intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kinh nghiệm... đắp chăn cho bé

Chia sẻ: Nguyen Phuong Halinh Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

64
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trời trở lạnh chẳng mẹ nào an tâm mà ngủ cho được. Sùng sục suốt cả đêm, dăm, bảy lần thức giấc, lần nào cũng giống lần nào, giật mình hoảng hốt vì con đã tung hê hết chăn ra khỏi mình, bé nằm co quắp mà ngủ, mẹ vội sờ thấy chân tay con lạnh cóng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kinh nghiệm... đắp chăn cho bé

  1. Kinh nghiệm... đắp chăn cho bé Trời trở lạnh chẳng mẹ nào an tâm mà ngủ cho được. Sùng sục suốt cả đêm, dăm, bảy lần thức giấc, lần nào cũng giống lần nào, giật mình hoảng hốt vì con đã tung hê hết chăn ra khỏi mình, bé nằm co quắp mà ngủ, mẹ vội sờ thấy chân tay con lạnh cóng. Lại nhẹ nhàng kéo chăn cho con, thiu thiu mẹ ngủ trong canh chừng. Mấy tháng trời đông, hầu như đêm nào cũng vậy. Sáng ra đến cơ quan, mắt mẹ thâm quầng. Chị Hòa, đồng nghiệp cùng phòng cũng phờ phạc chẳng kém. Vì lo cho Bống bị cảm lạnh, cả đêm chị phải dậy 4 đến 5 lần để đắp lại chăn cho con. Mùa đông năm ngoái, chỉ một đêm chị ngủ quên, để Bống lật tung chăn ra ngoài, khi tỉnh dậy thì chị thấy toàn thân bé đã tím tái, lạnh giá, nhịp thở khó nhọc, chị lập tức đưa con đi cấp cứu, sau đó mất vài tuần điều trị viêm phế quản cấp tính. Không riêng gì chị Hòa, hầu như các mẹ có con nhỏ đều khổ sở với việc giữ ấm cho bé trong đêm, vì các bé đều có xu hướng đạp chăn ra ngoài và không có ý thức đắp lại. Có bố mẹ biết con hay tung chăn, nên mặc quá nhiều quần áo
  2. cho bé, khiến bé không xoay được mình, bị nóng bức, toát mồ hôi, nếu không lau kịp lại dẫn tới mắc bệnh về đường hô hấp. Trời trở lạnh chẳng mẹ nào an tâm mà ngủ cho được vì sợ con đạp chăn ra rồi bị nhiễm lạnh Chị Loan, Yên Thi, Hưng Yên cho biết, tối nào, chị cũng diện cho con đủ bộ như ban ngày, nghĩa là hai hoặc ba cái áo lót, áo len, áo khoác ấm, rồi mới chui vào chăn. Nhưng cũng không tránh khỏi tình trạng nửa đêm mở mắt ra đã thấy bé nằm chơ vơ ở một góc giường, chăn đi đâu mất, chân tay lạnh cóng. Để khắc phục tình trạng này, chị Mừng, mẹ cu Bim ở Ba Đình, Hà Nội đã đưa ra sáng kiến mặc cho con đồ ngủ kiểu
  3. pyjama dày. Tuy nhiên, phần tay áo của đồ ngủ phải dài ra, che phủ hết bàn tay của bé. Cậu bé nằm lọt thỏm cả người, tay chân trong áo, nên đêm đến có muốn đạp cũng không ra nổi. Chị Mừng chỉ việc đắp thêm cho con một chiếc vỏ chăn mỏng, để bé tự trở mình vài lần là cuốn chăn vào người. Chị Mai, ở thành phố Việt Trì, Phú Thọ sau nhiều đêm mất ngủ vì thấp thỏm lo con bị lạnh đã quyết định sử dụng túi ngủ cho con. Chị cho biết: từ ngày sắm túi ngủ, tôi không còn giật mình thon thót lúc nửa đêm vì sợ con bị lạnh, cu cậu tha hồ ngọ nguậy cũng chẳng chệch ra bên ngoài được. Các mẹ có thể sắm hai loại túi ngủ: loại mỏng (một lớp) dành cho những ngày trời không quá lạnh, loại dày bằng lông hay bông dành cho những ngày trời rét đậm. Cũng vậy, chị Bắc, TP Nam Định đã chọn vỏ chăn có khóa kéo để đắp cho con. "Giờ ngủ, tôi kéo khóa vỏ chăn và đặt bé ở bên trong. Khi ấy cái vỏ chăn giống như một chiếc túi ngủ mà bé chỉ có thể thò cổ ra ngoài. Ưu điểm là, vỏ chăn thì rộng rãi hơn nhiều so với chiếc túi ngủ nên bé tha hồ xoay người. Ngoài ra, nếu thời tiết rét vừa, tôi mặc bộ áo liền
  4. quần dạng cotton dày, có cổ thấp cho con dễ thở, đắp thêm khăn bông mỏng lên bụng bé". Một kinh nghiệm chung của nhiều ông bố bà mẹ khác là cho bé mặc hai áo lót, rồi mặc áo gilet ấm để giữ kín ngực, mà tay bé vẫn cử động thoải mái. Các bé nhỏ tuổi cha mẹ có thể mặc cho túi ngủ, đảm bảo "ấm toàn diện". Ngoài ra, với những bé ra mồ hôi trộm, bố mẹ nên mặc cho bé áo lót cotton bên trong, lau mồ hôi cho khô rồi mới mặc thêm đồ ấm. Cha mẹ cần chú ý điều chỉnh trang phục của bé cho phù hợp với từng thời điểm trong ngày, lúc ở nhà, hay khi đi học. Vì lạnh quá trẻ có thể bị cảm, nhưng nóng quá, trẻ ra mồ hôi, bị thấm ngược cũng dễ ốm. Tránh để bé ở nơi có gió lùa, nhiều sương và nên cho trẻ uống nhiều nước, chế độ ăn thật tốt để bé khỏe mạnh, có sức đề kháng cao, dễ thích nghi với sự thay đổi thời tiết. Mẹo nhỏ để mẹ giúp con không nhiễm lạnh khi ngủ Lấy dầu ấm xoa vào ngực, vào lòng bàn chân, bàn
  5. tay, vào trước mũi cho bé trước khi đi ngủ. Mặc cho bé bộ áo liền quần hoặc bộ body đóng bỉm đề phòng bé bị hở bụng. Nếu bộ áo liền quần bị ngắn chân, các mẹ có thể mặc thêm cho bé một quần dài. Cũng có thể chọn mặc cho bé áo cổ 3 phân hoặc bộ quần áo có khuy ở 2 bên cạnh, cài áo liền quần. Tốt nhất, dù loại quần áo nào, cũng cần phải bằng chất cotton, thấm mồ hôi, để bé có cảm giác thoải mái, dễ chịu khi đi ngủ. Tránh mặc quần áo quá dày và ấm khiến bé bị bức bối, nóng nực. Đeo yếm dãi, hoặc quàng khăn đủ ấm, không quá to, dày để giữ ấm cổ, ngực cho bé. Có thể mua túi ngủ cho bé. Nếu bé cảm thấy khó chịu, có thể để hở phần ở dưới chân để bé thoải mái thò chân ra ngoài. Hoặc khi đắp chăn cho bé, nên để hở phần chân, đi tất mỏng, thấm mồ hôi, bé sẽ bớt ngọ nguậy. Nên cho bé gối đầu bằng khăn tắm to gấp lại, thấm mồ hôi.
  6. Đặt riêng cho bé nằm một bên, tránh nằm giữa bố mẹ. Đắp một khăn bông to lên bụng con và sau đó đắp một chăn mỏng là vừa. Thân nhiệt bé thường nóng hơn người lớn nên nửa đêm ngủ hay đạp chăn ra, hoặc chòi lên trên cho thoáng. Do vậy, khăn bông đắp lên bụng bé rất quan trọng. Dù bé có cảm thấy nóng, đạp chăn ra thì vẫn có khăn bông che bụng. Quan trọng nhất là phòng ngủ của bé phải ấm, không có gió lùa. Có thể xoay tư thế cho bé nằm nghiêng, tránh ra mồ hôi trộm ở lưng. Những hôm trời rét đậm, có thể mặc cho bé bộ quần áo bông mỏng mềm nhưng rộng rãi. (Theo Gia đình trẻ)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2