 % 44.05 % 47 76 123 ≥ 60 20.7 % 33.48 % 54.19 % 82 145 227 Tổng 36.12 % 63.88 % 100 % Tuổi trung vị 61.15 ± 10.04 ± SD Bảng 3.1 Nhận xét: - Tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 61.15 10.04 - Số đối tượng nghiên cứu từ 60 tuổi trở lên chiếm đa số 54.19 % , nhóm tuổi 40 - 59 cũng chiếm tỉ lệ cao 44.05 %. - Tỉ lệ nữ nhiều hơn nam: 63.88 % so với 36.12 %.(p>0.05) 3.2. ảng thời gi n phát hiện ệnh theo nhóm tu i Lứa tuổi Năm mắc đái tháo đường Tổng Kỷ yếu Đề tài nghiên cứu khoa học 102
- Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất Đồng Nai 5 năm 1 2 1 4 < 40 0.44 % 0.88 % 0.44 % 1.76 % 34 34 32 100 40-59 14.98 % 14.98 % 14.1 % 44.05 % 23 43 57 123 ≥ 60 10.13 % 18.94 % 25.11 % 54.19 % 58 79 90 227 Tổng 25.55 % 34.8 % 39.65 % 100 % Bảng 3.2 Nhân xét: - BN có thời gian bị bệnh từ trên 5 năm chiếm tỉ lệ cao nhất: 39.65 % - Nhóm tuổi trên 60 có thời gian phát hiện bệnh từ 5 năm trở lên chiếm tỷ cao nhất với 25.11 % - Tỷ lệ phát hiện bệnh ở nhóm từ 5 năm trở lên có xu hướng tăng dần theo độ tuổi. 3.3. Bảng ch s nồng độ HbA1c củ đ i tượng nghiên cứu theo giới. HbA1c Giới Tổng
- Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất Đồng Nai 30.84 % 69.16 % 100 % Pearson chi2(2) = 8.4624 Pr = 0.015 Bảng 3.4 Nhận xét : - Nhóm bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh trên 5 năm có tỉ lệ nồng độ HbA1c < 6.5 % thấp nhất 8.81 % trong khi tỉ lệ nồng độ Hb 1c ≥ 6.5 % lại chiếm tỉ lệ cao nhất 30.84 % - Tỉ lệ nồng độ Hb 1c ≥ 6.5 % có xu hướng tăng lên theo năm được chẩn đoán bệnh (p0.05). IV. BÀN LUẬN Tuy nghiên cứu của chúng tôi không lớn nhưng qua phân tích kết quả cũng có thể rút ra một số nhận xét sau: Tuổi trung vị mắc bệnh đái tháo đường là 61.15 ± 10.04 , tỷ lệ bệnh tăng nhanh ở lứa tuổi từ 40-59. Hơn một nửa số bệnh nhân trên 60 tuổi (54.19%) đây là một gánh nặng cho an sinh xã hội , một vấn đề cần được quan tâm. Tại Việt Nam, các nghiên cứu cũng cho kết quả tương đối khác nhau về tỷ lệ mắc đái tháo đường theo giới. Kỷ yếu Đề tài nghiên cứu khoa học 104
- Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất Đồng Nai Tác giả Năm Địa điểm nghiên cứu Nam(%) Nữ(%) Tô Văn Hải 2005 Bệnh viện Thanh Nhàn- Hà Nội 30.3 69.7 Lý Thị Thơ 2005 Bệnh viện đa khoa tỉnhTuyên Quang 45.3 54.7 Võ Bảo Dũng 2008 Bệnh viện đa khoa tỉnhBình Định 48.9 51.1 Ph ng Văn Long 2013 Bệnh viên đa khoaThống Nhất - ĐN 36.12 63.88 Bảng 4.1. Bảng so sánh tỉ lệ ĐTĐ theo giới với một số tác giả Như vậy, kết quả nghiên cứu tại một số bệnh viện cho thấy tỷ lệ mắc bệnh giữa nam và nữ có sự khác nhau. Sự khác nhau về tỷ lệ nam, nữ này hoàn toàn phù hợp vì đây chỉ là số liệu phản ánh thực trạng người bệnh điều trị tại bệnh viện. Còn sự khác biệt về tỷ lệ mắc bệnh giữa nam và nữ giữa các quốc gia, giữa các khu vực trong một quốc gia có lẽ phụ thuộc vào các yếu tố như thói quen ăn uống, sự vận động, điều kiện sống, chủng tộc ... và gen ảnh hưởng đến ĐTĐ týp 2. Kết quả bảng 3.2 cho thấy, BN có thời gian phát hiện bệnh trên 5 năm chiếm 39.65 %. Tỷ lệ mắc bệnh tăng dần theo nhóm tuổi, trong đó số người trên 60 tuổi chiếm 54.19 % . BN có thời gian phát hiện bệnh lâu nhất là 20 năm. Ngày nay, có lẽ do công tác quản lý bệnh ĐTĐ tương đối tốt, tuổi thọ của con người ngày càng tăng ... nên tuổi bệnh thường tăng song song với tuổi đời. Tỉ lệ đối tượng có nồng độ HbA1C < 6.5 % chiếm tỉ lệ 30.84 %. Con số này tương đối cao hơn so với nghiên cứu của Châu Văn T ng chỉ gần 18 % BN có chỉ số HbA1c < 6.5 % [1]. Tuy nhiên tỉ lệ đối tượng có nồng độ Hb 1c ≥ 6.5 vẫn chiếm phần lớn 69.16 % cho thấy đa phần BN kiểm soát đường huyết chưa hiệu quả (bảng 3.3). Theo một nghiên cứu cứ ứng với mức tăng 1% của Hb 1c nguy cơ biến chứng mạch máu lớn tăng 18%, nguy cơ tử vong tăng 12 – 14 % và nguy cơ bệnh lý võng mạc và suy thận tăng 37% [5]. Điều này cho thấy nguy cơ cao xảy ra biến chứng ở đối tượng nghiên cứu. Trong nghiên cứu này chúng tôi thấy nồng độ Hb 1c tăng đồng thời với số năm mắc ĐTĐ (bảng 3.4). Mặc d ở nước ta chưa có thống kê đầy đủ nhưng theo các thống kê tại các nước phát triển cho thấy con số đáng lo ngại hơn, các BN ĐTĐ thường mang bệnh trung bình 5-7 năm mới được phát hiện . Đặc biệt tỉ lệ mắc biến chứng thần kinh c ng với mức độ nguy hiểm gia tăng theo thời gian tiến triển của bệnh. Có đến 9% BN ĐTĐ týp 2 bị biến chứng thần kinh ngay thời điểm phát hiện bệnh [3],[14]. Nghiên cứu của chúng tôi thấy tỉ lệ cao BNĐTĐ týp có chỉ số khối cơ thể là thừa cân và béo phì (BMI ≥ 23), chiếm tỉ lệ 41.85 %. Nghiên cứu của chúng tôi tương đối ph hợp với một số nghiên cứu khác. Theo Trần Hữu Giàng, tỉ lệ thừa cân béo phì chiếm tỉ lệ 63.7 %[11]. Nghiên cứu của Phạm Thị Lan thấy số BN thừa cân và béo phì cao nhất, chiếm tỷ lệ 46,8% [12]. Tuy nhiên, các kết quả này thấp hơn nhiều so với các nước phương Tây, có thể do sự khác biệt về thể trạng của người châu Á, về điều kiện kinh tế cũng như về thói quen ăn uống, hoạt động thể lực. Béo phì phát triển song hành với tốc độ tăng trưởng, tình trạng kinh tế xã hội thay đổi nhanh chóng, kéo theo sự thay đổi về lối sống hiện đại hoá, công nghiệp hoá. Tỷ lệ BN có BMI ≥ 23 ngày càng tăng trong các nghiên cứu gần đây cho thấy nguy cơ xuất hiện biến chứng ở người bệnh cao hơn nếu như không giảm béo và duy trì thể trạng trung bình. Cũng theo nghiên cứu này chúng tôi chưa thấy sự tương quan nào giữa tỉ lệ nồng độ Hb 1c với các yếu tố v ng, điều này là hợp lý vì đối tượng nghiên cứu của chúng tôi chủ Kỷ yếu Đề tài nghiên cứu khoa học 105
- Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất Đồng Nai yếu là những bệnh nhân sống tại Biên Hòa và thị trấn Trảng Bom, …do đó có thể không có sự khác biệt nhiều về điều kiện chăm sóc y tế hoặc dinh dưỡng. IV. KẾT LUẬN Việc phát hiện , điều trị sớm bệnh ĐTĐ, đặc biệt là theo dõi đường huyết máu với công cụ là định lượng Hb 1c có ý nghĩa quan trọng trong việc làm chậm hoặc giảm các biến chứng do bệnh gây ra. Dựa vào kết quả nghiên cứu chúng tôi rút ra kết luận sau: Bệnh ĐTĐ tăng theo tuổi, gặp nhiều hơn ở nữ giới. Tỉ lệ BN kiểm soát đường huyết tốt đánh giá qua nồng độ HbA1c (với nồng độ HbA1c 0.05). Như vậy HbA1c là một xét nghiệm đáng quan tâm trong công tác theo dõi điều trị bệnh, giúp bác sỹ lâm sàng có các phác đồ điều trị thích hợp từ đó làm chậm hoặc giảm các biến chứng nặng nề mà bệnh có thể gây ra. TÀI LIỆU THAM KHẢO Phần tài liệu tiếng việt 1. Châu Văn T ng, Bệnh viện đa khoa Vĩnh Toàn (2011) [Một số nhận xét giữa đường huyết và HbA1c], benhvienvinhtoan.com.vn đăng ngày 18/5/2011. 2. Bộ môn nội, trường đại học y Hà Nội (2005),[đái tháo đường thái nghén] bệnh học nội khoa sau đại học, trang 347-359. 3. Dự án phòng chống đái tháo đường quốc gia (2013) [khi bệnh nhân bị biến chứng thần kinh ngoại biên] ,tạp chí sức khỏe và đời sống ngày 24/10/2013. 4. Đỗ Văn Dũng (2009) [hướng dẫn sử dụng STADA 10.0], bộ môn dich tễ khoa y tế công cộng , trường đại học y dược thành phố Hồ Chí Minh. 5. Hồ Quỳnh Quang Trí – Tổng quan những vấn đề tim mạch học – số 126 – tr.3 6. Hoàng thị Liên Phương(2009) [Biến chứng mạch máu lớn ở bệnh nhân đái tháo đường], đăng trêntạp chí bệnh viện bạch mai (tháng 9/2009) 7. Lâm Văn Hoàng, bệnh viện Chợ Rẫy, [Chỉ số Hb 1c và 10 điều cần biết], đăng trên tạp chí sức khỏe và đời sống (17/8/2009). 8. Tạ Văn Bình (2006), [dịch tễ học bệnh đái tháo đường ở việt nam-các phương pháp điều trị và biện pháp phòng chống] ,nhà xuất bản Y học, Hà Nội 9. Tạ Văn Bình (2007) [những nguyên lý nền tảng đái tháo đường-tăng glucose máu], nhà xuất bàn Y học, Hà Nội 10. Trần Hà Việt Thắng ,Trần Thanh Thuấn, Trương Văn Tiễn, Nguyễn Hoàng Tấn[giá trị của HbA1c trong việc kiểm soát bệnh đái tháo đường]tạp chí y cần thơ - Ngày đăng: 27/10/2010. Kỷ yếu Đề tài nghiên cứu khoa học 106
- Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất Đồng Nai 11. Trần Hữu Dàng, Trình Vĩnh Tiến (2006), [Ảnh hưởng của thể trọng lên nồng độ axít uric máu trên bệnh nhân đái tháo đường týp 2], Tạp chí y học thực hành, (548), tr. 406-410 12. Phạm Thị Lan (2009), [Đánh giá tổn thương thận ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 điều trị tại khoa nội tiết Bệnh viện đa khoa trung ương Thái Nguyên] Khoá luận tốt nghiệp Bác sỹ đa khoa, Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Phần tài liệu tiếng anh 13. Diabetes Association (2010), [Standards of Medical Care in Diabetes-2010], Diabetes Care, Vol. 33, Suppl. 1, pp: S11-S61. 14. John Chalmer . ADVANCE- 2009,[ tập 2 – Tiếp cận mới để ngăn ngừa biến chứng mạch máu cho bệnh nhân Đái Tháo Đường typ 2]. 15. World Health Organization (2011), [Use of Glycated Haemoglobin (HbA1c) in the Diagnosis of Diabetes Mellitus - Abbreviated Report of a WHO Consultation]. Kỷ yếu Đề tài nghiên cứu khoa học 107
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn