intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khơi dậy tình yêu di sản văn hóa trong trường phổ thông và đại học

Chia sẻ: Tô Nhiễm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

10
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Khơi dậy tình yêu di sản văn hóa trong trường phổ thông và đại học" hướng đến mục tiêu nhằm phát triển bền vững Tây Nguyên không thể không chú trọng bảo tồn và phát triển văn hóa. Chính vì thế để thế hệ trẻ ngày nay có ý thức bảo vệ, giữ gìn những nét đẹp trong truyền thống văn hóa Tây Nguyên nói riêng và văn hóa Việt Nam, nhiều tỉnh, thành phố đã kết hợp cùng các trường học đưa những bài giảng, hoạt động văn hóa thú vị, bổ ích về văn hóa vật thể, phi vật thể của địa phương vào chương trình học. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khơi dậy tình yêu di sản văn hóa trong trường phổ thông và đại học

  1. KHƠI DẬY TÌNH YÊU DI SẢN VĂN HÓA TRONG TRƯỜNG PHỔ THÔNG VÀ ĐẠI HỌC CN.Đinh A Ngưi32 Tóm tắt: Tây Nguyên là một trong những vùng văn hóa lớn của nước ta, được hình thành từ hàng nghìn năm về trước với những giá trị phong phú, đặc sắc. Phát triển bền vững Tây Nguyên không thể không chú trọng bảo tồn và phát triển văn hóa. Chính vì thế để thế hệ trẻ ngày nay có ý thức bảo vệ, giữ gìn những nét đẹp trong truyền thống văn hóa Tây Nguyên nói riêng và văn hóa Việt Nam, nhiều tỉnh, thành phố đã kết hợp cùng các trường học đưa những bài giảng, hoạt động văn hóa thú vị, bổ ích về văn hóa vật thể, phi vật thể của địa phương vào chương trình học. Từ khoá: Khơi dậy tình yêu, di sản văn hóa, phổ thông, đại học 1. Giá trị đặc sắc của văn hóa Tây Nguyên Các dân tộc thiểu số Tây Nguyên có một nền văn hóa bản địa phong phú và đa dạng, với văn hóa chữ viết, trang phục, âm nhạc dân gian, văn hóa ẩm thực độc đáo. Tây Nguyên có nhiều di sản văn hóa vật thể, phi vật thể hết sức quý giá, như: đàn đá, cồng chiêng cùng các loại hình sinh hoạt văn hóa dân gian, sinh hoạt cộng đồng phong phú và kho tàng văn học dân gian đặc sắc. Hiện nay, Tây Nguyên là nơi còn lưu giữ được nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, vừa có giá trị lịch sử, vừa có giá trị thẩm mỹ độc đáo như: nhà rông, nhà dài, đàn đá, tượng nhà mồ, các lễ hội và kho tàng văn học dân gian với những bản trường ca, truyện cổ, truyện ngụ ngôn, lời nói vần, những làn điệu dân ca đậm đà bản sắc lưu truyền qua nhiều thế hệ. Một trong những di sản nổi tiếng là không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Cồng chiêng được sử dụng trong nhiều nghi lễ, tín ngưỡng quan trọng, được xem là ngôn ngữ giao tiếp hàng đầu của con người với thần thánh và thế giới siêu nhiên. Cồng chiêng Tây Nguyên không chỉ có sức hấp dẫn đặc biệt ở sự đa dạng, độc đáo của kỹ thuật diễn tấu mà còn biểu tượng cho cuộc sống của cộng đồng các dân tộc bản địa, bắt nguồn từ sự tổng hòa các giá trị văn hóa đa dạng, như: giá trị biểu thị đặc trưng và bản sắc văn hóa vùng; giá trị biểu thị đặc trưng văn hóa tộc người hoặc nhóm tộc người; giá trị phản ánh đa chiều; giá trị nghệ thuật; giá trị sử dụng đa dạng; giá trị vật chất; giá trị biểu thị sự giàu sang và quyền uy; giá thị tinh thần; giá trị cố kết cộng đồng và giá trị lịch sử. Văn hóa Tây Nguyên rất phong phú, đa dạng, gắn kết chặt chẽ với bản, làng và đặc trưng luật tục, lễ hội đặc sắc trong không gian rừng đại ngàn mênh mông. Các lễ hội truyền thống ở Tây Nguyên biểu thị những quan niệm về con người, trở thành những hội vui với sự tham gia của toàn thể cộng đồng, thậm chí cả các dòng tộc khác hoặc các buôn lân cận, như lễ cúng bến nước, lễ ăn cơm mới, lễ cưới cho người trẻ, lễ mừng thọ người già, lễ bỏ mả… 32 . Trung tâm Văn hoá và Thông tin huyện Kbang, tỉnh Gia Lai. 130
  2. Mỗi hội lễ là một tổng thể nguyên hợp, tiêu biểu cho đời sống văn hóa cổ truyền các dân tộc thiểu số Tây Nguyên, cho nền văn minh nương rẫy. Văn hóa truyền thống Tây Nguyên có một vai trò tác động, chi phối quan trọng đối với kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng tại Tây Nguyên. Tạo nên đặc trưng văn hóa Việt Nam “thống nhất trong đa dạng”. Hiện nay, văn hóa Tây Nguyên đang bị biến đổi không ngừng và đứng trước nguy cơ thách thức. Nhận diện thực trạng văn hóa Tây Nguyên sẽ góp phần bổ sung, lý giải những quan điểm bảo tồn, phát huy văn hóa Tây nguyên không chỉ có ý nghĩa về mặt lý thuyết mà còn có giá trị về thực tiễn. Trước hết, chúng ta phải nhận diện yếu tố tạo nên không gian văn hóa Tây Nguyên. Yếu tố thứ nhất là văn hóa Tây Nguyên được cấu thành với không gian văn hóa làng trong đó có con người, nhà ở, nhà cộng đồng, vật dụng sinh hoạt, văn hoá vật thể và văn hóa phi vật thể. Yếu tố thứ hai là đất sản xuất (đất rừng canh tác) và đất phi nông nghiệp (khu săn bắn, đánh bắt thủy sản, bãi chăn thả gia sức…). Yếu tố thứ ba là khu rừng thiêng (gồm có khu mộ địa, bến nước, rừng đầu nguồn và rừng phòng hộ). Yếu tố thứ tư là hệ thống các nguyên tắc điều hành xã hội, quản trị cộng đồng (luật tục). Về cấu trúc văn hóa Tây Nguyên: Theo UNESCO, “văn hóa là một phức hệ – tổng hợp các đặc trưng diện mạo về tinh thần, vật chất, tri thức và tình cảm.., khắc họa nên bản sắc của một cộng đồng. Văn hóa không chỉ bao gồm nghệ thuật, văn chương mà còn cả lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống giá trị, những truyền thống, tín ngưỡng”. Như vậy ta có thể thấy rằng, văn hóa Tây Nguyên là toàn bộ sản phẩm do cộng đồng sáng tạo, thể hiện dưới dạng những đối tượng vật thể (hữu hình) và phi vật thể (vô hình) mang tính biểu tượng, được lan tỏa và trao truyền từ đời này sang đời khác. 2. Đa dạng cách tiếp cận Chủ tịch Hồ Chí Minh từng có câu: “Dân ta phải biết sử ta - Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”. Câu nói ấy được Hồ Chủ tịch viết trong cuốn “Lịch sử nước ta” (năm 1942), cho thấy tầm quan trọng của văn hóa, lịch sử đối với mỗi người dân. Nếu như sách sử ghi lại những cội nguồn, những sự kiện quan trọng của dân tộc bằng ngôn ngữ, thì di sản văn hóa là những minh chứng lịch sử, bảo tồn nét đẹp truyền thống, tinh hoa mà ông cha đã để lại từ ngàn đời nay. Không chỉ Việt Nam, mỗi quốc gia, dân tộc trên thế giới đều tự hào về các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể và luôn cố gắng lưu truyền cho thế hệ sau. Hiện nay, Việt Nam có hàng trăm di sản văn hóa tại 63 tỉnh thành, trong đó có 15 di sản văn hóa phi vật thể và 5 di sản văn hóa vật thể được UNESCO công nhận. Mỗi di sản đều có nét đẹp độc đáo riêng biệt. Đây là một lợi thế, cho việc đưa di sản văn hóa vào chương trình giáo dục. Đặc biệt, nhiều học sinh ngày nay còn mơ hồ khi được hỏi về những danh lam, thắng cảnh, di tích lịch sử, truyền thống tốt đẹp của chính quê hương mình. Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện và chỉ đạo trong chương trình giáo dục phổ thông 2018, mỗi một tỉnh/ thành phố sẽ có chương trình Giáo dục địa phương được đưa vào giảng dạy giúp học sinh trang bị những hiểu biết cơ bản về văn hóa, lịch sử, địa lý, kinh tế, xã hội, 131
  3. môi trường, hướng nghiệp, giáo dục quốc phòng - an ninh... Qua đó, học sinh hiểu biết thêm về tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh phù hợp với lứa tuổi, góp phần nâng cao phẩm chất, năng lực của người học, hiệu quả đổi mới dạy và học. Ở nhiều tỉnh, thành phố đã tổ chức các chương trình, đề án thiết thực nhằm nâng cao kiến thức của học sinh về di sản văn hóa, đặc biệt là các di sản ở trong địa phương. Như ở tỉnh Hội An, sau 7 năm biên soạn và thử nghiệm, đầu niên học 2022, một bộ giáo trình giáo dục di sản văn hóa địa phương đã được các em học sinh tại phố cổ Hội An học. Được biết, bộ tài liệu này dày 160 trang, nội dung được thiết kế hai phần chính. Phần 1 tập trung giới thiệu chung về bộ tài liệu, phần 2 dành cho nội dung chi tiết về 10 chủ đề học tập. Học sinh sẽ được học hai chủ đề liên quan về di sản văn hóa Hội An như đình, chùa, hội quán, nhà thờ tộc, lăng, nhà cổ, làng nghề và một số loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian ở phố cổ... Còn hiện nay, để giúp học sinh có cái nhìn thực tế về di sản văn hóa của địa phương. Các cơ quan, phòng, ban, trung tâm về du lịch đã phối hợp với ngành giáo dục để tổ chức giảng dạy, đưa học sinh đi dã ngoại, tham quan các địa điểm văn hóa của địa phương và ở những tỉnh thành khác. Mới đây nhất, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 1113/QĐ-BVHTTDL về việc tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nâng cao nghiệp vụ về công tác thuyết minh, giới thiệu, diễn giải và xây dựng chương trình giáo dục di sản văn hóa, truyền thống cho học sinh, sinh viên. Vào năm 2021, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Công văn số 3089 về đẩy mạnh công tác chuyển đổi số và xây dựng chương trình phối hợp với ngành giáo dục và đào tạo trong hoạt động bảo tàng. Riêng ở địa phương huyện Kbang từ khi đi học Đại học về bản thân luôn trăn trở làm sao để duy trì và bảo tồn văn hóa Tây Nguyên nói chung và văn hóa của đồng bào Bahnar nói riêng có sự kế thừa, phát huy và duy trì trong cuộc sống của cộng đồng, để làm được việc đó A Ngưi đã cố gắng tập hợp, huy động nghệ nhân cùng tham gia xây dựng với mình, rồi từ đó hình thành các đội nhóm; vấn đề khó khăn hơn là làm sao giữ lửa cho bà con để duy trì. Chính từ sự trăn trở đó bản thân đã cố gắng xây dựng homestay mục đích là hướng tới bảo tồn văn hóa của chính mình, ở đó tạo nên một không gian sống để có thể giới thiệu cho du khách thập phương về tham quan, học tập, trải nghiệm. Ngoài làm các gói dịch vụ phục vụ tour cho khách, bản thân còn xây dựng riêng chương trình để phục vụ cho các trường trên địa bàn huyện và các huyện lân cận về học tập, trải nghiệm; phục vụ cho các em từ mầm non đến các bạn học sinh, sinh viên Đại học. Sau những lần các bạn về trải nghiệm các hoạt động văn hóa tại Homestay như: Đan lát, tạc tượng, dệt vải, học đánh chiêng, múa xoang, nghe kể sử thi, học nấu ăn các món ăn truyền thống của đồng bào Bahnar, nhận thấy các em rất thích thú, hào hứng và tiếp cận hăng say nên năm 2018-2019 Homestay đã chủ động liên hệ với Trường THPT Nội Trú Đông Gia Lai để tổ chức chương trình đưa hoạt động cồng chiêng vào nhà trường; Từ năm 2020 đến nay hoạt động đó đã đi vào hoạt động, nhà trường sắp xếp nguồn kinh phí mua sắm bộ cồng chiêng, nhạc cụ dân tộc, lên lịch cho các em sinh hoạt 3 buổi trong tuần, bên Homestay chịu trách nhiệm cho nghệ nhân về chỉ dạy cho các em học đánh chiêng, chơi đàn tơ rưng, krông put, múa xoang. Ngoài học đánh chiêng, múa xoang bên Homestay còn thiết kế cho các em trải nghiệm các hoạt động khác, như học dệt vải, tách bông, kéo sợi, học chỉnh chiêng và thiết 132
  4. kế cho các em có những buổi giã ngoại thiết thực và hiệu quả. Sau bao nhiêu năm xây dựng và đồng hành cùng các trường và địa phương đến nay A Ngưi Homestay không chỉ là một điểm đến du lịch mà còn là nơi tái hiện lại những trải nghiệm văn hóa độc đáo của Tây Nguyên, khiến bất kỳ ai ghé thăm cũng phải trầm trồ và nhớ mãi. Một trong những hoạt động đặc sắc không thể bỏ qua khi đến với A Ngưi Homestay chính là việc tái hiện lại những buổi biểu diễn cồng chiêng truyền thống - bản sắc văn hóa đặc trưng của người dân Tây Nguyên. Những tiết mục cồng chiêng không chỉ là màn trình diễn nghệ thuật mà còn là cách để truyền đạt câu chuyện và tâm hồn của dân tộc thông qua từng nhịp đập, giai điệu.Không dừng lại ở đó, du khách còn có cơ hội được lắng nghe các nghệ nhân và già làng lâu năm kể chuyện sử thi, những câu chuyện được lưu truyền hàng thế hệ qua miệng lưỡi của người dân bản địa. Những buổi kể chuyện diễn ra trong không gian ấm cúng của homestay, giúp du khách không chỉ hiểu thêm về lịch sử, văn hóa mà còn cảm nhận được sự kính trọng và giữ gìn truyền thống của cộng đồng nơi đây..Qua những hoạt động mà bản thân đã làm thì bản thân tôi nhận thấy hầu hết ở các địa phương còn rất nhiều hạn chế, lúng túng và chưa quan tâm đúng mức. Chúng ta cần Truyền “lửa” đam mê cho học sinh. Hiện nay, việc giáo dục di sản văn hóa tại các trường học vẫn còn nhiều hạn chế. Như trong một bài báo khoa học mang tên “Di sản và vấn đề giáo dục di sản cho học sinh Trung học phổ thông” đăng trên Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ vào năm 2019, cho số liệu, 50% các trường vẫn dạy học về di sản văn hóa ở trên lớp, vì vậy các bài giảng vẫn chưa thật sự hấp dẫn. Còn các hình thức như trò chơi học tập, dạy học ngoài trời,... có khả năng phát huy tính độc lập, sáng tạo của học sinh thì ít được sử dụng. Bên cạnh, các phương tiện dạy học được sử dụng nhiều nhất là phim ảnh (50%); sách giáo khoa và số liệu thống kê (20%). Trong bài báo khoa học cũng chỉ ra, có không ít trường học đã thực hiện những mô hình và phương pháp tiếp cận di sản văn hóa mang lại hiệu quả giáo dục cao đối với học sinh. Học sinh rất phấn khởi và nhiệt tình tham gia vào các hoạt động trên lớp và trải nghiệm ngoài lớp học. Ở một số tỉnh miền núi, nhiều học sinh người dân tộc thiểu số, từ chỗ rất rụt rè, ít nói đã trở nên tự tin trong giao tiếp, trao đổi và trình bày ý kiến với bạn học, thầy cô giáo. Kết quả mà các trường thu được, chính là học sinh không chỉ có thêm vốn kiến thức về văn hóa, lịch sử, mà còn phát triển kỹ năng mềm, tăng cường khả năng sáng tạo. Lấy ví dụ, ở tỉnh Điện Biên, sau 10 năm thực hiện Đề án dạy tiếng dân tộc Thái, H’Mông cho học sinh tiểu học và THCS, toàn tỉnh có hàng chục nghìn học sinh bậc tiểu học, THCS được đọc thông viết thạo tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình. Như Trường tiểu học và THCS Sam Mứn (xã Sam Mứn, huyện Ðiện Biên) đã tổ chức cho 753 học sinh ở 40 lớp học tiếng dân tộc Thái. Qua việc học tiếng dân tộc Thái, H’Mông trong trường học giúp các em hiểu thêm về xã hội, tự nhiên, con người và phong tục tập quán dân tộc Thái, H’Mông trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam… Hằng năm, tỷ lệ học sinh tiểu học ở tỉnh Điện Biên hoàn thành chương trình môn học tiếng Thái đạt từ 98,6% đến 99,3%, tiếng H’Mông đạt từ 97,8% đến 99,2%; học sinh THCS hoàn thành chương trình môn học tiếng Thái đạt từ 98,8% trở lên, và tiếng H’Mông lên tới 99,3%. 133
  5. Việc đưa di sản văn hóa vào chương trình giáo dục, mục đích cuối cùng để thế hệ trẻ không lãng quên những nét đẹp văn hóa của dân tộc. Mỗi học sinh là nguồn lực để phát triển đất nước trong tương lai, vì vậy, các em phải vận dụng, sáng tạo và kết hợp các yếu tố truyền thống, hiện đại để tạo ra một nền văn hóa Việt Nam đa dạng, phù hợp với sự phát triển của thời đại. 3. Giải pháp phát triển bền vững văn hóa Tây Nguyên Là địa bàn chiến lược đặc biệt trọng yếu về kinh tế, chính trị, an ninh, quốc phòng và môi trường sinh thái của đất nước, sự ổn định và phát triển bền vững của Tây Nguyên do đó việc đưa Giáo dục văn hóa – nghệ thuật dân tộc vào trường học đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển, phát huy và bảo tồn chung. Bởi vậy, để phát triển bền vững cần tập trung thực hiện một số giải pháp sau: Một là, Nhà nước cần phải có chính sách về việc nhanh chóng phục hồi rừng; xử lý nghiêm các hành vi phá hoại rừng. Đây là cơ sở quan trọng cho việc ứng phó với biến đổi khí hậu cũng như góp phần ổn định xã hội, gìn giữ những giá trị văn hóa đặc sắc của đất và người Tây Nguyên. Hai là, cần có chính sách đặc thù để gắn giáo dục với văn hóa Tây Nguyên, nâng cao ý thức bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống cho thế hệ trẻ Tây Nguyên - những chủ nhân tương lai của vùng đất đỏ bazan. Đưa vào chương trình giáo dục phổ thông các vấn đề về văn hóa dân tộc; giải pháp về giáo dục được coi là tiên phong và là yếu tố then chốt, quyết định đến sự phát triển bền vững của Tây Nguyên. Ba là, xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa sự phát triển của tôn giáo và việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa của các tộc người ở Tây Nguyên vì tôn giáo và tâm linh là một nét đặc trưng, ảnh hưởng sâu sắc đến văn hóa Tây Nguyên. Hiện nay, sự phát triển ồ ạt của tôn giáo, tín ngưỡng như là một tín hiệu phức hợp. Chúng ta cần phải xem xét có chiều sâu tình hình xã hội, không thể thờ ơ hay quy kết giản đơn. Mặt khác cũng cần nhìn nhận, khuyến khích mặt tích cực của một số tôn giáo ở Tây Nguyên, hướng tới mục tiêu chung trong phát triển kinh tế - xã hội. Bốn là, có những cơ chế, chính sách đặc thù để phát triển du lịch văn hóa bản làng, du lịch sinh thái, đưa việc giữ gìn và phát triển bền vững văn hóa Tây Nguyên, nhất là văn hóa cồng chiêng vào trong cuộc sống, để các giá trị văn hóa đặc sắc, đa dạng được phát huy và vững bền. 134
  6. TÀI LIỆU KHAM KHẢO Phát triển du lịch,NXB Đà Nẵng, Năm 2016; Lễ hội Văn hóa & Du lịch Việt Nam, NXB Lao Động, Năm 2009; Già làng Tây Nguyên, NXB Văn hóa dân tộc, Năm 2007; Hệ thống nghệ thuật của sử thi Tây Nguyên, NXB ĐHQG Hà Nội, Năm 2010; Đến với Lịch sử Văn hóa Bắc Tây Nguyên, NXB Văn hóa dân tộc, Năm 2005; Trường ca, Sử thi trong môi trường Văn hóa dân gian Tây Nguyên, NXB Văn hóa dân tộc, Năm 2005; Văn hóa nghệ thuật các dân tộc thiểu số thời kỳ đổi mới, NXB Văn hóa dân tộc, Năm 2007; Nỗi buồn của thần chiêng, NXB Hội nhà văn, Năm 2010; Tạp chí Văn học nghệ thuật, Số 561, Năm 2024, Tạp chí Văn học nghệ thuật, số 492, Năm 2022, Pháp luật về Di sản Văn hóa, Bộ VH,TT&DL, Năm 2012; Sử thi Bahnar, Văn học dân gian Gia Lai, Năm 2005; Những ký ức không quên,NXB Đà Nẵng, Năm 2021. 135
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2