Hạch có ở nhiều nơi trong cơ thể, thường không sờ được. Chúng thực ra là các tổ chức lympho có chức năng sản xuất bạch cầu và kháng thể chống lại các tác nhân gây bệnh: vi trùng, vi sinh vật, virut…
AMBIENT/
Chủ đề:
Nội dung Text: Khi trẻ bị nổi hạch ở cổ
- Khi trẻ bị nổi hạch ở cổ
Hạch có ở nhiều nơi trong cơ thể, thường không sờ được. Chúng
thực ra là các tổ chức lympho có chức năng sản xuất bạch cầu và
kháng thể chống lại các tác nhân gây bệnh: vi trùng, vi sinh vật,
virut…
Vì sao trẻ bị hạch ở cổ?
Hạch lympho đóng vai trò quan trọng đối với khả năng đề kháng của cơ
thể. Hạch thường sưng lên khi cơ thể chống chọi với sự viêm nhiễm gây ra
do vi trùng gây bệnh tại chỗ hoặc bệnh toàn thân.
Các hạch sau tai bị sưng thường là kết quả của cảm cúm, viêm họng, viêm
da đầu, hoặc một số bệnh nhiễm như Rubella, tăng đơn nhân nhiễm
khuẩn. Trong một số trường hợp nhất định, sưng hạch là dấu hiệu của
những nguy cơ tiềm ẩn lớn hơn. Những vị trí hạch dễ bị sưng sờ được là
vùng 2 bên cổ, sau tai, nách và bẹn. Trong đó, hạch sưng thường làm các
bậc phụ huynh lo lắng khi sờ thấy là ở vùng cổ, sau tai.
Hạch cũng sưng lên trong trường hợp do vết côn trùng cắn hay vết thương
rách da. Chúng có thể sưng kể cả đối với những bệnh truyền nhiễm thông
thường mà trẻ em thường hay mắc phải.
- Khi hạch sưng to, kéo dài, trẻ sốt cao thì cần đưa trẻ đi khám bác sĩ
Khi hạch bị viêm
Viêm hạch có thể do siêu vi trùng gây ra, cũng có thể do vi trùng lao. Một
số trường hợp trẻ có viêm amiđan, viêm tai, viêm xoang, các hạch vùng
quanh tai, dưới cằm và quanh cổ cũng to ra và hơi đau, nhưng sau khi
điều trị các bệnh lý trên, hạch vùng lân cận sẽ nhỏ lại, hết đau.
Trường hợp viêm hạch nhiễm trùng, trẻ sẽ có sốt cao, hạch sưng to, đỏ,
nóng đau, có thể bị áp xe do có mủ bên trong hạch hay bị rò mủ ra ngoài.
Trẻ cần được trị liệu với kháng sinh thích hợp, khoảng 7-10 ngày sẽ khỏi
bệnh và không để lại di chứng gì. Nếu có tụ mủ, trẻ sẽ được rạch và dẫn
lưu mủ.
Hạch mới phát hiện thường chỉ to bằng hạt đậu, di động dưới da, không
đau hoặc chỉ đau ít. Viêm nhiễm nặng có thể làm các hạch sưng lên thành
những khối u to chắc và rất đau. Các hạch lympho có thể tiếp tục sưng lên
khá lâu kể cả khi hết bị viêm nhiễm.
- Cảm giác đau ở hạch sưng là do sự phồng lên nhanh chóng của hạch
trong thời kỳ đầu chống chọi với bệnh truyền nhiễm và sẽ biến mất sau vài
ngày. Thời gian hạch nhỏ lại thường lâu hơn thời gian chúng bị sưng lên.
Bệnh không nguy hiểm nếu trẻ được khám và chữa trị kịp thời. Ngược lại,
nếu trẻ không được điều trị, vi trùng sẽ lan vào máu gây nhiễm trùng toàn
thân, nguy hiểm cho tính mạng.
Chăm sóc và điều trị
Nếu hạch sưng nhỏ đi kèm với cảm lạnh, viêm họng, viêm tai hay viêm
nhiễm nhẹ, và các hạch không có dấu hiệu đỏ đau không cần điều trị cụ
thể. Bạn có thể tiếp tục theo dõi tại nhà dưới sự hướng dẫn của y tế.
Kháng sinh đường uống có thể dùng để điều trị bệnh nhiễm vi khuẩn. Nếu
trẻ có sốt hoặc sưng đau nhiều ngay vị trí hạch viêm, có thể cho trẻ dùng
thuốc giảm đau hạ sốt Acetaminophen, với liều 10 – 15 mg cho mỗi
kilogram cân nặng. Tuy nhiên, trẻ cần uống thuốc theo toa bác sĩ chỉ định
- và tiếp tục uống cho đủ liều ngay cả khi triệu chứng bệnh có giảm bớt hoặc
hết triệu chứng.
Thời gian này, bạn nên cho trẻ uống càng nhiều nước càng tốt. Bên cạnh
đó, bạn cần cung cấp chất bổ dưỡng chủ yếu là chất đạm (thịt, cá, tôm
cua, đậu đỗ), các vitamin và chất khoáng có nhiều trong hoa quả, rau xanh.
Ngoài ra, bạn cũng cần quan sát kích thước hạch. Ba mẹ có thể dùng bút
vẽ lại đường kính của hạch và so sánh với những lần sau xem hạch có
tăng kích thước hay không. Khi bệnh đã hết nhưng hạch chưa nhỏ lại. Với
những hạch này thì bạn không phải lo lắng và không cần điều trị hạch cũng
tự mất đi.
Nên cho trẻ tái khám theo hẹn của bác sĩ điều trị.
Lưu ý
Bạn nên đưa trẻ đến bác sĩ khi trẻ có những dấu hiệu sau:
- Trẻ sốt trên 38oC mà không tìm thấy nguyên nhân khác.
- Hạch sưng to, có màu đỏ, sờ thấy rất chắc và đau.
- Sưng hạch có liên quan đến những dấu hiệu nhiễm trùng khác ở các vết
thương.
- Da có những vết thương bị chảy máu, bị sưng và đau.
- Các hạch tiếp tục sưng to hoặc xuất hiện không rõ nguyên nhân và kéo
dài trên 2 tuần.
Khi thấy trẻ bị rất nhiều hạch ở nhiều nơi như gáy, chẩm, sau tai, góc hàm,
sau cơ ức đòn chũm… thì phải đưa trẻ đi khám bác sĩ nhi khoa hoặc bác sĩ
- chuyên khoa lao để xem trẻ có bị bệnh lao sơ nhiễm, hay lao hạch, bệnh
về máu…