Khảo sát sự lưu hành của một số loài noãn nang gây bệnh cầu trùng trên gà thịt tại huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long
lượt xem 5
download
Bài viết Khảo sát sự lưu hành của một số loài noãn nang gây bệnh cầu trùng trên gà thịt tại huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long khảo sát sự lưu hành của một số loài noãn nang gây bệnh cầu trùng gà tại xã Tích Thiện, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long được tiến hành để xác định tình hình nhiễm bệnh cầu trùng trên gà và sự lưu hành của một số loài noãn nang tồn tại để gây bệnh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khảo sát sự lưu hành của một số loài noãn nang gây bệnh cầu trùng trên gà thịt tại huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long
- KHẢO SÁT SỰ LƯU HÀNH CỦA MỘT SỐ LOÀI NOÃN NANG GÂY BỆNH CẦU TRÙNG TRÊN GÀ THỊT TẠI HUYỆN TRÀ ÔN, TỈNH VĨNH LONG Ngô Hoàng Thảo Nhung, Võ Mai Yến Phụng, Nguyễn Phạm Cát Tường* Khoa Thú y - Chăn nuôi, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD. TS. Nguyễn Vũ Thụy Hồng Loan TÓM TẮT Khảo sát sự lưu hành của một số loài noãn nang gây bệnh cầu trùng gà tại xã Tích Thiện, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long được tiến hành để xác định tình hình nhiễm bệnh cầu trùng trên gà và sự lưu hành của một số loài noãn nang tồn tại để gây bệnh. Tỷ lệ nhiễm cầu trùng trên gà tại trại là 39,34% và 29,75%, trong đó giai đoạn ở tuần tuổi thứ 5 là giai đoạn nhiễm nhiều nhất với tỷ lệ là 79% và 67%. Gà nhiễm cầu trùng với cường độ tăng dần theo nhóm tuổi. Gà khi mắc bệnh có triệu chứng như: ủ rũ, ít vận động, tiêu chảy phân có màng nhầy, có bọt, phân có máu; và bệnh tích ruột non và manh tràng xuất huyết, manh tràng căng phồng lên, … Qua định danh, phân lập chúng tôi phát hiện có 4 loài noãn nang tồn tại là: E. tenella, E. acervulina, E. maxima, E. necatrix. Trong đó, E. tenella chiếm tỷ lệ cao nhất (67,64%), kế đến là E. acervulina (44,25%), E. maxima (27,55%) và thấp nhất là E. necatrix (19,62%). Thử nghiệm phác đồ điều trị giữa lá dây mơ và Baycox cho thấy hiệu lực điều trị của cả hai đều tốt, Baycox (Toltrazuril) điều trị triệt để được bệnh cầu trùng làm giảm đi tỷ lệ bệnh và chết ở mức thấp nhất. Từ khóa: Eimeria, bệnh cầu trùng, noãn nang, gà, Vĩnh Long 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh cầu trùng gà (Coccidiosis avium) là bệnh phổ biến trên đàn gà, gây khó khăn và giảm thu nhập kinh tế của người chăn nuôi. Mặc dù bệnh không gây thiệt hại nhiều trên đàn gà nhưng nếu không có hướng điều trị phù hợp thì sẽ ảnh hưởng đến hiệu năng suất và hiệu quả kinh tế đối với người chăn nuôi dẫn đến hậu quả cho cả đàn gà (Calnek B.W, 1997). Tuy nhiên, các việc nghiên cứu về bệnh cầu trùng trên gà vẫn còn nhiều hạn chế, vẫn chưa đi sâu vào vấn đề tìm ra các loài noãn nang gây bệnh cầu trùng gà. Do đó, việc chẩn đoán bệnh cầu trùng trên gà không chỉ chủ yếu là chẩn đoán lâm sàng mà còn phải kết hợp với các phương pháp chẩn đoán phòng thí nghiệm và sử dụng các loại thảo dược từ thiên nhiên để điều trị triệt để bệnh hơn. Thực tế, bệnh cầu trùng gà ký sinh ở manh tràng và ruột non, làm rối loạn tiêu hóa, gây tổn thương các tế bào thượng bì, không hấp thu được dinh dưỡng, ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất, giảm hiệu quả chuyển hóa thức ăn, giảm tăng trọng, chậm lớn. Ở trường hợp gà mắc bệnh cầu trùng, để biết rõ đàn gà nhiễm bệnh do loài noãn nang nào thì phương pháp kiếm tra phân để xác định là phương pháp cần thiết của bác sỹ thú y. 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 651
- 2.1. Thời gian và địa điểm Thực hiện khảo sát 860 mẫu phân gà tại trại gà của anh Phan Thế Bảo tại huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long. Từ ngày 26/02/2021 đến ngày 31/03/2021. Vật liệu nghiên cứu bao gồm thùng trữ mẫu, túi đá khô, lọ đựng mẫu, găng tay, kính hiển vi, buồng đếm Mac-Masteur, máy ly tâm, lame, lamen và một số trang thiết bị khác. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp lấy mẫu Phân được lấy kiểm tra phải còn mới tốt nhất, lấy thành từng cụm và lấy khắp chuồng. Phân lấy xong được cho vào lọ đựng, ghi ký hiệu (địa điểm, lứa tuổi, ngày lấy mẫu), được bảo quản trong thùng đá khô và mang về phòng thí nghiệm Thú Y, trường Đại học Công nghệ Tp. HCM (HUTECH) để tiến hành kiểm tra. Mẫu phân được bảo quản trong tủ lạnh ở nhiệt độ 5- 100C và phải được tiến hành kiểm tra trong vòng 2-3 ngày. 2.2.2. Phương pháp kiểm tra phân theo phương pháp phù nổi của Wills Mục đích: tìm sự hiện diện của noãn nang cầu trùng trong phân. Cách tiến hành: cho một lượng khoảng 2g phân vào lọ, cho dung dịch NaCl bão hòa vào khoảng 2/3 lọ, khuấy cho phân tan hết, dùng que có móc vớt bỏ rác nổi lên rồi cho tiếp dung dịch NaCl bão hòa đến đầy lọ, đặt lát kính từ từ lên miệng lọ chú ý không để có bọt khí. Để yên 15-20 phút, dùng kẹp gắp lát kính đặt lên phiến kính và quan sát dưới kính hiển vi ở độ phóng đại 10X, 40X để tìm noãn nang cầu trùng. Tỷ lệ nhiễm noãn nang được tính theo công thức: 𝑆ố 𝑚ẫ𝑢 𝑛ℎ𝑖ễ𝑚 Tỷ lệ nhiễm = 𝑋 100 𝑆ố 𝑚ẫ𝑢 𝑘𝑖ể𝑚 𝑡𝑟𝑎 2.2.3. Phương pháp đếm noãn nang theo Mac-Masteur Mục đích: tìm số noãn nang trong 1g phân. Số lượng noãn nang trong 1g phân được tính theo công thức: 𝑛1+𝑛2 X= 𝑥 100 2 X: số noãn nang trong 1 g phân. n1, n2: số noãn nang đếm được trong 2 buồng đếm Cường độ nhiễm: sau khi tính noãn nang có trong 1gram phân, chúng tôi chia thành 4 mức độ như sau: Cường độ 1+: số lượng dưới 1000 noãn nang/1 g phân 652
- Cường độ 2+: số lượng từ 1000 – 5000 noãn nang/1 g phân Cường độ 3+: số lượng từ 5000 – 20000 noãn nang/1g phân Cường độ 4+: số lượng trên 20000 noãn nang/1g phân (Johan A và ctv,2011) 2.2.4. Phương pháp nuôi cấy noãn nang Mục đích: theo dõi sự hình thành bào tử của cầu trùng trong môi trường Bicromate kali 2.5% để phục vụ cho quá trình định danh phân loại. Cách tiến hành: mẫu phân sau khi làm phương pháp phù nổi sẽ được cho vào cốc 500 ml, cho nước cất vào cốc đến vạch 500 ml, lược qua rây để loại bỏ bớt cặn và để yên trong 5–10 phút. Sau đó bỏ phần nước trong, giữ lại phần cặn trong ống nghiệm. Cho phần cặn và dung dịch Bichromate kali theo tỷ lệ 1: 1 vào đĩa petri và để yên. Sau 12h nuôi cấy tiến hành theo dõi và ghi nhận thời gian sinh bào tử của từng loài 2.3. Mổ khám bệnh tích Tiến hành mổ khám những con gà (gà chết và gà sống) nghi ngờ bị bệnh cầu trùng để xác định vùng tổn thương. Mổ khám phải tiến hành nhanh, dùng dao kéo sạch và bén, vùng lấy mẫu phải ở vị trí tiếp giáp giữa vùng lành và vùng biến đổi bệnh tích. 2.4. Xử lý số liệu Số liệu được xử lý bằng phép thử Chi – Square trong phần mềm Minitab 16.0 3. Kết quả 3.1. Tình hình nhiễm cầu trùng trên gà tại trại Qua khảo sát tại 2 trại nuôi gà thịt với tổng số mẫu thu được là 860. Kết quả ở bảng 1 cho thấy tỷ lệ nhiễm cầu trùng trên gà tại 2 trại là 34,54%. Trong đó trại 1 có tỷ lệ nhiễm là 39,34%, trại 2 có tỷ lệ nhiễm là 29,75%. Phân tích ý nghĩa thống kê cho thấy sự khác biệt về tỷ lệ nhiễm ở 2 trại có ý nghĩa (P < 0,05). Sự khác biệt này do trại 1 đã hoạt động được 8 năm (đi vào hoạt động 2013), trải qua nhiều đợt nuôi nên trại 1 đã có phần xuống cấp, nền chuồng ẩm thấp tạo điều kiện thuận lợi cho cầu trùng phát triển mầm bệnh. 3.2. Tình hình nhiễm cầu trùng trên gà theo tuần tuổi Bảng 1. Tình hình nhiễm và cường độ nhiễm cầu trùng tại trại 1 653
- Tuần Cường độ nhiễm tuổi TLN SMKT SMN (%) 1+ TLN 2+ TLN 3+ TLN 4+ TLN (%) (%) (%) (%) 1 70 0 0 - - - - - - - - 2 70 0 0 - - - - - - - - 3 80 36 45 34 94,4 2 5,56 - - - - 4 80 45 56 19 42,2 16 35,6 8 17,8 2 4,44 5 80 68 85 5 7,35 22 32,4 27 39,7 14 20,6 6 80 32 40 20 62,5 12 37,5 - - - - Tổng 460 181 36,3 78 51,61 52 27,76 35 28,75 16 12,52 Chú thích: SMKT: số mẫu kiểm tra, SMN: số mẫu nhiễm, TLN: tỷ lệ nhiễm Bảng 2. Tình hình nhiễm và cường độ nhiễm cầu trùng tại trại 2 Tuần SMKT SMN TLN Cường độ nhiễm tuổi (%) 1+ TLN 2+ TLN 3+ TLN 4+ TLN (%) (%) (%) (%) 654
- 1 60 0 0 - - - - - - - - 2 60 0 0 - - - - - - - - 3 70 21 30 19 90,4 2 4,76 - - - - 4 70 33 47 10 30 19 58 4 32 - - 5 70 45 64 8 17,8 12 26,7 21 46,7 4 8,89 6 70 20 29 12 60 8 40 - - - - Tổng 400 119 30 49 49,55 41 32,36 25 39,35 4 8,89 Chú thích: SMKT: số mẫu kiểm tra, SMN: số mẫu nhiễm, TLN: tỷ lệ nhiễm 3.6. Triệu chứng và bệnh tích cầu trùng gà Qua quan sát các biểu hiện lâm sàng tôi thấy rõ được các biểu hiện của gà như: ủ rũ, ít vận động, phân có màng nhầy, đôi khi có toàn máu tươi, phân sáp. Qua quá trình kiểm tra phân và kết hợp mổ khám 6 con gà bệnh, ghi nhận được một số bệnh tích. Bảng 3. Bệnh tích mổ khám Manh tràng căng to chứa Bệnh tích Phân sáp Phân có lẫn máu Manh tràng xuất huyết phân sáp 655
- Hình ảnh 3.7. Tổng hợp thành phần cầu trùng gà Trong quá trình định danh phân loại, dựa vào đặc điểm hình thái, kích thước, thời gian sinh tử, hình dạng noãn nang, màu sắc vỏ, cấu tạo noãn nang trên kính hiển vi. Chúng tôi đặt kí hiệu quy định từng loại noãn nang cầu trùng tại 2 trại khảo sát. Chúng tôi đã tổng hợp được thành phần loài cầu trùng ở 2 trại. Bảng 4. Tổng hợp thành phần loài cầu trùng gà Loài Hình dạng Thời gian sinh Kích thước (µm) bào tử (h) Bệnh tích Kết luận LT TT LT TT LT TT Dài 19,00- 25,80 Dài Manh tràng E. tenella Hình trứng hoặc 19,50 - TB 21,82 Hình trứng, vỏ căng phồng bầu dục, vỏ 26,00 ± 1,89 Esp1 nhẵn, màu 18 -48 17- 23 và mềm, có mỏng, nhẵn, Rộng Rộng sáng. xuất huyết sáng màu 16,50- 15,58- lấm chấm 22,80 20,60 TB 18,65 ± 1,60 Hình trứng hoặc Vùng tá Hình trứng, vỏ Dài Dài tràng, niêm E. acervulina elip nhỏ, bề Esp2 mỏng, nhẵn, 17,20 - 16,00- 24 15 - 22 ngang hẹp, vỏ mạc ruột tái thường có 1 20,20 20,90 trơn, không nhạt 656
- đầu hẹp, màu màu, hơi hẹp 1 Rộng1 TB 18,69 sáng đầu 3,70 - ± 1,21 16,30 Rộng 13,00- 16,80 TB 14,98 ± 0,96 Dài 24,20- 35,70 Dài Hình trứng, vỏ E. maxima 21,50- TB 29,93 Đoạn cuối nhẵn, đôi, Hình trứng lớn, 42,50 ± 1,75 của ruột xuất Esp3 hoặc hơi xù xì, màu hơi vàng, 30 - 48 28 - 42 Rộng Rộng huyết và có màu vàng, nâu vỏ sần 15,50- 16,70- dịch vàng đỏ 29,80 24,10 TB 20,58 ± 1,40 Dài 13,20- 22,70 Dài E. necatrix Hình trứng 13,20- TB 20,25 Hình cầu nhỏ, 2/3 giữa ruột hoặc elip, vỏ 22,70 ±1,65 Esp4 vỏ nhẵn, sáng, 17 - 48 17 - 24 non xuất nhẵn, hai lớp, Rộng Rộng không màu huyết nặng không màu. 11,30- 11,30- 18,30 18,70 TB 16,90 ± 1,60 Chú thích: LT: lý thuyết, TT: thực tế, TB: trung bình. 3.8. Tỷ lệ nhiễm từng loại noãn nang cầu trùng tại 2 trại Sau khi đã xác định được thành phần loài cầu trùng có mặt trong 2 trại chúng tôi tiếp tục xác định về tỷ lệ nhiễm các loài cầu trùng gà theo lứa tuổi, kết quả được thể hiện qua bảng 8 657
- Bảng 5: Tỷ lệ nhiễm các loài cầu trùng gà theo các lứa tuổi Nhiễm theo lứa tuổi (tuần) SMN TLN 1 2 3 4 5 6 Loài (%) TLN TLN TLN TLN TLN TLN (%) (%) (%) (%) (%) (%) 324 67,64 - - 90,12 81,79 68,20 59,87 E. tenella 212 44,25 - - 86,79 67,92 52,35 44,81 E. acervulina 132 27,55 - - 42,42 34,84 29,54 25,75 E. maxima 94 19,62 - - 58,51 35,10 20,21 17,02 E. necatrix Bảng 5 cho thấy tỷ lệ nhiễm của 4 loài noãn nang cầu trùng là E. tenella chiếm tỷ lệ cao nhất (67,64%), kế đến là E. acervulina (44,25%), E. maxima (27,55%) và thấp nhất là E. necatrix (19,62%). E. tenella chiếm tỷ lệ cao nhất phù hợp với nghiên cứu của Kolapxki N.A, Paskin P.I, 1980 cho rằng E.tenella là loài cầu trùng phổ biến rộng rãi nhất, noãn nang ở môi trường ngoài khá bền vững, trong thời gian dài vẫn giữ được sức sống và khả năng gây bệnh sau khi nằm trong đất suốt năm. E. acervulina cũng xuất hiện vào tuần thứ 3, lượng noãn nang thải ra trong ngày 432 triệu noãn nang/ngày, độc lực thấp và miễn dịch tốt hơn lớn hơn E. tenella (65 triệu noãn nang/ngày). Do đó sự xuất hiện của E. acervulina trong đàn gà thấp hơn E. tenella. (Balkar S Bains, 2005). E. maxima là loài có độc lực vừa phải, thải ra môi trường tối thiểu là 36 triệu noãn nang/ngày nhiều gấp 3 lần so với E. necatrix (12 triệu noãn nang/ngày) nên tỷ lệ nhiễm E. maxima nhiều hơn E. necatrix. Mặc dù là loài có độc lực cao và khá phổ biến trong chăn nuôi gà công nghiệp tuy nhiên E. necatrix có khả năng sinh sản thấp nên khó cạnh tranh được với những loài cầu trùng khác (Calnek B.W, 1997). Do đó tỷ lệ nhiễm bệnh của E. necatrix thấp hơn so với E. tenella, E. acervulina, E. maxima. Một mẫu phân có thể nhiễm nhiều hơn 1 loại noãn nang. 3.9. Hiệu lực phòng bệnh cầu trùng bằng Lá mơ và Baycox Bảng 6. Hiệu lực các phác đồ điều trị bệnh cầu trùng Lá cây mơ Baycox Đối chứng không điều trị Tuần tuổi (n = 20) (n = 20) (n = 20) 658
- Tỷ lệ bệnh Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ chết (%) bệnh chết bệnh chết (%) (%) (%) (%) (%) 3 30 15 35 15 100 100 4 25 10 45 - 100 100 5 15 10 15 5 100 100 6 15 5 5 - 100 100 4. Kết luận Bệnh cầu trùng trên gà là bệnh ký sinh trùng truyền nhiễm, mặc dù không nghiêm trọng nhưng có thể làm ảnh hưởng đến các bệnh kế phát: Viêm ruột hoại tử, Ecoli. Gà bị nhiễm cầu trùng thường thể hiện các triệu chứng ủ rũ, xù lông, sã cánh, ít ăn, ít vận động, uống nhiều nước, niêm mạc tái nhạt, phía sau hậu môn dính nhiều phân và chất bẩn. Biểu hiện bệnh tích ở gà nhiễm cầu trùng là manh tràng sưng chứa nhiều phân sáp, vùng ruột non có nhiều đốm trắng. Nghiên cứu góp phần áp dụng vào việc nâng cao phương pháp chẩn đoán bệnh trong chăn nuôi và sử dụng thảo dược từ thiên nhiên để thay thế kháng sinh trong chăn nuôi và đạt hiệu quả cao trong việc điều trị bệnh. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Calnek B.W, Jonhn B. H., Beard W. C., Larry McDougald, Saif Y.M., 1997. Disease of poultry, Iowa state university, USA, pp 865- 878. [2] Johan A, Caldwell DJ, Klein J, Coppedge J, Pohl S, Fitz – Coy S, Lee JT, 2011 [3] N.A. Kolapxki, P.I. Paskin, Bệnh cầu trùng ở gia súc gia cầm, 1980 [4] Nguyễn Hữu Hưng (2008). Bài giảng nguyên sinh động vật thú y. Tủ sách Khoa Nông Nghiệp & Sinh học Ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ. [5] Lê Thị Bé Ngoan (2012). Khảo sát một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu của giống gà nòi tại xã Vĩnh Thạnh và xã Bàn Tân Định, huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang. Luận văn Đại học thú y. Trường Đại học Cần Thơ. 659
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Một số đặc điểm dịch tễ của bệnh Carê trên chó tại Hà Nội
9 p | 61 | 5
-
Khảo sát sự lưu hành và sự đề kháng kháng sinh của các chủng vi khuẩn Escherichia coli gây bệnh trên vịt tại tỉnh Hậu Giang
7 p | 73 | 4
-
Tình hình nhiễm giun sán đường tiêu hóa ở chó và mối tương quan giữa yêu tố nguy cơ lây nhiễm sang người tại TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang
9 p | 70 | 4
-
Khảo sát sự lưu hành virus cúm A/H5 và một số yếu tố nguy cơ lây nhiễm virus vào đàn gia cầm của tỉnh Quảng Bình (2012-2016)
8 p | 30 | 4
-
Khảo sát sự lưu hành của virus cúm gia cầm thể độc lực cao type AH5 trên đàn gia cầm tỉnh Đồng Tháp
7 p | 10 | 4
-
Khảo sát tỷ lệ lưu hành và ứng dụng phương pháp phẫu thuật cắt bỏ một phần khẩu cái mềm trong điều trị hội chứng tắc nghẽn đường thở (BOAS) trên các giống chó mõm ngắn
6 p | 9 | 4
-
Công nghệ chưng cất màng khử mặn nước biển để cung cấp nước uống cho người dân trên các đảo nhỏ của Việt Nam
7 p | 22 | 3
-
Khảo sát tỷ lệ lưu hành của Vibrio parahaemolyticus trên hàu ở Trà Vinh
6 p | 10 | 3
-
Giám sát sự lưu hành của virus cúm A/H5NX ở gia cầm tại các chợ buôn bán gia cầm sống và các điểm thu gom giết mổ ở khu vực Bắc Trung Bộ
10 p | 29 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn