KIỂU TẬP HỢP
lượt xem 11
download
Một tập hợp thì gồm nhiều gía trị có chung một kiểu dữ liệu, gọi là kiểu cơ bản. Kiểu cơ bản phải là kiểu vô hướng đếm được, tức chỉ có thể là kiểu byte, ký tự , lôgic hay liệt kê. Số phần tử của tập hợp tối đa là 256 phần tử. Kiểu tập hợp được mô tả bằng từ khóa SET OF , kế đến là kiểu cơ bản của các phần tử.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: KIỂU TẬP HỢP
- KIỂU TẬP HỢP 15.1.1. Khai báo : Một tập hợp thì gồm nhiều gía trị có chung một kiểu dữ liệu, gọi là kiểu cơ bản. Kiểu cơ bản phải là kiểu vô hướng đếm được, tức chỉ có thể là kiểu byte, ký tự , lôgic hay liệt kê. Số phần tử của tập hợp tối đa là 256 phần tử. Kiểu tập hợp được mô tả bằng từ khóa SET OF , kế đến là kiểu cơ bản của các phần tử. Ví dụ: TYPE Kky_tu = SET OF Char; Kchu_hoa = SET OF ‘A’.. ‘Z’; Kso = SET OF Byte; Var TapA, TapB : Kky_tu; TapH: Kchu_hoa;
- TapS : Kso; Các tập hợp TapA, TapB, TapH, TapS nói trên cũng có thể khai báo trực tiếp như sau: Var TapA, TapB : SET OF Char; TapH : SET OF ‘A’.. ‘Z’; TapS : SET OF Byte; Chú ý rằng các khai báo dưới đây là sai, vì kiểu cơ bản không thể là Integer, và nếu là đoạn con thì phạm vi của đoạn con không được vượt qúa phạm vi của kiểu Byte: Var T1: SET OF Integer; T2: SET OF 1..256 ; 15.1.2. Xác định một tập hợp :
- Một tập hợp được xác định bằng cách liệt kê các phần tử của nó, các phần tử được phân cách nhau bởi dấu phẩy, và đặt giữa hai dấu ngoặc vuông. [ ] : tập rỗng [3..6] : tập các số nguyên 4, 3, 5, 6 [3..6, 9, 12] : tập các số nguyên 3, 4, 5, 6, 9, 12 [‘A’..’C’, ‘X’, ‘Z’] : tập các chữ ‘A’, ‘B’, ‘C’, ‘X’, ‘Z’ Các phần tử của tập hợp có thể là biến hay biểu thức, ví dụ: [3, 5, i+j, 2*j] : tập hợp này có 4 phần tử là 3, 5, hai phần tử kia có gía trị bằng i+j và 2*j, trong đó i, j là các số nguyên sao cho i+j và 2*j nằm trong phạm vi từ 0 đến 255. 15.1.3. Các phép toán : Phép gán: Có thể gán một tập hợp cho một biến tập hợp cùng kiểu. Ví dụ, với các biến khai báo ở trên, có thể gán: TapA:=[‘1’..’5’, ‘9’, ‘A’];
- TapH:=[‘C’..’F’]; TapS:=[15..20, 30, 40]; Tập rỗng [ ] gán cho biến tập hợp kiểu nào cũng được : TapA:=[ ]; TapH:= [ ]; Lệnh gán dưới đây là sai vì hai vế không cùng kiểu dữ liệu: TapA:=[1..8]; TapS:=[‘1’..’9’]; Phép hợp: Hợp của hai tập hợp A và B, ký hiệu là A+B, là một tập hợp gồm các phần tử hoặc thuộc tập A hoặc thuộc tập B. Ví dụ: [3..5]+[4..6,10, 15]=[ 3..6, 10, 15] Phép giao: Giao của hai tập hợp A và B, ký hiệu là A*B, là một tập hợp gồm các phần tử đồng thời thuộc A và B.
- Ví dụ: [1..10]*[5..15] =[5..10] Phép hiệu: Hiệu của hai tập hợp A và B, ký hiệu là A-B, là một tập hợp gồm các phần tử thuộc tập A nhưng không thuộc tập B. Ví dụ: [1..10] - [5..15] =[1..4] Nhận xét: Các phép toán trên chỉ thực hiện được khi A và B cùng kiểu, và kết qủa là một tập hợp C cùng kiểu với A và B. Phép thử IN (thuộc về) : Dùng để kiểm tra xem một biến hay một gía trị có phải là phần tử của một tập hợp nào đó không. Biểu thức x IN TapA cho kết qủa là True nếu gía trị x thuộc TapA, cho gía trị False trong trường hợp ngược lại. Ví d ụ : ‘N’ IN [‘N’, ‘n’] cho kết qủa là TRUE
- ‘y’ IN [‘N’, ‘n’] cho kết qủa là FALSE Các phép so sánh (=, , =) : Cho A và B là hai tập hợp cùng kiểu, kết qủa của các phép so sánh A với B sẽ là TRUE hoặc FALSE. Phép bằng: A=B khi và chỉ khi mỗi phần tử của A đều thuộc B và mỗi phần tử của B đều thuộc A, trong trường hợp ngược lại, ta nói A khác B và viết AB. Ví dụ: [3,2,4,5]= [2, 3..5] [‘A’, ‘B’][‘a’,’B’] Phép nhỏ hơn hoặc bằng : A
- [3..5]>=[3..5] [‘A’..’Z’]>=[‘A’..’D’] Chú ý rằng trong các tập hợp không có phép so sánh nhỏ hơn (). Khi cần so sánh lớn hơn hay nhỏ hơn ta có thể viết: If (A=B) and ( AB) then writeln(‘A > B’); 15.1.4. Các ví dụ : Ví dụ 15.1: Nhập vào một chuỗi St , cho biết trong St có những chữ hoa nào. Ví dụ St=‘ABc3BAFdzA’ thì có các chữ hoa là A, B, F. PROGRAM VIDU15_1; Var Taphoa : Set of ‘A’..’Z’; N, i: byte; ch : char;
- St : String; Begin Write(‘ Nhập chuỗi St: ‘); Readln(St); Taphoa:=[]; N:=length(St); For i:=1 to N do if St[i] IN [‘A’..’Z’] then Taphoa := Taphoa+[ St[i] ]; Writeln(‘ Cac chu hoa co trong St la :’); For ch:=‘A’ to ‘Z’ do if ch IN Taphoa then write(ch:3); Readln; End. Ví dụ 15.2:
- Nhập N số nguyên trong phạm vi từ 0 đến 255. In ra các tập số chẵn, lẻ và cho biết có bao nhiêu số chẵn, bao nhiêu số lẻ (các số trùng nhau chỉ kể 1 lần). Ví dụ, nhập 9 số : 1, 2, 3, 4, 1, 2, 3, 4, 5 thì có hai số chẵn là 2 và 4 và có 3 số lẻ là 1, 3, 5. PROGRAM VIDU15_2; Const N=10; Var Tapchan, Taple : Set of byte; N1, N2, i, k: byte; Begin Tapchan:=[]; Taple:=[]; For i:=1 to N do begin
- Write(‘Nhap so thu ‘, i, ‘: ‘); Readln(k); If odd(k)=False then Tapchan:=Tapchan+[k] else Taple:=Taple+[k]; end; writeln(‘ Các số chẵn là: ‘); N1:=0; For i:=0 to (255 div 2) do if 2*i IN Tapchan then begin Write(2*i : 3); N1:=N1+1; end; Writeln( ‘ Co ‘, N1, ‘ số chẵn’);
- Writeln(‘ Các số lẻ là: ‘); N2:=0; For i:=0 to (255 div 2) do if (2*i +1) IN Taple then begin Write(2*i+1 : 3); N2:=N2+1; end; writeln( ‘ Co ‘, N2, ‘ số lẻ’); Readln; End. Ví dụ 15.3: Tìm các số nguyên tố số nguyên dương N cho trước.
- Có nhiều cách giải khác nhau, dưới đây giới thiệu phương pháp của Eratosthene, sử dụng dữ liệu kiểu tập hợp và không cần đến các phép toán nhân. Xuất phát từ tập số nguyên S=[2..N] ta loại ra số nguyên tố đầu tiên và tất cả các bội số của nó ra khỏi S, lặp lại quá trình trên cho đến khi S thành tập rỗng. Ví dụ: S=[2..15]; Bước 1:-đưa 2 vào tập số nguyên tố, Tapsnt:=[2] -loại 2 và các bội của 2 ra khỏi S, ta được S=[3,5,7,9,11,13,15 ] Bước 2:-đưa 3 vào tập số nguyên tố, Tapsnt:=[2,3] -loại 3 và các bội của 3 ra khỏi S, được S=[5,7,11,13 ] Bước 3:-đưa 5 vào tập số nguyên tố, Tapsnt:=[2,3,5] -loại 5 và các bội của 5 ra khỏi S, được S=[7,11,13 ] Bước 4:-đưa 7 vào tập số nguyên tố, Tapsnt:=[2,3,5,7]
- -loại 7 và các bội của 7 ra khỏi S, được S=[11,13 ] Bước 5:-đưa 11 vào tập số nguyên tố, Tapsnt:=[2,3,5,7,11] -loại 11 và các bội của 11 ra khỏi S, được S=[13 ] Bước 6:-đưa 13 vào tập số nguyên tố, Tapsnt:=[2,3,5,7,11,13] -loại 13 và các bội của 13 ra khỏi S, được S=[ ] Kết qủa được Tapsnt = [2,3,5,7,11,13]. Tập S giống như một cái sàng để lọc và loại ra các số không phải số nguyên tố. Chương trình cụ thể như sau: PROGRAM VIDU15_3; Const N=20; Var Tapsnt, S: Set of 1..N; snt, i: Integer;
- Begin S:=[2..N]; Tapsnt:=[]; snt:=2; { so nguyen to nho nhat } Writeln(‘ Cac so nguyen to la :’ ); Repeat { tim snt la so nho nhat trong S} While Not (snt IN S) do snt:=snt+1; Tapsnt:= Tapsnt+[snt]; { dua vao Tapsnt } Write(snt:4); { Loại các bội của snt ra khỏi S } i:=snt; While i
- S:=S - [i]; i:=i+snt; end; Until S=[]; Readln; End.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
DỮ LIỆU KIỂU CẤU TRÚC
33 p | 385 | 135
-
KIỂU TẬP HỢP TRONG PASCAL
11 p | 650 | 118
-
Tập hợp trong Pascal
8 p | 230 | 49
-
KẾT HỢP DIFFSERV VÀ MPLS TRONG VIỆC ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ INTERNET -5
11 p | 112 | 26
-
Bài giảng Lập trình Python: Bài 6 - Trương Xuân Nam
21 p | 56 | 22
-
Bài giảng VB.net - Chương 4: : Kiểu liệt kê, mảng & tập hợp
0 p | 362 | 18
-
Lập trình C căn bản - Kiểu mảng
8 p | 125 | 14
-
GIỚI THIÊU VỀ GENERIC TRONG .NET 2.0 ̣
6 p | 79 | 12
-
GiỚI THIỆU CẤU TRÚC DỮ LIỆU VÀ GIẢI THUẬT
29 p | 69 | 9
-
Tìm hiểu các dữ liệu phức hộp trong lập trình
31 p | 104 | 7
-
Bài giảng Cấu trúc dữ liệu: Chương 4 - TS. Trần Cao Đệ
0 p | 95 | 6
-
Bài 6: struct và class
41 p | 64 | 6
-
Bài giảng Ngôn ngữ lập trình Pascal: Chương 12 - Cấu trúc dữ liệu - Kiểu tập hợp
12 p | 103 | 4
-
Bài 10 Kiểu Cấu Trúc và Kiểu Hợp
19 p | 79 | 3
-
Bài giảng Cấu trúc dữ liệu giải thuật: Các kiểu dữ liệu trừu tượng cơ bản - Tập hợp
32 p | 82 | 3
-
Bài giảng Đặc tả hình thức: Chương 3 - PGS.TS. Vũ Thanh Nguyên
18 p | 6 | 3
-
Tập hợp phần tử
48 p | 58 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn