Kiểm soát vốn theo cơ chế quản lý vốn tập trung tại ACB Việt Nam - Chi nhánh Nguyễn Văn Trỗi TP.HCM<br />
KIỂM SOÁT VỐN THEO CƠ CHẾ QUẢN LÝ VỐN TẬP TRUNG TẠI ACB VIỆT NAM - CHI NHÁNH NGUYỄN VĂN TRỖI TP. HCM.<br />
<br />
Bước vào kỷ nguyên mới của công nghệ và tri thức, với hành trang truyền thống 50 năm phát triển, ACB-Việt Nam tự tin hướng tới mục tiêu trở thành Tập đoàn Tài chính Ngân hàng với 4 trụ cột Ngân hàng - Bảo hiểm - Chứng khoán - Đầu tư Tài chính có uy tín trong nước, trong khu vực và thế giới. Để thực hiện mục tiêu chiến lược này, ACBViệt Nam đã chính thức triển khai Cơ chế quản lý vốn tập trung trong toàn hệ thống.<br />
<br />
Hiện nay, không chỉ có ACB-Việt Nam là ngân hàng (NH) duy nhất áp dụng Cơ chế quản lý này, nhưng là NHTM đầu tiên mạnh dạng thực hiện Cơ chế đổi mới hướng tới: “Thực hiện mục tiêu xây dựng ACB-Việt Nam trở thành một NH hợp nhất theo hướng NH đa năng, tập trung hóa hoạt động và quyền lực tại Hội sở chính (HSC), kiểm soát các sản phẩm, kế hoạch tài chính cho từng nhóm khách hàng thông qua các kênh phân phối (các chi nhánh). Chuyển đổi ACB-Việt Nam thành Tập đoàn tài chính – ngân hàng với quy mô lớn. Trong đó, sự thành công của Cơ chế Quản lý vốn tập trung (QLVTT) là bước chuyển đổi mang tính chiến lược, giữ vai trò quan trọng nhất”.[1]<br />
<br />
Khái niệm: Cơ chế QLVTT hay gọi là cơ chế FTP (Fund Transfer Pricing), là cơ chế quản lý vốn từ Trung tâm vốn đặt tại HSC. Các Chi nhánh (CN) trở thành các đơn vị kinh doanh, thực hiện mua bán vốn với HSC (thông qua Trung tâm vốn). HSC sẽ mua toàn bộ tài sản Nợ của CN và bán vốn để CN sử dụng cho tài sản Có. Từ đó, thu nhập/chi phí của từng CN được xác định thông qua chênh lệch mua bán vốn với HSC. Tập trung rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất về HSC.<br />
<br />
Nguyên tắc thực hiện Cơ chế QLVTT bao gồm những nội dung sau:<br />
<br />
- Quan hệ điều chuyển vốn nội bộ thông qua cơ chế “mua/bán” vốn. Công tác điều hành vốn nội bộ được chuyển từ cơ chế “vay/gửi” sang cơ chế “mua/bán” vốn. Cùng<br />
<br />
với sự chuyển đổi này thì toàn bộ rủi ro về vốn (rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất) sẽ được chuyển về HSC. Lãi suất hay giá của hoạt động “mua/bán” vốn (giá chuyển vốn FTP) trong từng thời điểm do HSC xác định và thông báo tới các CN.<br />
<br />
- QLVTT và thống nhất tại HSC. Xây dựng cả hệ thống là một bảng tổng kết tài sản thống nhất và duy nhất, đảm bảo kiểm soát thu nhập - chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh của NH, phát huy thế mạnh của từng đơn vị kinh doanh và tối đa hóa lợi nhuận.<br />
<br />
- Giá chuyển vốn. Đây là công cụ quan trọng trong công tác điều hành vốn tại HSC và là căn cứ để xác định hiệu quả hoạt động trong kỳ của mỗi CN. Hiệu quả hoạt động của CN sẽ được đánh giá chuẩn xác theo tiêu thức thống nhất trên cơ sở chênh lệch giữa lãi suất thực hiện với khách hàng và giá chuyển vốn nội bộ.<br />
<br />
- Chuyển rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất về HSC. Quản lý rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất được thực hiện thông qua các giới hạn, hạn mức và phân cấp, ủy quyền đến các bộ phận theo quy định của Tổng GĐ bằng các văn bản cụ thể. CN thực sự trở thành đơn vị kinh doanh, tìm kiếm lợi nhuận từ các dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Hình:HSC thực hiện điều hòa vốn giữa các CN thông qua cơ chế “mua/bán” vốn.<br />
<br />
Việc chuyển đổi sẽ cho phép ACB chuyển dần từ một hệ thống mang tính phân tán sang mô hình theo hướng tập trung hóa, nghĩa là cũng cố, thành lập một HSC vững mạnh, trực tiếp kinh doanh một số hoạt động chiến lược: kinh doanh tiền tệ, kinh doanh trên thị trường vốn, tín dụng, tài trợ thương mại, … Hiện nay, các NHTM nước ta vẫn thực hiện việc kiểm soát và sử dụng vốn theo từng CN, mối quan hệ giữa các CN trong cùng hệ thống NH chưa được năng động. Tình trạng này dẫn đến có những CN rất tốt về khả năng thanh khoản nhưng lại có những CN lâm vào tình trạng thâm hụt phải đi vay từ tổ chức khác với lãi suất cao. Cơ chế QLVTT khắc phục được tình trạng này trên cơ sở quản lý tập trung rủi ro và nguồn vốn. Tuy nhiên, một cơ chế mới luôn mang theo những khiếm khuyết cần chỉnh sửa. Vì vậy việc dùng những con số thực tế của từng CN mà cụ thể là kết quả hoạt động kinh doanh của ACB – CN Nguyễn Văn Trỗi qua các năm 2007-2008 làm cơ sở để xác định những mặc tích cực và hạn chế của việc áp dụng Cơ chế quản lý vốn tập trung là điều hết sức cần thiết. Biểu đồ: Huy động vốn và dư nợ tín dụng ACB – CN Nguyễn Văn Trỗi 2007 – 2008.<br />
<br />
Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp ACB-CNNVT [3] Nhận xét chung: Điểm khác biệt của ACB-CN NVT với những NH khác (không kể đến ACB-CN Hà Thành) là nghiệp vụ: NH lưu ký giám sát và NH thanh toán bù trừ tiền chứng khoán. Do đó, trong bối cảnh kinh tế khó khăn, thị trường chứng khoán bị trượt dốc đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của CN, đặc biệt là sự giảm sút của nguồn tiền gởi (nguồn huy động vốn của CN chủ yếu là từ các Cty chứng khoán, các quỹ, các Cty quản lý quỹ). Ngoài ra, theo báo cáo của Phòng khách hàng doanh nghiệp, chỉ tiêu huy động vốn của phòng chỉ đạt 72,6% kế hoạch 2008. Nguyên nhân là do lãi suất huy động của CN thấp hơn so với các ngân hàng trên địa bàn. Mặt khác ACB không huy động sản phẩm tiền gởi dưới 01 tháng nên hầu hết các doanh nghiệp đã chuyển sang gởi tiền ở các NH khác. Ngược lại sự suy giảm của chỉ tiêu huy động vốn, Hoạt động tín dụng của CN đã có sự chuyển biến theo hướng tích cực. Cụ thể như sau: so với dư nợ năm 2007 là 63,86 tỷ đồng, CN đã đề ra kế hoạch đẩy dư nợ tín dụng năm 2008 lên 100 tỷ đồng. Tuy kết quả đạt được năm 2008 là 99,3 tỷ đồng, chiếm 99,3% kế hoạch đề ra, nhưng xét trong bối cảnh khó khăn của nền kinh tế và so với kết quả của năm 2007 thì dư nợ tín dụng đã tăng lên 55,50%.<br />
<br />
Những ưu điểm từ Cơ chế QLVTT mang lại:<br />
<br />
Lợi nhuận thu được từ việc huy động vốn tăng lên trong khi những rủi ro về thanh khoản, về lãi suất chuyển về HSC. CN tập trung nhiều hơn cho việc tận dụng triệt để nguồn khách hàng trên địa bàn thông qua các sản phẩm dịch vụ mới, các chính sách khách hàng…<br />
<br />
Việc “bán” vốn về HSC không những mang về cho CN một nguồn thu cao và ổn định mà còn trên cơ sở đó, sự dư thừa về tính thanh khoản của chính CN sẽ bù đắp cho sự thiếu hụt của những CN bạn trong cùng hệ thống ACB – Việt Nam. Hiện đại hóa bộ máy tổ chức, hình thành một bộ máy gọn nhẹ, linh động, loại bỏ được một số công tác, báo cáo thủ công. Hạn chế tồn tại cần tháo gỡ: Phải huy động vốn dưới mức giá “mua vốn” của HSC, ACB – CN NVT đã mất nhiều nguồn huy động lớn do lãi suất không cạnh tranh được với mức lãi suất của các tổ chức tín dụng khác trên cùng địa bàn. Đồng thời, khả năng tổ chức, hoạt động của mỗi CN còn phụ thuộc vào các yếu tố như: đặc điểm của khu vực, địa bàn hoạt động; về nhu cầu cũng như mức thu nhập của khách hàng…tuy nhiên, CN không thể linh động đưa ra mức lãi suất cạnh tranh hơn do bị phụ thuộc vào lãi suất “mua/bán” vốn với HSC.Như vậy, việc áp dụng cơ chế một giá trong việc “mua/bán” vốn giữa HSC và các CN trong toàn hệ thống như hiện nay là một hạn chế rất lớn.<br />
<br />
Giải pháp đề ra:<br />
<br />
TP. HCM được xem là khu vực đầu tàu trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay, với tốc độ phát triển và khả năng tăng trưởng cao, mặt bằng chung về nền kinh tế và hệ thống tài chính trên địa bàn luôn có sự biến đổi không ngừng. Các CN hoạt động trên địa bàn TP. HCM nói chung và ACB – CNNVT nói riêng không nằm ngoài sự phát triển năng động này.<br />
<br />
Trên cơ sở đó, Hội sở cần xem xét, đề ra khung giá “mua/bán” vốn phân chia theo từng khu vực, theo từng đối tượng khách hàng khác nhau cụ thể như sau:<br />
<br />
Xem xét xây dựng mức giá “mua vốn” ưu tiên hơn cho các CN hoạt động trên địa bàn TP. HCM nhằm tăng tính cạnh tranh và linh động của các CN. Ứng với các mức giá “mua vốn” hiện tại, Giá “mua vốn” đề xuất có thể tăng lên 1-3% đồng thời giá “bán vốn” cũng sẽ có phần tăng theo nhằm kích thích khả năng cạnh tranh phát triển của CN.<br />
<br />