intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khi nào cần bổ sung vitamin?

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

131
lượt xem
22
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Vitamin là nhóm chất hữu cơ cần thiết không sinh năng lượng mà cơ thể không thể tự tổng hợp được. Nhu cầu vitamin của cơ thể rất ít, khoảng từ vài trăm microgam đến vài chục miligam mỗi ngày. Tuy ít như vậy, nhưng vitamin vô cùng cần thiết cho sự sống của con người. Phần lớn các vitamin hoạt động như một phức hợp hoạt hóa các men tham gia vào nhiều phản ứng trong cơ thể. Một số như vitamin E, bêta-caroten là những chất cần thiết cho sự sống, thiếu chúng sẽ ảnh hưởng đến...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khi nào cần bổ sung vitamin?

  1. Khi nào cần bổ sung vitamin?
  2. Vitamin là nhóm chất hữu cơ cần thiết không sinh năng lượng mà cơ thể không thể tự tổng hợp được. Nhu cầu vitamin của cơ thể rất ít, khoảng từ vài trăm microgam đến vài chục miligam mỗi ngày. Tuy ít như vậy, nhưng vitamin vô cùng cần thiết cho sự sống của con người. Phần lớn các vitamin hoạt động như một phức hợp hoạt hóa các men tham gia vào nhiều phản ứng trong cơ thể. Một số như vitamin E, bêta-caroten là những chất cần thiết cho sự sống, thiếu chúng sẽ ảnh hưởng đến quá trình ôxy hóa, giảm sức đề kháng, cơ thể sẽ dễ viêm nhiễm và dị ứng. Nhiều loại vitamin có đa tác dụng phức tạp hơn, nhất là nếu chúng tham gia cấu tạo nên hormon (vitamin A, vitamin D...). Ngoài tham gia vào nhiều chức năng, vitamin còn không thể thiếu cho các tình trạng sau: - Thụ thai và phát triển của bào thai: thiếu chúng có thể gây vô sinh và biến dạng bào thai.
  3. - Quá trình tăng trưởng và khoáng hóa xương: thiếu chúng đưa đến những vấn đề về tư thế và biến dạng xương. - Quá trình sản sinh năng lượng: thiếu vitamin gây nên thiếu máu, chậm liền sẹo, biến đổi da và lông tóc, móng tay. - Ảnh hưởng đến hệ miễn dịch: nếu thiếu vitamin dễ bị mắc các bệnh nhiễm khuẩn. - Tổng hợp các chất vận chuyển trung gian của hệ thần kinh: thiếu vitamin sẽ làm giảm mức độ tập trung về trí nhớ đồng thời kém chống đỡ với stress. - Quá trình đào thải và trung hòa các chất độc: thiếu vitamin sẽ làm tăng độ nhạy cảm với các chất độc, tăng quá trình lão hóa, góp phần làm xuất hiện các bệnh tim mạch, bệnh ung thư... Vitamin được chia làm hai nhóm: Vitamin tan trong nước: hầu hết các vitamin nhóm B (B1, B2, B6, B12...), vitamin PP và vitamin C là vitamin tan trong nước. Vitamin thuộc nhóm này không tích lũy trong cơ thể, nếu ăn thừa sẽ bị đào thải ra ngoài theo nước tiểu.
  4. Vitamin tan trong dầu: gồm các vitamin A, D, E, K. Các vitamin này có nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể, nhưng khi dùng với liều cao sẽ tích lũy tại mô mỡ và tế bào gan, gây ngộ độc. Khi nào người ta có nguy cơ bị thiếu vitamin? Từ lâu các nhà dinh dưỡng đã cho rằng, một người khỏe mạnh với một chế độ ăn đủ dinh dưỡng, cân đối và luôn thay đổi sẽ không bị thiếu vitamin. Những trường hợp thiếu vitamin trầm trọng thường ít gặp và chỉ là một bộ phận nhỏ trong dân chúng. Một số trường hợp có nguy cơ cao bị thiếu vitamin Thường trẻ sơ sinh đẻ non tháng hay bị thiếu vitamin A, D, E, K (vì những vitamin này tan trong dầu nên khó đi qua nhau thai). Những người già khả năng hấp thu kém, dễ bị thiếu vitamin B9 và B12, dẫn đến giảm trí nhớ và lú lẫn. Những người nghiện thuốc lá, rượu; những người đang điều trị hóa trị liệu, xạ trị liệu, hoặc những người bị bệnh mạn tính (tiểu đường, suy thận, AIDS...) thường bị thiếu vitamin. Thiếu vitamin do cung cấp không đủ qua thức ăn.
  5. Những thực phẩm tinh chế (bánh mì trắng, bột tinh chế, sữa tách chất béo...) bị mất nhiều vitamin. Thực phẩm đóng hộp: do những xử lý chiếu tia để khử  khuẩn làm mất một phần vitamin. Chuẩn bị và chế biến thực phẩm không đúng cách: ngâm  lâu trong nước, nấu quá nhiều nước làm vitamin hao hụt nhiều. Chế độ ăn không có chất xơ (áp dụng cho bệnh nhân  viêm đại tràng) thường gây thiếu vitamin B9, vitamin C. Chế độ ăn chay: Thức ăn không có sản phẩm nguồn gốc  động vật gây thiếu vitamin B12, vitamin D. Chế độ ăn giảm béo làm giảm lượng muối khoáng và  vitamin đưa vào cơ thể từ thức ăn. Thiếu vitamin do quá trình hấp thu và đồng hóa vitamin  bị rối loạn. Các bệnh ruột mạn tính làm giảm hoặc không hấp thu  được một số vitamin.
  6. Do bị đối kháng bởi một số thuốc : Một vài loại thuốc dùng trong thời gian dài có thể đưa đến thiếu vitamin như: corticoid, thuốc chống lại tính axit của dạ dày, thuốc kháng sinh, thuốc hướng tâm thần, thuốc chống ung thư... Thiếu vitamin do tăng nhu cầu của cơ thể. Trong một vài điều kiện, nhu cầu vitamin tăng, cơ thể sẽ có nguy cơ bị thiếu nếu không được tăng thêm nguồn cung cấp. Những trường hợp đó là: phụ nữ có thai, nuôi con bú, những vận động viên thể thao, tình trạng stress, khí hậu khắc nghiệt, nghiện rượu, môi trường ô nhiễm... Khẩu phần ăn hằng ngày là nguồn cung cấp chính các vitamin cho cơ thể. Khi cơ thể thiếu hoặc thừa vitamin đều có hại cho sức khỏe, thí dụ khi thiếu vitamin PP gây bệnh Pellagra làm kém trí nhớ, ù tai, ngủ kém, loét miệng, khô da, rối loạn tiêu hóa... nhưng khi thừa làm tăng khả năng đông máu gây tắc mạch, co thắt động mạch, tăng huyết áp... Khi thiếu vitamin C làm cho quá trình tổng hợp collagen bị khiếm khuyết, gây chậm liền vết thương, vỡ thành mao mạch, răng và xương không tốt, nhưng khi thừa vitamin C gây toan máu, làm gia tăng nguy cơ b ị sỏi thận.
  7. Thiếu vitamin B1 mắc bệnh Beriberi với những dấu hiệu tổn thương thần kinh, thừa vitamin B1 gây dị ứng, choáng. Thiếu vitamin A gây suy giảm miễn dịch, tăng mắc các bệnh nhiễm khuẩn đặc biệt là viêm nhiễm đường hô hấp và tiêu hóa; gây tổn thương mắt (bệnh khô mắt) nếu nặng có thể dẫn đến mù lòa, thừa vitamin A gây đau đầu, mệt mỏi, buồn nôn, rụng tóc, khô da, rối loạn kinh nguyệt... Thiếu vitamin D gây bệnh c òi xương ở trẻ nhỏ và góp phần gây bệnh nhuyễn xương ở người lớn, nhưng khi dùng quá liều sẽ làm tăng canxi máu có thể dẫn tới hậu quả canxi hóa các mô của cơ thể bao gồm cả mô tim, phổi, thận và gây đau khớp, co giật, sỏi thận... Như vậy, một chế độ ăn đa dạng, cân đối hợp lý hằng ngày là có thể cung cấp đủ lượng vitamin cho cơ thể. Vitamin có chất lượng tốt hơn khi nó có nguồn gốc từ các thực phẩm tự nhiên. Không nhất thiết phải bổ sung thường xuyên vitamin bằng con đường uống hay tiêm. Tuy nhiên, trong những trường hợp thật cần thiết cần có sự chỉ dẫn của thầy thuốc là nên bổ sung vitamin nào theo từng loại bệnh, lứa tuổi... mới bảo đảm hiệu quả và sự an toàn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2