intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kiểu hình và kiểu gene của vi khuẩn

Chia sẻ: Nguyen Phuonganh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

152
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong di truyền học vi khuẩn, kiểu gene và kiểu hình được ký hiệu như sau: (i). Kiểu gene: Các gene vi khuẩn được đặt tên bằng cách sử dụng danh pháp di truyền tiêu chuẩn do Demerec đề nghị.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kiểu hình và kiểu gene của vi khuẩn

  1. Kiểu hình và kiểu gene của vi khuẩn Trong di truyền học vi khuẩn, kiểu gene và kiểu hình được ký hiệu như sau: (i). Kiểu gene: Các gene vi khuẩn được đặt tên bằng cách sử dụng danh pháp di truyền tiêu chuẩn do Demerec đề nghị. Mỗi gene được ký hiệu bằng chữ cái thường in nghiêng, và dấu (+) hay (-) để chỉ có mang hay không mang tính trạng nào đó, hoặc "s" hay "r" để chỉ tính mẫn cảm hay kháng với chất nào đó. (ii) Kiểu hình được ký hiệu bằng ba chữ cái với ký hiệu như kiểu gene nhưng với chữ cái đầu viết hoa.(xem Bảng 1).
  2. Bảng 1 Một số ký hiệu kiểu gene và kiểu hình của di truyền học vi khuẩn Ký hiệu Kiểu Kiểu gene hình Mô tả kiểu hình Không thể chuyển hoá lac- Lac- đường lactose Không thể chuyển hoá mal- Mal- đường maltose Không thể chuyển hoá ara- Ara- đường arabinose Không thể tạo ra trp- Trp- amino acid tryptophan
  3. Không thể tạo ra - - pro Pro amino acid proline Không thể tạo ra leu- Leu- amino acid leucine Không thể tạo ra bio- Bio- vitamin biotin tonr Tonr Kháng được phage T1 Có thể bị lây nhiễm tons Tons bởi phage T1 Kháng được chất kháng sinh strr Strr streptomycin s s Mẫn cảm với chất str Str kháng sinh
  4. streptomycin Lập bản đồ với E. coli: các plasmid F' và trắc nghiệm cis-trans 1. Các plasmid F' Nhân tố F đôi khi bị cắt khỏi DNA của tế bào Hfr bằng cơ chế trao đổi chéo các đoạn tương đồng giống như khi lồng ghép. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp. Sự trao đổi chéo xảy ra không thật chính xác - tại đoạn không tương đồng - và vì vậy có thể tạo ra một plasmid mang một phần DNA của nhiễm sắc thể vi khuẩn - đó là plasmid F'. Bằng cách dùng những nòi Hfr có các điểm khởi đầu truyền gene khác nhau, người ta đã tách được những plasmid F' khác nhau. Những plasmid này có mang các đoạn nhiễm sắc thể của tế bào Hfr ở
  5. dạng lưỡng bội từng phần nên rất có ích cho việc nghiên cứu sự biểu hiện của gene. Người ta ký hiệu kiểu gene của tế bào, ví dụ mang đột biến lac và mẫn cảm với streptomycin, có chứa plasmid F' lac+ như sau: F' flac+flac- strs. 2. Trắc nghiệm bổ sung cis-trans (cis- trans complementation test) Về nguyên tắc chung của trắc nghiệm (hay phép thử) bổ sung cis-trans, như đã đề cập ở chương 1. Có thể tóm tắt như sau: Hai đột biến khác nhau ảnh hưởng lên cùng một chức năng thì có thể thuộc về trắc nghiệm cis-trans, hay phép thử bổ sung, để xác định xem liệu chúng xảy ra trong cùng gene hay trong các gene khác nhau. Trong phép thử này, hai gene đột biến được cung cấp cho cùng tế bào ở dạng trans (trên các nhiễm sắc thể riêng
  6. biệt). Nếu như các đột biến bổ sung bù trừ cho nhau để cho chức năng kiểu dại, chúng có thể nằm trong các gene riêng biệt. Nếu như các đột biến không bổ sung được cho nhau, chứng tỏ chúng ảnh hưởng cùng một gene như nhau. Các thể đột biến của vi khuẩn Để phân tích di truyền ở vi khuẩn thường dùng các thể đột biến sau : (i) Đột biến khuyết dưỡng (auxotroph): Các thể đột biến không có khả năng tổng hợp chất cần thiết như kiểu dại (hay thể nguyên dưỡng, prototroph) và do đó, không sinh trưởng được nếu không thêm vào môi trường chất dinh dưỡng đó. Ví dụ, thể đột biến khuyết dưỡng methionin không sống được trên môi trường chỉ chứa muối vô cơ (môi trường tối thiểu,
  7. minimal medium) nhưng nếu thêm methionin vào thì nó sống được. (ii) Đột biến kháng chất kháng sinh: Những đột biến này có thể sinh trưởng được khi có chất kháng sinh trong môi trường, như streptomycin (str) hay tetracyclin (tet). Ví dụ, tế bào mẫn cảm với streptomycin (Strs)là kiểu dại và không mọc trên môi trường có streptomycin nhưng những thể đột biến kháng streptomycin (Strr) lại mọc được. (iii) Đột biến nguồn carbon: Các thể đột biến này không sử dụng được một cơ chất nào đó làm nguồn năng lượng hay nguồn cung cấp carbon. Ví dụ, thể đột - biến lac không sử dụng đường lactose. Môi trường mà trên đó mọi vi khuẩn đều mọc được được gọi là môi trường không
  8. chọn lọc. Nếu môi trường chỉ cho một kiểu tế bào mọc được, thì gọi là môi trường chọn lọc. Ví dụ, môi trường chứa streptomycin là chọn lọc cho thể đột biến Strr và môi trường tối thiểu chứa lactose là chọn lọc cho Lac+. Để lai vi khuẩn người ta trộn hai thể đột biến khuyết dưỡng khác nhau với nhau, chẳng hạn a b c d+ e+ f+ và a+ b+ c+ d e f, rồi đem cấy hỗn hợp lai lên môi trường tối thiểu, các tế bào nào mọc được trên môi trường này chính là các tế bào lai nguyên dưỡng (a+ b+ c+ d+ e+ f+).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2