Khó khăn của giáo viên nói chung và giáo viên chủ nhiệm nói riêng trong công tác tư vấn tâm lý học cho học sinh hiện nay và hướng khắc phục
lượt xem 5
download
Bài viết "Khó khăn của giáo viên nói chung và giáo viên chủ nhiệm nói riêng trong công tác tư vấn tâm lý học cho học sinh hiện nay và hướng khắc phục" phân tích những khó khăn về tâm lý, tình cảm của lứa tuổi, vướng mắc trong học tập, hướng nghiệp nhằm thực hiện tốt công tác tư vấn tâm lý cho học sinh, người giáo viên nói chung và giáo viên chủ nhiệm nói riêng. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khó khăn của giáo viên nói chung và giáo viên chủ nhiệm nói riêng trong công tác tư vấn tâm lý học cho học sinh hiện nay và hướng khắc phục
- KHÓ KHĂN CỦA GIÁO VIÊN NÓI CHUNG VÀ GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM NÓI RIÊNG TRONG CÔNG TÁC TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC CHO HỌC SINH HIỆN NAY VÀ HƯỚNG KHẮC PHỤC Nguyễn Lương Ngọc Trường THPT Nguyễn Trường Tộ - Tp Vinh Nghiên cứu của các chuyên gia tâm lý và thực tế xã hội đã nhận định: Học sinh ở lứa tuổi trung học phổ thông đã phát triển tương đối ổn định về mặt tâm sinh lý, đang trong thời kỳ tích lũy kiến thức, chuẩn bị cho cuộc sống trưởng thành. Tuy nhiên, trước sự phát triển của cuộc sống hiện đại, những tác động tiêu cực của cuộc sống cũng phát triển một cách đáng lo ngại. Nghiên cứu thực trạng cho thấy, có một số tồn tại trong lối sống của một bộ phận thanh thiếu niên. Nhiều nhận xét cho rằng: việc học sinh vi phạm các chuẩn mực đạo đức đã đến mức đáng lo ngại với những hành vi như bạo lực trong nhà trường, đe dọa hành hung thầy cô giáo, quay cóp bài, bỏ học, nghiện game, nghiện mạng xã hội, coi thường lao động chân tay… Ngoài ra, nhiều thanh thiếu niên còn sớm có biểu hiện của lối sống hưởng thụ, coi nặng giá trị vật chất, tiêu xài hoang phí, không tôn trọng kỷ luật, vi phạm pháp luật… Trước thực trạng đó đòi hỏi mỗi một trường học cần nhận thức rằng: Trường học không chỉ là nơi cung cấp kiến thức, rèn luyện đạo đức mà còn phải cung cấp và trang bị các kiến thức, kỹ năng của cuộc sống. Cũng chính thực trạng đó đòi hỏi công tác tư vấn tâm lý học đường cần phải được quan tâm và đầu tư đúng mức. Theo Thông tư số 31/0217/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thực hiện công tác tư vấn tâm lý cho học sinh trong trường phổ thông.Kể từ ngày 02/02/2018, các trường phải có tổ tư vấn tâm lý cho học sinh nhằm mục đích: Phòng ngừa, hỗ trợ và can thiệp (khi cần thiết) đối với học sinh đang gặp khó khăn về tâm lý; hỗ trợ học sinh rèn luyện ý chí, bản lĩnh, niềm tin và kỹ năng sống để có thể đối mặt với các tình huống tiêu cực, xây dựng đời sống tinh thần lạc quan góp phần xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện… Việc tư vấn tâm lý cho học sinh có vai trò và ý nghĩa quan trọng nhưng cũng đặt ra nhiều khó khăn cho giáo viên nói chung và giáo viên chủ nhiệm nói riêng: 243
- Thứ nhất, Giáo dục học sinh không phải chỉ là dạy cho các em về kiến thức, mà còn phải giúp các em hình thành nhân cách; không chỉ là dạy chữ mà còn phải dạy người. Vì lẽ đó mà sự nghiệp giáo dục dược mệnh danh là "trồng người". Việc trồng người này đòi hỏi phải có sự chung tay góp sức của các lực lượng xã hội, mà quan trọng nhất là sự phối hợp ăn ý, chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường. Thế nhưng các bậc cha mẹ đôi khi cũng bế tắc trong việc giáo dục con ở tuổi thanh thiếu niên. Nhiều phụ huynh khi gửi con em vào trường chỉ quen với một điệp khúc: “Trăm sự nhờ thầy”. Thầy cô chỉ biết nói vui: Nếu mà trăm sự nhờ thầy thì không thể giáo dục được mà chỉ 70% đến 80% thôi. Nhiều em có hoàn cảnh gia đình khó khăn về kinh tế, áp lực về tinh thần... các em không biết chia sẻ với ai, lâu dần các em hình thành tâm lý mặc cảm, tự ti, sống khép kín, ngại va chạm, không tích cực trong giải quyết mâu thuẫn. Thứ hai, Việc tư vấn tâm lý cho học sinh đòi hỏi người giáo viên phải bỏ ra nhiều thời gian, công sức và tâm huyết. Bất cập nảy sinh là những giáo viên trẻ chưa đủ kinh nghiệm và vốn sống, thầy cô lớn tuổi lại khó tìm được tiếng nói chung với những đứa trẻ chưa bằng tuổi con mình vì khoảng cách thế hệ. Vì không có thời gian nghiên cứu, không nắm chắc lĩnh vực mình được tư vấn nên nhiều thầy cô tư vấn theo kiểu chiếu lệ, kinh nghiệm... Thứ ba, niềm tin của học sinh dành cho việc tư vấn tâm lý chưa có hoặc không vững chắc. Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An đã tổ chức tập huấn và ban hành nhiều văn bản chỉ đạo về công tác tư vấn học đường nhưng khi khảo sát kết quả thì chỉ cho con số khiêm tốn. Một số trường thành lập Ban tư vấn tâm lý học đường, bố trí phòng tư vấn nhưng một năm chỉ có vài trường hợp đến tư vấn. Nội dung xin tư vấn từ học sinh hết sức nghèo nàn so với sự đa dạng khó khăn tâm lý học sinh gặp phải. Đa số các em chỉ xin tư vấn về hướng nghiệp, học nghề tập trung vào thời điểm gần cuối năm học lớp 12. Thứ tư, lực hút quá lớn từ mạng xã hội đã đẩy công tác tư vấn tâm lý cho học sinh vào thế yếu. Mỗi một học sinh đều có tài khoản để đăng nhập vào mạng xã hội. Nhiều khó khăn lớn hay nhỏ, thậm chí là vặt vãnh đều được các em chia sẻ lên Facebook. Số lượng bạn bè trên Facebook sẽ có những bình luận. Với tính chất nhanh chóng “trợ giúp”, đa dạng cách “giải quyết” theo kiểu: Theo mình thì..., theo anh thì..., theo chị thì... thậm chí sẽ nảy sinh những tranh luận trong cách giải quyết đã thu hút học sinh thích tư vấn kiểu này. 244
- Từ những khó khăn nêu trên cùng với đặc thù trường tư thục, giáo viên trường chúng tôi còn có những khó khăn khác là: Đầu vào học sinh thấp, nhiều em có hoàn cảnh khó khăn, phức tạp; áp lực các khoản đóng nộp gây khó khăn cho người tư vấn và người được tư vấn. Khó khăn không có nghĩa là dừng bước hay bỏ qua công tác tư vấn tâm lý học đường. Từ kiến thức được tập huấn, từ thực tiễn và kinh nghiệm chúng tôi mạnh dạn đề xuất một số giải pháp như sau: Trước hết, cần thay đổi nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên đối với vị trí, tầm quan trọng của công tác tư vấn học đường. Cần phải xác định Nhà trường không phải là nơi “cho chữ”, “ban chữ” mà Nhà trường cần xác định là nơi cung cấp dịch vụ dạy học. Giáo viên phải xem phụ huynh, học sinh là khách hàng, khách hàng cần được quan tâm và chăm sóc. Thực tế, nhiều giáo viên chủ nhiệm vì thành tích, vì áp lực nên khi học sinh vi phạm nội quy đã có thái độ không phù hợp không những với học sinh mà cả với phụ huynh. Mối quan hệ giữa học sinh - phụ huynh - giáo viên nhiều khi chỉ là đối phó. Trong dịch vụ mình cung cấp cần phải đa dạng nhiều gói “dạy chữ”, “dạy người”, “dạy kỹ năng”, “dạy giá trị”... và cả gói tư vấn hỗ trợ khi cần thiết. Gói tư vấn tâm lý cần được đầu tư về đội ngũ, được huấn luyện về phương pháp thì sẽ đạt được nhiều kết quả tốt đẹp. Hệ lụy và rủi ro sẽ được giảm thiểu nếu công tác tư vấn tâm lý đặt đúng vị trí và được quan tâm đầu tư. Thứ hai, giáo viên chủ nhiệm cần xác định họ vừa là giáo viên vừa là: Người mẹ - Người bạn - Luật sư - Quan tòa - Nhà khoa học. Khi là người mẹ thì được học sinh tin tưởng. Khi là người bạn thì được học sinh sẻ chia. Khi là luật sư thì các em được bảo vệ. Khi là quan tòa thì các em được sự công bằng. Khi là nhà khoa học thì các em thấy được chân lý, niềm tin, ngọn lửa nhiệt tình. Nhiều giáo viên sẽ cho rằng đây là sự đòi hỏi “vô lý”, quá mức vì không ai có thể tròn vai kiểu “5 trong 1” này được. Thiết nghĩ, không ai có thể làm tốt hết các vai nhưng nếu tâm niệm như thế thì dần dần họ sẽ họ làm được. Đòi hỏi này là đòi hỏi của người giáo viên trong thời đại 4.0 để đổi mới thực sự nền giáo dục Việt Nam. Chân lý chứng minh hãy nghĩ - trăn trở rồi bạn sẽ làm được. Thứ ba, giáo viên chủ nhiệm cần xác định tinh thần “Một cây làm chẳng nên non - Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”. Trong công tác giáo dục nói chung và công tác tư vấn tâm lý nói riêng muốn hiệu quả cao, người GVCN cần biết phối hợp các lực lượng giáo dục, tranh thủ sự giúp sức từ nhiều phía 245
- để tạo nên nguồn lực hỗ trợ cho học sinh mọi nơi, mọi lúc. Ở trường THPT Nguyễn Trường Tộ - TP Vinh, giáo viên chủ nhiệm lớp 10 phải nghiên cứu kỹ hồ sơ, học bạ học sinh cấp THCS. Họ phải nghiên cứu kỹ lời phê, năng lực từng em. Họ phải có các cuộc tiếp xúc và trò chuyện với phụ huynh để tìm hiểu hoàn cảnh, tâm lý các em vì không ai “hiểu con bằng mẹ”. Giáo viên thẳng thắn với phụ huynh hãy chia sẻ thật sự, không “che dấu” để giáo viên chủ nhiệm có thông tin nhằm giáo dục học sinh thật tốt. Khi có thông tin cụ thể cùng với việc quan tâm sự tiến bộ, phát triển của học sinh GVCN sẽ là tư vấn vững chắc được các em tin tưởng. Thứ tư, tránh thái độ chủ quan, vi phạm nguyên tắc bí mật. GVCN có thể tham khảo ý kiến với những người có kinh nghiệm về vấn đề mà học sinh gặp phải, nhưng tuyệt đối không được biến học sinh của mình thành trò cười hoặc tâm điểm chú ý của mọi người. Điều đó có nghĩa là, phải tuân thủ nguyên tắc bảo mật thông tin cho học sinh. Vi phạm nguyên tắc này, về lâu dài, GVCN sẽ tự đánh mất lòng tin mà học sinh dành cho mình. Khi tham khảo hãy biến chuyện học sinh mình thành chuyện học sinh người ta. Từ chuyện học sinh người ta để tư vấn chuyện học sinh của mình. Nhiều vấn đề vướng mắc, khó khăn trong tâm lý là vấn đề “khó nói”, “nhạy cảm”. Giữ nguyên tắc làm việc nêu trên là giáo viên gieo được niềm tin từ học sinh. Công tác tư vấn không phải là phòng ốc thật đẹp, nhà tư vấn là chuyên gia mà cần nhất là niềm tin từ học sinh và học sinh tự giải quyết tốt các khó khăn trong cuộc sống. Giáo viên cũng đừng “dán nhãn” học sinh theo kiểu: “học sinh cá biệt”, “học sinh dốt”, “học sinh phân luồng”... hãy giữ niềm tin vào học sinh và cố gắng hết sức để giáo dục các em nên người. Trong phòng truyền thống trường THPT Nguyễn Trường Tộ - TP Vinh có bức thư của một cựu học sinh gửi cho trường có đoạn viết: “Nếu không có thầy cô, có nhà trường thì chắc giờ này em đã nằm trong một nhà đá (nhà tù) nào đó”. Giáo viên hãy gieo niềm tin vào học sinh “phía trước là bầu trời” để giúp các em vượt qua trở ngại, khó khăn vươn lên trong cuộc sống. Thứ năm, giáo viên nói chung và giáo viên chủ nhiệm nói riêng cần trau dồi kiến thức, kỹ năng cho bản thân, học tập công tác tư vấn trên các phương tiện thông tin đại chúng. Giáo viên phải biết chăm sóc bản thân mình thật tốt, chăm sóc gia đình của mình hạnh phúc để trong mắt học sinh họ là thần tượng thực sự. Học sinh sẽ giải quyết tốt khó khăn trong cuộc sống từ lời khuyên của thần tượng - giáo viên. Suy cho cùng, một giáo viên biết chăm sóc bản thân 246
- mình, có một gia đình hạnh phúc sẽ luôn có những lời khuyên tích cực cho học sinh của mình nếu các em khó khăn. Thời gian gần đây nhiều trường học đã hình thành và xây dựng các giờ học hạnh phúc, trường học hạnh phúc. Học sinh đến trường sẽ tìm được niềm vui thực sự, không những học chữ các em được học làm người, nên người. Muốn trở thành ngôi trường hạnh phúc thì còn đó nhiều việc phải làm trong đó có công tác tư vấn tâm lý học đường. Trước khi được tập huấn đại trà, được cấp chứng chỉ, được chỉ đạo ráo riết thì mỗi một giáo viên hãy thay đổi theo tinh thần “thầy cô chúng em đã thay đổi” để đồng hành và sẽ chia cùng với các em. Giáo viên hãy cố gắng dù không được “5 trong 1” thì hãy cố gắng được “2 trong 1”, “3 trong 1”. Xã hội rất kỳ vọng vào sự đổi mới giáo dục, những giáo viên và những ai đang sắp trở thành giáo viên phải thực sự đổi mới. Giáo viên không chỉ truyền thụ kiến thức mà còn giúp học sinh THPT giải quyết những khó khăn về tâm lý, tình cảm của lứa tuổi, vướng mắc trong học tập, hướng nghiệp,… Thực hiện tốt công tác tư vấn tâm lý cho học sinh, người giáo viên nói chung và GVCN nói riêng đã đóng góp bàn tay và khối óc của mình vào công cuộc đổi mới giáo dục./. 247
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Nghề giáo viên mầm non: Phần 1
47 p | 1318 | 158
-
Giải pháp hỗ trợ giáo viên trong dạy học nội dung giáo dục giới tính cho học sinh lớp 4 và 5
13 p | 438 | 73
-
Những khó khăn trong hoạt động thực tập giáo dục ở trường trung học phổ thông của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
6 p | 128 | 10
-
Thực trạng năng lực tư vấn tâm lí của giáo viên trung học cơ sở
10 p | 50 | 5
-
Giáo trình Tâm lý học hoạt động sư phạm của giáo viên mầm non: Phần 1
108 p | 31 | 5
-
Đề xuất quy trình đánh giá năng lực đọc hiểu văn bản nghị luận của học sinh ở trường trung học phổ thông
5 p | 15 | 4
-
Một số giải pháp khắc phục khó khăn tâm lý trong học tập của sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Công nghiệp Việt Trì
3 p | 10 | 3
-
Bồi dưỡng giáo viên tin học dạy môn Tin học và Công nghệ ở tiểu học – Một số khó khăn của người học
10 p | 13 | 3
-
Biện pháp khắc phục một số khó khăn của giáo viên trong xây dựng kế hoạch bài dạy Địa lí lớp 6 theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh
6 p | 20 | 3
-
Những khó khăn trong học tập của sinh viên Học viện Phật giáo Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh
7 p | 45 | 3
-
Giáo dục tiếng Nhật tại trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội cơ hội, triển vọng và khó khăn, thách thức
9 p | 44 | 2
-
Những khó khăn trong việc học kĩ năng nghe của sinh viên theo nhiệm vụ chiến lược QH 2014
5 p | 95 | 2
-
Khó khăn trong quá trình hợp tác với giáo viên nước ngoài dạy tiếng Anh trên địa bàn tỉnh Đăk Nông
4 p | 5 | 2
-
Một số vấn đề lí luận về đánh giá nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên trước yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông
10 p | 43 | 1
-
Thực trạng về những khó khăn và nhu cầu hỗ trợ nghề nghiệp của giáo viên trẻ ở trường trung học phổ thông hiện nay
8 p | 72 | 1
-
Phương pháp học tập và những khó khăn trong học ngoại ngữ của sinh viên khiếm thị tại bậc đại học
3 p | 2 | 1
-
Bồi dưỡng giáo viên dạy học môn Khoa học tự nhiên ở trường trung học cơ sở – một số khó khăn của người học
9 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn