intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khi con 7 tháng tuổi – tuần 1

Chia sẻ: Hoa Bi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

49
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tuần tuổi này, con bạn đang luyện tập những kỹ năng vận động, có thể với lấy những thứ mà bé thích hay đã di chuyển được một chút. Bé cũng bắt đầu tự chuẩn bị để trở nên độc lập hơn với bố mẹ. Bạn sẽ phải chuẩn bị “đối phó” với việc “thoát ly” này ra sao, cũng như với hàng loạt những lời khuyên bảo, can thiệp của ông bà như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu nhé.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khi con 7 tháng tuổi – tuần 1

  1. Khi con 7 tháng tuổi – tuần 1
  2. Tuần tuổi này, con bạn đang luyện tập những kỹ năng vận động, có thể với lấy những thứ mà bé thích hay đã di chuyển được một chút. Bé cũng bắt đầu tự chuẩn bị để trở nên độc lập hơn với bố mẹ. Bạn sẽ phải chuẩn bị “đối phó” với việc “thoát ly” này ra sao, cũng như với hàng loạt những lời khuyên bảo, can thiệp của ông bà như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu nhé. Bàn tay khéo léo 27 tuần tuổi, bé bắt đầu phát triển các kỹ năng vận động (Ảnh: Inmagine) Bé đang luyện tập các kỹ năng vận động tinh của mình. Đến lúc này, con bạn đã có thể dùng một tay nhặt đồ lên và chuyển món đồ từ tay này qua tay kia khá dễ dàng. Kỹ năng vận động tinh rất cần thiết cho những cử động dùng đến ngón tay, bàn tay và cổ tay để làm những việc như cầm, nhặt lên bằng cách phối hợp ngón cái với các ngón tay còn lại.
  3. Trong khi đó, kỹ năng vận động thô cần thiết cho các hoạt động như trườn, bò, bé phải sử dụng các cơ lớn như cơ cánh tay, cẳng chân, bàn chân hoặc toàn bộ cơ thể. Để khuyến khích con phát triển những kỹ năng này, bạn hãy đặt một món đồ chơi nhích ra khỏi tầm với của bé một chút để bé có thể vận động, di chuyển đến và nhặt nó. Nếu con khóc vì không lấy được đồ chơi, bạn hãy động viên con chứ đừng vội nhặt đồ chơi lại đưa cho bé. Khóc chỉ là cách con bạn giải tỏa cảm xúc thôi, rồi bé sẽ sớm trở nên tự tin với khả năng vận động của mình hơn miễn là bạn đừng quá chiều và xót con mà vội vàng phục vụ tận răng cho bé. Sau vài lần cố gắng, con bạn sẽ biết cách cong người rướn tới trước để lấy đồ chơi rồi duỗi thẳng người ra lại. Chẳng bao lâu nữa bé sẽ biết dùng tay và đầu gối đẩy người tới và lùi hoặc có thể trườn bằng bụng, thậm chí lăn nhiều vòng liền để di chuyển trong phòng. Bạn hãy chú ý mặc cho con những bộ quần rộng rãi và thoải mái để bé di chuyển dễ dàng hơn. Bây giờ con bạn rất quan tâm đến các bộ phận và chi tiết nhỏ của các món đồ xung quanh. Bé cũng ngày càng có thêm nhiều cách để khám phá các sự vật chứ không chỉ đưa tay đập hoặc bỏ vào miệng nữa, vậy nên hãy chắc chắn là bạn đã cất đi các món đồ nhỏ có thể làm bé bị hóc như nút áo, tiền xu, kim băng… Bạn bè vui nhộn Ở giai đoạn này, bé có khuynh hướng thích các con thú nhồi bông, cả lớn và nhỏ. Thậm chí bé có thể còn chọn một con thú nào đó làm “đồ chơi ghiền” và kết quả có thể là bạn sẽ phải kè kè cái món đồ chơi dính đầy nước miếng đó đi khắp nơi. Đừng lấy đó làm lo lắng hay cảm thấy phiền hà, vì “giai
  4. đoạn quá độ” này là một dấu hiệu cho thấy sự độc lập, bé đang học cách tách dần ra khỏi bạn, tuy chậm nhưng chắc chắn. Nếu bạn muốn mua đồ chơi vải cho con, hãy chọn những thứ mềm mại và được may cẩn thận. Một số món đồ chơi khác phù hợp với bé là quả bóng, các khối hình trụ rỗng ruột có thể lồng vào nhau, các loại đồ chơi mà khi nhấn nút thì sẽ có một vật gì đó bung ra hoặc nhảy lên, và búp bê cỡ lớn. Muốn biết con có đồ chơi ghiền hay không, bạn hãy thử lấy đồ chơi của bé đi chỗ khác. Có thể bạn sẽ thấy con phản đối ầm ĩ khi bạn lấy trúng một món nào đó – đó chính là đồ chơi ghiền của bé. Nếu con muốn ngủ cùng với món đồ chơi yêu thích, bạn chỉ nên cho bé ngủ với những món nhỏ thôi nhè, vì nếu để món đồ lớn trong cũi, bé có thể sẽ trèo lên đó để ra khỏi cũi. Những món đồ lớn cũng có thể che mặt con trong lúc ngủ, làm bé khó thở. Cuộc sống của bạn: Làm thế nào để “đối phó” với ông bà nội ngoại Mới được lên chức nên ông bà cảm thấy mình rất quan trọng. Ông bà quả thật rất quan trọng, chỉ là đôi khi họ cư xử hơi quá một chút. Cố gắng đừng đối xử theo kiểu quá dè chừng hoặc chỉ trích dữ dội khi ông bà chê cách bạn nuôi con, liên tục kêu bạn làm cái này, không được làm cái kia, hoặc can thiệp vào việc nuôi con của bạn. Nếu bạn tự tin mình có đủ kỹ năng nuôi con thì việc đối phó với những lời khuyên không mong muốn này cũng không khó mấy. Ông bà có thể có nhiều kinh nghiệm, nhưng chính bạn và chỉ có bạn mới là cha mẹ của con mình. Đó là một sự thật mà bạn có thể (và có thể cần phải) nhẹ nhàng nhắc cho ông bà nhớ.
  5. Nhưng bên cạnh đó, những kinh nghiệm của ông bà cũng có thể rất hữu ích. Bạn cần khẳng định rằng mình mới là mẹ của bé, nhưng cũng hãy nhớ cảm ơn ông bà vì đã truyền đạt các kinh nghiệm hữu ích cho bạn. Hãy cảm ơn ông bà đã truyền đạt những kinh nghiệm chăm con hữu ích cho bạn nhé (Ảnh: Inmagine) Ông bà hay ẵm bế, yêu chiều bé không phải là nguyên nhân làm con bạn hư trừ khi ông bà nhiều lần can thiệp làm thay đổi thói quen ăn uống và ngủ nghỉ mà bạn đã thiết lập cho bé. Nhiều người còn rất hay mua quà cho cháu mình đến mức dư thừa ra và đôi khi khiến bố mẹ chúng rất lo lắng; nhưng họ làm vậy thật sự chỉ vì yêu thương cháu và hào phóng thôi, nên nếu không hài lòng với điều gì đó, bạn hãy nhớ luôn phản ứng một cách tích cực nhé. Hãy cảm ơn ông bà vì đã mua quà tặng cháu và nếu bạn cảm thấy cần thì hãy nhẹ nhàng giải thích để ông bà hiểu quan điểm của bạn trong việc nuôi dạy con cái.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2