intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SÁCH TỐ VẤN - Thiên sáu: ÂM DƯƠNG LY HỢP LUẬN

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

108
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hoàng Đế hỏi rằng: Tôi nghe: trời là dương, đất là Âm; nhật là dương, nguyệt là Âm. Hợp cả tháng đủ, tháng thiếu, cộng có 360 ngày, thành một năm. Con người cũng ứng theo như vậy. Nay xét về ba kinh Âm, ba kinh Dương, lại có khi không tương ứng, là vì sao? (1). Kỳ Bá thưa rằng: Về Âm dương, lúc bắt đầu, đếm có thể tới 10, suy ra có thể tới số trăm, do trăm đếm tới nghìn, do nghìn đếm tới vạn...Rồi đếm không thể đếm. Nhưng về cốt yếu, vẫn chỉ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SÁCH TỐ VẤN - Thiên sáu: ÂM DƯƠNG LY HỢP LUẬN

  1. SÁCH TỐ VẤN Thiên sáu: ÂM DƯƠNG LY HỢP LUẬN Hoàng Đế hỏi rằng: Tôi nghe: trời là dương, đất là Âm; nhật là dương, nguyệt là Âm. Hợp cả tháng đủ, tháng thiếu, cộng có 360 ngày, thành một năm. Con người cũng ứng theo như vậy. Nay xét về ba kinh Âm, ba kinh Dương, lại có khi không tương ứng, là vì sao? (1). Kỳ Bá thưa rằng: Về Âm dương, lúc bắt đầu, đếm có thể tới 10, suy ra có thể tới số trăm, do trăm đếm tới nghìn, do nghìn đếm tới vạn...Rồi đếm không thể đếm. Nhưng về cốt yếu, vẫn chỉ là có ‘một’ (2). Trời che, đất chở, muôn vật mới sinh. Khi chưa tiết ra khỏi mặt đất, mệnh danh là Âm xử, tức là Âm ở trong Âm, khi đã tiết ra khỏi mặt đất, mệnh danh là Dương ở trong Âm (3). Dương phát triển ra chính khí, Âm đứng vào địa vị chủ trì, Nhờ đó, sự sinh phát triển ở mùa xuân, sự trưởng phát triển ở mùa Đông. Nếu trái lẽ thường đó, khi bốn mùa của trời đất sẽ bị vít lấp (4).
  2. Vậy cái lẽ biến của Âm dương, hợp với thể chất của con người, cũng có thể đếm mà biết được (5). Hoàng Đế hỏi rằng: Xin cho biết sự ly hợp của ba kinh Âm ba kinh Dương (6). Kỳ Bá thưa rằng: Thánh nhân ngảnh mặt sang phương Nam để trị dân, phía trước gọi là Quảng minh, phía sau gọi là Thái xung (7). Cái nơi phát sinh ra Thái xung, gọi là Thiếu Âm (tức thận); phía trên Thiếu Âm gọi là Thái dương (tức Bàng quang) (8). Thái dương gốc phát khởi từ chí Âm, kết ở Mệnh môn, gọi là Dương ở trong Âm (9). Từ khoảng giữa mình trở lên, gọi là Quảng minh (4). Phía dưới Quảng minh là Thái Âm (5), phía trước Thái Âm là Dương minh (6), Dương minh gốc phát khởi từ Lệ đoái, gọi là Dương ở trong Âm (7) (10). Về ‘biểu’: của Quyết Âm là Thiếu dương (6). Thiếu dương gốc phát khởi từ Khiếu Âm, gọi là Thiếu dương ở trong Âm (8) (11). Xem đó thì biết: sự ly hợp của ba kinh Dương. Thái dương là khai (mở), Dương minh là hạp (đóng) Thiếu dương là khu (cối cửa) (9).
  3. Ba kinh đó không nên để trái ngược nhau, ‘bác’ mà không ‘phù’, mệnh danh là Nhất dương (10). Hoàng Đế hỏi: Xin cho Biết sự ly hợp của ba kinh Âm?...(14). Kỳ Bá thưa: Ở bên ngoài là Dương, ở bên trong là Âm (1) (15). Vậy ở bộ phận giữa thuộc Âm, mạch Thái xung ở về phía dưới, nên gọi là Thái Âm (2) (16). Thái Âm gốc phát khỏi tự Aån bạch, gọi là Âm ở trong Âm (3) (17). Phía sau Thái Âm là Thiếu Âm (Thận) (18). Thiếu Âm gốc phát khỏi từ Dũng tuyền gọi là Thiếu Âm ở trong Âm (4) (19). Phía trước thiếu Âm, gọi là quyệt Âm (5). Quyệt Âm gốc phát khỏi từ Đại đôn. Đó là ‘tuyệt dương’, trong Âm kinh, và gọi là ‘tuyệt Âm’ (6) (19). Do đó, sự ly hợp của ba kinh Âm: Thái Âm là khai, quyết Âm là hạp (21). Thiếu Âm là khu (7). Ba kinh đó không nên để trái ngược nhau ‘bác’ chớ trầm, mệnh danh là nhất Âm (8). (22).
  4. Âm Dương đi lại không ngừng, chứa chất sự lưu truyền làm một chu, khi ở lý và biểu, cùng nhau thành công (1). (23).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2