An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 14 (2), 44 – 57<br />
<br />
KHẢO SÁT SINH KẾ NÔNG NGHIỆP VÀ THỦY SẢN ĐANG SỬ DỤNG<br />
HỆ SINH THÁI DỌC SÔNG HẬU TẠI THÀNH PHỐ LONG XUYÊN, AN GIANG<br />
Nguyễn Thị Kim Quyên1, Chau Thi Đa2<br />
1<br />
Trường Đại học Cần Thơ<br />
2<br />
Trường Đại học An Giang<br />
Thông tin chung:<br />
Ngày nhận bài: 27/05/2016<br />
Ngày nhận kết quả bình duyệt:<br />
15/07/2016<br />
Ngày chấp nhận đăng: 04/2017<br />
Title:<br />
An evaluation on livelihoods of<br />
key agriculture, aquaculture<br />
and fishery groups using the<br />
natural ecosystems services<br />
along Hau river in Long Xuyen,<br />
An Giang<br />
Keywords:<br />
Ecosystem along Hau river,<br />
agriculture, aquaculture,<br />
livelihoods, fisherman, income<br />
Từ khóa:<br />
Hệ sinh thái sông Hậu,<br />
nông nghiệp, thủy sản, sinh<br />
kế, khai thác thủy sản, thu<br />
nhập<br />
<br />
ABSTRACT<br />
The study was conducted to analyze and evaluate livelihoods of key agriculture,<br />
aquaculture and fishery groups who used directly and indirectly the natural<br />
ecosystems services along Hau river. The study was employed along with 140<br />
households in Long Xuyen, An Giang through a survey and KIP interviews. The<br />
results showed that rice cultivation (52.67%, 5/5 score) and aquaculture<br />
cultivation (28%; 4.50 ± 0.53 score) were the most pupolar and important<br />
livelihoods. Rice farming households had a relative diversified and stable<br />
livelihoods with a total income about 131.17 ± 85.57 million<br />
VND/household/year. Whereas, the groups of vegetable farmers had an<br />
unstable livelihood and a lower income compared to the other groups.<br />
Moreover, a small scale of Pangasius farming sector had a high ratio of risk<br />
(47.62%) due to many reasons, such as unstable market, high costs of feed and<br />
fish diseases. Therefore, they have gradually transformed and moved to other<br />
production modes. The other aquacuture species farming (not Pangasius<br />
catfish) groups had more stable livelihoods and higher incomes (more than 600<br />
million VND/household/year). Fisherman groups who have used rudimentary<br />
fishing gear and simple tools have had a low yield (2629.55±4365.13 kg/year),<br />
a low income (34.92 ± 52.10 million VND/household/year) compared to the<br />
groups of aquaculture and agriculture cultivation framings. Currently, all<br />
farmer groups were greatly concerned about the market prices and productivity<br />
to improve the people’s livelihoods in Long Xuyen, An Giang particularly and<br />
the Mekong Delta area generally.<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Nghiên cứu được tiến hành nhằm phân tích và đánh giá sinh kế của các nhóm<br />
hộ sản xuất nông nghiệp, thủy sản đang sử dụng trực tiếp và gián tiếp các hệ<br />
sinh thái tự nhiên từ sông Hậu được thực hiện bằng cách phỏng vấn KIP và<br />
khảo sát 140 nông hộ dọc sông Hậu tại địa bàn thành phố Long Xuyên, tỉnh An<br />
Giang. Kết quả nghiên cứu cho thấy sản xuất lúa (52,67%; 5/5 điểm) và sản<br />
xuất thủy sản (28%; 4,5/5 điểm) là hai ngành sinh kế phổ biến và quan trọng<br />
nhất tại địa bàn nghiên cứu. Nhóm nông hộ trồng lúa có sinh kế đa dạng và ổn<br />
định với tổng thu nhập 131,17 ± 85,57 triệu đồng/hộ/năm. Tuy nhiên, đối với hộ<br />
trồng rau có đời sống bất ổn với thu nhập thấp so với nhóm sinh kế khác. Nhóm<br />
nông hộ nuôi cá tra có quy mô nhỏ và rủi ro lớn (47,62%) do nhiều yếu tố tác<br />
<br />
44<br />
<br />
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 14 (2), 44 – 57<br />
động như thị trường không ổn định, giá thức ăn cao và dịch bệnh nên dần<br />
chuyển đổi hình thức sản xuất. Nhóm nuôi thủy sản khác (ngoài cá tra) có đời<br />
sống ổn định, thu nhập cao (600 triệu đồng/hộ/năm). Hộ khai thác thủy sản sử<br />
dụng ngư cụ thô sơ nên có sản lượng và thu nhập thấp (2.629,6 ± 4.4kg; 34,92<br />
± 52,10 triệu đồng/hộ/năm) so với các nhóm hộ nuôi thủy sản và nông nghiệp<br />
khác. Hiện nay giá cả và năng suất là vấn đề cần quan tâm trong cải thiện sinh<br />
kế cộng đồng người dân tại địa bàn nghiên cứu và khu vực ĐBSCL nói chung.<br />
<br />
để thấy được mức độ ổn định cũng như sự khác<br />
biệt về sinh kế của các nhóm cộng đồng đặc trưng<br />
của vùng này. Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm<br />
để khảo sát, phân tích, đánh giá hiện trạng sinh kế<br />
nông nghiệp, TS sử dụng trực tiếp và gián tiếp các<br />
hệ sinh thái tự nhiên dọc sông Hậu tại thành phố<br />
Long Xuyên tỉnh An Giang để từ đó đề xuất kiến<br />
nghị đến nhà quản lý có định hướng phát triển<br />
sinh kế của người dân tại địa phương được bền<br />
vững.<br />
<br />
1. GIỚI THIỆU<br />
An Giang là tỉnh đầu nguồn sông Mekong nơi có<br />
187 km sông Tiền, sông Hậu và 5.170 km kênh<br />
rạch chảy qua đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc<br />
phát triển ngành nông nghiệp và thủy sản (Chi<br />
Cục Thủy Sản An Giang, 2015). Toàn Tỉnh có<br />
hơn hai triệu dân sinh sống, trong đó hơn 90%<br />
dân số tập trung ở khu vực nông thôn với các<br />
ngành sinh kế chủ yếu là sản xuất lúa gạo, nuôi<br />
trồng thủy sản (NTTS), khai thác thủy sản<br />
(KTTS), chăn nuôi, trồng rau màu và cây ăn trái<br />
(Nguyen Thi Kim Quyen, 2013). Giá trị từ ngành<br />
nông nghiệp và thủy sản (TS) đóng góp 33,46%<br />
trong tổng GDP của Tỉnh (InvestinVietnam,<br />
2013). Trồng trọt là ngành nông nghiệp dẫn đầu<br />
với hơn 625.918 ha diện tích trồng lúa cả năm và<br />
63.497 ha diện tích trồng rau màu, cung cấp 4,05<br />
triệu tấn lúa gạo và 22,8 ngàn tấn rau màu hàng<br />
năm (Ủy ban Nhân dân tỉnh An Giang, 2014).<br />
Năm 2014, toàn Tỉnh có 308.000 tấn NTTS trên<br />
2.396 ha diện tích mặt nước và 38.300 tấn TS khai<br />
thác, trong đó cá tra chiếm hơn 90% (Ủy ban<br />
Nhân dân tỉnh An Giang, 2014; Chi cục Thủy sản<br />
An Giang, 2015). Thành phố Long Xuyên được<br />
xem là trung tâm kinh tế - thương mại của Tỉnh<br />
nơi mà ngành kinh tế nông nghiệp và TS phát<br />
triển từ rất sớm và là ngành mũi nhọn của Tỉnh.<br />
Năm 2008, tổng diện tích gieo trồng của thành<br />
phố đạt gần 11.600 ha, cung cấp 72.314 tấn lương<br />
thực, thực phẩm. Long Xuyên là thành phố đặc<br />
trưng cho hệ sinh thái nước ngọt với nhiều ngành<br />
nghề tiêu biểu của vùng sông nước đã góp phần<br />
ổn định cuộc sống của cộng đồng phù hợp với<br />
điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và định hướng<br />
phát triển của vùng. Tuy nhiên, sinh kế của các<br />
nhóm cộng đồng, đặc biệt là các nhóm nông<br />
nghiệp TS hiện nay chưa được nghiên cứu cụ thể<br />
<br />
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Sinh kế được định nghĩa là bao gồm khả năng,<br />
nguồn vốn, tài sản (kể cả nguồn lực vật chất và xã<br />
hội) và hoạt động kiếm sống cần thiết. Một sinh<br />
kế có thể được miêu tả như là sự tập hợp các<br />
nguồn lực và khả năng mà con người có được kết<br />
hợp với những quyết định và hoạt động mà họ<br />
thực thi để kiếm sống cũng như để đạt được mục<br />
tiêu và ước nguyện của họ (Quỹ Phát triển Quốc<br />
tế Anh (DFID), 1999). Theo Nguyễn Xuân Mai và<br />
Nguyễn Duy Thắng (2011), sinh kế bao gồm<br />
những khả năng, tài sản (các nguồn lực vật chất<br />
xã hội), các hoạt động cần thiết cho một kế sinh<br />
nhai. Từ các khái niệm như trên, đề tài tập trung<br />
nghiên cứu vào các hoạt động sinh kế (kiếm sống)<br />
cũng như khả năng con người tập hợp các nguồn<br />
lực và ra quyết định trong các hoạt động sản xuất<br />
nông nghiệp, NTTS và KTTS.<br />
Địa bàn nghiên cứu: Đề tài được thực hiện trong<br />
giai đoạn năm 2013 – 2014. Các đối tượng được<br />
chọn khảo sát là những hộ dân sản xuất nông<br />
nghiệp và TS đang sinh sống dọc sông Hậu trong<br />
bán kính 2 km từ bờ sông trên địa bàn thành phố<br />
Long Xuyên, tỉnh An Giang. Các phương pháp<br />
thu thập số liệu được áp dụng như sau:<br />
<br />
45<br />
<br />
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 14 (2), 44 – 57<br />
<br />
Số liệu thứ cấp: được thu thập từ các sở ban<br />
ngành trong địa bàn nghiên cứu và trong Tỉnh liên<br />
quan đến các báo cáo kết quả và phương hướng<br />
hoạt động của địa phương và Tỉnh. Thu thập các<br />
kết quả nghiên cứu liên quan đến sinh kế nông<br />
nghiệp TS trong và ngoài nước đã được công bố<br />
trên các tạp chí.<br />
<br />
hoạt động kinh tế nông nghiệp, TS và sinh kế<br />
cộng đồng.<br />
-<br />
<br />
Số liệu sơ cấp: được thu thập thông qua các cuộc<br />
phỏng vấn KIP (Key Informant Panel) và phỏng<br />
vấn sâu nông hộ cụ thể sau đây:<br />
-<br />
<br />
Phỏng vấn KIP: được thực hiện phỏng vấn các<br />
cán bộ từ các cơ quan quản lý như: Chi cục<br />
TS, Hiệp hội nuôi cá tra, Trung tâm Khuyến<br />
nông, Phòng Kinh tế và các cán bộ phụ trách<br />
nông nghiệp, TS ở Ủy ban Nhân dân cấp xã<br />
được tham khảo ý kiến nhằm có được cái nhìn<br />
tổng quan về địa bàn nghiên cứu cũng như<br />
hiện trạng sản xuất và mối quan hệ giữa các<br />
<br />
Phỏng vấn sâu 140 nông hộ tại địa bàn nghiên<br />
cứu bao gồm 35 hộ nuôi cá tra, 35 hộ nuôi các<br />
loài TS khác, 32 hộ trồng lúa, 18 hộ trồng hoa<br />
màu và 20 hộ KTTS đã được chọn phỏng vấn<br />
bằng bảng câu hỏi soạn sẵn. Đối tượng phỏng<br />
vấn và kích cỡ mẫu được đề xuất bởi nhóm<br />
cán bộ quản lý từ phỏng vấn KIP sao cho<br />
mang tính đại diện và có ý nghĩa thống kê.<br />
Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên thuận tiện<br />
từ danh sách được cung cấp của cán bộ quản<br />
lý. Các thông tin thu thập có liên quan đến<br />
thông tin chung, các hoạt động sản xuất, kỹ<br />
thuật, những thuận lợi và khó khăn, những<br />
định hướng phát triển mô hình sinh kế của<br />
người dân.<br />
<br />
Vùng nghiên cứu<br />
<br />
Hình 2.1. Địa bàn nghiên cứu<br />
<br />
Phương pháp xử lý và phân tích số liệu: Sử<br />
dụng phương pháp thống kê mô tả, thống kê nhiều<br />
chọn lựa, thang đo mức độ Likert (1= Rất không<br />
<br />
quan trọng;…; 5 = Rất quan trọng) và các nguồn<br />
sinh kế. Kết quả từ KIP và phỏng vấn nông hộ<br />
<br />
46<br />
<br />
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 14 (2), 44 – 57<br />
<br />
được phân tích và xử lý bằng mã code và tổng<br />
hợp bằng cách sử dụng phần mền IBM SPSS11.<br />
<br />
nhất do việc chuyển đổi qua lại giữa các đối tượng<br />
nuôi và sự phát triển của các doanh nghiệp trong<br />
thời gian gần đây (7,81 – 8,05 năm). Số người<br />
trong gia đình tương đối cao, đặc biệt là nhóm<br />
trồng màu (5,33 ± 2,06) do sự thiếu kiểm soát của<br />
kế hoạch hóa gia đình trong quá khứ. Trình độ<br />
học vấn của các nhóm cộng đồng đã được cải<br />
thiện đáng kể khi có đến 60% nhóm cộng đồng<br />
đạt được trình độ trung học cơ sở và cao hơn.<br />
Trong đó, trình độ của nhóm nuôi cá tra là cao<br />
nhất với 31,40% người nuôi có trình độ cao<br />
đẳng/đại học (so với nhóm trồng lúa là 18,80%,<br />
nhóm hoa màu 6,20%).<br />
<br />
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br />
3.1 Thông tin chung về các nhóm cộng đồng ở<br />
địa bàn nghiên cứu<br />
Kết quả khảo sát cho thấy, tuổi trung bình của<br />
người dân là 45 tuổi; trong đó, nông dân làm lúa<br />
có độ tuổi trung bình cao nhất do truyền thống<br />
nghề lúa nước lâu đời tại địa phương. Đây cũng là<br />
lý do giải thích vì sao kinh nghiệm sản xuất của<br />
nhóm trồng lúa là lâu nhất (21,10 ± 10,80 năm).<br />
Kinh nghiệm sản xuất của nhóm NTTS là thấp<br />
<br />
Bảng 1. Thông tin chung của nhóm cộng đồng tại địa bàn khảo sát<br />
<br />
Nhóm nuôi Nuôi các loài<br />
cá tra<br />
TS khác<br />
<br />
Chỉ tiêu<br />
<br />
(N = 35)<br />
<br />
(N = 35)<br />
<br />
42,63±11,59 45,94±8,43<br />
<br />
- Tuổi (tuổi)<br />
<br />
Nhóm làm Nhóm trồng<br />
lúa<br />
hoa màu<br />
(N = 32)<br />
<br />
(N = 18)<br />
<br />
46,84±11,31 42,11±9,07<br />
<br />
Nhóm<br />
KTTS<br />
(N = 20)<br />
44,20±7,8<br />
<br />
- Số người trong gia đình (người)<br />
<br />
4,71±1,12<br />
<br />
4,37±1,10<br />
<br />
4,62±0,98<br />
<br />
5,33±2,06<br />
<br />
4,45±1,25<br />
<br />
- Số lao động (người)<br />
<br />
3,61±0,96<br />
<br />
3,40±1,00<br />
<br />
3,41±1,21<br />
<br />
3,06±1,26<br />
<br />
3,25±1,02<br />
<br />
- Kinh nghiệm sản xuất (năm)<br />
<br />
8,05±4,40<br />
<br />
7,81±6,13<br />
<br />
+ Tiểu học<br />
<br />
17,10<br />
<br />
37,10<br />
<br />
17,2<br />
<br />
17,2<br />
<br />
65,00<br />
<br />
+ Trung học cơ sở<br />
<br />
25,70<br />
<br />
51,40<br />
<br />
26,3<br />
<br />
12,3<br />
<br />
25,00<br />
<br />
+ Trung học phổ thông<br />
<br />
25,70<br />
<br />
8,60<br />
<br />
17,6<br />
<br />
-<br />
<br />
5,00<br />
<br />
+ Cao đẳng/đại học<br />
<br />
31,40<br />
<br />
2,90<br />
<br />
18,8<br />
<br />
6,2<br />
<br />
-<br />
<br />
21,10±10,80 15,39±10,13 12,50±8,81<br />
<br />
-Trình độ học vấn (%)<br />
<br />
(Ghi chú: TS: thủy sản; KTTS: nhóm khai thác thủy sản)<br />
(Nguồn: Kết quả điều tra nông hộ, năm 2013)<br />
<br />
Nhóm hộ KTTS có trình độ học vấn thấp nhất khi<br />
có đến 65% có trình độ tiểu học do việc KTTS<br />
hoạt động theo mùa vụ (mùa lũ), khai thác nhỏ lẻ,<br />
sử dụng ngư cụ thô sơ tự chế nên nghề này tập<br />
trung vào nhóm lao động nghèo, trình độ thấp.<br />
Thông tin chung của các bên liên quan tương tự<br />
như kết quả khảo sát của Tổng cục Thống kê Việt<br />
Nam vào năm 2012 về độ tuổi trung bình và kinh<br />
nghiệm làm việc. Tuy nhiên, đã có những cải<br />
thiện về giáo dục do những cải tiến trong điều<br />
kiện kinh tế - xã hội ở Việt Nam kết hợp với trình<br />
độ học vấn cao, tạo điều kiện cho các nhóm có<br />
<br />
liên quan dễ truy cập thông tin và kỹ thuật sản<br />
xuất tiên tiến. Vì vậy, tổng thu nhập từ nhóm<br />
NTTS là cao hơn so với các nhóm trồng trọt và<br />
thu nhập trung bình của Việt Nam (Tổng Cục<br />
Thống kê, 2012).<br />
3.2 Các ngành nghề sinh kế chính của các<br />
nhóm cộng đồng<br />
Kết quả nghiên cứu cho thấy ngành sản xuất nông<br />
nghiệp và NTTS được xem là các ngành sinh kế<br />
chính đặc trưng cho từng nhóm cộng đồng tại địa<br />
bàn nghiên cứu. Ngoài ra, các nông hộ này còn<br />
47<br />
<br />
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 14 (2), 44 – 57<br />
<br />
tiến hành đồng thời từ 2 đến 4 các hoạt động khác<br />
(trong đó có từ 1 đến 2 hoạt động gắn liền với hệ<br />
sinh thái sông Hậu) nhằm nâng cao thu nhập. Ở<br />
đây đề tài chỉ tập trung phân tích các hoạt động<br />
sinh kế nông nghiệp, TS chính.<br />
<br />
Trồng rau màu chiếm 19,33% trong các hoạt động<br />
sinh kế của cộng đồng và số người dân địa<br />
phương tham gia vào các hoạt động sinh kế đa<br />
dạng khác như KTTS, làm vườn, … chiếm tỷ lệ từ<br />
3,00 đến 14,00%. Trồng lúa được đánh giá là<br />
ngành sinh kế quan trọng nhất tại địa bàn nghiên<br />
cứu (5/5 điểm), kế tiếp là nuôi cá tra với 4,63 ±<br />
0,52 điểm. Nuôi các loài TS khác ngoài cá tra là<br />
hoạt động quan trọng thứ 3 (4,50 ± 0,53 điểm);<br />
trong khi trồng rau màu, KTTS, làm vườn cây ăn<br />
trái kết hợp du lịch sinh thái được đánh giá là khá<br />
quan trọng (từ 3,00 đến 3,5 điểm). Các hoạt động<br />
khác gắn liền với hệ sinh thái sông Hậu như dịch<br />
vụ đò phà, khai thác cát, đan lục bình hay khai<br />
thác trùng đất ven bờ sông có mức độ quan trọng<br />
tương<br />
đối<br />
thấp<br />
với<br />
2,63/5<br />
điểm.<br />
<br />
Hình 1 thể hiện mức độ phổ biến và quan trọng<br />
của các ngành sinh kế nông nghiệp, TS chính<br />
được thực hiện bởi cộng đồng tại địa bàn nghiên<br />
cứu thông qua phỏng vấn KIP và thang đo Likert.<br />
Trồng lúa là hoạt động phổ biến nhất được thực<br />
hiện bởi phần lớn các hộ gia đình (52,67%) do<br />
truyền thống trồng lúa nước lâu đời ở vùng Tứ<br />
giác Long Xuyên cũng như điều kiện tự nhiên<br />
thích hợp. Gần 28% người dân tiến hành nuôi<br />
trồng các loài TS nước ngọt khác nhau trong khi<br />
24% hộ dân chọn cá tra là đối tượng nuôi chính.<br />
<br />
(a)<br />
<br />
48<br />
<br />