Điều khiển – Cơ điện tử - Truyền thông<br />
<br />
KHẢO SÁT TÍNH ĐẲNG TỐC VÀ GIỚI HẠN CHUYỂN HƯỚNG<br />
KHÔNG GIAN CỦA MỘT SỐ KHỚP VẠN NĂNG<br />
BẰNG PHƯƠNG PHÁP SỐ<br />
Phạm Thành Long*, Lê Thị Thu Thủy<br />
Tóm tắt: Bài báo này trình bày một phương pháp số dùng để khảo sát tính đẳng<br />
tốc của các cơ cấu truyền động khớp thấp, có khả năng đổi hướng truyền động<br />
trong không gian. Do chuyển vị của ngõ ra và ngõ vào có liên hệ với vận tốc của<br />
chúng bằng đạo hàm, việc khảo sát vận tốc có thể trên cơ sở khảo sát chuyển vị của<br />
cơ cấu. Do cơ cấu chỉ có một ngõ vào và một ngõ ra nên việc mô phỏng lại tư thế và<br />
trạng thái truyền động giống như khi làm việc có thể đạt được thông qua thiết lập<br />
các điều kiện tìm nghiệm bài toán động học ngược. Với quan điểm đó phương pháp<br />
mà chúng tôi giới thiệu ở đây có thể trả lời chính xác về tính đẳng tốc của các cơ<br />
cấu cũng như biên độ biến thiên vận tốc ngõ ra khi giữ cho ngõ vào ổn định. Dựa<br />
trên kết quả khảo sát có thể đưa đến kết luận một cơ cấu chuyển hướng không gian<br />
truyền động trục cụ thể nào đó có đáp ứng được chất lượng truyền động đề ra hay<br />
không, cũng như góc truyền động tối đa có thể đáp ứng được của cơ cấu.<br />
Từ khóa: Khớp vạn năng, Tính đẳng tốc, Bài toán động học ngược.<br />
<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Trong các công bố có liên quan [5,6,7] việc chứng minh tính đẳng tốc chưa đạt được.<br />
Nhất là ở khía cạnh chỉ ra giới hạn làm việc và tự hãm ứng với các góc truyền động khác<br />
nhau. Các cơ cấu đổi hướng không gian nói chung có thể chia làm hai loại khớp thấp và<br />
khớp cao. Trong đó cơ cấu khớp thấp chiếm hai ưu thế quan trọng so với cơ cấu khớp cao<br />
là [1]:<br />
- Thay đổi được góc hướng ngay trong quá trình truyền động mà không cần thiết kế<br />
lại;<br />
- Có tải trọng lớn hơn cơ cấu khớp cao vì tiếp xúc mặt.<br />
Vì có phạm vi thay đổi hướng lớn nó thích hợp với các truyền động mang tính tự lựa ở<br />
phạm vi rộng (cardan, persian, ball joint, [1,2,3]). Tuy nhiên có một nhược điểm lớn của<br />
kiểu truyền động này không thể không kể đến đó là tính đẳng tốc trên trục ra của cấu trúc<br />
khi trục vào có tốc độ không đổi.<br />
Các hạn chế về phương thức khảo sát động học trước đây trong các tài liệu [2,3,5] chưa<br />
đủ thuyết phục về phản ứng động học thực sự của cơ cấu, cũng như chưa chỉ ra được giới<br />
hạn chuyển hướng giữa hai bán trục. Việc vận dụng một phương pháp số mới với độ chính<br />
xác cao [4] và xem cơ cấu đổi hướng không gian như một robot hụt dẫn động sẽ đem lại<br />
câu trả lời thỏa đáng hơn cho vấn đề này.<br />
II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA PHƯƠNG PHÁP<br />
2.1 Mô hình hóa truyền động trục<br />
Xét truyền động trục tổng quát trên hình 1, giả sử hướng truyền động từ bán trục n0<br />
sang bán trục n1 thay đổi được trong không gian bằng cách điều chỉnh các bậc tự do quay<br />
quanh tâm truyền động O0 gồm , .<br />
Yêu cầu kỹ thuật đặt ra là với kết cấu tường minh của cơ cấu nói trên, cần chỉ ra đặc<br />
tính vận tốc của n1 khi giữ cho n0 = const. Liên hệ với một cơ cấu robot có chuỗi động học<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
138 P.T. Long, L.T.T. Thủy, “Khảo sát tính đẳng tốc… khớp vạn năng bằng phương pháp số.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
hở với cấu trúc gồm toàn khớp thấp, hoàn toàn xác định được một phương trình động học<br />
dựa trên kỹ thuật ma trận truyền:<br />
n<br />
n0 . Aii 1 n1 (1)<br />
i 1<br />
n<br />
Trong đó: A i<br />
i 1<br />
f (q1 , q 2 ,..., q n ) (2)<br />
i 1<br />
<br />
Với q1 n0 ; qn n1<br />
Các chuyển vị từ q2 đến qn-1 thuộc về các khớp trung gian khác của cơ cấu cụ thể, trong<br />
trường hợp của cơ cấu hụt dẫn động chuyển động cấp vào cấu trúc chỉ từ q1.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1. Mô tả truyền động trục đổi hướng không gian.<br />
Phương trình dạng tổng quát (1) chưa phản ánh được các hạn chế về truyền động<br />
bao gồm:<br />
- Cấu trúc chỉ có một nguồn dẫn động là n0 (hụt dẫn động);<br />
- Tư thế truyền động cụ thể xác định bởi các tham số chỉ hướng bán trục n1.<br />
Gọi (3) là phương trình khai triển của (1):<br />
(i )<br />
nx ax px a11 a13 a14<br />
ay py a23 a24<br />
(3)<br />
az pz a33 a34<br />
1 1<br />
Để mô tả đường tâm của bán trục n1 đang được giữ ổn định trong một tình huống<br />
truyền động, cần giữ O0 và hai góc hướng ( , ) của nó không đổi bằng cách gán vào ma<br />
trận tọa độ thực các giá trị tương ứng, cụ thể là:<br />
O0 (p x , p y , p z )T và (a13 , a 23 , a 33 )T f( , ) (4)<br />
Trong (3), a11 = cos (x0x6) là cosine chỉ hướng của x0 so với xn cho giá trị này biến thiên<br />
từ -1 đến 1 để mô phỏng chuyển động quay của trục zn xung quanh chính nó giống như cơ<br />
cấu đang làm việc. Đại lượng z6/x0y0z0 = (cos (z0x6), cos (z0y6), cos (z0z6))T = (a13, a23, a33)T<br />
là cosine chỉ hướng của zn trong hệ quy chiếu x0y0z0. Để kiến tạo các tư thế truyền động<br />
khác nhau chỉ cần thay đổi các giá trị ( , ) trong khi giữ nguyên điểm O0.<br />
2.2 Khảo sát tính đẳng tốc truyền động trục<br />
Với mô hình toán như trên để xác định quan hệ động học giữa n0 và n1 nhận thấy nếu<br />
cho trước n0 vẫn còn thiếu một tập hợp (n-2) tọa độ suy rộng nữa gồm (q2,q3,..,qn-1) mới đủ<br />
điều kiện xác định được n1 bằng cách giải bài toán động học thuận. Tập hợp (q2,q3,..,qn-1)<br />
không thể xác định được nếu chỉ biết (4).<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san ACMEC, 07 - 2016 139<br />
Điều khiển – Cơ điện tử - Truyền thông<br />
<br />
Đảo lại, do bài toán ngược có nghiệm duy nhất nên nếu cho trước chuỗi biến thiên của<br />
n1 (tượng trưng bởi chuỗi a11 trong (3)) thì hoàn toàn xác định được chuỗi tương ứng của<br />
q1 (hay n0). Trên cơ sở đó đủ điều kiện kết luận tương quan của chúng, tức là tính đẳng tốc<br />
của cơ cấu.<br />
Do đặc điểm của hàm lượng giác: - 1 ≤ a11 ≤ 1 (5)<br />
2<br />
Để mô tả trục ra đã biến động một lượng nx với n là số phần chia [-1;1], cập<br />
n<br />
nhật lại mô hình bài toán ở (3) để có bài toán ngược cho điểm khảo sát thứ i+1:<br />
( i 1)<br />
nx ax px a11 nx a13 a14<br />
ay py a23 a24<br />
(6)<br />
az pz a33 a34<br />
1 1<br />
Gọi qi+1 = (q1, q2,...,qn)(i+1) là nghiệm của phương trình (6) nói trên, lượng di chuyển góc<br />
của đầu vào và đầu ra trong chuyển động mô tả bởi vế phải của (6) được đánh giá như sau:<br />
q1(i ) q1(i 1) q1(i )<br />
(7)<br />
qn (i ) qn (i 1) qn (i )<br />
Quét i = 1 ÷ n để theo dõi sự biến thiên của hai đại lượng này để kết luận về sự đồng<br />
tốc giữa trục ra và trục vào. Sử dụng biểu thức dẫn xuất trên cơ sở đạo hàm hai vế của (7):<br />
1(i ) 1(i 1) 1(i )<br />
(8)<br />
n (i ) n (i 1) n (i )<br />
So sánh 1(i ) & n (i ) để kết luận đồng tốc.<br />
2.3 Khảo sát giới hạn chuyển hướng của truyền động trục<br />
Tư thế truyền động thuận lợi nhất giữa hai bán trục là khi chúng thẳng hàng [6,7]<br />
nhưng khi góc truyền động nhỏ hơn 1800 hiệu suất sẽ giảm dần. Do giới hạn chuyển động<br />
của các khớp thành phần việc truyền động sẽ không thực hiện được tại một giới hạn nào<br />
đấy. Trong mục này có nhiệm vụ xác định giới hạn đó về mặt động học.<br />
Có thể nhận thấy với (6) bài toán động học tương đương:<br />
nx a11 nx<br />
<br />
ax a13<br />
a y a23<br />
(9)<br />
az a33<br />
p a<br />
x 14<br />
<br />
p y a24<br />
<br />
pz a34<br />
Theo [4] mô hình động học ngược có kể đến giới hạn của các khớp thành phần sẽ có<br />
min L<br />
dạng: i 1 (n 1) (10)<br />
qi min qi qi max<br />
Trong đó: L (n x a11 nx ) 2 .... (p z a 34 ) 2 (11)<br />
<br />
<br />
<br />
140 P.T. Long, L.T.T. Thủy, “Khảo sát tính đẳng tốc… khớp vạn năng bằng phương pháp số.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
qimin, qimax là giới hạn cơ học của các khớp thành phần thứ i tạo nên tổ hợp chuyển hướng<br />
không gian, các giới hạn này luôn xác định được theo thiết kế. Với mô hình (10) việc đưa<br />
các ràng buộc động học vào bài toán thành công sẽ dẫn đến tính toán được chính xác các<br />
giới hạn chuyển hướng của cơ cấu bằng cách cho các góc ( , ) biến thiên đầy đủ. Giải lặp<br />
lại các mô hình (10) để xác định các vị trí mà tại đó bài toán ngược không có nghiệm nữa đó<br />
chính là các giới hạn chuyển hướng cuối cùng nằm ở lân cận mà (10) còn có nghiệm.<br />
III. MINH HỌA MỘT SỐ CƠ CẤU TRUYỀN ĐỘNG TRỤC<br />
3.1 Tính đẳng tốc của một số cơ cấu<br />
3.1.1 Cơ cấu Hooke’s joint<br />
Z2<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
O0O1O2O3O4<br />
Z0<br />
x0 x1<br />
<br />
Z3<br />
Z1 x2 Z4<br />
x3 x4<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 2: Cơ cấu Hooke và sơ đồ động của cơ cấu.<br />
Bảng thông số D-H cơ cấu hooke.<br />
Khớp Rot(z,qi) Tran(z,di) Trans(x,ai) Rot(x,i)<br />
1 q1 0 0 π/2<br />
2 q2 0 0 π/2<br />
3 q3 0 0 -π/2<br />
4 q4 0 0 0<br />
Bảng quan hệ chuyển vị ngõ vào (∆q1) ngõ ra (∆q4) của cơ cấu ở các vị trí khảo sát.<br />
a11 q1 q2 q3 q4 Target ∆q1 ∆q4 ∆q4 - ∆q1<br />
-1 -1,5736 1,309 1,57153 3,15302 1,4E-09<br />
-0,9 -1,3601 1,31453 1,51663 3,38887 1,1E-12 0,21355 0,23585 0,02231<br />
-0,8 -1,2671 1,32047 1,49332 3,49114 1,7E-12 0,09298 0,10227 0,00929<br />
-0,7 -1,1937 1,32664 1,47535 3,57161 2,1E-12 0,0734 0,08046 0,00707<br />
-0,6 -1,13 1,33305 1,46013 3,64128 2,1E-12 0,06374 0,06967 0,00594<br />
-0,5 -1,072 1,3397 1,44667 3,70442 1,8E-12 0,05795 0,06314 0,00519<br />
-0,4 -1,0178 1,34661 1,43444 3,76327 1,7E-12 0,05418 0,05885 0,00466<br />
-0,3 -0,9662 1,35382 1,42314 3,81919 2,7E-12 0,05165 0,05592 0,00427<br />
-0,2 -0,9162 1,36135 1,41256 3,87311 2,2E-12 0,04996 0,05393 0,00397<br />
-0,1 -0,8673 1,36924 1,40258 3,92576 1,9E-12 0,04893 0,05265 0,00372<br />
0 -0,8188 1,37754 1,39307 3,97771 1,8E-12 0,04844 0,05195 0,00352<br />
0,1 -0,7704 1,38631 1,38398 4,0295 1,3E-12 0,04844 0,05179 0,00335<br />
0,2 -0,7215 1,39563 1,37522 4,08166 1,1E-12 0,04893 0,05216 0,00322<br />
0,3 -0,6715 1,4056 1,36676 4,13475 1,4E-12 0,04997 0,05309 0,00312<br />
0,4 -0,6199 1,41638 1,35854 4,18946 8,4E-13 0,05165 0,05471 0,00306<br />
0,5 -0,5657 1,42815 1,35052 4,24667 9,8E-13 0,05419 0,05721 0,00302<br />
0,6 -0,5077 1,44125 1,34265 4,30767 1,8E-12 0,05796 0,061 0,00304<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san ACMEC, 07 - 2016 141<br />
Điều khiển – Cơ điện tử - Truyền thông<br />
<br />
0,7 -0,444 1,45621 1,33489 4,37454 1,9E-12 0,06375 0,06687 0,00312<br />
0,8 -0,3706 1,47407 1,32714 4,45129 1,1E-12 0,07341 0,07675 0,00334<br />
0,9 -0,2776 1,49751 1,31924 4,54818 9,1E-13 0,093 0,09689 0,00389<br />
1 -0,064 1,55364 1,30956 4,77002 1,7E-09 0,21352 0,22184 0,00832<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Đồ thị quan hệ chuyển vị ngõ vào và ngõ ra của cơ cấu.<br />
3.1.2 Cơ cấu Persian joint<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 3. Cơ cấu Persian và sơ đồ động của cơ cấu.<br />
Joint R(zα) T(zd) T(xa) R(xβ)<br />
1 α1 0 0 -90°<br />
2 α2 0 0 -90°<br />
3 α3 d 0 30°<br />
4 α4 -d 0 -90°<br />
5 α5 0 0 90°<br />
6 α6 0 0 0°<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Đồ thị quan hệ chuyển vị ngõ vào, ngõ ra của cơ cấu.<br />
<br />
<br />
142 P.T. Long, L.T.T. Thủy, “Khảo sát tính đẳng tốc… khớp vạn năng bằng phương pháp số.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
Bảng quan hệ chuyển vị ngõ vào q1 và ngõ ra q6 của cơ cấu.<br />
a11 q1 q2 q3 q4 q5 q6 Target<br />
-1 4.990189 1.832581 1.5708 -0.38019 4.71 -5.20575 0.475459<br />
-0.9 4.996701 1.832582 1.5708 -0.32201 4.71 -5.27027 0.377409<br />
-0.8 4.999083 1.832584 1.5708 -0.26354 4.71 -5.34378 0.291061<br />
-0.7 4.996134 1.832585 1.5708 -0.20589 4.71 -5.42735 0.21617<br />
-0.6 4.986463 1.832587 1.5708 -0.15076 4.71 -5.52136 0.152545<br />
-0.5 4.968594 1.832589 1.570799 -0.10069 4.71 -5.62394 0.100058<br />
-0.4 4.941477 1.832591 1.570799 -0.05907 4.71 -5.72887 0.058655<br />
-0.3 4.905464 1.832593 1.570798 -0.0287 4.71 -5.82606 0.028348<br />
-0.2 4.862586 1.832595 1.570797 -0.00987 4.71 -5.9072 0.009176<br />
-0.1 4.815381 1.832596 1.570797 -0.00044 4.71 -5.97038 0.001167<br />
0 5.535249 1.832596 1.570796 0.22891 4.009719 -6.66084 0.000905<br />
0.1 6.420833 1.832596 1.570796 1.75328 3.407608 -7.50421 0.000905<br />
0.2 7.11152 1.832597 1.570797 2.855973 3.891277 -6.51506 0.002309<br />
0.3 7.137167 1.832599 1.570797 2.852514 3.865968 -6.52201 0.013073<br />
0.4 7.162709 1.832602 1.570797 2.84823 3.840925 -6.52974 0.034541<br />
0.5 7.188099 1.832604 1.570798 2.843056 3.816196 -6.5383 0.066861<br />
0.6 7.213287 1.832605 1.570798 2.836926 3.791835 -6.54774 0.110215<br />
0.7 7.238218 1.832607 1.570799 2.829773 3.767897 -6.55813 0.164822<br />
0.8 7.262836 1.832608 1.570799 2.82153 3.744445 -6.56952 0.23093<br />
0.9 7.287076 1.832609 1.570799 2.812137 3.721544 -6.58195 0.308853<br />
1 7.310875 1.83261 1.5708 2.801539 3.699261 -6.59548 0.398885<br />
3.2 Giới hạn góc truyền động của cơ cấu persian joint<br />
Gọi z5/x0y0z0 = (cos (z5x0), cos (z5y0), cos (z5z0))T = (a13, a23, a33)T là cosine chỉ hướng<br />
của z5 trong hệ quy chiếu x0y0z0 như mô tả trên hình 3. Với chú ý rằng a132 a232 a332 1 ;<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 7. Lược đồ khảo sát giới hạn chuyển hướng giữa hai bán trục<br />
trong cơ cấu persian joint.<br />
Theo hình 1 và hình 3 có a13 900 như vậy khi ấn định hai trong ba giá trị của<br />
cosin chỉ hướng dựa vào ràng buộc trực giao nói trên tính được giá trị còn lại để đưa vào<br />
phương trình (6).<br />
Trong ví dụ này lấy O5 (0, 0, 66.37274)T , chọn tư thế khảo sát mô tả bởi hướng trục z5 là<br />
z5 (cos(150 ), cos(850 ), cos(900 ))T (0.966, 0.0871, 0) , các điều kiện về chuyển vị của khớp<br />
thành phần giả định là: 3<br />
<br />
3 .<br />
q2 , q3 , q4 , q5 <br />
2 2<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san ACMEC, 07 - 2016 143<br />
Điều khiển – Cơ điện tử - Truyền thông<br />
<br />
Bảng 1. Bảng DH của cơ cấu persian.<br />
Joint R(zα) T(zd) T(xa) R(xβ)<br />
1 α1 0 0 -90°<br />
2 α2 0 0 -90°<br />
3 α3 d 0 30°<br />
4 α4 -d 0 -90°<br />
5 α5 0 0 90°<br />
6 α6 0 0 0°<br />
Trong phương trình (6) lấy a11 bắt đầu từ -1 và n = 20 (hay 0.1 ) để khảo sát khả<br />
năng quay toàn vòng của cơ cấu ở tư thế này. Kết quả khảo sát thể hiện trong bảng:<br />
a11 q1 q2 q3 q4 q5 q6 Target Đáp ứng<br />
-1 4.990189 1.832581 1.5708 -0.38019 4.71 -5.20575 0.475459 -<br />
-0.9 4.996701 1.832582 1.5708 -0.32201 4.71 -5.27027 0.377409 -<br />
-0.8 4.999083 1.832584 1.5708 -0.26354 4.71 -5.34378 0.291061 -<br />
-0.7 4.996134 1.832585 1.5708 -0.20589 4.71 -5.42735 0.21617 -<br />
-0.6 4.986463 1.832587 1.5708 -0.15076 4.71 -5.52136 0.152545 -<br />
-0.5 4.968594 1.832589 1.570799 -0.10069 4.71 -5.62394 0.100058 -<br />
-0.4 4.941477 1.832591 1.570799 -0.05907 4.71 -5.72887 0.058655 +<br />
-0.3 4.905464 1.832593 1.570798 -0.0287 4.71 -5.82606 0.028348 +<br />
-0.2 4.862586 1.832595 1.570797 -0.00987 4.71 -5.9072 0.009176 ++<br />
-0.1 4.815381 1.832596 1.570797 -0.00044 4.71 -5.97038 0.001167 ++<br />
0 5.535249 1.832596 1.570796 0.22891 4.009719 -6.66084 0.000905 ++<br />
0.1 6.420833 1.832596 1.570796 1.75328 3.407608 -7.50421 0.000905 ++<br />
0.2 7.11152 1.832597 1.570797 2.855973 3.891277 -6.51506 0.002309 ++<br />
0.3 7.137167 1.832599 1.570797 2.852514 3.865968 -6.52201 0.013073 +<br />
0.4 7.162709 1.832602 1.570797 2.84823 3.840925 -6.52974 0.034541 +<br />
0.5 7.188099 1.832604 1.570798 2.843056 3.816196 -6.5383 0.066861 +<br />
0.6 7.213287 1.832605 1.570798 2.836926 3.791835 -6.54774 0.110215 -<br />
0.7 7.238218 1.832607 1.570799 2.829773 3.767897 -6.55813 0.164822 -<br />
0.8 7.262836 1.832608 1.570799 2.82153 3.744445 -6.56952 0.23093 -<br />
0.9 7.287076 1.832609 1.570799 2.812137 3.721544 -6.58195 0.308853 -<br />
1 7.310875 1.83261 1.5708 2.801539 3.699261 -6.59548 0.398885 -<br />
Chú thích: ++ truyền động tốt, + nặng; - kẹt<br />
Nhận thấy rằng chuyển động thuận lợi nhất trong khoảng a11 (0.2;0.2) vì hàm mục<br />
tiêu trong đoạn này đáp ứng tốt nhất, ngoài khoảng đó ra cấu trúc chuyển động kẹt dần do<br />
bị cản trở của các khớp trung gian do chúng thiếu giới hạn cơ học.<br />
IV. KẾT LUẬN<br />
Khảo sát động học các cơ cấu đặc biệt cần có phương pháp đặc biệt, cơ cấu hụt dẫn<br />
động như giới thiệu trong bài này được ứng dụng nhiều trong các truyền dẫn tự lựa. Thực<br />
tế cho thấy các robot dư dẫn động cũng có thể khảo sát bằng phương pháp và công cụ như<br />
trong bài báo này.<br />
Phương pháp mà chúng tôi để xuất có thể thích hợp với nhiều cơ cấu khác nhau và<br />
không chỉ khảo sát được tính đẳng tốc, nó còn chỉ ra được các giới hạn về góc truyền động<br />
giữa hai bán trục chủ động và bị động, đây là một ưu thế mà phương pháp khác không<br />
thực hiện được.<br />
Do cơ cấu thiếu dẫn động nên không có biện pháp nào để điều chỉnh tốc độ ngõ ra ổn<br />
định nếu giữ vận tốc ngõ vào là không đổi. Dựa trên kết quả khảo sát động học có thể nhận<br />
<br />
<br />
144 P.T. Long, L.T.T. Thủy, “Khảo sát tính đẳng tốc… khớp vạn năng bằng phương pháp số.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
biết biên độ thay đổi tốc độ của cơ cấu, giới hạn chuyển hướng không gian, việc có thể<br />
ứng dụng được một cơ cấu cụ thể nào đó hay không cần dựa trên cơ sở này.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Seherr-Thoss, H. Chr., Schmelz, F., and Aucktor, E., “Universal Joints and<br />
Driveshafts”. Germany: Springer, 2006.<br />
[2]. Yaghoubi, M., Mohtasebi, S. S., Jafary, A., and Khaleghi, H.,“Design, Manufacture<br />
and Evaluation of a New and Simple Mechanism for Transmission of Power between<br />
Intersecting Shafts up to 135 Degrees (Persian Joint).” Mechanism and Machine<br />
Theory 46, 2011, 861-7.<br />
[3]. Yaghoubi, M., Mohtasebi, S. S., and Jafary, A., “Static and Dynamic Simulation of a<br />
New High Deflection Constant-Velocity U-joint (Persian Joint).” Report and Opinion<br />
2, 2010, 41-5.<br />
[4]. Long, Pham Thanh., “A New Method to Solve the Reverse Kinematic Robot<br />
Problem.” Presented at the International Symposium on Technology for<br />
Sustainability, Bangkok, Thailand, 2012.<br />
[5]. Nguyen, Hoang., Vi Hoang., Lien, Vu Thi., and Long, Tran The., “Kinematic<br />
Analysis of Persian Joint Using 3D Rotation Matrix.” Journal of Environmental<br />
Science and Engineering A 2: 770-12, ISSN 2162-5298, 2013.<br />
[6]. Rzeppa, “Universal Joint has 40 Deg. Maximum Angularity”. Automotive Industries,<br />
vol 63, No. 3, 1930, p. 83/84.<br />
[7]. Shapiro, J., “Universal Joints”, in: The Engineers’ Digest, Survey No. 6, 1958<br />
ABSTRACT<br />
INVESTIGATING THE CONSTANT-VELOCITY AND THE LIMIT OF CHANGING<br />
THE DIRECTION OF TRANSMISSION IN SPACE OF SOME UNIVERSAL JOINTS<br />
BY NUMERICAL METHOD<br />
A numerical method used to investigate the constant-velocity of low pair joints,<br />
capable of changing the direction of transmission in space is presented in this paper.<br />
Since displacement of input and output shafts has a relationship with velocity by the<br />
derivative, investigating the velocity based on the investigating the displacement of<br />
the mechanism. Because the mechanism only has an input and an output, simulating<br />
the transmission position and the transmission status like its working can be achieved<br />
through establishing conditions for searching the root of the reverse kinematic<br />
problem. With that viewpoint, the method presented here can answer exactly about<br />
the constant-velocity of mechanisms as well as the variable amplitude of the output<br />
velocity as the input velocity is kept stable. Based on the investigating results can lead<br />
to the conclusion that some detail mechanism with the transmission changing the<br />
direction of transmission in space meets the proposed transmission quality or not, and<br />
the maximum transmission angle of the mechanism can meet.<br />
Keywords: Univeral joint, Constant-velocity, Reverse kinematic problem.<br />
<br />
Nhận bài ngày 12 tháng 04 năm 2016<br />
Hoàn thiện ngày 23 tháng 06 năm 2016<br />
Chấp nhận đăng ngày 04 tháng 07 năm 2016<br />
<br />
Địa chỉ: Bộ môn Cơ điện tử, Khoa Điện tử - ĐH KTCN, ĐH Thái Nguyên.<br />
*<br />
Email: kalongkc@gmail.com ; SĐT: 0947.169.291.<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san ACMEC, 07 - 2016 145<br />