intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khởi nghiệp – 10 điều trường đại học không dạy bạn

Chia sẻ: Ngô Ý Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

127
lượt xem
38
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhiều bạn trẻ muốn khởi nghiệp ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường hay khi vừa mới tốt nghiệp. Có thể bạn sẽ phải chuẩn bị tinh thần đối mặt với những điều mà trường đại học không chuẩn bị cho bạn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khởi nghiệp – 10 điều trường đại học không dạy bạn

  1. Khởi nghiệp – 10 điều trường đại học không dạy bạn Nhiều bạn trẻ muốn khởi nghiệp ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường hay khi vừa mới tốt nghiệp. Có thể bạn sẽ phải chuẩn bị tinh thần đối mặt với những điều mà trường đại học không chuẩn bị cho bạn. 1. Không còn là cuộc sống của một sinh viên Mọi thứ sẽ không đơn giản như thời chỉ cắp sách đến trường, lo việc thi cử, những buổi tụ tập bạn bè hay dành dụm để mua sắm một thứ gì đó cho bản thân. Bạn tiêu tốn thời gian hay chi dùng càng nhiều thì bạn càng có ít vốn hơn để đầu tư vào doanh nghiệp của mình. Do đó, giảm thiểu thời gian, chi phí và hy sinh những thú vui cá nhân là điều cần phải làm, nhưng bù lại chặng đường khởi nghiệp sẽ mang lại nhiều niềm vui và những trải nghiệm đáng giá khác. 2. Không có câu trả lời đúng Các vấn đề bạn gặp trong trường học được thiết kế để có các câu trả lời đúng hoặc sai, nhưng khi khởi nghiệp bạn không thể biết được mình có đang quyết định đúng hay không cho đến khi doanh nghiệp của bạn “cất cánh” hoặc “sa lầy”. Dù có thể nhận được nhiều lời khuyên tốt từ các chuyên gia nhưng quyết định lại nằm ở chính bạn và điều bạn cần làm là tìm ra cách phát triển vững chắc dù không có một con đường “đầy hoa hồng” 3. Chủ động nắm bắt cơ hội Bạn đã từng là một sinh viên siêng năng, tích cực trả lời khi được đặt câu hỏi, luôn chăm chú nghe giảng và làm theo đúng hướng dẫn của giảng viên, nhưng những điều đó mang lại số điểm cao khi đi học nhưng sẽ không giúp cho startup của bạn thành công. Bạn cần thoát khỏi thế “bị động” như khi còn là một sinh viên và cố gắng nắm bắt tất cả các cơ hội. Đừng chỉ đáp ứng các kỳ vọng mà phải vượt hơn cả mức được mong đợi. 4. Mức trung bình không bao giờ đủ tốt Bạn có thể vượt qua một kỳ thi chỉ với số điểm trung bình nhưng nếu startup của bạn không đạt điểm xuất sắc thì bạn chắc chắn sẽ chết trong cuộc chiến cạnh tranh. Có rất nhiều ứng viên sáng giá trên con đường khởi nghiệp và chính bạn sẽ phải cạnh tranh với họ từ việc goi vốn, thu hút sự chú ý và khách hàng. 5. Lúc nào cũng là tuần thi cử Bạn còn nhớ những tuần sắp thi vật lộn với hàng đống bài vở, tài liệu chứ? Hãy chuẩn bị tinh thần để đối mặt với những vất vả trong suốt một thời gian dài tính bằng tháng,
  2. bằng năm chứ không phải chỉ là một vài tuần như trước nữa. Khởi nghiệp đồng nghĩa với việc ưu tiên cho giấc ngủ hơn là ra ngoài và vui chơi với bạn bè. Với doanh nhân, 24h/ngày chưa bao giờ là đủ. 6. Bằng cấp không phải thứ duy nhất chứng minh cho năng lực Bằng cấp có thể là thành tích chứng nhận cho quá trình học tập của bạn nhưng nó sẽ không phải là thứ mà các nhà đầu tư hay những người sẽ hợp tác cùng bạn quan tâm. Cái quan trọng là bạn có một ý tưởng xuất chúng và khả năng biến nó trở thành hiện thực. 7. Tự thân vận động Trong trường học, bạn luôn được nhắc rằng bạn có thể tìm đến các giảng viên của mình để nhận được sự hỗ trợ, thậm chí trong một số trường hợp họ có thể giúp bạn giải quyết một số vấn đề. Khi khởi nghiệp, bạn cũng có thể nhận được sự cố vấn đáng tin cậy nhưng trước những khó khăn, cản trở thì người chịu trách nhiệm cao nhất vẫn là chính bạn. 8. Tạm biệt bạn bè cũ Những người bạn cùng sở thích phim ảnh hoặc ăn uống sẽ mang đến cho bạn những giờ phút vui vẻ. Nhưng họ sẽ khó có thể hiểu bạn đang đối mặt với các thử thách gì khi lập nghiệp, hãy tìm đến những người giống như bạn và bạn có thể nhận lại được nhiều chia sẻ hữu ích. Cuộc sống xã hội của bạn cũng nên bao gồm các mối quan hệ có khả năng trở thành khách hàng và nguồn cung cấp tiềm năng. 9. Bạn chẳng thể trốn việc Khi còn đi học, đôi khi bạn có thể lười biếng một chút, nghỉ học một ngày hay trốn một buổi họp nhóm có thể không ảnh hưởng nhiều. Nhưng một khi khởi nghiệp, bạn phải luôn luôn ở trong chế độ làm việc và cam kết với nó mỗi ngày. 10. Thất bại cũng chẳng sao! Trong Hệ sinh thái khởi nghiệp, bên cạnh những khó khăn và sự khắc nghiệt của việc cạnh tranh thì thất bại lại được nhìn nhận một cách nhẹ nhàng hơn (thậm chí còn được xem như là một điểm cộng kinh nghiệm!). Thất bại lần này không đồng nghĩa với việc bạn sẽ thất bại trong ý tưởng tiếp theo. Hãy tiếp tục làm việc hết sức mình, sửa đổi mô hình kinh doanh hay bắt đầu một sản phẩm mới và một lúc nào đó bạn sẽ xây dựng được một doanh nghiệp khiến bạn tự hào.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2