intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Không nên bắt trẻ ăn kiêng khi mắc đái tháo đường

Chia sẻ: Big Big | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

100
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khác với đái tháo đường (ĐTĐ) type 2 thường gặp ở người đã trưởng thành, số bệnh nhân mắc ĐTĐ type 1 chủ yếu là trẻ nhỏ. Triệu chứng dễ bị bỏ qua Ở ĐTĐ type 1, bệnh nhân không thể chữa khỏi mà phải áp dùng liệu pháp điều trị bằng insulin thay thế suốt đời. Nguyên nhân gây ĐTĐ type 1 là viêm tuyến tụy nội tiết bẩm sinh, tế bào sản xuất insulin không còn chức năng hoạt động, chính vì vậy, bệnh nhân phải tiêm insulin thay cho lượng insulin không được sản xuất. ĐTĐ type 1 chủ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Không nên bắt trẻ ăn kiêng khi mắc đái tháo đường

  1. Không nên bắt trẻ ăn kiêng khi mắc đái tháo đường Khác với đái tháo đường (ĐTĐ) type 2 thường gặp ở người đã trưởng thành, số bệnh nhân mắc ĐTĐ type 1 chủ yếu là trẻ nhỏ. Triệu chứng dễ bị bỏ qua
  2. Ở ĐTĐ type 1, bệnh nhân không thể chữa khỏi mà phải áp dùng liệu pháp điều trị bằng insulin thay thế suốt đời. Nguyên nhân gây ĐTĐ type 1 là viêm tuyến tụy nội tiết bẩm sinh, tế bào sản xuất insulin không còn chức năng hoạt động, chính vì vậy, bệnh nhân phải tiêm insulin thay cho lượng insulin không được sản xuất. ĐTĐ type 1 chủ yếu gặp ở trẻ nhỏ Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Hoàn, trưởng khoa Nội tiết - Chuyển hóa - Di truyền Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết: Bệnh nhân mắc ĐTĐ type 1 thường có
  3. độ tuổi trong thời gian tuổi dậy thì, từ 12 tuổi trở lên. Có khoảng 8 - 10% bệnh nhân ở độ tuổi dưới 1 tuổi. Các triệu chứng thường biểu hiện ở bệnh nhân mắc ĐTĐ type 1 gồm có đái nhiều ( kể cả ban đêm), uống nhiều, ăn nhiều trong vài tuần hoặc vài tháng. Trẻ có thể bị đái dầm, gầy sút, mệt mỏi, giảm tập trung khi học hoặc nhiễm trùng da tái diễn... Trong trường hợp phát hiện muộn, thị lực của trẻ có thể giảm. Bác sĩ Hoàn cũng lưu ý, nhiều bệnh nhân phát hiện bệnh muộn do các bậc cha mẹ không biết triệu chứng bệnh, dễ bỏ qua hay nhầm lẫn với các chứng bệnh khác. Chỉ khi da trẻ bị nhiễm trùng mới đưa tới bệnh viện khám.
  4. Nên chia nhỏ bữa ăn Để điều trị ĐTĐ type 1, bệnh nhân phải dùng liệu pháp insulin thay thế, tiêm insulin ngay trước khi ăn. Nếu không tiêm insulin đầy đủ, bệnh có thể gây các biến chứng như bệnh võng mạc mắt, bệnh thận trong ĐTĐ... Vào những bữa trẻ ăn nhiều hơn, như trong những ngày lễ, Tết, cần tiêm cho trẻ nhiều insulin hơn. Thạc sĩ, bác sĩ Hoàng Thị Mai Dung, khoa Dinh dưỡng tiết chế, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết: “Vào những bữa trẻ ăn nhiều hơn, cần tiêm insulin nhiều hơn. Nhưng không nên bắt trẻ ăn kiêng”. Vì trẻ đang trong giai đoạn phát triển, nếu ăn kiêng, cơ thể sẽ không phát triển đầy đủ hay đảm bảo năng lượng. Trong bữa ăn cho trẻ mắc ĐTĐ type 1 vẫn phải cân đối giữa các chất dinh dưỡng như đường, đạm, chất béo,... Bác sĩ Dung cũng đưa ra lời khuyên, nên chia nhỏ bữa ăn cho trẻ, sử dụng đường ăn kiêng, tuy nhiên thỉnh thoảng vẫn nên dùng đường thông thường (đường đơn) vì đường có tác dụng thải độc. Trẻ có thể ăn hoa quả, uống nước ép trái cây nhưng nên sử dụng xa bữa ăn. Không nên cho trẻ kiêng ăn mỡ tuyệt đối, chỉ cho trẻ ăn hạn chế vì mỡ giúp hòa tan các vitamin.
  5. Nếu trẻ thích ăn bánh kẹo, có thể sử dụng các loại bánh kẹo dành riêng cho bệnh nhân tiểu đường. Ngoài ra, có thể sử dụng một số loại thực phẩm có tác dụng như insulin tự nhiên như nước mướp đắng, nước dứa, uống sau bữa ăn. Khi chế biến thức ăn cho trẻ có thể nấu cháo cà rốt, bí xanh nấu với đậu trắng...
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2