Khóa luận tốt nghiệp Công nghệ thông tin: Thực trạng sử dụng phần mềm bản quyền trong cơ quan nhà nước và các giải pháp thay thế
lượt xem 9
download
Khóa luận tốt nghiệp Công nghệ thông tin: Thực trạng sử dụng phần mềm bản quyền trong cơ quan nhà nước và các giải pháp thay thế được thực hiện với mục tiêu nhằm khảo sát thực trạng sử dụng phần mềm bản quyền trong các cơ quan nhà nước và giải pháp thay thế sẽ đem lại cái nhìn thực chất vấn đề về nguyên nhân, tình trạng sử dụng phần mềm bản quyền trong các cơ quan và đưa ra giải pháp khắc phục bằng việc sử dụng phần mềm nguồn mở thay thế các phần mềm bản quyền. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp Công nghệ thông tin: Thực trạng sử dụng phần mềm bản quyền trong cơ quan nhà nước và các giải pháp thay thế
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÕ TRƯỜNG TOẢN KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG PHẦN MỀM BẢN QUYỀN TRONG CƠ QUAN NHÀ NƯỚC VÀ CÁC GIẢI PHÁP THAY THẾ Giáo Viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: Ths. TRẦN CAO NHÂN PHAN HỒNG SƠN MSSV: 11C1190002 Lớp: Liên thông Đại học CNTT Khóa: 1 Hậu Giang – Năm 2013 Ubuntu Trang i
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là khóa luận của riêng tôi và được thực hiện theo sự hướng dẫn của thầy Trần Cao Nhân. Các số liệu, nội dung trong khóa luận là trung thực, mọi tham khảo trong khóa luận điều được trích dẫn rõ ràng tên tác giả, công trình, nếu có gì gian dối tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Sinh viên thực hiện (Ký và ghi rõ họ tên) Phan Hồng Sơn Ubuntu Trang i
- LỜI CẢM TẠ Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới thầy Ths.Trần Cao Nhân đã hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình làm khóa luận này được hoàn thành. Chân thành cảm ơn các anh chị trong Sở Thông tin và Truyền Thông tỉnh Hậu Giang đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập thông tin, cung cấp số liệu. Tôi xin được gửi lời cảm ơn tới các Thầy, Cô trong Trường Đại học Võ Trường Toản đã giúp đỡ, truyền dạy các kiến thức cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trường. Tôi xin chân thành cảm ơn! Sinh viên thực hiện (Ký và ghi rõ họ tên) Phan Hồng Sơn Ubuntu Trang ii
- BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP __________________________________________ Họ và tên người hướng dẫn: ........................................................................... Học vị:…………………………… .................................................................. Chuyên ngành: ................................................................................................ Cơ quan công tác: ........................................................................................... Họ và tên : Mã số sinh viên : Chuyên ngành : Tên đề tài : NỘI DUNG NHẬN XÉT 1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo: ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. 2. Về hình thức: ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. 3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài: ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. 4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn: ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. 5. Nội dung và các kết quả đạt được: ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. 6. Các nhận xét khác: ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. 7. Kết luận: ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ………., ngày…… tháng …… năm… Người nhận xét (Ký và ghi rõ họ tên) Ubuntu Trang iii
- NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN ____________________________________________ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ Hậu Giang, ngày …. tháng …. năm … Giáo viên phản biện (Ký và ghi rõ họ tên) Ubuntu Trang iv
- MỤC LỤC Trang CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN......................................................................................1 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1 1.2. LỊCH SỬ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ .................................................................... 2 1.3. PHẠM VI CỦA ĐỀ TÀI ................................................................................... 2 1.4. HƯỚNG GIẢI QUYẾT..................................................................................... 2 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT..........................................................................3 2.1. BẢN QUYỀN VÀ BẢN QUYỀN PHẦN MỀM ............................................... 3 2.1.1. Bản quyền là gì? ......................................................................................... 3 2.1.2 Bản quyền phần mềm là gì? ......................................................................... 5 2.2 VI PHẠM BẢN QUYỀN VÀ VI PHẠM BẢN QUYỀN PHẦN MỀM LÀ GÌ?10 2.2.1 Vi phạm bản quyền: ................................................................................... 10 2.2.2 Vi phạm bản quyền phần mềm là gì:.............................................................. 12 2.2.3 Hình thức xử lý hành vi vi phạm bản quyền phần mềm.............................. 12 2.3 PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ VÀ GIẤY PHÉP NGUỒN MỞ ..................... 13 2.3.1 Phần mềm mã nguồn mở............................................................................ 13 2.3.2 Giấy phép nguồn mở GNU GPL ................................................................ 13 2.3.3 Giấy phép họ BSD ..................................................................................... 15 2.4 PHẦN MỀM MIỄN PHÍ VỀ GIÁ .................................................................... 16 CHƯƠNG 3: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................... 18 3.1 THỰC TRẠNG SỬ DỤNG PHẦN MỀM BẢN QUYỀN TRONG CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC HIỆN NAY............................................................... 18 3.1.1 Tình hình sử dụng phần mềm nguồn mở trong các Cơ quan nhà nước trên thế giới. .............................................................................................................. 18 3.1.2 Tình hình sử dụng phần mềm ở các Cơ quan nhà nước hiện nay ................ 18 3.1.3 Nguyễn nhân chính của tình trạng vi phạm bản quyền phần mềm .............. 22 3.2 CÁC GIẢI PHÁP THAY THẾ......................................................................... 24 3.2.1 Đối với Hệ điều hành ................................................................................. 24 3.2.2 Đối với phần mềm .................................................................................... 39 KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN............................................................... 56 KẾT LUẬN ........................................................................................................... 56 ĐỀ NGHỊ............................................................................................................... 56 Ubuntu Trang v
- Danh mục hình ảnh Hình 1: Giấy phép 01 năm của phần mềm Endpoint Security Manager 3.0 Hình 2: Ký hiệu của giấy phép Creative Commons Hình 3: ký hiệu của giấy phép ghi công Hình 4: ký hiệu của giấy phép Phi thương mại Hình 5: ký hiệu của giấy phép không cho phép tác phẩm phái sinh Hình 6: ký hiệu của giấy phép Chia sẻ tương tự Hình 7: Giấy phép công cộng GNU Hình 8: Giấy phép Công cộng hạn chế Hình 9: Giấy phép Công cộng Mozilla Hình 10: Minh họa chức năng của avast! Hình 11: Giao diện của Hệ điều hành Ubuntu Hình 12: Ubuntu Software Center Hình 13: Các chương trình soạn thảo văn bản, bảng tính, trình chiếu Hình 14: Giao diện tiếng Việt của HĐH Asianux Desktop Hình 15: Các phần mềm trong Asianux Hình 16: Giao diện làm việc code của Ubuntu Server Hình 17: Giao diện đồ họa của UFW Hình 18: Chức năng của UFW Hình 19: Phần mềm OpenOffice.org Hình 20: Giao diện của avast! Free Antivirus Hình 21: Giao diện của JetAudio Hình 22: Giao diện của Google Chrome Hình 23: Giao diện cua Emacs Hình 24: icon của phần mềm NUV Hình 25: Giao diện của phần mềm NUV Hình 26: Giao diện của Netbean Hình 27: Giao diện của GNS3 Hình 28: Giao diện của phần mềm GIMP Hình 29: Icon của PDFCreator Hình 30: Giao diện của LibreCAD Ubuntu Trang vi
- Từ viết tắt và các thuật ngữ CNNT: Công nghệ thông tin PNNM: Phần mềm nguồn mở Key: một ký tự gồm số và chữ Sở TT&TT: Sở Thông tin và Truyền thông HĐH: Hệ điều hành CQNN: Cơ quan nhà nước BSA : Liên minh Phần mềm doanh nghiệp IDE (Integrated Development Environment): môi trường phát triển tích hợp. Code: mã nguồn Ubuntu Trang vii
- TÓM TẮT Hiện nay, Công nghệ thông tin ngày càng phổ biến sử dụng rộng rãi trong các ngành, nghề và tất cả các doanh nghiệp, công ty mà còn là một công cụ không thể thiếu trong các cơ quan nhà nước, Chính phủ… Trong cơ quan nhà nước, Công nghệ thông tin được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như: quản lý nhân sự, hội họp trực tuyến, lưu trữ tài liệu,…. Hiện nay các cơ quan nhà nước đã đưa các thủ tục hành chính, pháp lý, chủ trương, đường lối chính sách địa phương trên các trang web để người dân có thể hiểu rõ và rút ngắn thời gian, có thể chủ động trong công việc… có vai trò quan trọng đối với việc phát triển kinh tế, xã hội. Nhưng vấn đề về bản quyền phần mềm đang ngày càng trở nên gay gắt khi Việt Nam gia nhập WTO (The World Trade Organization) và đã ban hành Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005. Do đó, đối với cơ quan nhà nước rất được chú ý nên phải chủ động để đưa ra giải pháp để ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin đảm bảo không vi phạm về bản quyền, góp phần đưa Việt Nam phát triển công nghệ thông tin ngày càng cao. Đề tài khảo sát thực trạng sử dụng phần mềm bản quyền trong các cơ quan nhà nước và giải pháp thay thế sẽ đem lại cái nhìn thực chất vấn đề về nguyên nhân, tình trạng sử dụng phần mềm bản quyền trong các cơ quan và đưa ra giải pháp khắc phục bằng việc sử dụng phần mềm nguồn mở thay thế các phần mềm bản quyền. Từ khóa: phần mềm nguồn mở, phần mềm bản quyền, cơ quan nhà nước Ubuntu Trang viii
- ABSTRACT Today, information technology is increasingly popular widely used in the lines of business and all, but the company is an indispensable tool for the state agency, the Government... In the government, information technology is widely applied in many areas such as human resource management, online meetings, document storage,... Currently, the state agency has taken the administrative, legal, policy, local policy guidelines on the web site so that people can understand and shortening, can actively work ... have an important role for the economic development and social. But the problem of software licensing is becoming more acute when Vietnam joins the WTO (The World Trade Organization), and has issued the Law on Intellectual Property in 2005. Thus, for a state agency attention should be proactive in order to provide a solution for developing applications and information technology to ensure no violation of copyright, Vietnam contributed to the development of technology increasing information. Thread survey of the actual use of the software license and state agencies alternatives will provide insight to the cause of the problem, the use of licensed software in the agency and to the solutions using open source software instead of proprietary software. Keywords: open source software, software license, state agencies Ubuntu Trang ix
- CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ CNTT được ứng dụng rộng rãi trong tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội Việt Nam, năm 2003 Việt Nam thua xa các nước trong khu vực về phát triển CNTT nhưng chỉ sau 05 năm Việt Nam đã cải thiện được vị trí trên bản đồ CNTT thế giới, đồng thời đem lại cho các doanh nghiệp CNTT nhiều cơ hội phát triển mạnh mẽ… Qua khảo sát 66 quốc gia và vùng lãnh thổ, Việt Nam đã tăng 5 bậc - từ vị trí 61 năm 2008 lên vị trí thứ 56 trong năm 2009 và vị trí thứ 53 năm 2011 về chỉ số ứng dụng CNTT. Sự tăng trưởng mạnh của ngành công nghiệp CNTT giai đoạn 2009 – 2011 tổng doanh thu công nghiệp CNTT đến năm 2011 đạt 13,73 tỷ USD, tăng 220% so với năm 2009, và 79% so với năm 2010. Trong đó, doanh thu từ công nghiệp phần cứng đạt 11,33 tỷ USD chiếm tới 82% tổng doanh thu của ngành công nghiệp CNTT, tăng gấp đôi so với năm 2010. Công nghiệp phần mềm và công nghiệp nội dung số tiếp tục phát triển với doanh thu lần lượt đạt 1,17 tỷ USD và 1,16 tỷ USD… Bên cạnh sự phát triển đó đã đặt cho Việt Nam thách thức lớn đó là việc hoàn thiện hệ thống pháp lý về vấn đề bản quyền phần mềm nói riêng hay việc sở hữu trí tuệ nói chung. Thế nhưng, không nhiều người trong chúng ta hiểu rõ được giá trị và tầm quan trọng của việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và chống lại những hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Theo đánh giá của Liên minh Phần mềm doanh nghiệp (BSA), Việt Nam là nước có tỉ lệ vi phạm bản quyền phần mềm cao trên thế giới (81%). Thực tế cho thấy tại các cửa hàng bán linh kiện, phụ kiện và các mặt hàng liên quan đến máy tính chúng ta dễ dàng mua được phần mềm được bày bán công khai với giá bất ngờ chỉ 8.000 - 12.000 đồng/đĩa phần mềm. Hiện nay Chính phủ đã buộc tất cả các cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền địa phương công bố bộ thủ tục hành chính trên website để người dân dễ dàng truy cập, tìm hiểu thủ tục,… do đó vấn đề sử dụng các phần mềm trong các cơ quan Nhà nước là vấn đề cần quan tâm khi Việt Nam tập trung vào việc hoàn thiện môi trường pháp lý. Ubuntu Trang 1
- 1.2. LỊCH SỬ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Qua tìm hiểu, đã có nhiều công trình nghiên cứu về thực trạng vi phạm bản quyền phần mềm nhưng hầu hết những công trình đó đều đưa ra một cái nhìn tổng quan về tình hình vi phạm sở hữu trí tuệ hay bản quyền ở Việt Nam bao gồm cơ quan nhà nước, Doanh nghiệp, cá nhân. Tuy nhiên vẫn có rất ít đề tài khảo sát thực trạng sử dụng phần mềm bản quyền tại các cơ quan nhà nước và đưa ra các giải pháp thay thế cụ thể cho các Cơ quan hành chính, sự nghiệp. Vì thế, đề tài nghiên cứu này mong muốn sẽ mang lại sự nhìn nhận đầy đủ và đưa ra các biện pháp thay thế nhằm khắc phục tình trạng trên. 1.3. PHẠM VI CỦA ĐỀ TÀI Đề tài này khảo sát về việc sử dụng phần mềm tại các cơ quan nhà nước vì do thiếu các thiết bị, chưa tiếp cận được hết tất cả các cơ quan nên đề tài này chỉ đưa ra giải pháp một phần dựa trên việc thu thập số liệu người sử dụng về chức năng của phần mềm hiện tại và đưa ra một số phần mềm nguồn mở thay thế, đánh giá ưu khuyết điểm của các phần mềm nguồn mở có thể đưa vào ứng dụng thực tế tại các cơ quan. 1.4. HƯỚNG GIẢI QUYẾT - Tìm hiểu tại cơ quan nhà nước về chức năng các phần mềm đang sử dụng và tài nguyên hệ thống máy tính để đưa ra giải pháp thay thế phù hợp gồm: + Đối với hệ điều hành + Phần mềm cài đặt trên nền hệ điều hành nguồn mở + Phần mềm cài đặt trên hệ điều hành của Công ty Microsoft. + Đối với hệ điều hành server - Thu thập số liệu, tài liệu, kiến thức thông qua sách và internet. - Tìm hiểu, cài đặt hệ điều hành Ubuntu, Asianux, Ubuntu Server - Cấu hình DNS trên Ubuntu Server Ubuntu Trang 2
- CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1. BẢN QUYỀN VÀ BẢN QUYỀN PHẦN MỀM 2.1.1. Bản quyền là gì? Bản quyền (tiếng Anh: copyright) là thuật ngữ được các quốc gia theo hệ thống pháp luật Anh - Mỹ dùng chỉ cho quyền phi vật thể đối với các tác phẩm trí tuệ. Quyền này tương tự như quyền tác giả ở Việt Nam nói riêng và các quốc gia theo hệ thống luật lục địa châu Âu như Đức hoặc một số quốc gia Châu Âu khác nhưng khác nhau ở nhiều điểm cơ bản. Tại Mỹ, bản quyền là một hình thức bảo hộ của luật pháp Mỹ (điều 17, Bộ luật Mỹ) đối với tác giả của các tác phẩm gốc của tác giả, bao gồm tác phẩm văn học, sân khấu, âm nhạc, nghệ thuật và các tác phẩm trí tuệ khác. Chủ thể được bảo hộ giữa bản quyền và quyền tác giả là tương đối khác nhau, trong khi quyền tác giả đặt tác giả như là người sáng tạo và các quan hệ tinh thần của tác giả đối với tác phẩm làm trung tâm thì bản quyền lại bảo vệ quyền lợi kinh tế của người sở hữu quyền tác giả hơn là chính tác giả. Bản quyền trước nhất là dùng để bảo vệ các nhà đầu tư về kinh tế, chính từ nền tảng này mà luật của các vùng nói tiếng Anh và luật của châu Âu, Việt Nam có nhiều vấn đề khác nhau về luật pháp. Bản quyền của hệ thống luật Anh - Mỹ khác so với luật về quyền tác giả của hệ thống luật Châu Âu, Việt Nam như các quyền sử dụng và quyền định đoạt về một tác phẩm thường không dành cho tác giả mà lại dành cho những người khai thác các quyền này về mặt kinh tế như nhà xuất bản... Tác giả chỉ giữ lại các quyền phủ quyết có giới hạn nhằm để ngăn cản việc lạm dụng của bản quyền từ phía những người khác. Một điểm khác biệt cơ bản nữa giữa Bản quyền và quyền tác giả là luật về quyền tác giả bảo vệ cả những quyền nhân thân của tác giả trong khi các quốc gia như Anh, Úc, Mỹ hầu như không hề có những quy định này. Cụ thể như quyền tác giả của Việt Nam từ lâu đã bảo vệ những quyền nhân thân của tác giả như Quyền bảo đảm được trích dẫn khi tác phẩm được sử dụng hoặc quyền bảo đảm tác phẩm không bị sữa đổi, bổ sung, thay đổi, chuyển thể dưới mọi hình thức mà không được sự đồng ý của tác giả. Ubuntu Trang 3
- Liên minh châu Âu đã đưa ra nhiều chỉ thị để thống nhất quyền tác giả trong toàn Liên minh châu Âu như Chỉ thị phần mềm số 91/259/EWG ra đời vào năm 1991 thì các chương trình máy tính được bảo vệ như là các tác phẩm văn học theo ý nghĩa về quyền tác giả, năm 1993 thông qua Chỉ thị về hòa hợp thời gian bảo vệ quyền tác giả và một số quyền bảo vệ có liên quan ấn định thống nhất thời gian là cho đến 70 năm sau khi tác giả qua đời. Các quyền lợi của những nhà nghệ thuật biểu diễn chấm dứt 50 năm sau khi biểu diễn. Năm 2011 Chỉ thị quyền tác giả của Liên minh châu Âu (Chỉ thị 2001/29/EG) các quy định luật pháp châu Âu về quyền tác giả được nâng lên cùng với thời đại số và các định ước quốc tế được thực hiện thông qua các hiệp định của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới. Tại Việt Nam, bản quyền được qui định trong Luật Sở hữu trí tuệ qua đó bản quyền tức là quyền của tác giả (tổ chức, cá nhân) , đối với tác phẩm mà họ tạo ra hoặc sở hữu (khoản 2, Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005). Tác phẩm ở đây bao gồm các loại tác phẩm văn học, tạp chí, công trình khoa học, phần mềm,… Bản quyền chỉ là một dạng của sở hữu trí tuệ, bản quyền không giống thương hiệu bảo vệ tên thương hiệu, khẩu hiệu, biểu trưng và các mã nhận dạng nguồn khác không bị người khác sử dụng vì một số mục đích nhất định. Bản quyền cũng khác so với luật bằng sáng chế giúp bảo vệ phát minh. Khi một người tạo một tác phẩm gốc được cố định trong môi trường vật lý, người đó tự động sở hữu bản quyền đối với tác phẩm đó. Sở hữu bản quyền mang lại cho người sở hữu các quyền dành riêng để sử dụng tác phẩm theo các cách cụ thể và nhất định. Nhiều loại tác phẩm đủ tiêu chuẩn để bảo vệ bản quyền, bao gồm: - Tác phẩm nghe nhìn, chẳng hạn như chương trình truyền hình, phim và video trực tuyến - Bản ghi âm thanh và bản nhạc - Tác phẩm viết, chẳng hạn như bài giảng, bài viết, sách và bản nhạc - Tác phẩm hình ảnh, chẳng hạn như bức tranh, áp phích và quảng cáo - Trò chơi video và phần mềm máy tính - Tác phẩm kịch, chẳng hạn như kịch và nhạc Ubuntu Trang 4
- - Ý tưởng, dữ liệu và quy trình không tuân theo bản quyền. Để đủ tiêu chuẩn để bảo vệ bản quyền, tác phẩm phải vừa sáng tạo và cố định trong môi trường hữu hình. Tên và tiêu đề không tuân theo bảo vệ bản quyền. Ở đây phải phân biệt rõ giữa sự khác biệt giữa bản quyền và quyền riêng tư: ví dụ là hình ảnh của bạn chỉ xuất hiện trong video, hình ảnh hoặc bản ghi âm thanh không có nghĩa là bạn sở hữu bản quyền của nội dung đó. Nếu người bạn của bạn quay cuộc trò chuyện giữa hai người, người đó sẽ sở hữu bản quyền đối với bản ghi video mà người đó thực hiện. Nếu người bạn đó hoặc người nào khác tải video, hình ảnh hoặc bản ghi về bạn lên mạng internet mà không có sự cho phép của bạn thì việc đó vi phạm quyền riêng tư của bạn. Tại Việt Nam bản quyền được qui định cụ thể trong Luật Sở hữu trí tuệ và đối tượng áp dụng của Luật Sỡ hữu trí tuệ. Đối tượng quyền sở hữu trí tuệ gồm: - Đối tượng quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá. - Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý 2.1.2 Bản quyền phần mềm là gì? Bản quyền phần mềm là quyền của tác giả đối với chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu (Theo điều 22 của luật sở hữu trí tuệ 2005). Để làm rõ hơn bản quyền phần mềm thì cần hiểu các khái niệm như: - Chương trình máy tính: Theo quy định tại Khoản 1 Điều 22 Luật Sở hữu trí tuệ thì “Chương trình máy tính là tập hợp các chỉ dẫn được thể hiện dưới dạng các lệnh, các mã, lược đồ, hoặc bất kỳ dạng nào khác, khi gắn vào một phương tiện mà máy tính đọc được, có khả năng làm cho máy tính thực hiện được một công việc hoặc đạt được một kết quả cụ thể”.[1] Còn “sưu tập dữ liệu là tập hợp có tính sáng tạo thể hiện ở sự tuyển chọn, sắp xếp các tư liệu dưới dạng điện tử hoặc dạng khác”.[1] Ubuntu Trang 5
- Nói một cách nôm na dễ hiểu thì chương trình máy tính là tập hợp tất cả các câu lệnh do các nhà lập trình viết ra để hướng dẫn máy tính thực hiện một công việc cụ thể, nếu như không có chương trình này thì máy tính sẽ không hoạt động được. - Chương trình máy tính được bảo hộ ở những dạng như sau: Bởi vì chương trình máy tính được thể hiện bằng chữ, do đó nó được bảo hộ dưới dạng bản quyền phần mềm. Tuy nhiên, nếu ý tưởng phía sau các chương trình máy tính của bạn còn bao gồm các đặc điểm mang lại các giải pháp kỹ thuật thì nó còn có thể là đối tượng để được cấp bằng độc quyền sáng chế. - Để được bảo hộ độc quyền thì chương trình máy tính hoặc phần mềm cần những tiêu chí: Để chương trình máy tính được bảo hộ bản quyền thì trước tiên phần mềm của bạn phải đáp ứng được tính nguyên gốc, do chính bạn soạn thảo và không sao chép từ bất kỳ nguồn nào khác. Còn đối với việc bảo hộ chương trình máy tính dưới dạng bằng độc quyền sáng chế hay độc quyền phần mềm thì chương trình của bạn phải đảm bảo tính mới, liên quan đến một bước sáng tạo và có khả năng áp dụng công nghiệp. Bản quyền phần mềm là sự cấp phép cho một cá nhân hoặc một nhóm người sử dụng một phần của phần mềm thông qua giấy phép sử dụng phần mềm. Gần như tất cả các ứng dụng được cấp phép chứ không bán, có rất nhiều loại khác nhau của giấy phép phần mềm. Giấy phép phần mềm máy tính cá nhân cho phép bạn chạy các chương trình trên chỉ có một máy và tạo một bản sao của phần mềm mục đích chỉ để sao lưu. Một số giấy phép cũng cho phép bạn chạy chương trình trên máy tính khác nhau miễn là bạn không sử dụng các bản sao cùng một lúc. Ví dụ: Các chính sách cấp phép sử dụng phần mềm của Microsoft hiện đang được áp dụng phổ biến tại Việt Nam: + OEM dành cho các người mua máy tính mới, bản quyền OEM/COEM được các đại lý hoặc nhà cung cấp máy tính cài đặt trước khi bán cho khách hàng. + Retail dành cho các khách hàng cần ít giấy phép sử dụng, các bản quyền dưới dạng bán lẻ (Retail) được đóng gói với hình thức rất đẹp dưới hình thức hộp đựng đĩa đơn có kèm CD key. Ubuntu Trang 6
- + GGK và GGWA: Được cung cấp qua các đối tác hoặc đại lý của Microsoft để khách hàng hợp thức hóa hệ điều hành Windows đã cài đặt trên máy tính chưa có bản quyền thành máy tính có bản quyền Windows. + Volume Licensing dành cho nhứng khách hàng có nhu cầu nâng cấp hệ điều hành Windows hiện có hoặc mua các phần mềm ứng dụng khác (không phải hệ điều hành) với số lượng từ 5 giấy phép trở lên , Volume Licensing có nhiều lựa chọn cho khách hàng như Open License, Select License, và Enterprise Agreements. Một giấy phép phần mềm là một công cụ pháp lý (thường bằng cách của pháp luật hợp đồng, có hoặc không có tài liệu in ấn) về việc sử dụng hay phân phối lại phần mềm. Giấy phép phần mềm cấp phép cho người dùng cuối sử dụng một hoặc nhiều bản sao của phần mềm theo những cách muốn sử dụng như vậy nếu không có khả năng cấu thành vi phạm bản quyền độc quyền của chủ sở hữu phần mềm theo luật bản quyền. - Giấy phép phần mềm độc quyền Các dấu hiệu của giấy phép phần mềm độc quyền là các nhà xuất bản phần mềm cấp việc sử dụng một hoặc nhiều bản sao của phần mềm theo các thỏa thuận cấp phép người dùng cuối (EULA), nhưng quyền sở hữu của các bản sao vẫn còn với các nhà xuất bản phần mềm (do đó sử dụng thuật ngữ "độc quyền"). Tính năng này cho phép phần mềm độc quyền có nghĩa là quyền nhất định liên quan đến các phần mềm đều được bảo vệ bởi nhà xuất bản phần mềm. Vì vậy, nó là điển hình của EULA bao gồm các điều khoản trong đó xác định việc sử dụng các phần mềm, chẳng hạn như số lượng cài đặt cho phép hoặc các điều khoản phân phối. Tác dụng quan trọng nhất của hình thức cấp phép là nếu quyền sở hữu của phần mềm vẫn còn với các nhà xuất bản phần mềm, sau đó người dùng cuối phải chấp nhận giấy phép phần mềm. Nói cách khác, không chấp nhận giấy phép, người dùng cuối có thể không sử dụng phần mềm. Một ví dụ của một giấy phép phần mềm độc quyền như là giấy phép cho Microsoft Windows. Tùy vào loại giấy phép mà qui định thời gian hết hạn của giấy phép phần mềm như là vĩnh cửu hoặc giấy phép hàng năm và bao gồm cả bảo trì có chứa thông tin cập nhật nhỏ như phiên bản V.1.1 lên phiên bản V.1.2, hoặc cập nhật lớn hơn từ phiên bản V.1.2 lên phiên bản V.2.0. Ubuntu Trang 7
- Ví dụ: hình ảnh dưới đây là giấy phép 01 năm sử dụng của phần mềm Endpoint Security Manager 3.0 Hình 1: Giấy phép 01 năm của phần mềm Endpoint Security Manager 3.0 Ngoài việc cấp quyền và áp đặt các hạn chế về việc sử dụng các phần mềm, giấy phép phần mềm thường có quy định phân bổ trách nhiệm và trách nhiệm giữa các bên tham gia vào các thỏa thuận cấp phép. Trong giao dịch phần mềm doanh nghiệp và thương mại các điều khoản này, chẳng hạn như hạn chế trách nhiệm, bảo đảm và từ bỏ bảo đảm và bồi thường nếu các phần mềm vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác. Giấy phép phần mềm nói chung có thể được phù hợp với các loại sau: độc quyền và giấy phép mã nguồn mở miễn phí. Tính năng quan trọng mà phân biệt chúng là những điều khoản mà các người dùng cuối có thể tiếp tục phân phối hoặc sao chép phần mềm. Ngoài ra, một dạng của giấy phép bản quyền thông dụng là mã khóa sản phẩm “key”. Một mã khóa sản phẩm là chìa khóa dựa trên phần mềm cụ thể cho một chương trình máy tính, nó xác nhận rằng các bản sao của chương trình là ban đầu. Ví dụ như hệ điều hành Windows 7 phải kích hoạt trực tuyến để ngăn chặn nhiều người sử dụng cùng khóa. Khóa sản phẩm bao gồm một loạt các con số và “/” hoặc chữ cái. Trình tự này thường được nhập vào bởi người sử dụng trong khi cài đặt phần mềm máy tính, và sau đó được chuyển đến một chức năng xác minh trong chương trình để xác định tính hợp lệ của “key” hay không. Ubuntu Trang 8
- Không phải tất cả phần mềm có một mã khóa sản phẩm, như một số nhà xuất bản có thể chọn sử dụng một phương pháp khác nhau để bảo vệ bản quyền của họ như trò chơi máy tính sử dụng khóa sản phẩm để xác minh rằng các trò chơi đã không được sao chép bất hợp pháp, người chơi sẽ không được phép chơi trực tuyến với hai mã sản phẩm giống hệt nhau cùng một lúc. - Một số ký hiệu của các loại giấy phép Bản quyền + Giấy phép Creative Commons là một số giấy phép bản quyền ra đời vào ngày 16 tháng 12 năm 2002 bởi Creative Commons, một công ty phi lợi nhuận của Hoa Kỳ thành lập vào năm 2001. Hình 2: Ký hiệu của giấy phép Creative Commons + Ghi công (by): Người nhận được giấy phép có thể sao chép, phân phối, trưng bày và trình diễn tác phẩm và tạo ra các tác phẩm phái sinh dựa theo tác phẩm gốc với điều kiện là họ phải ghi công tác giả hoặc người trao giấy phép theo cách họ yêu cầu. Hình 3: Ký hiệu của giấy phép ghi công + Phi thương mại (nc): Người nhận giấy phép có thể sao chép, phân phối, trưng bày, và trình diễn tác phẩm và tạo ra các tác phẩm phái sinh dựa trên tác phẩm gốc chỉ với mục đích phi thương mại. Hình 4: Ký hiệu của giấy phép Phi thương mại Ubuntu Trang 9
- + Không cho phép tác phẩm phái sinh (nd): Người nhận giấy phép có thể sao chép, phân phối, trưng bày và trình diễn nhưng phải đúng nguyên văn, nguyên bản tác phẩm, không được phép có tác phẩm phái sinh từ nó. Hình 5: Ký hiệu của giấy phép không cho phép tác phẩm phái sinh + Chia sẻ tương tự (sa): Người nhận giấy phép có thể phân phối tác phẩm phái sinh nhưng bắt buộc phải dùng lại giấy phép y hệt như giấy phép đã cấp cho tác phẩm gốc. Hình 6: Ký hiệu của giấy phép Chia sẻ tương tự 2.2 VI PHẠM BẢN QUYỀN VÀ VI PHẠM BẢN QUYỀN PHẦN MỀM LÀ GÌ? 2.2.1 Vi phạm bản quyền: Vi phạm bản quyền là sao chép, sử dụng hay lưu chuyền tác phẩm của người khác mà không xin phép, trái phép hoặc không ghi rõ nguồn và tên tác giả chính thức. Thậm chí trầm trọng là có thể công bố thêm hay gây hiểu lầm là các công trình đó là của mình sáng tạo ra (đạo văn, đạo nhạc), đây được xem là vi phạm quyền tác giả. Bản quyền phần mềm là quyền được phép sử dụng phần mềm đó một cách hợp pháp. Việc sử dụng phần mềm không có bản quyền hợp pháp nào cũng được xem như sao chép phần mềm trái phép vậy. Người vi phạm sẽ bị xử theo luật xâm phạm quyền tác giả. Ubuntu Trang 10
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp: Công nghệ GPRS cho thế hệ thông tin 2.5G
90 p | 247 | 48
-
Khóa luận tốt nghiệp Công nghệ thông tin: Thiết kế, xây dựng hệ thống phun sương làm mát tự động
67 p | 238 | 29
-
Khóa luận tốt nghiệp Công nghệ kỹ thuật ô tô: Lập quy trình chẩn đoán bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống cung cấp nhiên liệu diesel điều khiển điện tử trên dòng xe Hyundai SantaFe (2011)
77 p | 60 | 25
-
Khóa luận tốt nghiệp Công nghệ thông tin: Xây dựng hệ thống quản lý và giám sát chất lượng không khí tại các nhà máy xử lý rác
86 p | 175 | 20
-
Khoá luận tốt nghiệp Công nghệ kỹ thuật ô tô: Xây dựng quy trình kiểm tra bảo dưỡng và sửa chữa cơ cấu phân phối khí xe KIA Morning SI 2016
84 p | 29 | 19
-
Khóa luận tốt nghiệp Công nghệ thông tin: Xây dựng Firewall cho hệ thống mạng LAN bằng giải pháp mã nguồn mở
88 p | 29 | 18
-
Khóa luận tốt nghiệp Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử: Tìm hiểu sử dụng phần mềm mô phỏng mạch điện tử MULTISIM
46 p | 63 | 17
-
Khoá luận tốt nghiệp Công nghệ chế biến lâm sản: Thiết kế sản phẩm tủ áo bốn buồng dùng trong phòng ngủ
42 p | 34 | 16
-
Khóa luận tốt nghiệp Công nghệ thông tin: Xây dựng website bán hàng nông sản
85 p | 24 | 14
-
Khóa luận tốt nghiệp Công nghệ kỹ thuật hóa học: Xây dựng phương pháp định lượng tannins tổng trong thực vật bằng kỹ thuật đo quang
56 p | 61 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Công nghệ thông tin: Xây dựng Proxy Server cho hệ thống mạng LAN bằng giải pháp mã nguồn mở
59 p | 32 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Công nghệ sinh học: Tối ưu hóa môi trường nuôi cấy chủng Lactobacillus plantarum NT1.5 bằng phương pháp quy hoạch thực nghiệm
86 p | 94 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Công nghệ Kỹ thuật Cơ điện tử: Nghiên cứu hệ thống điều khiển của máy dệt HENQUN FX798 Model-2003
58 p | 47 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Công nghệ thông tin: Nghiên cứu giải pháp nguồn mở OpenStack trong việc xây dựng hạ tầng "Điện toán đám mây"
63 p | 32 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp Công nghệ thông tin: Nghiên cứu cài đặt và sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu Oracle. Áp dụng xây dựng chương trình quản lý việc khám bệnh bảo hiểm y tế
132 p | 17 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp Công nghệ thông tin: Xây dựng giải pháp bảo mật hệ thống wifi cho một trường đại học
93 p | 25 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp Công nghệ chế biến Lâm sản: Lập hồ sơ kỹ thuật sản xuất tủ Vanity tại công ty cổ phần Woodsland
44 p | 45 | 9
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn