intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khảo sát việc tuân thủ sử dụng thuốc chống loãng xương trên bệnh nhân sau gãy cổ xương đùi tại Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình Tp. Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

6
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của nghiên cứu là khảo sát sự tuân thủ và xác định một số yếu tố có liên quan đến tuân thủ đầy đủ thuốc điều trị loãng xương ở bệnh nhân sau gãy cổ xương đùi. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu mô tả cắt ngang tra cứu hồ sơ bệnh án nội trú của bệnh nhân trên 60 tuổi đã điều trị gãy cổ xương đùi từ tháng 1/2016 đến tháng 6/2016 tại Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình Thành phố Hồ Chí Minh, được kê ít nhất một thuốc chống loãng xương khi xuất viện.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khảo sát việc tuân thủ sử dụng thuốc chống loãng xương trên bệnh nhân sau gãy cổ xương đùi tại Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình Tp. Hồ Chí Minh

  1. TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 478 - THÁNG 5 - SỐ 1 - 2019 KHUYẾN NGHỊ: Tăng cường giáo dục về các dịch vụ chống lao tại khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên nguyên tắc điều trị lao và hậu quả của việc qua một nghiên cứu điều hành", Tạp chí lao và bệnh phổi, 16, tr. 37. không tuân thủ điều trị cho người bệnh lao đang 4. Nguyễn Xuân Tình (2013), Thực trạng tuân thủ điều trị giai đoạn củng cố tại nhà. điều trị của bệnh nhân lao và một số yếu tố liấn quan tại phòng khám ngoại trú bệnh viện lao và TÀI LIỆU THAM KHẢO bệnh phổi bắc giang, luận văn thạc sỹ quản lý 1. Bệnh viện Lao và Bệnh phổi tỉnh Nam Định bệnh viện, trường đại học y tế công cộng. (2016), Báo cáo tổng kết năm 2015. 5. Alvarez G.C, Alvarez G.JF and Dorantes J.JE 2. Uông Thị Mai Loan, Hồ Thị Hiền và Lưu Thi (2009), "Educational strategy for improving Liên (2009), "Thực Trạng tuân thủ các nguyên patient compliance with the tuberculosis treatment tắc điều trị của bệnh nhân lao phổi tại phòng khám regimen in Chiapas, Mexico", Rev Panam Salud ngoại trú quận Hai Bà Trưng năm 2009", Tạp chí y Pública 14(6), p. 402-8. học thực hành. 23. 6. Honey.P and Mumford.A (1982), Manual of 3. Nguyễn Đức Chính (2014), "Rào cản tiếp cận learning style, London. KHẢO SÁT VIỆC TUÂN THỦ SỬ DỤNG THUỐC CHỐNG LOÃNG XƯƠNG TRÊN BỆNH NHÂN SAU GÃY CỔ XƯƠNG ĐÙI TẠI BỆNH VIỆN CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH TP. HỒ CHÍ MINH Bùi Thị Hương Quỳnh1,2, Nguyễn Ngọc Khôi1, Nguyễn Văn Cảnh1,3, Nguyễn Như Hồ1,4 TÓM TẮT 16 SUMMARY Mục tiêu của nghiên cứu là khảo sát sự tuân thủ INVESTIGATING THE OSTEOPOROTIC và xác định một số yếu tố có liên quan đến tuân thủ MEDICATION ADHERENCE IN PATIENTS đầy đủ thuốc điều trị loãng xương ở bệnh nhân sau AFTER FEMORAL NECK FRACTURE AT gãy cổ xương đùi. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu mô tả cắt ngang tra cứu hồ sơ bệnh án nội trú của bệnh HOSPITAL OF TRAUMATOLOGY AND nhân trên 60 tuổi đã điều trị gãy cổ xương đùi từ ORTHOPAEDICS, HO CHI MINH CITY tháng 1/2016 đến tháng 6/2016 tại Bệnh viện Chấn The aim of this study was to investigate the thương chỉnh hình Thành phố Hồ Chí Minh, được kê ít osteoporotic medication adherence and factors nhất một thuốc chống loãng xương khi xuất viện. assocciated with good adherence in patients after Tuân thủ đầy đủ được định nghĩa là có tỷ lệ số ngày femoral neck fracture. We conducted a cross-sectional sử dụng thuốc chống loãng xương ở trên tổng số ngày study in patients aged 60 years or older who suffered được khảo sát đạt từ 80% trở lên. Tỷ lệ bệnh nhân có from femoral neck fractures from January 2016 to tuân thủ đầy đủ giảm dần theo thời gian 6 tháng, 12 June 2016 at Hospital of Traumatology and tháng, 18 tháng và 24 tháng lần lượt là 27,5%, 5,8%, Orthopaedics, Ho Chi Minh City, and prescribed at 1,4% và 0%. Kết quả hồi quy logistic đa biến cho least one osteroporotic medication. The good thấy, trình độ học vấn từ trung học cơ sở trở lên (OR: medication adherence was defined when the rate of 1,879; 95% CI: 1,191 - 2,955; p = 0,007) và kinh days using osteoporotic drugs among total nghiệm đã từng sử dụng thuốc chống loãng xương observational days was 80% or higher. The (OR: 15,8; 95% CI: 1,841 - 135,576; p = 0,012) là prevalence of patients with good adherence decreased yếu tố làm tăng tuân thủ đầy đủ thuốc chống loãng over time at 6, 12, 18, and 24 months after discharge xương trên bệnh nhân. Cần tư vấn cho bệnh nhân về (27.5%, 5.8%, 1.4% and 0%, respectively). The tầm quan trọng của tuân thủ thuốc nhất là bệnh nhân result of multivariate logistics regression analysis mới điều trị và có trình độ học vấn thấp. showed that the patients with secondary education or Từ khóa: gãy cổ xương đùi, loãng xương, thuốc, higher (OR: 1.879; 95% CI: 1.191 – 2.955; p = 0.007) tuân thủ. and experience of osteroporotic drug used (OR: 15.8; 95% CI: 1.841 – 135.576; p = 0.012) were factors associated with good medication adherence. Patients, especially naïve patients and patients with low 1Đạihọc Y Dược TP. Hồ Chí Minh, education, need to be consulted about the 2Bệnh viện Thống Nhất, TP. Hồ Chí Minh, importance of medication adherence. 3Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình, TP. Hồ Chí Minh Keywords: femoral neck fracture, osteoporosis, 4Bệnh viện Nguyễn Trãi, TP. Hồ Chí Minh. drugs, adherence. Chịu trách nhiệm chính: Nguyễn Như Hồ I. ĐẶT VẤN ĐỀ Email: nhnguyen@ump.edu.vn Ngày nhận bài: 5.2.2019 Gãy cổ xương đùi là hậu quả hay gặp đứng Ngày phản biện khoa học: 9.4.2019 hàng thứ ba của loãng xương [4]. Hiện nay tỷ lệ Ngày duyệt bài: 16.4.2019 người cao tuổi ngày càng tang, số người loãng 59
  2. vietnam medical journal n01 - MAY - 2019 xương ngày càng nhiều, do đó tỷ lệ gãy cổ Tỷ lệ ngày sử dụng thuốc xương đùi cũng gia tăng. Gãy cổ xương đùi được coi là một trong những vấn đề của sức khỏe cộng đồng, làm tăng tỷ lệ tử vong và tỷ lệ tàn phế và làm giảm chất lượng cuộc sống của người Đánh giá tuân thủ sử dụng thuốc theo bệnh. Sau gãy cổ xương đùi chỉ có khoảng 20 - phương pháp của García-Sempere A và cộng sự, 60% bệnh nhân phục hồi được chức năng vận dựa trên tỷ lệ ngày sử dụng thuốc chống loãng động. Có khoảng 10 - 20% bệnh nhân nữ tử xương [3]. Tỷ lệ số ngày sử dụng thuốc chống vong sau 6 tháng và khoảng 30 - 40% trường loãng xương < 20% được xem là không tuân thủ, từ 20 - 80% là tuân thủ một phần, ≥ 80% hợp bị tàn phế khó di chuyển [4]. Ngày nay là tuân thủ đầy đủ. Nghiên cứu cũng xác định phương pháp điều trị gãy cổ xương đùi chủ yếu các yếu tố có liên quan đến tuân thủ đầy đủ là phẫu thuật. Dù bệnh nhân được phẫu thuật thuốc điều trị trên bệnh nhân. thay khớp nhưng nếu không điều trị sau phẫu 2.3 Xử lý số liệu: Dữ liệu phân tích bằng thuật thì tình trạng gãy xương sẽ tái phát và làm phần mềm SPSS 20.0. Sử dụng thống kê mô tả để tăng nặng hơn nữa nguy cơ tử vong [5]. Để tính tỷ lệ tuân thủ dùng thuốc sau 6 tháng, 12 giảm thiểu các biến chứng nghiêm trọng trên, tháng, 18 tháng và 24 tháng kể từ ngày xuất những bệnh nhân sau gãy cổ xương đùi có loãng viện. Phân tích hồi qui logistics đa biến để xác xương cần điều trị bằng thuốc chống loãng định các yếu tố liên quan đến sự tuân thủ đầy đủ. xương đầy đủ [5]. Tuân thủ điều trị bằng thuốc - Biến phụ thuộc: Tuân thủ đầy đủ (có/không) là yếu tố rất quan trọng giúp bệnh nhân có hiệu - Biến độc lập: Tuổi (biến liên tục), giới tính quả điều trị tốt. Nghiên cứu được tiến hành (nam/nữ), trình độ học vấn (từ trung học cơ sở nhằm khảo sát việc tuân thủ điều trị thuốc chống trở lên/dưới trung học), số loại thuốc điều trị loãng xương và xác định một số yếu tố liên quan (biến liên tục), tần suất sử dụng thuốc (biến liên đến mức độ tuân thủ thuốc trên bệnh nhân sau tục, số lần/ngày), gặp ít nhất 1 tác dụng không gãy cổ xương đùi tại Bệnh viện Chấn thương mong muốn (có/không), kinh nghiệm sử dụng chỉnh hình TP. Hồ Chí Minh. thuốc chống loãng xương trước gãy xương II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (có/không từng sử dụng thuốc chống loãng 2.1 Đối tượng nghiên cứu xương trước khi gãy xương). Tiêu chuẩn chọn mẫu Vấn đề y đức trong nghiên cứu: Nghiên - Bệnh nhân điều trị gãy cổ xương đùi từ cứu được thông qua Hội đồng Nghiên cứu khoa học Bệnh viện Chấn thương chỉnh hỉnh TP. Hồ tháng 1/2016 đến tháng 6/2016 tại khoa Khớp Chí Minh. Mọi thông tin của bệnh nhân đều được và khoa Chi dưới Bệnh viện Chấn thương chỉnh bảo mật. hình Thành phố Hồ Chí Minh. - Từ 60 tuổi trở lên. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU - Bệnh nhân có chẩn đoán loãng xương và chỉ Có 138 bệnh nhân thoả mãn được chọn vào định ít nhất một loại thuốc chống loãng xương nghiên cứu, có 76,5% bệnh nhân nữ và 23,5% khi xuất viện. bệnh nhân nam. Bệnh nhân có độ tuổi trung - Là đối tượng bệnh nhân bảo hiểm y tế, bình là 75,35 ± 8,52 tuổi. Bệnh nhân thừa cân nhận thuốc tại bệnh viện. chiếm tỷ lệ 27,1%, béo phì 24,7%. Đa số bệnh - Bệnh nhân đồng ý tham gia vào nghiên cứu. nhân đều mắc bệnh kèm theo (chiếm 94,9%). Tiêu chuẩn loại trừ Bệnh nhân mắc từ 3 bệnh kèm trở lên chiếm tỷ - Bệnh nhân không có khả năng nghe hay trả lời. lệ cao nhất 52,2%. Trong đó, tăng huyết áp - Bệnh nhân không cung cấp đầy đủ thông tin chiếm tỷ lệ cao nhất 55,8%. Đa số bệnh nhân có hoặc không trả lời đầy đủ trong bảng câu hỏi. trình độ học vấn từ trung học cơ sở trở lên 2.2 Thiết kế nghiên cứu: Thiết kế nghiên (68,8%), số bệnh nhân có trình độ tiểu học hoặc cứu cắt ngang mô tả. Thu thập thông tin bằng thấp hơn là 31,2%. cách phỏng vấn bệnh nhân và thu thập trên hồ Tỷ lệ bệnh nhân tuân thủ đầy đủ thuốc chống sơ bệnh án điện tử của bệnh nhân. Kiểm tra đơn loãng xương giảm dần theo thời gian (từ 27,5% thuốc ra viện, đơn thuốc tái khám của bệnh sau 6 tháng xuống 0% sau 24 tháng), mức độ nhân từ đó tính số ngày bệnh nhân có sử dụng tuân thủ sử dụng thuốc của bệnh nhân càng thuốc chống loãng xương. Tính tỷ lệ số ngày sử kém dần. Phân bố bệnh nhân theo mức độ tuân dụng thuốc chống loãng xương so với tổng số thủ sử dụng thuốc sau 6 tháng, 12 tháng, 18 ngày được khảo sát (180 ngày, 365 ngày, 540 tháng và 24 tháng được thể hiện trong bảng 1 ngày, 730 ngày). và hình 1. 60
  3. TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 478 - THÁNG 5 - SỐ 1 - 2019 Bảng 1. Tỷ lệ tuân thủ sử dụng thuốc (n = 138) Mức tuân thủ Sau 6 tháng Sau 12 tháng Sau 18 tháng Sau 24 tháng Không tuân thủ (< 20%) 18,8% 43,5% 64,5% 72,5% Tuân thủ một phần (20 – 80%) 53,6% 50,7% 34,1% 27,5% Tuân thủ đầy đủ (≥ 80%) 27,5% 5,8% 1,4% 0% 80 Không tuân thủ Tuân thủ một phần Tuân thủ đầy đủ 60 Tỷ lệ % 40 20 0 Sau 6 tháng Sau 12 tháng Sau 18 tháng Sau 24 tháng Hình 1. Sự tuân thủ sử dụng thuốc theo thời gian Kết quả phân tích hồi quy logistic cho thấy có 2 yếu tố liên quan đến sự tuân thủ sử dụng thuốc là trình độ học vấn và kinh nghiệm sử dụng thuốc chống loãng xương (Bảng 2). Các yếu tố khác như tuổi, giới, số lượng thuốc sử dụng, tác dụng không mong muốn của thuốc không liên quan đến việc tuân thủ đầy đủ thuốc điều trị loãng xương (p > 0,05). Bảng 2. Yếu tố liên quan đến sự tuân thủ đầy đủ Yếu tố OR Khoảng tin cậy 95% Giá trị p Trình độ học vấn 1,876 1,191 - 2,955 0,007 Kinh nghiệm dùng thuốc chống loãng xương 15,800 1,841 - 135,576 0,012 IV. BÀN LUẬN 2,955; p = 0,007). Trình độ học vấn ảnh hưởng Bàn luận về mức độ tuân thủ điều trị: Tỷ đến nhận thức của bệnh nhân về bệnh, về thuốc lệ bệnh nhân tuân thủ sử dụng thuốc đầy đủ điều trị, cũng như về việc hiểu rõ những nhắc giảm dần theo thời gian. Tỷ lệ bệnh nhân không nhở của bác sĩ. Do đó trình độ học vấn có ảnh tuân thủ sử dụng thuốc sau 12 tháng trong hưởng đến tuân thủ sử dụng thuốc [3]. Điều này nghiên cứu của chúng tôi (43,5%) cao hơn trong có nghĩa là các bác sĩ hoặc nhân viên y tế cần nghiên cứu của tác giả García-Sempere A phải giải thích, nhắc nhở kỹ càng hơn về bệnh, (19,5%) [3]. về thuốc cũng như các vấn đề liên quan cho Tỷ lệ bệnh nhân tuân thủ đầy đủ trong bệnh nhân, đặc biệt là bệnh nhân có trình độ nghiên cứu của chúng tôi sau 12 tháng (5,8%) học vấn thấp để họ hiểu rõ từ đó cải thiện sự thấp hơn nghiên cứu của các tác giả García- tuân thủ sử dụng thuốc. Sempere A (46,3%) [3] và Tarantino U (21,1%) Bệnh nhân đã từng sử dụng thuốc chống [7]. Việc tuân thủ kém hơn có thể do tuổi trung loãng xương trước khi xuất viện tuân thủ đầy đủ bình trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn tốt hơn so với nhóm còn lại (p = 0,002). Kết quả những nghiên cứu tham khảo. Tuy khác nhau về này tương tự với kết quả của tác giả Aníbal tỷ lệ nhưng về xu hướng tuân thủ sử dụng thuốc García-Sempere, tỷ lệ bệnh nhân không tuân thủ đều giảm dần theo thời gian. Theo nghiên cứu sử dụng thuốc ở nhóm không có kinh nghiệm là của García-Sempere A, tỷ lệ bệnh nhân không 25,2% và ở nhóm có kinh nghiệm là 14,9% [3]. tuân thủ là 19,5% sau 12 tháng và tăng lên ở Kinh nghiệm sử dụng thuốc chống loãng xương mức 26,7% sau 48 tháng [3]. Theo kết quả của trước gãy xương có thể tạo thói quen sử dụng tác giả Seoyoung CK, tỷ lệ bệnh nhân không thuốc hàng ngày cho bệnh nhân. Bên cạnh đó tuân thủ sử dụng thuốc tăng lên theo thời gian ở việc sử dụng thuốc chống loãng xương trước gãy tất cả các quốc gia [6]. xương giúp bệnh nhân hiểu được tầm quan Bàn luận về các yếu tố có liên quan đến trọng của loãng xương đến gãy xương và gãy tuân thủ: Bệnh nhân có trình độ học vấn từ xương thứ phát, từ đó nâng cao sự tuân thủ sử trung học cơ sở trở lên có mức độ tuân thủ đầy dụng thuốc. Do đó, cần phải có chương trình đủ thuốc điều trị loãng xương cao hơn so với nâng cao nhận thức cộng đồng về loãng xương nhóm còn lại (OR: 1,879; 95% CI: 1,191 - và gãy xương. Thông qua các chương trình này, 61
  4. vietnam medical journal n01 - MAY - 2019 nhận thức về tầm quan trọng của việc thăm thuốc đầy đủ. Theo một số nghiên cứu, tác dụng khám và điều trị loãng xương ở người có nguy cơ không mong muốn là yếu tố có liên quan có ý cao tăng lên. Từ đó những người có nguy cơ cao nghĩa thống kê đến sự không tuân thủ thuốc ở đi khám để được điều trị sớm bằng thuốc chống những bệnh nhân [6,8]. loãng xương khi cần thiết. Việc sử dụng thuốc chống loãng xương một mặt điều trị loãng xương V. KẾT LUẬN và phòng ngừa gãy xương, mặt khác làm tăng Tuân thủ đầy đủ thuốc điều trị loãng xương mức độ tuân thủ sử dụng thuốc ở bệnh nhân sau trong nghiên cứu của chúng tôi thấp và có xu gãy xương. hướng giảm dần theo thời gian. Sau 24 tháng Bàn luận về các yếu tố không có liên xuất viện, bệnh nhân không còn quay lại bệnh quan đến tuân thủ đầy đủ: Trong nghiên cứu viện tái khám và sử dụng thuốc điều trị loãng này tuổi không phải yếu tố liên quan đến sự tuân xương. Trình độ học vấn càng cao và bệnh nhân thủ sử dụng thuốc. Kết quả của nghiên cứu này có kinh nghiệm sử dụng thuốc điều trị loãng khác với nghiên cứu của tác giả García-Sempere xương lâu hơn sẽ có mức độ tuân thủ điều trị A cho thấy tỷ lệ bệnh nhân không tuân thủ ở đầy đủ tốt hơn những nhóm bệnh nhân còn lại. nhóm tuổi 75 - 84 cao gấp 1,51 lần và nhóm tuổi Do dó bác sĩ, dược sĩ cần tư vấn cho bệnh nhân ≥ 85 cao gấp 2,14 lần so với lứa tuổi 65 – 74 tầm quan trọng của tuân thủ điều trị, nhất là [3]. Có nhiều nghiên cứu về sự tuân thủ sử dụng bệnh nhân mới được chỉ định thuốc và bệnh thuốc ở người lớn tuổi cho kết quả không thống nhân có trình độ học vấn dưới trung học cơ sở. nhất. Đa phần các nghiên cứu cho thấy tỷ lệ TÀI LIỆU THAM KHẢO không tuân thủ sử dụng thuốc ở người lớn tuổi 1. Beckman AG et.al. (2007), “Medication khá cao khoảng 30 - 70% (trung bình 50%). management and patient compliance in old age”, Theo nghiên cứu của Yasein NA, độ tuổi trung bình Department of neurobiology, caring sciences and society, Karolinska Institutet, Stockholm, Sweden, của nhóm bệnh nhân có mức độ tuân thủ trung pp. 1-20. bình hoặc thấp (64,7 năm) cao hơn đáng kể so với 2. Chapman RH, Petrilla AA, Benner JS, tuổi trung bình của nhóm tuân thủ cao (62,5 tuổi) Schwartz JS, Tang SS Drugs Aging (2008), (p = 0,029) [8]. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho “Predictors of adherence to concomitant kết quả ngược lại, tỷ lệ tuân thủ sử dụng thuốc antihypertensive and lipid-lowering medications in older adults: a retrospective, cohort study”, Drugs tương đương hoặc cao hơn ở người lớn tuổi so với Aging, 25(10), pp. 885-892. những nhóm tuổi trẻ hơn [1]. 3. García-Sempere A, Hurtado I, Sanfélix- Về giới tính, tỷ lệ tuân thủ sử dụng thuốc Genovés J, Rodríguez-Bernal CL, Gil RO, giữa bệnh nhân nam và nữ khác biệt không có ý Peiró S (2017), “Primary and secondary non- nghĩa thống kê, giới tính không ảnh hưởng đến adherence to osteoporotic medications after hip fracture in Spain. The PREV2FO population-based tuân thủ sử dụng thuốc. Kết quả nghiên cứu này retrospective cohort study”, Scientific Reports, khác với kết quả của tác giả García-Sempere A 7(11784). cho thấy tỷ lệ bệnh nhân nam không tuân thủ 4. Goldacre MJ, Roberts SE, Yeates D (2002), cao gấp 1,89 lần so với bệnh nhân nữ [3]. “Mortality after admission to hospital with fractured Số lượng thuốc điều trị cũng không phải yếu neck of femur: database study”, BMJ, 325, pp. 868-869. tố có liên quan đến sự tuân thủ sử dụng thuốc. 5. Ip TP, Leung J, Kung AWC (2010), “Management Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy số lượng of osteoporosis in patients hospitalized for hip thuốc càng nhiều thì sự tuân thủ càng kém. fractures”, Osteoporos Int, 21(4), pp. 605-614. Theo nghiên cứu của tác giả Chapman RH và 6. Seoyoung CK (2015), “Use of osteoporosis medications after hospitalization for hip fracture: cộng sự nhóm bệnh nhân sử dụng từ 6 thuốc trở a cross-national study”, Am J Med, 128(5), pp. lên có tuân thủ sử dụng thuốc kém hơn nhóm sử 519-526. dụng 0 - 1 thuốc (p < 0,001) [2]. 7. Tarantino U, Ortolani S (2011), “Analysis of Tần suất sử dụng thuốc không có liên quan the costs and consequences of adherence to đến tuân thủ đầy đủ. Lý do có thể là do tất cả therapy in hip fracture patients. Results of a longitudinal analysis of”, Clin Cases Miner Bone các bệnh nhân đều được chỉ định dùng thuốc 2 Metab, 8(1), pp. 57-62. lần/ngày hoặc 3 lần/ngày. Điều này không dẫn 8. Yasein AY, Barghouti FF, Shroukh WA, Sharif đến sự khác biệt về sự phức tạp trong sử dụng S, (2013), “The Use of Bisphosphonates by thuốc của bệnh nhân. Postmenopausal Osteoporotic Women: Adherence Bệnh nhân gặp tác dụng không mong muốn and Side Effects”, Journal of Biological Sciences, 13, pp. 163-167. cũng không phải yếu tố liên quan đến tuân thủ 62
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
51=>0