intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khi người lớn làm… khổ trẻ em

Chia sẻ: Lanhleo Dalat | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

71
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ngày 13/8/2009, BV Đa khoa Bắc Kạn đã tiếp nhận cấp cứu 2 cháu bé 3 và 4 tuổi bị ngộ độc thuốc trừ sâu do bà mẹ… ưu ái để thuốc ngay gầm giường chỗ bé đang chơi. Đây là sự kiện mới liên quan đến chuyện dài nói hoài, nói mãi vẫn phải nói tiếp về đề tài người lớn bất cẩn gây tai họa cho trẻ. Chuyện dài người lớn làm khổ trẻ em Trẻ con học lịch sự: mời nhau cốc… thuốc rầy Hai chị em 3, 4 tuổi thấy cái chai mẹ để dưới gầm...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khi người lớn làm… khổ trẻ em

  1. Khi người lớn làm… khổ trẻ em Ngày 13/8/2009, BV Đa khoa Bắc Kạn đã tiếp nhận cấp cứu 2 cháu bé 3 và 4 tuổi bị ngộ độc thuốc trừ sâu do bà mẹ… ưu ái để thuốc ngay gầm giường chỗ bé đang chơi. Đây là sự kiện mới liên quan đến chuyện dài nói hoài, nói mãi vẫn phải nói tiếp về đề tài người lớn bất cẩn gây tai họa cho trẻ. Chuyện dài người lớn làm khổ trẻ em Trẻ con học lịch sự: mời nhau cốc… thuốc rầy
  2. Hai chị em 3, 4 tuổi thấy cái chai mẹ để dưới gầm giường giống chai nước đã chơi trò chơi lịch sự, cùng ngồi rót nước vào chén rồi nâng chén chúc nhau sức khỏe và uống. Trò chơi trẻ em ấy thật dễ thương nhưng tiếc thay đấy không phải là nước thường mà lại là thuốc trừ sâu. Trò chơi trẻ con ấy không phải là hư nhưng lỗi của cha mẹ là điều hiển nhiên. Một trong những nguy cơ thường gặp trong gia đình, đó là tai nạn do trẻ em nghịch thuốc. Một người mẹ ở miền quê mua thuốc về sơ ý để bé mới biết đi nhai nguyên một bịch Tetra, cũng may người nhà nhanh trí dùng mùn thớt làm cho bé ói, nếu không tai nạn đã xảy ra. Bé hiếu động phóng chạy ra đường: bị xe bồn cán nát Ngày 25/7/2009, bé 2 tuổi ở Bình Phước đã bất ngờ từ trong nhà lao ra đường làm xe bồn chở xăng không thắng kịp đã cán lên nửa người bé gây tử vong. Nguyên nhân do mẹ trông bé không cẩn thận, thấy bé chạy nhanh ra khỏi nhà mà không giữ tay bé lại nên bé bất ngờ chạy vụt ra đường dẫn đến tai nạn thương tâm.
  3. Cô nuôi dạy trẻ đãng trí: trẻ bị cắn ngất ngư Một bà mẹ trẻ đón con buổi chiều kể lại: “Khi cô giáo bồng bé ra, bé không cười cũng không khóc, ánh mắt còn bàng hoàng. Hai bên má của bé sưng húp và tôi thấy ngay 4 vết cắn. Tối ấy bé chỉ vào môi trên la đau: tôi khám phá thêm vết cắn thứ năm. Bé bị nhiễm trùng và sốt cao. Khi nhiệt độ lên đến 40,5oC, chúng tôi phải đưa bé đi cấp cứu tại bệnh viện và chúng tôi phát hiện thêm một vết cắn nữa trên đỉnh đầu. Sau này khi bé lành bệnh, tôi đã đưa tay cho bé cắn 6 vết thì thấy thời gian cắn mất hết 5 phút. Thời gian ấy nếu là tai nạn làm nghẽn đường hô hấp thì đủ để làm tắt thở. Hậu quả tâm lý ở bé thật lớn: sau này dù chuyển trường cho bé nhưng bé vẫn không chịu đi học, hoặc chở bé gần đến trường thì bé lại khóc thét lên. Thương nhất là nhiều lúc giữa đêm khuya, bé thét lên rồi vừa khóc, vừa la lớn: “Bạn cắn ! Bạn cắn !”. Tôi nêu kỷ niệm này lên để mong các nhà trẻ - mẫu giáo cần chú ý đến các tai nạn có thể xảy ra để tạo an tâm cho cha mẹ. Sặc cháo gây ngưng tim, ngưng thơ
  4. Tại Tây Ninh năm 2004, một bé 17 tháng tuổi đang được đút cháo bỗng người tím tái phải đưa đi cấp cứu vì ngưng tim, ngưng thở do săc cháo. Tai nạn do xe tập đi gây ra té ngã Bé mới chập chững lại được xe tập đi hỗ trợ thường thích thú phóng ào ào không dừng lại được dẫn đến té ngã, lăn xuống bậc thềm, cầu thang gây chấn thương sọ não, gãy xương hoặc té vào nồi nước sôi. Bài học kinh nghiệm phòng tai nạn cho trẻ em Đề phòng tai nạn về thuốc cho trẻ em Các bậc cha mẹ và cô nuôi dạy trẻ cần nhớ: -Tủ thuốc gia đình luôn luôn ở cao khỏi tầm tay trẻ em và đóng lại cẩn thận. Nếu có trẻ hiếu động hay nghịch phá thì tủ thuốc phải khóa lại. - Thuốc người lớn mang ra uống thì phải uống ngay, tránh để tạm một nơi nào rồi quên, bé sẽ dễ dàng bỏ vào miệng. - Trường hợp bé nuốt phải thuốc, cần làm cho bé ói càng sớm, càng nhiều càng tốt.
  5. - Tìm xem bé đã uống phải loại thuốc gì, kiểm tra thuốc dùng dở dang, thuốc thiếu còn nằm trong túi, thuốc rơi vải dưới bàn ghế hay trên mặt đất... và mang theo khi đưa bé nhập viện để bác sĩ biết nguyên nhân ngộ độc và dùng chất đối kháng (antidote) chữa trị. - Có thể gọi điện thoại đến khoa cấp cứu để được hướng dẫn cấp cứu và nhập viện càng sớm càng tốt, vì sau 4 giờ thuốc có thể ngấm vào cơ thể. - Bé lừ đừ, khi di chuyển nên để bé nằm nghiêng sẽ an toàn hơn. - Nhiều trẻ rất hiếu động và nhanh hơn người lớn tưởng, có thể chỉ trong vài phút là bé có thể té ngã vào thau nước dẫn đến ngạt thở. Vì thế, số lượng cô nuôi dạy trẻ phải tương xứng với số bé nếu không sẽ không quản lý kịp. Đó là trường hợp của cháu bé 15 tháng tuổi ở Gò Vấp năm 2005, cô giáo đưa 3 -4 cháu tắm trong một chậu rộng 60cm, dài 100cm, cao 20cm. Tắm xong đưa một bé đi thay đồ, quay trở lại thì đã có cháu tử vong vì úp mặt xuống nước, ngạt thở.
  6. - Thường xuyên giám sát, trông nom các cháu để phòng tránh và phát hiện, cấp cứu kịp thời khi có tai nạn xảy ra. - Nơi nuôi dạy trẻ cần có tủ thuốc cấp cứu và các cô cần được hướng dẫn, tập huấn sơ cứu 3 loại tai nạn thường gặp ở nhà trẻ mẫu giáo, đó là dị vật đường thở như: sặc sữa, sặc cháo, ngạt nước và phỏng. Khi đưa bé đi dạo ngoài đường - Đi trên lề đường và luôn nắm tay bé, không để bé tự đi hay bé nắm tay người lớn vì bé có thể buông tay phóng xuống đường đột xuất gây tai nạn. - Đi du lịch đường xa khi xe dừng lại vào ăn trưa, tối, luôn nắm tay bé để bé khỏi đùa giỡn té vào thùng nước lèo đang sôi. Sự cảnh giác, chú ý của người lớn sẽ góp phần giảm đi các tai nạn thương tâm vẫn thường xảy ra cho trẻ em.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2