intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khi bé bị sởi

Chia sẻ: Mi Sa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

131
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khi bé bị sởi Sởi là một chứng bệnh phổ biến của bé, nếu cha mẹ biết cách chăm sóc, bé sẽ nhanh khỏi hơn đồng thời không để lại di chứng về sau. Dấu hiệu - Bé bị sốt cao, ho, chảy nước mũi. - Toàn thân bé bị phát ban: Da bé xuất hiện những mẩn đỏ đồng thời bé bị ốm, sốt. Phát ban thường xuất hiện trước ở mặt và đầu sau đó sẽ lan xuống chân, tay, người bé. Các vết mẩn đỏ này sẽ tự bay hết sau đó từ 5 đến 8 ngày kèm...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khi bé bị sởi

  1. Khi bé bị sởi Sởi là một chứng bệnh phổ biến của bé, nếu cha mẹ biết cách chăm sóc, bé sẽ nhanh khỏi hơn đồng thời không để lại di chứng về sau. Dấu hiệu - Bé bị sốt cao, ho, chảy nước mũi. - Toàn thân bé bị phát ban: Da bé xuất hiện những mẩn đỏ đồng thời bé bị ốm, sốt. Phát ban thường xuất hiện trước ở mặt và đầu sau đó sẽ lan xuống chân, tay, người bé. Các vết mẩn đỏ này sẽ tự bay hết sau đó từ 5 đến 8 ngày kèm theo dấu hiệu bé bị bong da. - Miệng bé đỏ và đau, có những nốt ban trắng mọc ở niêm mạc miệng. - Bé mệt mỏi, kém ăn, hay quấy khóc. Quá trình tiến triển của bệnh - Sau khoảng từ 8 đến 12 ngày nhiễm virus sởi, bé sẽ xuất hiện những dấu hiệu đầu tiên như bị sốt, chảy nước mũi, có những nốt trắng trong niêm mạc miệng. - Sau đó khoảng 3-4 ngày, các nốt ban đỏ trên người bé bắt đầu xuất hiện, thường ở trán trước rồi lan tới toàn bộ cơ thể. - Triệu chứng sốt ở bé sẽ giảm đi sau đó 3-4 ngày và các nốt ban đỏ cũng từ từ biến mất trong 5-6 ngày tới. Lưu ý: Thời gian để bé hồi phục sức khỏe có khi kéo dài hàng tháng. Bạn nên chú ý chăm sóc vì lúc này cơ thể bé còn yếu, bé rất dễ mắc phải những chứng bệnh khác. Nguyên nhân - Do bé bị nhiễm virus (có thể do lây sởi từ người khác).
  2. - Ngoài ra, các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh sởi ở bé bao gồm: Bé chưa được tiêm phòng sởi; Bé dưới 1 tuổi bị thiếu vitamin A; Bé suy dinh dưỡng nặng; Bé bị mắc bệnh truyền nhiễm… Hướng dẫn cách xử trí - Chế độ dinh dưỡng: Với bé bú mẹ, bạn nên tăng cường các cữ bú trong ngày. Với bé ăn dặm, bạn nên bổ sung các loại thức ăn giàu dinh dưỡng, mềm, dễ tiêu hóa và cho bé ăn làm nhiều bữa nhỏ mỗi ngày. Bạn nên cho bé uống thêm nước, đặc biệt là các loại nước hoa quả tươi để bổ sung vitamin. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể cho bé dùng thêm các loại thuốc vitamin tổng hợp dạng viên (nên tham khảo ý kiến bác sĩ thật cẩn thận). - Nếu bé sốt: Bạn nên hỏi bác sĩ về loại thuốc hạ sốt, giảm đau an toàn cho bé. Tuyệt đối không nên cho bé sử dụng tùy tiện các loại thuốc kháng sinh. Bởi vì, kháng sinh có thể là yếu tố khiến bé mắc phải hội chứng Reye (tình trạng phù não và suy gan). - Nếu bé bị chảy nước mũi: Bạn có thể dùng nước muối sinh lý (hoặc thuốc nhỏ mũi loại dành cho bé) để làm thông, mát mũi bé. - Vệ sinh răng miệng cho bé: Sau mỗi bữa ăn, mỗi lần bé uống thuốc… bạn nên dùng bông (hoặc gạc) sạch nhúng vào nước muối ấm, vệ sinh miệng bé thật cẩn thận. - Chăm sóc mắt bé: Dùng một chiếc khăn xô mềm lau rửa mắt cho bé. Bạn không nên để mắt bé trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời vì bé còn nhỏ, lớp niêm mạc mắt còn mỏng nên hành vi này có thể làm mắt bé bị tổn thương. - Giúp bé thư giãn và nghỉ ngơi đầy đủ để bé hồi phục sức khỏe và tránh bị sởi trầm trọng hơn. Nên cho bé nằm trong phòng ấm, thông thoáng và yên tĩnh. - Bạn nên cách ly bé với môi trường khói thuốc lá. Bởi vì khói thuốc có khả năng ảnh hưởng đến tim, phổi bé và có thể để lại di chứng như viêm, ung thư phổi về sau. Lưu ý: Sởi là chứng bệnh có khả năng lây truyền nên bạn nhớ cách ly bé với anh (chị, em) bé nếu có. Ngoài ra, nên kiêng gió cho bé cho đến khi những nốt ban bay hết. Dấu hiệu nên đưa bé đi khám - Tình trạng sởi ở bé càng ngày càng nặng: Bé ho nhiều kèm theo thở nhanh, thở rít hoặc khó thở. - Bé đi tiêu ra máu, kém ăn, sút cân. - Bé sốt cao co giật, hôn mê. Phòng tránh
  3. Bạn nên cho bé tiêm chủng theo đúng định kỳ: Thông thường, bé sẽ được tiêm phòng sởi mũi thứ nhất khi được 9-11 tháng tuổi. Mũi thứ hai được tiêm khi bé 6 tuổi.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2