intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khuyến khích sự tham gia của khu vực tư nhân vào phổ biến công nghệ, xây dựng liên kết chuỗi giá trị để cải thiện việc sản xuất sắn tại các nông hộ quy mô nhỏ ở Đông Nam Á: Trường hợp chuỗi giá trị cây sắn tại Sơn La

Chia sẻ: Angicungduoc2 Angicungduoc2 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

73
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sự bùng nổ của thị trường sắn toàn cầu trong thời gian gần đây đã tạo ra cơ hội sinh kế cho nhiều hộ nông dân quy mô nhỏ tại Đông Nam Á. Nghiên cứu đã đưa ra nhiều công nghệ có thể nâng cao năng suất và tính bền vững của những hộ trồng sắn này. Nhiều công nghệ đã được phát triển cùng với người nông dân qua phương pháp đánh giá có sự tham gia. Điều thách thức là làm sao phổ biến được những công nghệ này ra khỏi vùng ảnh hưởng của dự án. Mặc dù các chính sách của chính phủ ưu tiên phổ biến những công nghệ này, nhưng mức độ áp dụng vẫn còn thấp. Chúng tôi cho rằng, trong những bối cảnh cụ thể, các thành phần tư nhân tham gia trong chuỗi giá trị có được lợi ích khuyến khích đầu tư thúc đẩy sử dụng các giống cây trồng, chế độ phân bón phù hợp, kiểm soát sâu bệnh và các phương pháp sản xuất khác. Trong những hoàn cảnh khác, lợi ích khuyến khích sự tham gia của thành phần kinh tế tư nhân vẫn còn thấp vì vậy vẫn cần sự hỗ trợ từ khu vực nhà nước hoặc các tổ chức phi chính phủ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khuyến khích sự tham gia của khu vực tư nhân vào phổ biến công nghệ, xây dựng liên kết chuỗi giá trị để cải thiện việc sản xuất sắn tại các nông hộ quy mô nhỏ ở Đông Nam Á: Trường hợp chuỗi giá trị cây sắn tại Sơn La

  1. Chủ đề 1: Thị trường và thương mại khu vực Khuyến khích sự tham gia của khu vực tư nhân vào phổ biến công nghệ, xây dựng liên kết chuỗi giá trị để cải thiện việc sản xuất sắn tại các nông hộ quy mô nhỏ ở Đông Nam Á: Trường hợp chuỗi giá trị cây sắn tại Sơn La Dominic Smith1, Jonathan Newby2, Cù Thị Lệ Thủy3 và Rob Cramb1 Cơ quan 1 Trường Nông nghiệp và khoa học thực phẩm, Đại học Queensland, Brisbane, Qld 4072, Australia. . NÚI CƠ HỌI CHO PHÁT TRIỂN 2 Trung tâm Nông nghiệp Nhiệt đới Quốc tế (CIAT), Văn phòng Viên Chăn, CHDCND Lào 3 Trung tâm Nông nghiệp Nhiệt đới Quốc tế (CIAT), Văn phòng Hà Nội, Việt Nam. Tác giả đại diện d.smith1@uq.edu.au Từ khóa Phân tích chuỗi Giá trị, Chuyển giao công nghệ, Khu vực tư nhân, áp dụng công nghệ mới 79 Giới thiệu Sự bùng nổ của thị trường sắn toàn cầu trong thời gian gần đây đã tạo ra cơ hội sinh kế cho nhiều hộ nông dân quy mô nhỏ tại Đông Nam Á. Nghiên cứu đã đưa ra nhiều công nghệ có thể nâng cao năng suất và tính bền vững của những hộ trồng sắn này. Nhiều công nghệ đã được phát triển cùng với người nông dân qua phương pháp đánh giá có sự tham gia. Điều thách thức là làm sao phổ biến được những công nghệ này ra khỏi vùng ảnh hưởng của dự án. Mặc dù các chính sách của chính phủ ưu tiên phổ biến những công nghệ này, nhưng mức độ áp dụng vẫn còn thấp. Chúng tôi cho rằng, trong những bối cảnh cụ thể, các thành phần tư nhân tham gia trong chuỗi giá trị có được lợi ích khuyến khích đầu tư thúc đẩy sử dụng các giống cây trồng, chế độ phân bón phù hợp, kiểm soát sâu bệnh và các phương pháp sản xuất khác. Trong những hoàn cảnh khác, lợi ích khuyến khích sự tham gia của thành phần kinh tế tư nhân vẫn còn thấp vì vậy vẫn cần sự hỗ trợ từ khu vực nhà nước hoặc các tổ chức phi chính phủ. Chúng tôi trình bày một khung phân tích các cơ chế khuyến khích thành phần kinh tế tư nhân tham gia trong chuỗi giá trị đầu tư vào việc phổ biến
  2. Chủ đề 1: Thị trường và thương mại khu vực những công nghệ khác nhau và mở rộng khung này bao gồm cả các yếu tố ảnh hưởng tới việc áp dụng công nghệ của nông dân. Sau đó, chúng tôi thử nghiệm khung này thông qua phân tích chuỗi giá trị liên kết các hộ trồng sắn quy mô nhỏ tại tỉnh Sơn La với các nhà máy chế biến tinh bột sắn và các nhà sản xuất sắn lát khô. Phương pháp nghiên cứu Đã có nghiên cứu lớn về những yếu tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng công nghệ và tiến bộ trong nông nghiệp (Klerkx, van Mierlo và cộng sự 2012). HỘI THẢO VỀ PHÁT TRIỂN TÂY BẮC Khung sau đây được xây dựng dựa trên các tài liệu nghiên cứu này và khung ADOPT cho Hộ nông dân quy mô nhỏ (Brown 2016) nhằm phân tích các biện pháp khuyến khích các chủ thể tư nhân tham gia chuỗi giá trị đầu tư vào thúc đẩy các công nghệ khác nhau, có tính đến (1) đặc điểm công nghệ, (2) bản chất hệ thống sản xuất, và (3) đặc điểm của chuỗi giá trị, bao gồm khả năng của các bên kinh doanh nông nghiệp nhằm thu được lợi nhuận từ việc đầu tư vào phổ biến công nghệ. Mức độ tham gia tối đa của tác nhân chuỗi giá trị có công nghệ bị ảnh hưởng bởi các biến số chính và các biến số phụ ở hai góc bên phải (lợi thế 80 tương đối của công nghệ và lợi thế tương đối của bên tham gia chuỗi giá trị tham gia vào công nghệ). Qui mô phổ biến bị tác động bởi các biến số chính và phụ còn lại ở hai góc bên trái (đặc điểm dễ học hỏi của công nghệ và đặc điểm của chuỗi giá trị tác động vào khả năng phổ biến công nghệ). Khung phổ biến và tham gia
  3. Chủ đề 1: Thị trường và thương mại khu vực Khi công nghệ được phổ biến tới hộ nông dân quy mô nhỏ, việc ứng dụng công nghệ tối đa của nông dân phụ thuộc vào lợi thế tiềm ẩn tương đối của công nghệ và lợi thế tương đối của cộng đồng tham gia vào công nghệ. Thời điểm áp dụng tối đa phụ thuộc vào đặc điểm dễ học hỏi của công nghệ và nhóm dân số cụ thể tác động lên khả năng này. NÚI CƠ HỌI CHO PHÁT TRIỂN 81 Khung ứng dụng Chúng tôi thử nghiệm khung này vào phổ biến và ứng dụng tiềm năng một loạt công nghệ khác nhau thông qua chuỗi giá trị cây sắn tại Sơn La. Kết quả Các đặc điểm về tính dễ học có ảnh hưởng đến sự phổ biến và áp dụng tại Sơn La bao gồm thực tế là hệ thống khuyến nông của chính phủ không có định hướng cụ thể cho cây sắn, không có nhiều nhóm nông dân dẫn đầu, và mức độ hiểu biết về các vấn đề/can thiệp tiềm năng ở mức trung bình. Các đặc điểm thuận lợi tương đối được quan sát thấy tại Sơn La bao gồm: định hướng thị trường đang tăng lên, sản xuất qui mô nhỏ, bất lợi rủi ro cao và định hướng lợi ích cộng đồng ở mức trung bình.
  4. Chủ đề 1: Thị trường và thương mại khu vực Có hai loại công nghệ chính được ưu tiên áp dụng bởi các bên tham giat- rong chuỗi giá trị tại Sơn La: Giống mới Được nhân giống đặc biệt đáp ứng các đặc tính mong đợi bao gồm năng suất củ cao, củ có hàm lượng tinh bột cao, có khả năng chịu hạn, khả năng kháng sâu bệnh. Đối tác/đầu mối can thiệp giới thiệu giống sắn mới trong chuỗi giá trị sắn tại Sơn La có thể là Nhà máy chế biến tinh bột sắn Sơn La. HỘI THẢO VỀ PHÁT TRIỂN TÂY BẮC Quản lý phân bón Đối tác/đầu mối chính cho việc giới thiệu can thiệp xử lý phân bón có hiệu quả trong chuỗi giá trị sắn tại Sơn La có thể là những công ty sản xuất phân bón đang hoạt động tại Sơn La và mạng lưới các cửa hàng liên kết cung cấp vật tư nông nghiệp của họ. Thảo luận và kết luận Đặc điểm công nghệ của các giống mới cũng như đặc điểm cộng đồng tại Sơn La có nghĩa là tiềm năng áp dụng tối đa các giống mới của người nông dân tại Sơn La tương đối cao. 82 Nhà máy chế biến tinh bột có những lợi ích đáng kể để thúc đẩy ứng dụng các giống có năng suất cao hơn dẫn đến nguồn cung nguyên liệu thô nhiều hơn nhằm tăng hiệu quả sử dụng công suất chế biến. Tuy nhiên, họ thiếu sự kết nối chặt chẽ lâu dài thông qua chuỗi giá trị. Các thương lái lớn hơn cung cấp nguyên liệu cho nhà máy có kết nối chặt chẽ với người nông dân ở phía trên chuỗi giá trị nhưng lại có ít lợi ích khuyến khích họ thúc đẩy sử dụng giống mới có năng suất cao hơn. Những thương lái đơn lẻ thiếu khả năng loại trừ các thương lái khác thu lợi từ việc đầu tư của họ. Để tạo điều kiện cho sự tham gia của thương lái cũng như phổ biến rộng rãi giống cây trồng, các thương lái quy mô lớn hơn và các thương lái liên kết qui mô nhỏ ở cấp xã cần phải được khuyến khích tham gia. Những ưu đãi có thể bao gồm trợ giá bán cổ phần cho những thương lái lớn hơn và hỗ trợ các thương lái lớn và các thương lái ở cấp xã nhân giống để bán cho nông dân. Hỗ trợ kỹ thuật ban đầu có thể do dự án cung cấp, nhưng hỗ trợ tài chính trợ giá giống nên do nhà máy cung cấp. Vì nhà máy hiện là nhà chế biến lớn duy nhất ở tỉnh nên có mức độ độc quyền cao với lợi nhuận mà nhà máy tạo ra và chỉ phải cạnh tranh với thị trường sắn cắt lát khô.
  5. Chủ đề 1: Thị trường và thương mại khu vực Các công ty phân bón có lợi ích đáng kể nhằm thúc đẩy việc phổ biến rộng rãi và áp dụng phân bón do các hộ trồng sắn tại Sơn la đang sử dụng lượng phân bón tương đối ít và thiếu kiến thức về công thức và tỷ lệ phân bón phù hợp. Mối liên kết giữa các công ty phân bón với nông dân rất tốt do có hệ thống phân phối thông qua các cửa hàng vật tư nông nghiệp ở các địa phương. Các nhà máy sản xuất tinh bột sắn có ít lợi ích hơn trong việc hỗ trợ nông dân do lợi ích có thể thu được trong dài hạn và rủi ro khi nông dân sử dụng hỗ trợ vào các hoạt động không liên quan đến sắn. Trong khi lợi ích tham gia và phổ biến cao, thì khả năng sử dụng phân bón hiện còn thấp do hiện chưa có các công thức phân bón phù hợp với NÚI CƠ HỌI CHO PHÁT TRIỂN trồng sắn. Một trong những đầu tư trọng điểm vào tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng phân bón trong trồng sắn là cùng làm việc với các công ty phân bón để xây dựng công thức phù hợp dựa trên các kết quả khảo nghiệm. Tài liệu tham khảo 1. Brown, P. R., Nidumolu, U.B., Kuehne, G., Llewellyn, R., Mungai, O., Brown, B. và Ouzman, J. (2016). Xây dựng và phổ biến cho công chúng về chương trình ADOPT cho hộ nông dân quy mô nhỏ ở những nước đang phát triển. Chuỗi 83 đánh giá tác động ACIAR . A. C. f. I. A. Research. Canberra, Trung tâm Nghiên cứu nông nghiệp quốc tế Australia 2. Klerkx, L.và cộng sự (2012). Tiến bộ của các phương pháp luận hệ thống nhằm đổi mới nông nghiệp: ý tưởng, phân tích và can thiệp. Khảo sát hệ thống trang trại 457 trong thế kỷ 21: Động năng mới. D. G. I. Darnhofer, và B. Dedieu: 457-483.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1