intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp đại học: Bước đầu nghiên cứu phân loại chi Mật sạ (Meliosma Blume) ở Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:61

38
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là hoàn thành công trình khoa học về phân loại chi và giá trị tài nguyên chi Mật sạ (Meliosma Blume) ở Việt Nam một cách có hệ thống, làm cơ sở dữ liệu cho việc nghiên cứu họ Thanh phong (Sabiaceae Blume), phục vụ cho việc soạn thảo Thực vật chí Việt Nam, tái bản Sách đỏ Việt Nam và cho những nghiên cứu có liên quan.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp đại học: Bước đầu nghiên cứu phân loại chi Mật sạ (Meliosma Blume) ở Việt Nam

  1. km TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA SINH – KTNN -------------------------- NGUYỄN NGỌC HUYỀN BƢỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI CHI MẬT SẠ (MELIOSMA BLUME) Ở VIỆT NAM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Thực vật học Hà Nội, 2019
  2. TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA SINH - KTNN NGUYỄN NGỌC HUYỀN BƢỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI CHI MẬT SẠ (MELIOSMA BLUME) Ở VIỆT NAM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Thực vật học Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. HÀ MINH TÂM Hà Nội, 2019
  3. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình làm khóa luận, tôi đã nhận đƣợc sự hƣớng dẫn và giúp đỡ của TS. Hà Minh Tâm. Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến thầy. Tôi xin trân trọng cảm ơn tập thể cán bộ phòng Thực vật học, viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật (viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam); bộ môn Thực vật học, khoa Sinh, trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học quốc gia Hà Nội); phòng tiêu bản Thực vật, viện Dƣợc liệu (Bộ Y tế) đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu. Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi còn nhận đƣợc sự giúp đỡ của nhiều tổ chức và cá nhân trong và ngoài trƣờng. Nhân dịp này, tôi xin trân trọng cảm ơn bộ môn Thực vật và Ban chủ nhiệm khoa Sinh-KTNN, Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2; đặc biệt là sự giúp đỡ, động viên của gia đình, bạn bè trong suốt thời gian tôi học tập và nghiên cứu. Một lần nữa, tôi xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, tháng 5 năm 2019 Sinh viên NGUYỄN NGỌC HUYỀN
  4. LỜI CAM ĐOAN Để đảm bảo tính trung thực của khóa luận, tôi xin cam đoan: Khóa luận “Bƣớc đầu nghiên cứu phân loại chi Mật sạ (Meliosma Blume) ở Việt Nam” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, đƣợc thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn của TS. Hà Minh Tâm. Các kết quả trình bày trong khóa luận là trung thực và chƣa đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nào trƣớc đây. Hà Nội, tháng 5 năm 2019 Sinh viên NGUYỄN NGỌC HUYỀN
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................... 1 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ...................................................................... 1 4. Điểm mới của đề tài (nếu có) ....................................................................... 2 5. Bố cục của khóa luận .................................................................................... 2 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................... 3 1.1. Trên thế giới .............................................................................................. 3 1.2. Ở Việt Nam................................................................................................ 5 CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG, THỜI GIAN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................... 8 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu ................................................................................ 8 2.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 8 2. 3. Thời gian nghiên cứu ................................................................................ 8 2. 4. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 8 2.5. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................... 9 CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................... 12 3.1. Hệ thống phân loại và vị trí chi Mật sạ (Meliosma Blume) ở Việt Nam ................................................................................................................ 12 3.2. Đặc điểm phân loại chi Mật sạ (Meliosma Blume) ở Việt Nam ............. 12 3.2.1. Dạng sống ............................................................................................. 13 3.2.2. Lá .......................................................................................................... 13 3.2.3. Cụm hoa................................................................................................ 13 3.2.4. Hoa ....................................................................................................... 13
  6. 3.2.5. Quả và hạt ............................................................................................ 14 3. 3. Khoá định loại các loài thuộc chi Mật sạ (Meliosma Blume) ở Việt Nam ... 14 3.4.2. Meliosma clemensiorum Merr. 1938. - Mật sạ clemens....................... 17 3.4.3. Meliosma coriacea Merr. 1942. - Mật sạ dai ....................................... 18 3.4.4. Meliosma dolichobotrys Merr. 1938. - Mật sạ chùm dài ..................... 18 3.4.5. Meliosma henryi Diels, 1900. - Phiên hạch ......................................... 20 3.4.6. Meliosma lepidota Blume, 1849 ........................................................... 22 3.4.7. Meliosma nana J. E. Vidal, 1960.- Nga ốt ........................................... 24 3.4.8. Meliosma ochracea J. E. Vidal, 1960. - Mật sạ đồng nai .................... 25 3.4.9. Meliosma pakhaensis Gagnep. 1952. - Mật sạ bắc hà ......................... 27 3.4.10. Meliosma paupera Hand.-Mazz. 1921 - Mật sạ nghèo ...................... 28 3.4.11. Meliosma pinnata (Roxb.) Walp. 1842 - Mật sạ lá lông chim ........... 30 3.4.12. Meliosma simang Gagnep. 1952. - Si mang ....................................... 32 3.4.13. Meliosma simplicifolia (Roxb.) Walp. 1842. - Mật sạ lá đơn ............ 33 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................................ 38 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 39 PHỤ LỤC ...........................................................................................................
  7. DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH Bảng 3.1. Giá trị tài nguyên các loài thuộc chi Mật sạ ở Việt Nam ......................... 37 Hình 1. Meliosma caudata Merr. ............................................................................. 16 Hình 2. Meliosma dolichobotrys Merr. ................................................................... 19 Hình 3. Meliosma henryi Diels................................................................................ 21 Hình 4. Meliosma lepidota ssp. dumicola - Meliosma lepidota ssp. longipes - Meliosma lepidota ssp. squamulata. ........................................................... 23 Hình 5. Meliosma nana J. E. Vidal .......................................................................... 25 Hình 6. Meliosma ochracea J. E. Vidal ................................................................... 26 Hình 7. Meliosma pakhaensis Gagnep. ................................................................... 28 Hình 8. Meliosma paupera Hand.-Mazz. ................................................................. 29 Hình 9. Meliosma pinnata (Roxb.) Walp. ................................................................ 31 Hình 10. Meliosma simang Gagnep. ....................................................................... 33 Hình 11. Meliosma simplicifolia (Roxb.) Walp. ..................................................... 35
  8. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Chi Mật sạ (Meliosma Blume), còn gọi là Cọ phèn, Sơn vôi thuộc họ Thanh phong (Sabiaceae Blume) có khoảng 30 loài, phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Ở Việt Nam, chi này hiện biết có 13 loài, phân bố chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc và khu vực Tây Nguyên. Trong số đó, nhiều loài là đặc hữu của Việt Nam. Tuy số lƣợng không lớn, nhƣng các loài thuộc chi này có vai trò quan trọng trong các hệ sinh thái rừng và về mặt thực tiễn, hầu hết các loài đều cho gỗ cứng, một số loài cho dầu béo. Cho nên, bên cạnh giá trị về khoa học, chi này còn có giá trị về kinh tế. Cho đến nay, ở nƣớc ta đã có một số công trình đề cập đến phân loại chi Mật sạ (Meliosma Blume) nhƣng vẫn chƣa đầy đủ và có hệ thống, một số thông tin thiếu cập nhật. Do đó, nhằm góp phần cung cấp cơ sở dữ liệu cho việc soạn thảo Thực vật chí Việt Nam về chi Mật sạ và cho các nghiên cứu có liên quan, tôi đã chọn đề tài: “Bƣớc đầu nghiên cứu phân loại chi Mật sạ (Meliosma Blume) ở Việt Nam”. 2. Mục đích nghiên cứu Hoàn thành công trình khoa học về phân loại chi và giá trị tài nguyên chi Mật sạ (Meliosma Blume) ở Việt Nam một cách có hệ thống, làm cơ sở dữ liệu cho việc nghiên cứu họ Thanh phong (Sabiaceae Blume), phục vụ cho việc soạn thảo Thực vật chí Việt Nam, tái bản Sách đỏ Việt Nam và cho những nghiên cứu có liên quan. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn – Ý nghĩa khoa học: Bổ sung kiến thức cho chuyên ngành phân loại thực vật và cơ sở dữ liệu cho những nghiên cứu sau này về chi Mật sạ (Meliosma Blume) ở Việt Nam. – Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả của đề tài phục vụ trực tiếp cho việc nhận biết và sử dụng các loài thuộc chi Mật sạ (Meliosma Blume) ở Việt Nam; cung cấp dữ liệu phục vụ cho việc soạn thảo Thực vật chí Việt Nam về chi 1
  9. Mật sạ (Meliosma Blume) cũng nhƣ về họ Thanh phong (Sabiaceae Blume) ở Việt Nam. 4. Điểm mới của đề tài (nếu có) Đây là công trình đầu tiên ở Việt Nam tiến hành phân loại chi Mật sạ (Meliosma Blume) ở Việt Nam một cách đầy đủ và có hệ thống, giúp cho việc tra cứu thông tin một cách đầy đủ, nhanh chóng và chính xác. 5. Bố cục của khóa luận Gồm 41 trang, 11 hình vẽ, 24 ảnh minh họa, 1 bản đồ, 1 bảng giá trị sử dụng, 1 bảng đƣợc chia thành các phần chính nhƣ sau: Mở đầu (2 trang), chƣơng 1 (Tổng quan tài liệu: 5 trang), chƣơng 2 (Đối tƣợng, phạm vi, thời gian và phƣơng pháp nghiên cứu: 4 trang), chƣơng 3 (Kết quả nghiên cứu: 33 trang), kết luận và kiến nghị: 1 trang, tài liệu tham khảo: 35 tài liệu (3 trang); bảng tra tên khoa học và tên Việt Nam, bảng nhận biết nhanh các loài và các phụ lục khác. 2
  10. CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Trên thế giới Chi Mật sạ (Meliosma) đƣợc Blume công bố năm 1823 trong công trình Cat. Gew. Buitenzong. Năm (1849) [28], C. L. Blume trong công trình “Rumphia” đã mô tả chi tiết chi Meliosma và 4 loài thuộc chi này đó là Meliosma angulata, Meliosma lepidota, Meliosma lanceolata, Meliosma nitida; cùng với thông tin của một số phân loài. Đồng thời xếp chi Meliosma vào phân họ Meliosmeae thuộc họ Sabiaceae. Bentham & Hooker (1862) [29] khi xây dựng hệ thống phân loại cho họ Sabiaceae đã mô tả chi Meliosma và cung cấp một số thông tin về sự phân bố của chi này trên thế giới. C. F. van Beusekom (1971) [11] trong tác phẩm “Blumea 19” đã xếp chi Meliosma vào họ Sabiaceae, ngoài bản mô tả chi, tác giả đã mô tả 15 loài thuộc chi này kèm theo một số hình vẽ. Trong 15 loài này có 5 loài ở Việt Nam. Takhtajan Armen L. (1997) [18] trong công trình nghiên cứu của mình đã xếp Meliosma vào phân họ Meliosmoideae và nằm trong họ Sabiaceae. Quan điểm này đƣợc tác giả nhắc lại trong công trình Flowering Plants năm 2009 [19]. Gần Việt Nam, một số công trình Thực vật chí ở các nƣớc trong khu vực cũng nghiên cứu phân loại chi Meliosma nhƣ: C. A. Backer, D. Sc. (1965) [9] đã mô tả chi Meliosma và 6 loài thuộc chi này trong công trình “Flora of Java” ở Inđônêxia. Wu Young-fen & Law Yuh-wu (1985) [25] khi nghiên cứu hệ thực vật Trung Quốc đã xây dựng hệ thống phân loại chi Meliosma với 27 loài là: Meliosma dilleniifolia, Meliosma cuneifolia, Meliosma parvifolia, Meliosma flexuosa, Meliosma myriantha, Meliosma paupera, Meliosma bifida, Meliosma thomsonii, Meliosma thorelii, Meliosma simplicifolia, Meliosma longipes, Meliosma squamulata, Meliosma dumicola, Meliosma henryi, Meliosma callicarpaefolia, Meliosma laui, Meliosma velutina, Meliosma 3
  11. rigida, Meliosma fordii, Meliosma yunnanensis, Meliosma angustigolia, Meliosma rhoifolia, Meliosma pinnata, Meliosma araottiana, Meliosma kirkii, Meliosma glandulosa, Meliosma oldhamii. Trong đó có 4 loài ở Việt Nam đó là: Meliosma paupera, Meliosma simplicifolia, Meliosma henryi, Meliosma pinnata. Wu Cheng – yih et Chen Cheih, Chen Shu – kun , trong "Flora Yunnanica" năm 1986 [20] , đã mô tả chi tiết kèm một số hình ảnh minh họa của 22 loài, đó là: Meliosma dilleniifolia, Meliosma cuneifolia, Meliosma thomsonii, Meliosma velutina, Meliosma laui, Meliosma thorelii, Meliosma dumicola, Meliosma longipes, Meliosma squamulata, Meliosma xichouensis, Meliosma mannii, Meliosma rigida, Meliosma yunnanensis, Meliosma angustifolia, Meliosma arnotiiana, Meliosma wallichii, Meliosma oldhamii, Meliosma alba, Meliosma veitchiorum và có 2 loài ở Việt Nam, đó là Meliosma paupera, Meliosma simplicifolia. Đồng thời, tác giả đã xây dựng khóa định loại cho chi này. C.F. van Beusekom & Th.P.M. van de Water (1989) [10] đã nghiên cứu phân loại chi Meliosma ở khu vực Malesian trong “Flora Malesiana Vol. 10, part 4” , tác giả đã mô tả đặc điểm chi, xây dựng khóa định loại và mô tả 8 loài là: Meliosma lepidota, Meliosma simplicifolia, Meliosma sumatrana, Meliosma lanceolata, Meliosma hirsuta, Meliosma pinnata, Meliosma sarawakensis, Meliosma lanceolata f. Nervosa, Meliosma rufo-pilosa.Trong đó có 3 loài ở Việt Nam đó là: Meliosma pinnata, Meliosma lepidota, Meliosma simplicifolia. Bên cạnh việc cung cấp các thông tin về danh pháp, đặc điểm phân bố, sinh thái, tác giả còn cung cấp thông tin về giá trị sử dụng của các loài. F. S. P. NG, D. Phil năm 1989 [12], trong công trình "Tree flora of Malaya" đã mô tả 6 loài, đó là: Meliosma lanceolata, Meliosma lepidota, M pinnata, Meliosma rufo-pilosa, Meliosma simplicifolia, Meliosma sumatrana. Trong đó có 3 loài ở Việt Nam, đó là: Meliosma lepidota, M pinnata, Meliosma simplicifolia và có hình vẽ cho loài Meliosma sumatrana. 4
  12. Huang Tseng – Chieng năm 1993 [14], khi nghiên cứu phân loại thực vật ở Taiwan đã mô tả chi Meliosma và 4 loài thuộc chi này, đó là Meliosma callicarpaefolia, Meliosma rhoifolia, Meliosma rigida, Meliosma squamulata. Wu Zhengyi and Peter H. Raven (1994) [21] trong công trình "Flora of China Illustrations" đã vẽ hình cành mang hoa, lá, nhị, nhụy, quả cho 20 loài thuộc chi Meliosma, đó là: Meliosmadilleniifolia, Meliosma parvifora, Meliosma thorelii, Meliosma paupera, Meliosma simplicifolia, Meliosma bifida, Meliosma squamulata, Meliosma henryi, Meliosma callicarpifolia, Meliosma laui, Meliosma velutina, Meliosma rigida, Meliosma fordii, Meliosma yunnanensis, Meliosma angustifolia, Meliosma rhoifolis, Meliosma kirkii, Meliosma veitchiorum, Meliosma oldhami, Meliosma alba. Trong đó có 3 loài ở Việt Nam, đó là: Meliosma paupera, Meliosma simplicifolia, Meliosma henryi. Lixiu Guo & Anthony R. Brach (2008) [16] khi nghiên cứu hệ thực vật Trung Quốc đã xây dựng hệ thống phân loại chi Meliosma với 29 loài là: Meliosma dilleniifolia, Meliosma cuneifolia, Meliosma parvifora, Meliosma flexuosa, Meliosma myriantha, Meliosma paupera, Meliosma bifida, Meliosma thomsonii, Meliosma thorelii, Meliosma simplicifolia, Meliosma longipes, Meliosma squamulata, Meliosma dumicola, Meliosma henry, Meliosma callicarpifolia, Meliosma laui, Meliosma velutina, Meliosma rigida, Meliosma fordii, Meliosma yunnanensis, Meliosma angustifolia, Meliosma rhoifolia, Meliosma pinnata, Meliosma arnottiana, Meliosma kirkii, Meliosma glandulosa, Meliosma alba, Meliosma veitchiorum. Trong đó 4 loài có ở Việt Nam là: Meliosma pinnata, Meliosma paupera, Meliosma simplicifolia, Meliosma henry. 1.2. Ở Việt Nam Ở Việt Nam đã có những công trình nguyên cứu họ Thanh phong (Sabiaceae Blume) và chi Mật sạ (Meliosma Blume) nhƣng còn rất ít. Ngƣời đầu tiên nghiên cứu về chi Meliosma là nhà thực vật học ngƣời Pháp L. Pierre. Trong công trình Thực vật rừng Nam bộ (Flore forestière de la Cochinchine) công bố năm 1897 [24], tác giả đã công bố loài Meliosma 5
  13. cambodiana (nay đƣợc xác định là tên đồng nghĩa của phân loài Meliosma simplicifolia ssp. fordii (Forb. & Hemsl) Beusekom). Lecomte (1908) [23] trong “Thực vật chí đại cƣơng Đông Dƣơng đã mô tả, xây dựng khóa định loại, cung cấp thông tin và danh pháp, phân bố, sinh thái cho 2 loài và 3 phân loài thuộc chi Mật sạ trong đó có 1 loài (Meliosma coriacea) ở Việt Nam. Năm 1960, F. Gagnepain và J. E. Vidal [22] trong công trình “Flore du Cambodge, du Laos et du Vietnam”, đã mô tả và xây dựng khóa định loại, đặc điểm phân bố, sinh thái, giá trị sử dụng của các loài kèm hình ảnh minh họa cho 30 loài trong đó có 12 loài ở Việt Nam, đó là: Meliosma caudata, Meliosma clemensiorum, Meliosma coriacea, Meliosma dolichobotrys, Meliosma thorelii, Meliosma nana, Meliosma ochracea, Meliosma pakhaensis, Meliosma paupera, Meliosma microcarpa v. microcarpa, Meliosma simang, Meliosma kontumensis. Trong đó loài Meliosma thorelii là tên đồng nghĩa với Meliosma henryi ; loài Meliosma microcarpa v. microcarpa là tên đồng nghĩa với Meliosma pinnata ; loài Meliosma kontumensis là tên đồng nghĩa với Meliosma simplicifolia. Đặc biệt J. E. Vidal công bố 2 loài ở Việt Nam là : Meliosma nana và Meliosma ochracea. Trần Hợp năm 1971 [5], trong tác phẩm "Tài nguyên cây gỗ Việt Nam" đã mô tả giá trị sử dụng và đặc điểm của 2 loài, đó là : Meliosma henryi và Meliosma pinnata. Có hình vẽ minh họa cho cả 2 loài này. Võ Văn Chi trong "Từ điển cây thuốc Việt Nam", tập 2, năm 1997 [4] đã mô tả đặc điểm nhận dạng và giá trị sử dụng kèm hình vẽ của 2 loài, đó là: Meliosma henryi, Meliosma simplicifolia. Phạm Hoàng Hộ [7] trong “Cây cỏ Việt Nam” tập 2 năm 2003 ,đã cung cấp đặc điểm nhận biết và hình vẽ của các loài thuộc chi Mật sạ ở Việt Nam, đó là: Meliosma henry, Meliosma paupera, Meliosma pinnata, Meliosma simplicifolia. Tuy trong công trình “Cây cỏ Việt Nam” còn một số hạn chế nhƣ: Bản mô tả còn sơ sài, không có tài liệu trích dẫn, không có mẫu nghiên cứu,... nhƣng cho đến nay, đây là tài liệu quan trọng cho việc định loại sơ bộ các loài thực vật ở Việt Nam. 6
  14. Nguyễn Hữu Hiến (2003) [6] đã xây dựng danh lục, chỉnh lý tên khoa học, cung cấp một số thông tin về phân bố, sinh thái và giá trị tài nguyên cho 13 loài thuộc chi Mật sạ ở Việt Nam, đó là: Meliosma caudate, Meliosma clemensiorum, Meliosma dolichobotrys, Meliosma henry, Meliosma lepidota, Meliosma nana, Meliosma ochracea, Meliosma pakhaensis, Meliosma pauper, Meliosma pinnata, Meliosma simang và Meliosma simplicifolia. 7
  15. CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG, THỜI GIAN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu Gồm tất cả các taxon thuộc chi Mật sạ (Meliosma Blume) ở Việt Nam, dựa trên cơ sở là tƣ liệu và mẫu nghiên cứu đƣợc lƣu giữ tại phòng tiêu bản thực vật Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật (HN), Trƣờng Đại học Khoa học tự nhiên - Đại học quốc gia Hà Nội (HNU). Tổng số mẫu nghiên cứu là 21 số hiệu mẫu và hơn 60 tiêu bản. Việc phân tích mẫu vật đƣợc tiến hành tại phòng tiêu bản thực vật (Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật), phòng tiêu bản thực vật (đại học Khoa học tự nhiên, đại học Quốc gia Hà Nội). Ngoài ra, tôi còn nghiên cứu thêm các ảnh chụp mẫu vật từ các chuyên gia phân loại và ảnh trên Internet. Ngoài ra, nếu điều kiện cho phép sẽ nghiên cứu thêm mẫu ở các phòng tiêu bản thực vật tại PTB thực vật Viện Sinh học nhiệt đới – Tp. Hồ Chí Minh (HM), Viện Dƣợc liệu (HNPM), Viện điều tra quy hoạch rừng (HNF), trƣờng Đại học Dƣợc khoa Hà Nội (HNIP). 2.2. Phạm vi nghiên cứu Khắp cả nƣớc. 2.3. Thời gian nghiên cứu Từ tháng 4/2016 - 5/2019. 2.4. Nội dung nghiên cứu Phân tích các hệ thống phân loại chi Mật sạ (Meliosma Blume) trên thế giới, từ đó lựa chọn hệ thống phù hợp để sắp xếp chi và các loài thuộc chi Mật sạ (Meliosma Blume) ở Việt Nam. Xây dựng bản mô tả các loài thuộc chi Mật sạ (Meliosma Blume) ở Việt Nam. Xây dựng khoá định loại các loài thuộc chi Mật sạ (Meliosma Blume) ở Việt Nam. 8
  16. Tìm hiểu giá trị tài nguyên các loài thuộc chi Mật sạ (Meliosma Blume) ở Việt Nam. 2.5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để nghiên cứu phân loại chi Mật sạ (Meliosma Blume), chúng tôi sử dụng phƣơng pháp Hình thái so sánh theo Nguyễn Nghĩa Thìn, 2007 [8]. Đây là phƣơng pháp cổ điển nhƣng cho tới nay vẫn là phƣơng pháp chính và phổ biến nhất. Phƣơng pháp này dựa trên đặc điểm cấu tạo bên ngoài các cơ quan của thực vật, quan trọng nhất là cơ quan sinh sản vì đặc điểm của nó liên quan chặt chẽ với bộ mã di truyền và ít biến đổi bởi tác động của môi trƣờng. Việc so sánh dựa trên nguyên tắc chỉ so sánh các cơ quan tƣơng ứng với nhau trong cùng một giai đoạn phát triển (cây trƣởng thành so sánh với cây trƣởng thành, nụ so sánh với nụ, hoa so sánh với hoa,...). Để làm tốt phƣơng pháp nghiên cứu hình thái so sánh, cần tiến hành đồng thời cả 2 công tác là ngoại nghiệp và nội nghiệp. Công tác ngoại nghiệp: Đƣợc thực hiện trong các chuyến đi thực địa nhằm thu thập mẫu vật, chụp ảnh, quan sát và ghi chép các đặc điểm của mẫu ở trạng thái tƣơi, quan sát về phân bố, môi trƣờng sống và các đặc điểm khác. Công tác nội nghiệp: Đƣợc tiến hành trong phòng thí nghiệm, bao gồm việc xử lý, phân tích và bảo quản mẫu vật. Tại đây, các mẫu vật đƣợc phân tích, chụp ảnh, vẽ hình và mô tả, sau đó dựa vào các bản mô tả gốc và mẫu vật chuẩn (nếu có), các chuyên khảo, các bộ thực vật chí (nhất là của Việt Nam và các nƣớc lân cận) để phân tích, so sánh và định loại. Việc nghiên cứu phân loại chi Mật sạ (Meliosma Blume) đƣợc tiến hành theo các bƣớc nhƣ sau: Bƣớc 1: Tổng hợp, phân tích các tài liệu trong và ngoài nƣớc về chi Mật sạ (Meliosama Blume). Từ đó lựa chọn hệ thống phân loại phù hợp với việc phân loại chi này ở Việt Nam. Bƣớc 2: Phân tích, định loại các mẫu vật thuộc chi Mật sạ (Meliosma Blume) hiện có. 9
  17. Bƣớc 3: Tham gia các chuyến điều tra, nghiên cứu thực địa để thu thêm mẫu, tìm hiểu thêm về sinh thái học, sự phân bố và các thông tin có liên quan khác. Bƣớc 4: Tổng hợp kết quả nghiên cứu, mô tả các đặc điểm chung của chi, xây dựng khoá định loại, mô tả các phân chi và các loài, chỉnh lý phần danh pháp theo luật danh pháp quốc tế và cuối cùng hoàn chỉnh các nội dung khoa học khác của đề tài. - Soạn thảo chi và các loài dựa theo quy ƣớc quốc tế về soạn thảo thực vật và quy phạm soạn thảo thực vật chí Việt Nam, thứ tự nhƣ sau: Thứ tự soạn thảo chi: Tên khoa học chính thức kèm theo tên tác giả công bố tên gọi, tên Việt Nam thƣờng dùng, trích dẫn lại tên tác giả công bố tên khoa học, năm công bố, tài liệu công bố, số trang, tài liệu chính và các tài liệu ở Việt Nam đề cập đến, các tên đồng nghĩa (nếu có), tên Việt Nam khác (nếu có), mô tả, loài typ của chi, ghi chú (nếu có). Thứ tự soạn thảo loài và dưới loài: Tên khoa học chính thức kèm theo tên tác giả công bố tên gọi, tên Việt Nam thƣờng dùng, trích dẫn lại tên tác giả công bố tên khoa học, năm công bố, tài liệu công bố, số trang, tài liệu chính và các tài liệu ở Việt Nam đề cập đến, tên đồng nghĩa gốc (nếu có), các tên đồng nghĩa (nếu có), tên Việt Nam khác (nếu có), mô tả, địa điểm thu mẫu chuẩn (Loc. class.), mẫu vật chuẩn (Typus) kèm theo nơi bảo quản (theo quy ƣớc quốc tế), sinh học và sinh thái, phân bố, mẫu nghiên cứu, giá trị sử dụng, ghi chú (nếu có). – Cách mô tả: Mô tả liên tục những đặc điểm cơ bản theo nguyên tắc truyền tin ngắn gọn, theo trình tự từ cơ quan dinh dƣỡng (dạng sống, cành, lá,...) đến cơ quan sinh sản (cụm hoa, cấu trúc của hoa, quả, hạt). Để xây dựng bản mô tả cho một loài, chúng tôi tập hợp các số liệu đã phân tích về loài đó sau đó so sánh với tài liệu gốc, các chuyên khảo và mẫu typ (nếu có), từ đó xác định các tiêu chuẩn và dấu hiệu định loại cho loài. Bản mô tả chi đƣợc xây dựng trên cơ sở tập hợp các bản mô tả của các loài trong chi. Nếu bản mô tả này có sự khác biệt so với tài liệu gốc và các tài liệu khác 10
  18. (thƣờng do số loài trong chi ở mỗi tài liệu khác nhau), chúng tôi sẽ có những ghi chú bổ sung. – Xây dựng khoá định loại: Trong phạm vi của đề tài này, chúng tôi lựa chọn cách xây dựng khoá lƣỡng phân kiểu zic-zắc, cách làm đƣợc tiến hành nhƣ sau: Từ tập hợp các đặc điểm mô tả cho các taxon, chọn ra cặp các tập hợp đặc điểm đối lập và xếp chúng vào hai nhóm (các đặc điểm đƣợc chọn phải ổn định, dễ nhận biết và thể hiện tính chất phân biệt giữa các taxon). Trong mỗi nhóm, lại tiếp tục chọn ra cặp đặc điểm đối lập và xếp chúng vào hai nhóm khác, cứ tiếp tục nhƣ vậy đến khi phân biệt hết các taxon. Danh pháp của các taxon đƣợc chỉnh lý theo luật danh pháp quốc tế hiện hành và theo Quy phạm soạn thảo thực vật chí Việt Nam [1]. 11
  19. CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Hệ thống phân loại và vị trí chi Mật sạ (Meliosma Blume) ở Việt Nam Sau khi phân tích các hệ thống phân loại chi Mật sạ và họ Thanh phong trong các công trình phân loại trên thế giới, nhƣ: Blume (1823, 1849), Bentham & Hooker (1862) và Takhtajan (1997, 2009), các công trình nghiên cứu họ Thanh phong ở Việt Nam nhƣ: Lecomte (1908), F. Gagnepain & J. E. Vidal (1960), Nguyễn Tiến Bân (1997), Nguyễn Hữu Hiến (2003), Phạm Hoàng Hộ (2003) và các công trình thực vật chí ở các nƣớc gần Việt Nam nhƣ: C. A. Backer, D. Sc. (1965), C. F. van Beusekom (1971),... Tôi nhận thấy hệ thống phân loại chi Mật sạ là khá đồng nhất, phân loại chi này không có phân chi mà phân chia trực tiếp đến các loài. Trong công trình này, tôi lựa chọn hệ thống của Takhtajan (2009) để phân loại chi Mật sạ ở Việt Nam. Vì đây là hệ thống đƣợc kế thừa từ các hệ thống trƣớc đó, đƣợc hầu hết các tác giả sử dụng và phù hợp với việc sắp xếp các taxon ở Việt Nam. Trên cơ sở của hệ thống này, chi Mật sạ (Meliosma Blume) đƣợc xếp vào họ Thanh phong (Sabiaceae), bộ Thanh phong (Sabiales), phân lớp Hoa hồng (Rosidae) lớp Ngọc lan (Magnoliopsida) hay còn gọi là lớp Hai lá mầm (Dicotyledonae), ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) hay còn gọi là ngành Hạt kín (Angiospermae). Theo đó, chi này ở Việt Nam có 13 loài. 3.2. Đặc điểm phân loại chi Mật sạ (Meliosma Blume) ở Việt Nam Blume, 1823. Cat. Gew. Buitenzorg 10; Blume, 1849. Rumphia, 3: 196; Benth. & Hook. f. 1867. Gen. Pl. 1: 414; C. F. van Beusekom, 1971, Blumea, 19: 429; C.F. van Beusekom & van de Water, 1989. Fl. Males. 10 (4): 690; Hua. Tse.-Chi., 1993. Fl. Taiw. 3: 611; Gagnep. & Vidal, 1960. Fl. Camb. Laos Vietn. 1: 18; Lecomte, 1908. Fl. Gen. Indoch. 1: 3; Lixiu Guo & Anthony R. Brach, 2008. Fl. China, 12: 32; Wu Chen. et all, 1986. Fl. Yun. Nica, 4: 301; Y. F. Wu and Y. C. Law, 1985. Fl. Reip. Pop. Sin. 47(1): 96 - Mật sạ, Cọ phèn, Sơn vôi 12
  20. 3.2.1. Dạng sống Cây thƣờng xanh hoặc thỉnh thoảng rụng lá, sống lâu năm; thƣờng là cây gỗ nhỏ đến trung bình, cao tới 20 m, đôi khi dạng bụi (Meliosma caudata, Meliosma clemensiorum, Meliosma ochracea) hoặc bụi trƣờn (Meliosma nana). Cây phân nhiều cành. Cành mang hoa thƣờng có lỗ vỏ và sẹo lá mờ. Chồi non có nhiều lông. 3.2.2. Lá Đơn hay kép lông chim lẻ (Meliosma clemensiorum, Meliosma pinnata, Meliosma simang); mọc cách; kích thƣớc thay đổi ở các loài khác nhau. Lá chét (ở các loài có lá kép) mọc đối hoặc gần đối; mép lá và mép lá chét nguyên hoặc có răng cƣa thay đổi; gân lông chim, gân bên vấn hợp hoặc kết thúc tự do ở mép lá, gân mạng mờ; một số loài có tuyến (domatia) ở gốc gân bên. Cuống lá thƣờng dài, có lông hay không có lông, gốc thƣờng phồng và có đốt. 3.2.3. Cụm hoa Dạng chùm kép (chùy), mọc ở đỉnh cành, đôi khi mọc ở nách lá, phân nhánh đến 4 lần, thƣờng nhiều hoa, trục cụm hoa thƣờng có lỗ vỏ. Lá bắc nhỏ, thƣờng rụng sớm ở những nhánh dƣới cùng và tồn tại ở những nhánh phía đỉnh cụm hoa, không có lá bắc nhỏ. 3.2.4. Hoa Hoa lƣỡng tính, nhỏ, không có cuống hoặc có cuống ngắn, màu trắng, mẫu 5, đặc trưng bởi mỗi hoa chỉ có 2 nhị hữu thụ mọc đối diện và dính với gốc cánh hoa. Đài (3-)5, rời, nhỏ màu xanh, hình trứng hay tam giác tù đầu. Cánh hoa (3-)5, rời, màu trắng, hình trứng; 3 cánh hoa ngoài thƣờng không đều nhau; 2 cánh hoa bên trong nhỏ hơn, đối diện và dính với gốc của nhị sinh sản, nguyên hay chia 2 thùy. Tuyến mật hình vành khuyên, chia 5 thùy dạng răng không đều, đôi khi rất tiêu giảm hoặc không có. Nhị 5, rời, mọc đối diện với cánh hoa và dính với gốc cánh hoa; 2 nhị hữu thụ thƣờng màu vàng; chỉ nhị ngắn; bao phấn hình bầu dục hay hình cầu; trung đới lớn; 3 nhị bất thụ tiêu giảm thành vảy hoặc tuyến. Bộ nhụy thƣờng gồm 2(-3) lá noãn hợp thành bầu thƣợng 2(-3) ô hình cầu hoặc gần hình trứng, mỗi ô có (1-)2 noãn buông 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2