intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khu công nghiệp tỉnh Long An một số kết quả và kinh nghiệm

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

11
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Năm 2016, chỉ số PCI của tỉnh được xếp 9/63 tỉnh, thành phố, xếp thứ 2/13 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Dự kiến giai đoạn 2015-2020, nếu diện tích các KCN trong tỉnh được lấp đầy thì cần khoảng trên 400 ngàn lao động, kim ngạch xuất khẩu và GDP tiếp tục tăng, góp phần phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh trong thời gian tới. Vì vậy, nhìn lại kết quả và kinh nghiệm của Long An trong phát triển khu công nghiệp không chỉ cần thiết cho Long An mà còn góp phần cùng đất nước trong việc phát triển khu kinh tế.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khu công nghiệp tỉnh Long An một số kết quả và kinh nghiệm

  1. NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH LONG AN MỘT SỐ KẾT QUẢ VÀ KINH NGHIỆM  TS. BÙI VĂN SƠM (*) Năm 1997, hai khu công nghiệp đầu tiên của tỉnh Long An được Chính phủ phê duyệt là khu công nghiệp Đức Hòa 1 và Đức Hòa 2 (nay là khu công nghiệp Xuyên Á) với qui mô 470ha. Sau 20 năm phát triển khu công nghiệp (KCN), khu vực kinh tế này đã giúp Long An duy trì và phát triển GDP trên 12%/năm – gần gấp đôi so với mức tăng trưởng kinh tế trung bình của cả nước, đưa Long An từ tỉnh thuần nông sang tỉnh phát triển theo hướng công nghiệp. Hiện nay, tỉnh Long An có 28 KCN và 28 cụm công nghiệp (CCN); trong đó, có 16 KCN và 9 CCN đang hoạt động, thu hút trên 1.000 dự án đầu tư trong và ngoài nước với tổng vốn đầu tư nước ngoài hơn 5 tỷ USD. Năm 2016, chỉ số PCI của tỉnh được xếp 9/63 tỉnh, thành phố, xếp thứ 2/13 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Dự kiến giai đoạn 2015-2020, nếu diện tích các KCN trong tỉnh được lấp đầy thì cần khoảng trên 400 ngàn lao động, kim ngạch xuất khẩu và GDP tiếp tục tăng, góp phần phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh trong thời gian tới. Vì vậy, nhìn lại kết quả và kinh nghiệm của Long An trong phát triển khu công nghiệp không chỉ cần thiết cho Long An mà còn góp phần cùng đất nước trong việc phát triển khu kinh tế. :K ,… SUMMARY In 1997, the first two industrial zones of Long An province approved by the government were Duc Hoa 1 and Duc Hoa 2 Industrial zones (now Trans-Asia Industrial one) with the area of 470 ha. After 20 years of development of the industrial zone, this economic sector has helped Long An sustain and develop GDP over 12%/year - almost double the average economic growth of the whole country, changing Long An province from purely agricultural one to industrial development. At present, Long An province has 28 industrial zones and 28 industrial clusters; of which, there are 16 IZs and 9 ICs operating, attracting more than 1,000 domestic and foreign investment projects with a total foreign investment capital of more than US $ 5 billion. In 2016, the PCI of the province ranked 9/63 provinces, cities, ranked 2/13 in the Mekong Delta. It is expected that in the period 2015-2020, if the area of industrial zones in the province is filled, it needs about 400 thousand laborers, export turnover and GDP continue to increase, contributing to the socio-economic development of the province in the coming time. Therefore, looking back at the results and experience of Long An in industrial zone development is not only necessary for Long An but also contributes to the country in the development of economic zones. Key words: Industrial zones, experience, results, ... 1. Một số nét về tình hình tỉnh Long An Long An nằm cạnh TP Hồ Chí Minh – một trung tâm kinh tế năng động nhất Việt Nam. Từ trung tâm của tỉnh, thành phố Tân An đến TP Hồ Chí Minh chỉ 50km. Các KCN, CCN tỉnh Long An đều thuận lợi về đường bộ cũng như đường sông để đi đến TP Hồ Chí Minh. Tỉnh Long An có vị trí giao thông thuận lợi, dễ dàng giao thương với các tỉnh thành phía Nam nhờ tiếp giáp với TP Hồ Chí Minh, có đường biên giới quốc gia với Campuchia 133km; khu kinh tế cửa khẩu gần 14.000ha, gồm cửa khẩu quốc tế Bình Hiệp và Long Khốt; có điều kiện thuận lợi phát triển nhiều mô hình nông nghiệp mang lại giá trị gia tăng cao. Hiện tỉnh Long An đã không ngừng cải thiện (*) TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 19
  2. NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI môi trường đầu tư, đẩy mạnh công nghiệp hóa gắn với khai thác có hiệu quả các lợi thế thông qua việc cụ thể hóa trong từng chủ trương chỉ đạo. Với vị trí dễ dàng tiếp cận với các cơ sở hạ tầng kỹ thuật, xã hội, nguồn lao động, dịch vụ phát triển và thị trường tiêu thụ rộng lớn của TP Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện cho Long An có nhiều lợi thế so sánh để phát triển KCN. Lợi thế này càng được kích thích khi tỉnh Long An gia nhập vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Ngoài những yếu tố khách quan nêu trên, tỉnh Long An đã chủ động thực hiện những việc để tạo tiền đề cho việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và thu hút đầu tư, phát triển CCN của tỉnh. Năm 2012, Long An đã thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt. Từ quy hoạch tổng thể đã định hướng phát triển KCN, CCN trên địa bàn tỉnh Long An, Long An đã quy hoạch và đang thực hiện một cảng biển có khả năng tiếp nhận tàu 70.000 tấn. Đây cũng là một yếu tố thu hút các nhà đầu tư, các doanh nghiệp quan tâm đến Long An trong thời gian qua. Theo các chuyên gia kinh tế, Long An đứng đầu các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long trong thu hút vốn đầu tư, đặc biệt là thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Khu vực kinh tế này đã giúp Long An duy trì và phát triển GDP trên 12%/năm – gần gấp đôi so với mức tăng trưởng kinh tế trung bình của cả nước, đưa Long An từ tỉnh thuần nông sang tỉnh phát triển theo hướng công nghiệp; môi trường đầu tư của tỉnh Long An được quan tâm cải thiện để thu hút các nhà đầu tư. 2. Những kết quả đạt được Năm 1997, hai KCN đầu tiên của tỉnh Long An được Chính phủ phê duyệt là KCN Đức Hòa 1 và Đức Hòa 2 (Nay là KCN Xuyên Á) với quy mô 470ha. Từ năm 2000, các nhà đầu tư kinh doanh hạ tầng đã hướng về Long An. Đến cuối năm 2015, có 30 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào KCN Long An, chiếm 64% tổng vốn đầu tư sản xuất kinh doanh vào các KCN trong tỉnh. Vào thời điểm nêu trên, các quốc gia và vùng lãnh thổ đứng đầu về tổng vốn đầu tư là: Vương quốc Anh, Nhật Bản, Đài Loan, Singapore, Hoa Kỳ. Các quốc gia, vùng lãnh thổ có nhiều dự án là: Nhật Bản 57 dự án, Đài Loan 51 dự án… Năm 2015, các KCN ở Long An đã thu hút 157 dự án với 89 dự án có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) với tổng vốn hơn 518 triệu USD, tăng 18,67% về dự án và tăng 51% về vốn so với năm 2014. Ngoài ra, còn có 68 dự án đầu tư trong nước (DDI) với 11.000 tỷ đồng, tăng 6,25% về dự án và tăng 25,9% về vốn so với năm 2014. Luỹ kế từ khi có KCN cho đến nay, các KCN thu hút được 1.262 dự án (539 FDI và 723 DDI) với vốn đầu tư (đầu tư mới và tăng vốn) đạt 3.274 USD và 61.604 tỉ đồng. Có 351 dự án thuê nhà xưởng với tổng diện tích nhà xưởng 1.151.224m2. Tính đến nay, tỷ lệ lấp đầy các KCN là 68,47%. Ngoài ra, Khu kinh tế cửa khẩu có 01 dự án FDI có vốn đầu tư 65 triệu USD với diện tích 16,9ha (nằm trong KCN của Khu kinh tế). Về đầu tư hạ tầng kỹ thuật, đến đầu năm 2016 đã có 39 nhà đầu tư trong và ngoài nước đã đầu tư xây dựng kinh doanh hạ tầng tại 28 KCN với tổng diện tích hơn 10.000ha. Trong đó, 24 KCN đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận đầu tư với diện tích 8.247ha; 16 KCN đi vào hoạt động, tỷ lệ lấp đầy đạt 57%, tăng 7,09 % so với năm 2015. Qui mô vốn đầu tư trung bình cho một dự án FDI đạt 2,7 triệu USD và bình quân vốn đầu tư trên 1ha đất 1,4 triệu USD. Bình quân một dự án đầu tư vào các KCN tại tỉnh Long An cần 206 lao động trực tiếp, 1ha đất công nghiệp tại KCN cho thuê đã thu hút được trên 55 lao động trực tiếp. Ngoài ra, còn lao động TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 20
  3. NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI gián tiếp làm trong các lãnh vực xây dựng, cung ứng vật liệu và dịch vụ… đã góp phần chuyển đổi cơ cấu lao động theo hướng phi nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Long An. Ngoài ra, việc hình thành và phát triển các KCN cũng được tỉnh Long An xem là hạt nhân và động lực phát triển kinh tế - xã hội. Có thể thấy mỗi năm, giá trị xuất khẩu thuộc các KCN, CCN tỉnh Long An chiếm hơn 50% với con số hơn 4 tỷ USD tổng giá trị xuất khẩu của tỉnh mỗi năm. Song song với phát triển các KCN Long An luôn gắn phát triển công nghiệp theo quy hoạch với bảo vệ môi trường, hướng tới phát triển nhanh và bền vững. Nhờ sản xuất tập trung, tất cả các KCB, CCN ở Long An có điều kiện thuận lợi hơn trong việc kiểm soát, xử lý chất thải và bảo vệ môi trường. Tất cả các dự án trước khi được cấp phép xây dựng đều phải hoàn thành các quy định về báo cáo đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường… Đến nay, tỷ lệ KCN đi vào hoạt động có nhà máy xử lý nước thải tập trung chiếm 69%, tỷ lệ thu gom chất thải rắn công nghiệp đạt 90%, tỷ lệ phân loại rác tại nguồn của các doanh nghiệp trong KCN đạt 70%. Việc quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn 2030 và định hướng bảo vệ môi trường, hướng tới phát triển bền vững của tỉnh Long An đã góp phần thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào các KCN, CCN của tỉnh. 3. Một số bài học kinh nghiệm 3.1 Quy hoạch, lựa chọn vị trí xây dựng khu công nghiệp Hầu hết KCN ở Long An đều gần các đầu mối giao thông như sân bay, bến cảng, thuận tiện cho việc vận chuyển nguyên, nhiên, vật liệu và hàng hóa thành phẩm; không xây dựng KCN ở nơi khu kinh tế quá kém phát triển, kết cấu hạ tầng yếu kém vì những khu vực này xây dựng kết cấu hạ tầng quá tốn kém, mất nhiều thời gian. Mặt khác, khu vực xây dựng KCN phải được cung cấp điện, nước ổn định; nếu KCN gần vùng nguyên liệu thì sẽ được nhiều nhà đầu tư quan tâm. Một số doanh nghiệp lại quan tâm những KCN gần khu dân cư vì họ sẽ tuyển lao động dễ dàng hơn, công nhân đỡ tốn chi phí đi lại, nhà doanh nghiệp cũng yên tâm về việc ăn ở của công nhân. 3.2 Thời điểm xây dựng khu công nghiệp và cơ chế chính sách Việc chọn thời điểm để chủ trương phát triển KCN ở từng địa phương, từng khu vực rất quan trọng. Ở Long An, sau khi làm thí điểm hai KCN Đức Hòa 1 và Đức Hòa 2 (KCN Xuyên Á). Đến năm 2000, Long An đẩy mạnh phát triển KCN là hợp lý, tỉnh Long An còn có cơ chế linh hoạt đảm bảo lợi ích cho người bị thu hồi đất, quy định rõ trách nhiệm của chính quyền và các ngành từ tỉnh đến huyện, xã trong việc bồi thường, giải phóng mặt bằng và giao đất cho nhà đầu tư. 3.3 Phát triển khu công nghiệp phải gắn với sự phát triển các khu dân cư Sự phát triển của KCN phụ thuộc vào nhiều yếu tố như việc xây dựng đường giao thông, hệ thống cung cấp điện, nước, hệ thống thoát nước… nhưng sức hấp dẫn của một KCN là phải gắn nó với khu dân cư. Trong đó, ngoài khu tái định cư còn phải có khu nhà ở cho công nhân, nhà trẻ, trường học, chợ… để đảm bảo đời sống, sinh hoạt hàng ngày của công nhân và gia đình họ. Nếu thiếu những hạng mục tối thiểu này các doanh nghiệp trong KCN sẽ khó khăn hơn trong việc tuyển dụng công nhân hoặc phải tốn thêm chi phí đưa rước công nhân. Vì vậy, KCN gắn liền với khu dân cư cũng là một yếu tố thu hút các nhà doanh nghiệp vào các KCN để sản xuất. Từ những kết quả đạt được nêu trên, có thể chỉ ra mô hình KCN tiêu biểu ở Long An là KCN Long Hậu. KCN này được thành lập năm 2006, chỉ cách cụm Tân Cảng – Hiệp Phước, cảng SPCT 3km, cách cảng Cát Lái 25km, cách khu đô thị Phú Mỹ Hưng 12km và cách trung tâm TP Hồ Chí Minh 19km. Không chỉ sở hữu vị trí thuận lợi, hạ tầng hoàn chỉnh và các dịch vụ tiện ích, KCN Long Hậu còn được biết đến là “KCN xanh” vì sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Ở TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 21
  4. NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI đây, công tác bảo vệ và xây dựng môi trường được đặt lên hàng đầu. KCN Long Hậu được nhận cúp vàng “Vì sự nghiệp bảo vệ môi trường công nghiệp” vào năm 2009 và được chứng nhận “Chỉ số tín nhiệm xanh- Trusted Green 2016”. Công ty TNHH MTV Koganei Việt Nam – Nhà đầu tư vào KCN Long Hậu đã đầu tư xây dựng khu lưu trú cho các công nhân và chuyên gia tại “Chung cư Long Hậu xanh”. Chung cư tọa lạc ngay trong KCN với đầy đủ các tiện ích như siêu thị, ngân hàng, phòng khám chuyên khoa, sân chơi thể thao, khu vui chơi thiếu nhi, trường mầm non… mang đến cuộc sống ổn định cho người lao động, tạo điều kiện cho công nhân và các chuyên gia gắn bó lâu dài với doanh nghiệp. Nhờ đó, KCN Long Hậu đã trở thành đối tác bền vững của các doanh nghiệp, cung cấp cho các nhà đầu tư lợi ích toàn diện: tiết kiệm thời gian, tiết kiệm chi phí và phát triển bền vững. Đến đầu năm 2016, đã có 150 nhà đầu tư vào vào KCN Long Hậu với tổng vốn 7.643 tỷ đồng. Trong đó, 40% là các nhà đầu tư nước ngoài như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ… Theo đánh giá của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Long An vào cuối năm 2016, Long An đã có những thành tựu kinh tế - xã hội đáng kể trong 5 năm qua. Cụ thể, năng lực cạnh tranh và môi trường đầu tư của tỉnh luôn được cải thiện nhằm tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn (chỉ số PCI của tỉnh Long An xếp thứ 9/63 tỉnh, thành phố; xếp thứ 2/13 tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long, sau tỉnh Đồng Tháp). Thủ tướng cho rằng, hiếm nơi nào trên cả nước có vị trí kinh tế chiến lược như tỉnh Long An. Chính vì vậy, thời gian qua tỉnh đang thực hiện nhiều giải pháp phát triển KCN, CCN theo hướng xanh, thân thiện với môi trường và bền vững. Đây là tiền đề giúp Long An chuyển đổi cơ cấu kinh tế, từ một tỉnh chủ yếu sản xuất nông nghiệp sang hướng công nghiệp hóa, nâng giá trị sản xuất chiếm tỷ trọng cao trong nền kinh tế địa phương. Trong thời gian tới, để tiếp tục thu hút đầu tư, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Long An phối hợp các sở, ngành có liên quan tiếp tục cung cấp thông tin về đầu tư và giới thiệu môi trường đầu tư vào các KCN trên địa bàn tỉnh cho các tổ chức, hiệp hội, lãnh sự quán nước ngoài; tiếp tục duy trì phương pháp hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp thông qua việc cung cấp thông tin trên website, đồng thời cung cấp thông tin nhanh chóng đến doanh nghiệp thông qua mailing-list. Ứng dụng này không những giúp Ban Quản lý tiết kiệm chi phí mà còn giúp việc truyền tải thông tin đến doanh nghiệp nhanh chóng, tăng sự hài lòng của doanh nghiệp. [1]. Báo Long An Online ngày 07/01/2016 và 19/4/2016. [2]. Website Khu kinh tế tỉnh Long An. [3]. Trang thông tin điện tử Khu công nghiệp Việt Nam ngày 04/10/2014. [4]. Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Long An “Tài liệu Hội nghị tổng kết 15 năm phát triển khu công nghiệp tỉnh Long An”. [5] Thời báo Kinh tế Sài gòn điện tử ngày 06/5/2016. [6]. “Thế giới và Việt Nam (điện tử) ngày 03/3/2017. [7]. Ủy ban nhân dân tỉnh Long An: Tài liệu Hội nghị xúc tiến đầu tư Long An tháng 10/2016. [8]. http://ktegdxh.net/ : 20/10/2017 g: 27/10/2017 TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 22
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2