YOMEDIA
ADSENSE
Kĩ năng viết bài biện hộ trong phiên tòa giả định
24
lượt xem 4
download
lượt xem 4
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Bài viết này sẽ phân tích vai trò của phiên tòa giả định cũng như đưa ra các kinh nghiệm, kỹ năng trong quá trình viết bài biện hộ tại phiên tòa. Từ đó, góp phần nâng cao kĩ năng viết bài biện hộ cho sinh viên ngành luật trong phiên tòa giả định nói riêng, hoạt động nghề nghiệp trong thực tiễn nói chung.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Kĩ năng viết bài biện hộ trong phiên tòa giả định
- KĨ NĂNG VIẾT BÀI BIỆN HỘ TRONG PHIÊN TÒA GIẢ ĐỊNH Lê Thị Lụa TÓM TẮT Phiên tòa giả định là một phương pháp tiếp cận mới trong giảng dạy và đào tạo nhân lực ngành Luật, hiện đang được nhiều cơ sở giáo dục, đào tạo nghiên cứu và được áp dụng khá phổ biến. Phương pháp tiếp cận này có vai trò khá quan trọng trong việc phát triển các kỹ năng pháp lý cần thiết cũng như cung cấp nguồn kiến thức pháp lý quan trọng cho sinh viên ngành luật. Bài báo này sẽ phân tích vai trò của phiên tòa giả định cũng như đưa ra các kinh nghiệm, kỹ năng trong quá trình viết bài biện hộ tại phiên tòa. Từ đó, góp phần nâng cao kĩ năng viết bài biện hộ cho sinh viên ngành luật trong phiên tòa giả định nói riêng, hoạt động nghề nghiệp trong thực tiễn nói chung. Từ khóa: Phiên tòa giả định, kỹ năng viết, bài biện hộ, kĩ năng nghề. 1. Đặt vấn đề Trong những năm gần đây, hoạt động “phiên tòa giả định” tại Việt Nam đang dần trở nên phổ biến, thu hút sự quan tâm của nhiều sinh viên luật. Đây là phương thức giáo dục đào tạo tiên tiến, đã được nhiều trường đại học trên thế giới áp dụng. Thông qua hoạt động này, sinh viên không những được rèn luyện ở kiến thức pháp lý mà còn thành thục sâu ở kỹ năng hành nghề luật, từ kỹ năng phân tích bản án, viết bài biện hộ đến kỹ năng tranh tụng tại phiên tòa. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn khá ít tài liệu viết về hoạt động này hay cách thức, kinh nghiệm để rèn luyện những kĩ năng ấy. Đặc biệt, các tài liệu về kĩ năng viết bài tranh luận cho sinh viên ngành luật trong phiên tòa còn khá ít, trong khi đây là kĩ năng hết sức quan trọng và cần thiết. Xuất phát từ đó, đề tài “Kỹ năng viết bài biện hộ trong phiên tòa giả định” được chọn làm đề tài nghiên cứu. Trong bài báo, tác giả đã trình bày tổng quan về phiên tòa giả định và đưa ra những kĩ năng trong quá trình viết bài biện hộ. Từ đó, góp phần nâng cao kĩ năng viết bài biện hộ cho sinh viên ngành luật trong phiên tòa giả định nói riêng, hoạt động nghề nghiệp trong thực tiễn nói chung. Sinh viên Khoa Luật Kinh Tế. Trường Đại học Luật, Đại học Huế. Email: Trucnhi345543@gmail.com 89
- 2. Giới thiệu tổng quan về phiên tòa giả định 2.1. Khái niệm “Phiên tòa giả định” là hoạt động trong đó các sinh viên luật đóng vai trò là luật sư các bên trong vụ án giả định để nghiên cứu, xây dựng các lập luận, viết bài biện hộ và trình bày các lập luận đó. Tính chất “giả định” thể hiện ở việc vụ án và phiên tòa không phải là thật nhưng quá trình tham gia giải quyết vụ án và trình tự, thủ tục diễn ra gần tương đồng với thực tế. Nội dung tranh luận của các bên tham gia trong phiên tòa giả định không hề được dàn dựng, sắp xếp trước mà phải chủ động xây dựng và bảo vệ các lập luận của mình. Đây cũng là điểm khác biệt của “phiên tòa giả định” so với hoạt động “diễn án”. Phiên tòa giả định có thể được tổ chức ở cấp độ trường đại học, quốc gia và quốc tế. Ở nhiều trường đại học trên thế giới, phiên tòa giả định trở thành một hình thức chính để đào tạo kĩ năng và là phương thức chủ yếu để đánh giá các sinh viên. 2.2. Vai trò của phiên tòa giả định Phiên tòa giả định đòi hỏi sinh viên phải tham gia vào một chuỗi hoạt động từ khi tiếp xúc vụ án, nghiên cứu xây dựng lập luận, viết bài biện hộ đến khi tranh tụng phiên toà. Đặc biệt, sinh viên thường được giao giải quyết những vụ việc trong lĩnh vực pháp lý mà họ chưa thông thạo hoặc những vụ việc phức tạp hơn nhiều những gì họ đã được học trên lớp43. Đây là cơ hội giúp sinh viên đào sâu các kiến thức luật thực định và vận dụng vào thực hành các kĩ năng nền tảng đã đề cập ở trên. Trước tiên, phiên tòa giả định buộc sinh viên phải là người “giải quyết vấn đề”. Đóng vai trò là luật sư bảo vệ cho một bên trong vụ án, sinh viên không thể chỉ đơn thuần đưa ra các phân tích, kết luận dựa trên quy định pháp luật mà phải tìm ra được một giải pháp theo hướng có lợi cho thân chủ của mình và hoạch định cách thức hướng tới giải pháp đó. Tiếp theo, sinh viên cần phải vận dụng kỹ năng phân tích và lập luận để tìm ra được vấn đề pháp lý mấu chốt, quy định pháp luật có liên quan, phân tích, đánh giá các quy định và xây dựng luận điểm. Quá trình này được hỗ trợ bằng kỹ năng nghiên cứu, tìm kiếm thông tin. Kết quả của quá trình tư duy ấy được thể hiện qua viết bài 43 Andrew Lynch (1996), Why do we moot? Exploring the role of mooting in legal education, 7 Legal Educ.Rev.67. 90
- biện hộ và cuối cùng là trình bày tại phiên tòa. Thông qua mô hình phiên tòa giả định, sinh viên đồng thời học được kĩ năng làm việc nhóm, giao tiếp với các cộng sự, tổ chức và quản lý công việc. Ngoài ra, khi được giao giải quyết vụ án một cách tự chủ với vai trò luật sư, các sinh viên đã vượt qua được tâm lý e ngại và có thể và bày tỏ chính kiến của mình một cách rõ ràng. 3. Bài biện hộ và một số yêu cầu 3.1. Khái niệm “Biện hộ” là từ được bắt nguồn từ tiếng La tinh, có nghĩa là “trao tiếng nói cho”. Ở Việt Nam, từ này để chỉ một hay nhiều hoạt động được thực hiện nhằm thay đổi tình trạng hiện tại, chưa tốt theo hướng có lợi44. Theo Hiệp hội Công tác xã hội (2000), biện hộ là hoạt động thúc đẩy và bảo vệ quyền con người, nhằm đem lại công bằng xã hội cho tất cả mọi người, đặc biệt là người yếu thế trong cộng đồng. Trong lĩnh vực pháp lý, biện hộ được xem là hoạt động nhằm mục đích thuyết phục trọng tài chấp nhận quan điểm của người biện hộ. Bài biện hộ được xem là một hình thức thể hiện cụ thể của hoạt động biện hộ, vì thế bài biện hộ có vai trò hết sức quan trọng đối với người biện hộ trong lĩnh vực pháp lý. Khi hình thành cấu trúc của bài biện hộ, người viết cần phải luôn bám sát mục tiêu và chú ý đến cách sắp xếp, thể hiện quan điểm, lý lẽ và dẫn chứng một cách hợp lý nhất. Phải tập trung làm nổi bật các quan điểm, thể hiện được sự chắc chắn của lập luận và đảm bảo thuyết phục cho người đọc ở mức cao nhất. Đây chính là điều mà bài biện hộ cần đạt được. 3.2. Một số yêu cầu đối với bài biện hộ Yêu cầu quan trọng nhất đối với bài biện hộ là tính thuyết phục45. Khi viết bài biện hộ, mục tiêu quan trọng nhất là để tác động đến người khác, nhằm làm cho người đó đưa ra quyết định phù hợp với mong muốn của người viết. Để làm được điều đó, trước hết người viết phải có quan điểm riêng, được hình thành dựa trên vị thế của chủ thể mà chúng ta đang bảo vệ và những cơ sở mà có thể bảo vệ lợi ích cho chủ thể đó. Vị thế của chủ thể đó có thể là nguyên đơn, bị đơn, người bị hại trong vụ án hình sự hoặc có thể là bên bị vi phạm trong quan hệ hợp đồng hay bên bị cho là vi phạm... 44 Kỹ năng biện hộ, Trung tâm nghiên cứu - Tư vấn CTXH&PTCĐ, Dự án “Nâng cao năng lực cho Nhân viên Xã hội Cơ sở ở Thành phố Hồ Chí Minh” 45 TS. Trần Thị Quang Hồng (2021), Kĩ năng viết cho người hành nghề luật. Nhà xuất bản Hồng Đức, tr109 91
- Cơ sở để bảo vệ lợi ích cho chủ thể là những tình tiết thực tế, chứng cứ có được về các tình tiết đó và các quy định pháp luật liên quan. Những yêu cầu trên cho thấy việc viết bài biện hộ khác rất nhiều so với viết một bản phân tích pháp lý. Bản phân tích pháp lý chủ yếu để nhận định, đánh giá tình hình trong khi bài biện hộ là một hành động cụ thể, trực tiếp tác động đến các chủ thể liên quan, đưa đến kết quả trực tiếp là đạt được hoặc không đạt được mục tiêu. 4. Một số kĩ năng viết bài biện hộ Bài biện hộ là phương tiện đấu tranh trực tiếp của luật sư và là nhân tố quyết định việc luật sư có đạt được lợi ích mà mình bảo vệ hay không. Vì vậy, bài biện hộ phải được viết hết sức thận trọng, tận dụng được tất cả những yếu tổ có thể mang lại lợi thế để thuyết phục. Ngoài những chú ý chung về cách soạn thảo văn bản, việc soạn thảo bài biện hộ cần lưu ý thêm về cách diễn đạt, sử dụng từ ngữ cùng như cách cấu trúc nội dung của bài biện hộ. 4.1. Phương pháp phân tích vấn đề pháp lý. Để có thể trình bày một cách chặt chẽ, logic, sinh viên có thể phân tích theo cấu trúc IRAC46. Cấu trúc IRAC được đặt tên từ chữ cái đầu của các từ ISSUE, RULE, APPLY và CONCLUSION. Cụ thể cấu trúc IRAC như sau47: I (ISSUE): Thứ nhất, Người viết cần nêu ra những vấn đề cụ thể của vụ việc theo những cụm câu hỏi liên quan đến việc lý giải những quy tắc pháp lý sẽ được giải quyết như thế nào người tranh tụng phải đưa ra vấn đề pháp lý cần được giải quyết. Cách được cho là hiệu quả nhất là đưa ra câu hoặc một đoạn chủ đề trong đó nêu ra vấn đề và câu trả lời ngắn về khả năng giải quyết vấn đề. R(RULE): Thứ hai, người tranh tụng phải xác định quy định pháp luật nào sẽ được áp dụng. ): Sau khi chỉ ra những vấn đề pháp lý của vụ việc, sinh viên phải nêu được những quy tắc pháp lý (các đạo luật, văn bản pháp luật, án lệ) được xác định sẽ áp dụng cho việc giải quyết các vấn đề (issue) đã được đặt ra. Các quy tắc phải có sự kết nối chặt chẽ với các tình tiết (facts) của vụ việc. Phần này cũng thường được đề cập đến với tên gọi là giải thích quy định. Tùy từng quy định cụ thể mà cân nhắc xem có cần thiết phải xem xét lại lịch sử hình thành quy định và ý tưởng chính sách làm 46 The Canadian Legal Research and Writing Guide (2018), Canadian Legal Information Institute 47 TS. Trần Thị Quang Hồng (2021), sđd, tr.109. 92
- nền tảng để đưa ra quy định đó hay không. Đối với các án lệ, cần phải rút ra được quy tắc ứng xử từ án lệ đó, tránh liệt kê vụ việc và cũng tránh những trích dẫn dài dòng từ nội dung án lệ. A (APPLY): Thứ ba, người tranh tụng phải áp dụng quy định vào các tình tiết của vụ việc. Trong phần này, người viết thể hiện khả năng thuyết phục của mình qua việc hướng người đọc kiểm chứng lại kết luận của người viết về vấn đề được nêu thông qua việc lý giải các quy định pháp luật đối với từng vấn đề. Các câu hỏi tại sao và như thế nào thường được áp dụng trong phần này. Công việc này đòi hỏi phải phân tích sâu hơn, cân nhắc các án lệ liên quan, phân biệt các vụ việc, đưa ra các ý kiến phản biện và cân nhắc cả chính sách của chính quyền tại thời điểm đó. C (CONCLUSION): Cuối cùng, người tranh tụng hãy đưa ra kết luận của mình về vấn đề được phân tích. Nếu bản phân tích bao gồm nhiều vấn đề thì cần phân tích và đưa ra kết luận cho từng vấn đề. Đây là cấu trúc lập luận được áp dụng khá phổ biến của các luật sư nổi tiếng, cũng như áp dụng trong quá trình dạy học của nhiều trường đại học trên thế giới. Việc đi theo cấu trúc trên giúp cho quá trình tranh tụng, lập luận diễn ra một cách mạch lạc, lý lẽ tranh biện chặt chẽ hơn. 4.2. Nắm vững tiêu chí đánh giá bài biện hộ Việc hiểu và nắm vững tiêu chí đánh giá bài biện hộ có ý nghĩa rất quan trọng. Bởi lẻ, thông qua đó người viết có một tiêu chuẩn phù hợp để xác định khung bài biện hộ cho phù hợp. Thông thường, một bài biện hộ được đánh giá dựa trên 5 tiêu chí: Thứ nhất, mức độ hiểu biết về quy định pháp luật và các dữ kiện của đề bài: Các sinh viên cần thể hiện được hiểu biết của mình về các nguyên tắc pháp lý, các quy định pháp luật được áp dụng trong vụ việc giả định được nêu trong đề bài. Đồng thời, sinh viên cần phải nghiên cứu, nắm rõ và vận dụng linh hoạt các dữ kiện của đề bài trong bài biện hộ. Thứ hai, khả năng phân tích và lập luận: Từ những quy định pháp luật và dữ kiện đề bài, các sinh viên cần trình bày các phân tích, lập luận của mình một cách chặt chẽ, chính xác, logic và thuyết phục. 93
- Thứ ba, mức độ và cách thức nghiên cứu, tìm tài liệu: Sinh viên phải trình bày rõ danh mục tài liệu tham khảo trong bài biện hộ của mình. Và thông thường giảng viên dựa trên danh mục tài liệu tham khảo này để đánh giá mức độ và phạm vi nghiên cứu của các sinh viên, cũng như tính chính xác của các tài liệu tham khảo. Thứ tư, bố cục của bài biện hộ: Đây là tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá kỹ năng của các sinh viên. Bài biện hộ cần được trình bày logic, chặt chẽ và rõ ràng. Cụ thể, giảng viên cần đánh giá: cách phân chia và sắp xếp các luận điểm, luận cứ, cách đặt tiêu đề cho từng đoạn, độ liên kết và logic giữa các đoạn. Thứ năm, cách sử dụng chú thích và văn phong: Trong bài biện hộ cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc về chú thích tài liệu. Do đó, phải chú thích đầy đủ các minh chứng là các văn bản pháp luật, án lệ hay những tình tiết thể hiện chứng cứ từ những trao đổi của các bên. Nếu trích nguyên văn thì phải để trong dấu ngoặc kép. Văn phong trong bài biện hộ phải trong sáng và đúng ngữ pháp, trình bày rõ ràng, mạch lạc, không có lỗi chính tả. Dùng đại từ cũng như dấu câu một cách thật chính xác và đặc biệt là không sử dụng văn nói trong bài biện hộ. 4.3. Những lưu ý để làm tăng khả năng tác động của bài biện hộ 4.3.1. Lưu ý trong trình bày chứng cứ và luận điểm pháp lý Thông thường, các chứng cứ hay tình tiết của vụ việc thường được trình bày trong phần Báo cáo về tình tiết của vụ việc (Statement of Fact) và phần Lập luận (Argument). Những chứng cứ được trình bày trong phần báo cáo sẽ được tiếp tục sử dụng trong phần lập luận để minh chứng cho các luận điểm pháp lý. Việc trình bày chứng cứ phải tuân thủ nguyên tắc đảm bảo tính trung thực, không được sai lệch với những gì đã xảy ra, dù là thiếu sót hay dư thừa. Để việc trình bày chứng cứ biện hộ có tính thuyết phục cao, sinh viên cần nắm vững những nguyên tắc sau: (i) Chứng cứ phải liên quan trực tiếp đến luận điểm cần giải thích, không có những chi tiết thừa, chi tiết không quan trọng, (ii) Chứng cứ phải thể hiện được quan điểm biện hộ của mình và có mối liên hệ chặt chẽ với nhau trong việc lý giải từng luận điểm pháp lý, (iii) Việc sử dụng từ ngữ phải sống động, tạo ấn tượng mạnh gây sự thu hút đối với người đọc nhưng không được thể hiện tính suy luận chủ quan của người viết. 4.3.2. Những lưu ý về diễn đạt Một bài biện hộ tốt là bài biện hộ dẫn dắt được người đọc vào những lập luận của mình một cách thuyết phục. Để tăng khả năng tác động của bài biện hộ, người viết cần lưu ý như sau: 94
- Thứ nhất, viện dẫn đầy đủ các căn cứ pháp lý48 trong bài biện hộ: Bất kì quyết định nào được đưa ra cũng đều phải dựa trên các quy định của pháp luật. Vì vậy, chúng ta luôn phải chú ý viện dẫn đầy đủ căn cứ pháp lý cần thiết để bảo đảm tính thuyết phục cho các lập luận của chúng ta và để người được thuyết phục có cơ sở ra các quyết định như mong muốn của chúng ta. Thứ hai, tránh viết, diễn đạt vấn đề dài dòng: Một bài biện hộ nên ngắn gọn và hướng đến các vấn đề chính, bài biện hộ sẽ giúp người đọc định hướng vấn đề một cách nhanh chóng và hiểu được tổ chức của bản biện hộ. Hệ thống các câu hỏi theo cụm vấn đề và lần lượt trả lời chúng để người đọc kết nối được các vấn đề. Thứ ba, khi đưa ra những lập luận phản biện, cần cân nhắc thật chính xác và tránh đưa ra những lập luận có sơ hở dẫn đến phía bên kia có thể chỉ ra, đẩy chúng ta vào tình huống bất lợi. Trong bài biện hộ, bất kỳ sơ hở nào trong lập luận của chúng ta cũng có thể trở thành vũ khí chống lại chúng ta. Thứ năm, tránh viết một bài biện hộ không rõ ràng: Bài biện hộ phải được trình bày ngắn gọn, rõ ràng và dễ đọc, thông tin được truyền tải trong bài phải rõ ràng, logic. Vì thế, trong quá trình viết bài biện hộ, cần sắp xếp các luận điểm một cách hợp lý, tuân theo một trình tự nhất định. 4.4. Một số lưu ý cho bài biện hộ được viết bằng tiếng Anh49 Hiện nay, phiên tòa giả định còn được mở rộng ra nhiều cuộc thi mang tầm quốc tế phải kể đến FDI (Luật Đầu tư Quốc tế), IHL (Luật Nhân đạo)... Do đó, việc bổ sung một số kĩ năng viết cho bài biện hộ bằng tiếng Anh là hết sức cần thiết. Về cơ bản, cấu trúc của bài biện hộ bằng tiếng Anh tương tự như bài biện hộ được trình bày ở trên. Tuy nhiên, trong bài biện hộ tiếng Anh sẽ có một số từ, câu, cấu trúc cơ bản ở một số phần nhất định. Cụ thể: Thứ nhất, đối với phần phát triển vấn đề (rassing issue) sẽ có 3 cách dẫn: “in +case name +facfs of case”; “Law........- Case name; “....... in the seminal/ leading/ landmark/ recent...”. Ví dụ: Với cách dẫn đầu tiên “in +case name +facfs of case”: “ In Page v. Smith, Mr. Page was involved in a car accident. Although he was 48 TS.Trần Thị Quang Hồng (2021), sđd, tr114. 49 Dựa trên tài liệu tự tổng hợp của quá trình tự nghiên cứu khi tìm hiểu về các cuộc thi phiên tòa giả đinh, viết memo của bản thân tại trang web, các kênh youtube nước ngoài. 95
- physically unhurt, the collision resultef in the recurrence of a psychiatric illness which had previously been in remission.” Thứ hai, đối với phần đệ trình (Application) có thể dùng các từ: “in this case...; on theser facts...; here..; Thus..; It follow that in these circumstances..; Therefore, in the present case...; Applying the law to the present facts/case...; With regard to the current situation...;”. Ví dụ: “Here, on the given facts, HPC did not warn users against using the hair dryer with hair products whch contain alcohol and consequently the hair dryer was rendered to be an unsafe product.” Thứ ba, đối với kết luận (Conclusion), nên dùng những động từ mạnh để khẳng định hoặc có thể sử dụng cấu trúc: “S+ is likely to +V ; It is likely that+S+V”. Ví dụ: “It summary, it is likely that a claim for breach of the implied term of merchantable quality under the Sale of Goods Ordinance will success.” 5. Kết luận Bài biện hộ là một công cụ chiến đấu thực sự của sinh viên trong phiên tòa giả định bởi văn bản này cần phải tác động đến các đối tượng nhất định để từ đó thuyết phục được họ ra quyết định phù hợp với mục tiêu mà chúng ta hướng tới. Vì thế, việc chuẩn bị đầy đủ các kĩ năng để viết bài biện hộ tốt là một yêu cầu rất cấp thiết. Từ những phân tích ở trên, có thể thấy rằng chương trình giảng dạy luật ở Việt Nam phải cần chú trọng đến việc đào tạo các kỹ năng thực tế bên cạnh việc dạy kiến thức luật định. Bởi đây là nhu cầu mà thị trường nhân lực đang đòi hỏi ở các nhân sự ngành luật. Các sinh viên cần được tạo cơ hội để học các kĩ năng cần thiết ngay từ khi ở bậc đại học để tránh được bước “hẫng” khi bắt đầu làm việc. Vì thế, việc mở rộng hoạt động nghiên cứu phiên tòa giả định đóng vai trò quan trọng để thực hiện mục tiêu này, góp phần cải thiện chất lượng đào tạo luật ở Việt Nam. 96
- TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Andrew Lynch (1996), Why do we moot? Exploring the role of mooting in legal education, 7 Legal Educ.Rev.67. 2. The Canadian Legal Research and Writing Guide (2018), Canadian Legal Information Institute. 3. Kĩ năng và kinh nghiệm viết bài biện hộ đăng vào 14/7/2017 by Iracuelin Ấn phẩm sưu tầm. Truy cập ngày 13/9/2021. 4. Kỹ năng biện hộ, Trung tâm nghiên cứu - Tư vấn Công tác xã hội & Phát triển cộng đồng, Dự án “Nâng cao năng lực cho Nhân viên Xã hội Cơ sở ở Thành phố Hồ Chí Minh”. 5. TS. Trần Thị Quang Hồng (2021), Kĩ năng viết cho người hành nghề luật. Nhà xuất bản Hồng Đức. 6. TS.Trần Việt Dũng, Nguyễn Chí Hằng Hải, (2014). Áp dụng mô hình phiên tòa giả định trong giảng dạy kiến thức và kĩ năng pháp lý cho sinh viên Luật. Link: tapchikhplvn.hcmulaw.edu.vn/module/xemchitietbaibao?oid=23b1f2e8-ac01-43cb- 964f-5278ddf062a4. Truy cập ngày 28/9/2021. 97
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn