intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kinh nghiệm 1 tháng cùng con “chiến đấu” với bệnh tay chân miệng

Chia sẻ: Nguyen Ngoc Han | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

93
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bé bị loét nên không ăn được đồ mặn, lại khó nuốt vì hạt mủ lan trong họng, hãy lọc nước cháo cho bé uống bằng bình hoặc xi lanh. Thời gian gần đây, bệnh tay chân miệng hoành hành là nỗi lo của nhiều bậc phụ huynh. Theo thống kê, hiện đã có đã có 119 bệnh nhân tử vong vì bệnh tay chân miệng. Tuần qua, cả nước phát hiện thêm 2.124 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, có 5 bệnh nhân tử vong. Con số đáng báo động này khiến không ít người “đứng ngồi...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kinh nghiệm 1 tháng cùng con “chiến đấu” với bệnh tay chân miệng

  1. Kinh nghiệm 1 tháng cùng con “chiến đấu” với bệnh tay chân miệng
  2. (AloBacsi) - Bé bị loét nên không ăn được đồ mặn, lại khó nuốt vì hạt mủ lan trong họng, hãy lọc nước cháo cho bé uống bằng bình hoặc xi lanh. Thời gian gần đây, bệnh tay chân miệng hoành hành là nỗi lo của nhiều bậc phụ huynh. Theo thống kê, hiện đã có đã có 119 bệnh nhân tử vong vì bệnh tay chân miệng. Tuần qua, cả nước phát hiện thêm 2.124 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, có 5 bệnh nhân tử vong. Con số đáng báo động này khiến không ít người “đứng ngồi không yên” vì số bệnh nhân tay chân miệng và số ca tử vong tại nhiều tỉnh, thành vẫn tăng. Mẹ Nacoi - nickname trên diễn đàn (Hà Nội) cũng có con 3 tuổi bị bệnh tay chân miệng khá nặng. Mất gần một tháng trời chăm lo, đưa con tới bệnh viện kèm theo làm đúng hướng dẫn của bác sĩ, mẹ Nacoi đã thành công trong việc điều trị bệnh cho bé.
  3. Số ca mắc bệnh và số ca tử vong ở trẻ em do mắc bệnh này ngày một nhiều thêm Mẹ Nacoi chia sẻ kinh nghiệm phòng, chữa bệnh tay chân miệng cho các bé: Khi bé Bi mới có dấu hiệu của bệnh, mình nhận thấy những triệu chứng sau: ủ bệnh trước khi lan hạt mủ trong miệng là 3-10 ngày, nhiều khi tưởng chừng như bé bị nhiệt miệng, đôi khi thấy bé ho thì mình lại nghĩ là bị viêm họng do thay đổi
  4. thời tiết. Nhưng thực tế bé bị đau miệng, hạt mủ mọc trong miệng thành kê khiến bé không ăn uống được. Nên khiến bé quấy khóc, biếng ăn và sốt cao, sốt li bì, cứ 4 - 6 tiếng một lần sốt. Khi thấy bé biếng ăn, sốt cao mình đưa bé đến ngay BV Việt Nam - Cuba (37 Hai Bà Trưng, Hà Nội), vào phòng cấp cứu và gặp ThS.BS Xuân. Bác sĩ đã cho mình đơn thuốc và hướng dẫn cách điều trị tại nhà cho bé. Đơn thuốc gồm có: thuốc kháng sinh dạng 1 lọ bột Ixnifan 100mg/ml (ngày 8ml chia hai lần), Zytee gel sát khuẩn chữa lở miệng 1 tuýt bôi miệng 3 lần/ngày, Lavixton vitamin tổng hợp 1 lọ ngày uống 5ml sáng, 1 lọ hạ sốt dạng siro Sotstop 100/5 uống 5ml khi sốt hơn 38,5 độ C cách 4-6 giờ. Khi đưa các con tới bệnh viện, nếu bệnh tay chân miệng nặng thì các bác sỹ sẽ yêu cầu nhập viện, nhưng nếu bệnh chỉ mới
  5. ở mức độ đơn giản hơn thì bác sỹ sẽ cho thuốc về uống và kết hợp chấm họng tại bệnh viện bằng thuốc riêng. Việc chấm họng sẽ sang khoa Tai Mũi Họng để chấm, ngày 2 lần vào 9 giờ sáng và 7-8 giờ tối. Thời gian đó mình cho bé Bi đi chấm rất điều độ, và còn bôi thêm cho bé thuốc viên kháng khuẩn, kháng sinh. Chỗ loét trong miệng bé, sau khi chấm thuốc đã đỡ hẳn, bé cũng đỡ sốt và còn nuốt được sữa, cháo.
  6. Các mẹ nên hết sức chú ý đến triệu chứng của bệnh, đưa bé đến ngay bệnh viện để khám và làm đúng theo hướng dẫn của bác sĩ nếu bé điều trị tại nhà Cách cho bé uống thuốc cũng phải cẩn thận: bé nhà mình không cho mẹ bơm thuốc vào họng, cháu không chịu nuốt nên mình có cách là nghiền viên kháng khuẩn dạng bột sệt sệt ra bát để bôi vào họng và tất cả khoang miệng cho bé. Cách cho ăn: Vì bé đau miệng không thể ăn được, mong rằng bố mẹ đừng sốt ruột mà mắng hay cáu với bé, bé bị đau nên đã khổ lắm rồi. Mong bố mẹ hết sức bình tĩnh, dỗ dành. Theo kinh nghiệm của mình, bé bị loét nên không ăn được đồ mặn và cứng như cơm, cháo hạt thì khó nuốt vì hạt mủ đã lan trong họng, nên nấu cho bé ăn cháo thịt, nhớ là nấu nhạt, hãy lọc lấy nước cháo cho bé uống qua bình hoặc xi lanh. Còn
  7. mình thì hoàn toàn cho bé nhà mình ăn cháo trắng, nấu nhiều gạo, lọc lấy nước sệt đặc sánh khá thơm vì có Vitamin B1 giúp bé kích ăn trở lại mà lành. Mình pha nước này với sữa Pediasure của Abbott Hoa Kỳ, sữa này khá đủ chất nên kết hợp với cháo. Mình trộn hòa vào nhau, sau đó cho vào bình cho bé bú, chỉ cần bé ăn được một ngày 3 bình 150ml nước cháo trắng pha sữa là bé sẽ bình phục, có sức chống lại bệnh tật. Dịch tay chân miệng là dịch khó chữa, lây nhanh ở chỗ chơi tập thể của trẻ, chỗ lớp học mẫu giáo, nếu nhà có đông anh chị em của bé thì hãy cho bé cách ly mọi thứ: Dùng bát đũa riêng, khăn để riêng, cốc bát thìa ăn để riêng và nên dành cho bé nơi ở riêng. Nên lấy nước sôi đổ vào khử trùng khăn xô lau miệng cho bé. Người chăm bé nên uống C sủi để tăng sức
  8. đề kháng, phòng trường hợp ốm theo thì không ai chăm con mình được. Hai mẹ con chăm nhau phải thỉnh thoảng cho bé uống nhiều nước để dịch nhầy trong miệng bế trôi đi, mua nước muối Naclorid 0.05%, đổ vào khăn xô lau miệng cho bé trước khi bôi thuốc vào miệng bé, người thân ở gần bé nên súc miệng nước muối, và rửa tay xà bông diệt khuẩn nhiều lần trong ngày. Với thời tiết Hà Nội hiện nay, các mẹ chỉ nên lấy khăn ấm lau người cho bé, lau tay và mặt cho bé, hạn chế tắm rửa nhiều khi bé ốm sốt, hay lúc mới bình phục. Hạn chế đưa bé đi chơi khi mới khỏi. Vì lúc này dễ lây dịch sang bé khác. Vì mình cũng nuôi con nhỏ trải qua dịch này nên mình cũng hiểu. Mong rằng ít kinh nghiệm thực tế này sẽ giúp ích phần
  9. nào cho các mẹ và bé. Chúc các mẹ và bé vượt qua dịch bệnh nguy hiểm này.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2