Kinh nghiệm nuôi cá Bống Tượng - Ts Dương Nhựt Long
lượt xem 59
download
Cá Bống tượng là loài có kích thước lớn nhất trong các loài thuộc họ cá bống. Thịt cá thơm ngon, ít xương và có giá trị kinh tế cao. Cá có thân hình khỏe, dẹp bên về phía sau, đầu rộng và dẹp, mõm bằng. Miệng hướng lên trên chẻ rộng và sâu, môi dưới lồi.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Kinh nghiệm nuôi cá Bống Tượng - Ts Dương Nhựt Long
- KỸ THUẬT NUÔI CÁ BỐNG TƯỢNG (Oxyeleotris marmoratus Bleeker) Ts. Dương Nhựt Long Bộ môn Kỹ thuật nuôi thủy sản nước ngọt, Khoa Thủy sản, Đại học Cần Th ơ I. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI PHÂN LOẠI VÀ PHÂN BỐ 1. Đặc điểm hình thái cấu tạo và phân loại • Lớp Osteichthyes • Lớp phụ Artinopterygii • Bộ Perciformes • Họ Eleotridae • Loài: Oxyeleotris marmoratus Bleeker. Các vi và tia vi • Tia vi A I,9 (vi hậu môn) • Tia vi ID VI (vi lưng) • Tia vi IID I,9-10 (vi lưng) • Tia vi P 17-19 (vi ngực) • Tia vi V I,5 (vi bụng) Hình 1: Hình dạng bên ngoài của cá Bống tượng 2. Đặc điểm về hình thái Cá Bống tượng là loài có kích thước lớn nhất trong các loài thuộc h ọ cá b ống. Thịt cá thơm ngon, ít xương và có giá trị kinh tế cao. Cá có thân hình khỏe, dẹp bên về phía sau, đ ầu r ộng và d ẹp, mõm b ằng. Miệng hướng lên trên chẻ rộng và sâu, môi dưới lồi. Cá có mắt rộng nằm ở lưng bên. V ẩy cá r ất nh ỏ, vây lưng có hai phần, vây ngực rất phát triển và nằm cao, vây b ụng cũng r ất phát tri ển và n ằm ở m ặt d ưới của thân và trước vây ngực, vây đuôi dài và tròn. Lúc t ươi, thân cá có màu nâu đ ến màu g ạch, đ ỉnh đ ầu đen. Mặt bụng nhạt, lưng và hai bên có chấm đen, các v ảy có màu nâu nh ạt và các ch ấm đen không đều. (Nguyễn Anh Tuấn, 1994). 3. Phân bố Cá Bống tượng là loài đặc trưng cho vùng nhiệt đới. Chúng phân b ố r ộng rãi các n ước thu ộc Đông Nam Châu Á như Campuchia, Lào, Thái lan, Indonesia, Malaysia và Vi ệt nam. Ở Vi ệt nam, cá đ ược tìm th ấy ở các lưu vực thuộc hệ thống sông Cửu Long, sông Vàm cỏ và sông Đồng nai (Nguy ễn Mạnh Hùng, 1995). Cá Bống tượng có tập tính sống đáy, hoạt động nhiều về đêm, ban ngày th ường vùi mình xu ống bùn, đặc biệt khi gặp nguy hiểm chúng có thể chúi xuống sâu đ ến 1m ở lớp bùn đáy và có th ể s ống ở đó hàng
- chục giờ. Trong ao, cá ưa sống ẩn ở ven bờ, những nơi có hang h ốc, rong c ỏ và th ực v ật th ủy sinh thượng đẳng làm giá đỡ. Ở Việt nam, cá thường được khai thác, đánh b ắt t ự nhiên. S ản l ượng khai thác tự nhiên hàng năm khá lớn. Theo thống kê, sản l ượng khai thác ở các t ỉnh Nam b ộ, Nam trung b ộ và Tây nguyên khoảng 40 tấn/năm (Nguyễn Anh Tuấn và ctv, 1994). Gần đây, do nhu cầu về cá cho xuất khẩu rất lớn đã kích thích ngh ề thu gom, d ưỡng cá và nuôi cá bè. Nghề nuôi cá bè trên các sông, kênh, hồ đã phát tri ển khắp các t ỉnh ĐBSCL nh ất là An Giang, Đ ồng Tháp, Tiền Giang, Cần Thơ, Sóc Trăng và vùng hồ Trị An. Theo S ầm Hoàng Văn - Sở Nông nghiệp tỉnh Đồng tháp, hiện tại tỉnh có hơn 500 bè nuôi cá b ống t ượng và kho ảng 40-50 h ộ nuôi cá trong ao. Ở Tr ị An, mặc dù chỉ mới phát triển nhưng nghề nuôi cá Bống tượng trong bè đã phát tri ển r ất nhanh. Ch ỉ riêng khu vực tỉnh Đồng nai đã có hơn 500 bè, đặc biệt là ở khúc sông La Ngà có t ới 400 bè (Nguy ễn M ạnh Hùng, 1995). Cá Bống tượng được chào hàng sang Hồng Kông, Singapore vào nh ững năm 1980, sau đó do không có thị trường, thiếu đầu tư khoa học kỹ thuật nên phong trào l ắng xuống. Đến nh ững năm 1991, 1992 th ị trường cá bống tượng lại mở ra khá hấp dẫn, giá cá loại I cao g ấp hai l ần tôm cùng lo ại. Vào th ời đi ểm 1993, giá cá loại I (> 400 gam) thu mua t ại An giang, Đ ồng tháp, Ti ền giang là 80.000-100.000 đ/kg. Nhưng đến thời điểm 5/1994 giá cá loại I t ừ 120.000 - 130.000 đ/kg. Đến 1995, do cá xu ất kh ẩu b ị ch ậm lại nên giá cá loại I giảm xuống còn 60.000 - 80.000 đ/kg. Tuy nhiên, do th ịt cá b ống t ượng th ơm, ngon nên giá trên thị trường ở Malaysia, Singapore vào khoảng 14 USD/kg. II. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC 1. Đặc điểm môi trường Cá Bống tượng sống trong các thủy vực nước ngọt như: sông ngòi, kinh rạch, ao h ồ. Cá có th ể ch ịu đ ựng được với môi trường nước phèn pH dao động t ừ 5-6 và có th ể s ống trong n ước l ợ có n ồng đ ộ mu ối 15 %o. Nhờ có cơ quan hô hấp phụ, cá có thể chịu được trong điều ki ện oxy th ấp và ngay c ả chui rúc trong bùn trong nhiều giờ. Cá có thể sống trong khoảng nhi ệt đ ộ 15-41,5 oC. Nhiệt độ thích hợp nhất là từ 26- 32oC. 2. Đặc điểm về dinh dưỡng Phân tích chiều dài ruột và chiều dài thân cho th ấy t ỉ l ệ Li/L ( 0,5 nên mang đ ặc tính c ủa cá ăn đ ộng v ật (Niconski, 1963). Đây là loài cá dữ điển hình, thức ăn ch ủ yếu là đ ộng v ật nh ư tôm, tép, cá nh ỏ, cua, ốc... Tuy nhiên, khác với cá lóc, cá Bống t ượng không chủ đ ộng b ắt mồi mà ch ỉ rình m ồi. Ngoài ra khi nuôi trong lồng, ao cá ăn được các thức ăn chế biến. So với các loài cá khác, cá Bống t ượng có độ tăng trưởng ch ậm, đ ặc bi ệt là ở giai đo ạn d ưới 100g, t ừ 100g trở lên tốc độ tăng trưởng của cá khá hơn. Ở giai đoạn t ừ cá b ột đ ến cá gi ống, cá ph ải m ất th ời gian là 2-3 tháng mới đạt được chiều dài khoảng 3-4 cm. T ừ cá gi ống, đ ể có th ể đ ạt đ ược kích c ỡ 100 g/con cho việc nuôi bè, cá cần 4-5 tháng nữa. Trong t ự nhiên, nh ững cá con còn s ống sót sau khi n ở ph ải cần khoảng 1 năm để có thể đạt cỡ 100-300 g/con. Để có đ ược cá th ương ph ẩm t ờ 400 g/con tr ở lên, cá giống có trọng lượng 100 g/con cần thời gian nuôi trong t ừ 5 - 8 tháng, nuôi trong bè t ừ 5-6 tháng (Nguyễn Mạnh Hùng, 1995). Cá bống tượng thành thục sinh dục trên dưới m ột năm. Mùa v ụ sinh s ản t ự nhiên c ủa cá t ừ tháng 4-11, tập trung từ 5-8. Khi đến mùa sinh sản, cá cái tìm cá đ ực b ắt c ặp và tiến hành sinh sản. Cá đẻ trứng dính và tập hợp trứng lại tạo thành hình tròn bám vào giá th ể. Ngoài t ụ nhiên, cá đ ẻ tr ứng dính vào các hang, hốc đá, rể cây và các vật thể khác dưới nước. Sau khi đẻ, cá đ ực canh t ổ và tham gia ấp cùng cá cái, cá cái bơi quanh ổ trứng và dùng đuôi quạt nước t ạo thành dòng ch ảy l ưu thông đ ể cung c ấp oxygen cho trứng phát triển và nở thành cá con. Sức sinh sản của cá bống tượng khá cao 100.000-200.000 trứng/kg cá cái. Tuy s ức sinh s ản cao nh ưng trong điều kiện tự nhiên có nhiều địch hại nên cá bị hao hụt nhi ều. III. KỸ THUẬT SẢN XUẤT GIỐNG CÁ BỐNG TƯỢNG Trong vài năm gần đây, phong trào nuôi cá bống tượng phát tri ển m ạnh nh ưng ph ần l ớn con gi ống đ ều bắt từ tự nhiên. Một số nơi đã cho sinh s ản và ương nuôi thành công góp ph ần cung c ấp cá gi ống cho người nuôi. Qui trình nuôi vổ cá bố mẹ được thực hiện như sau: 1. Chuẩn bị ao nuôi vỗ cá bố mẹ
- Ao nuôi cá bố mẹ có diện tích dao động từ 500–1000 m 2. Ao có dạng hình chữ nhật, chiều dài gấp 3-4 lần chiều ngang, độ sâu của ao từ 1,2-1,5m. Ao phải có nguồn c ấp, thoát n ước ch ủ đ ộng. Ngu ồn n ước phải trong sạch, không bị ô nhiễm. Đất không bị nhi ễm phèn, nhi ễm mặn. Tr ước khi th ả cá, ao ph ải đ ược tát cạn, tẩy dọn sạch sẽ, vét hết bùn đáy, lấp và trét h ết các hang h ốc, l ổ cua, l ổ m ọi, l ổ chu ột đào, đ ắp lại chổ sạt lở, trang bằng đáy. Nếu ao không tát cạn được thì tiến hành thuốc cá b ằng r ễ dây thu ốc cá v ới liều lượng 0,5 kg/100 m2. Sau đó tiến hành bón vôi với liều lượng 7-10 kg/100m 2, ở những vùng bị nhiễm phèn lượng vôi có thể tăng lên gấp đôi. Sau khi bón vôi nên ti ến hành ph ơi đáy ao 2-3 ngày tr ước khi th ả cá. Sau khi cải tạo xong thì tiến hành lấy nước vào ao. Cống ph ải bịt l ưới hai đ ầu và kích th ước m ắt l ưới nh ỏ để ngăn cá tạp và địch hại xâm nhập vào ao cũng như không cho cá thoát ra ngoài. 2. Cá bố mẹ Cá bống tượng có thể nuôi vỗ thành thục dễ dàng trong ao đ ất. Khi ch ưa thành th ục r ất khó phân bi ệt đực, cái. Khi cá đã thành thục thì phân biệt đực, cái d ễ dàng. • Cá cái: gai sinh dục dài gần đến gốc vi hậu môn, có màu đõ ửng và t ươi, đ ầu gai sinh d ục tròn, bụng cá to tròn. Trong một số trường hợp cá thành th ục sinh d ục có th ể th ấy đ ược bu ồng tr ứng hai bên bụng. • Cá đực: gai sinh dục ngắn, đầu mút nhọn có hình tam giác. Việc chọn cá bố nuôi vỗ phải tốt, khỏe mạnh không dị tật, không xây xát và đảm b ảo các tiêu chuẩn sau: • Cá trên 1 năm tuổi. • Trọng lượng từ 0.25 - 1.5 kg. • Kích cỡ cá đều, mập, khỏe. Thời gian nuôi vỗ. Tùy từng điều kiện cụ thể mà th ời gian nuôi v ỗ thành th ục sinh s ản khác nhau. Th ời gian nuôi vỗ được trình bày qua bảng sau. Bảng 1: Thời gian nuôi vỗ thành thục sinh dục của cá Bống tượng Địa điểm Thời gian nuôi vỗ Tác giả Điều kiện ao (ngày) Long mỹ (Cần thơ) Huỳnh Thị Mỹ Hương, 1986 Ao nước tĩnh 74 ĐH Cần thơ Huỳnh Thị Mỹ Hương, 1986 Ao tĩnh thay nước 65 Cổ lịch Huỳnh Văn Mừng, 1987 Ao thông rạch 19 Châu thành (Tiền giang) Nguyễn Văn Vàng, 1988 Ao tĩnh bơm nước 42 Tân xuân (Đồng tháp) Trần Thị Hồng An, 1994 Ao nước ra vào theo thủy 32 Bình Đức (An giang) Ao tĩnh thay nước 13 Lê Thành Nhân, 1995 Thời điểm nuôi vỗ thích hợp là vào cuối tháng 12 hay đầu tháng giêng. Cá có th ể đ ẻ t ự nhiên trong ao v ới tỉ lệ ghép 1 đực và 1 cái. Trong ao nuôi vỗ nên tách riêng đ ực cái vì cá có th ể đ ẻ t ự nhiên trong ao và thuận lợi sau này có thể thu được nhiều cá thể và nhiều trứng cùng một lúc. • Mật độ nuôi vỗ. Mật độ nuôi chung cá bố mẹ trong một ao là 0,2-0,3 kg/m 2, nếu nuôi riêng đực là 0,5 kg/m2 và cái là 0,2 kg/m2. • Chế độ nuôi vỗ. Nuôi vỗ cá bống tượng bằng các loại thức ăn nh ư: cá v ụn, tép, ốc, cua... M ỗi ngày cho ăn 2 lần vào buổi sáng hay buổi chiều. Lượng thức ăn chi ếm 3–5 % tr ọng l ượng c ơ th ể. Thức ăn nên được đặt trong máng hoặc sàng và đặt nơi cố đ ịnh trong ao. Hàng ngày nên ki ểm tra sàn ăn, nếu thừa thì loại bỏ thức ăn, còn nếu thiếu thì bổ sung thêm thức ăn (Trần Mạnh Hùng, 1995). Một nghiên cứu khác của Panu Tavatmaneekul (1989) ở Thái lan thì l ượng th ức ăn nuôi vỗ hàng ngày chiếm 5–10 % trọng lượng thân. Trong gian đoạn đ ầu, t ỉ l ệ các thành ph ần
- thức ăn trong hỗn hợp là: cá tạp 95 %, cám 4 % và 1 % vitamin, khoáng. Bảng 2: Ảnh hưởng của thức ăn nuôi vỗ lên sự thành thục cá bống tượng (Ngô Bá Thành và ctv, 1988) Lô thí nghiệm Thức ăn nuôi vỗ Số cá thí nghiệm Số lần thành thục Tỉ lệ thành thụ Giun đất I 15 45 Cá, tép sống II 13 35 Cá, tép chết III 12 29 Các thức ăn có nguồn gốc động vật đều cho kết quả thành th ục t ốt, đi ều này phù h ợp v ới tính ăn c ủa cá trong tự nhiên. Cá bống tượng là loài đẻ nhiều lần trong năm, th ời gian tái phát d ục 3-4 l ần/năm. 3. Sinh sản Vật liệu cho đẻ. Cá bống tượng là loài đẻ trứng dính và có tập tính đẻ ở tầng đáy. Vì vậy khi cho cá đẻ ta cần chuẩn bị tốt các giá thể. Giá thể thường là mê b ồ hay gạch tàu. Nh ược đi ểm c ủa mê b ồ là đ ể lâu gây thối nước ảnh hưởng đến trứng cá. Hiện nay giá thể thường s ử d ụng ph ổ bi ến là g ạch tàu. Tr ước khi đặt giá thể cần phải rửa sạch và đặt nghiêng một góc 45o hay song song với đáy và cách đáy 20-30 cm. Kích thích sinh sản. Hiện nay, người ta thường cho cá bống t ượng sinh sản theo 3 d ạng c ơ b ản sau: Cho đẻ tự nhiên trong ao. Mùa vụ cá đẻ t ự nhiên t ừ tháng 3-11 d ương l ịch. Theo ph ương cách này, c ần kiểm tra độ thành thục sinh dục của cá để xác định thời điểm cá đẻ và đặt giá thể k ịp th ời.. Hàng ngày nên kiểm tra giá thể khoảng 2-3 lần để vớt trứng tránh các loài cá t ạp khác ăn tr ứng. Khi ki ểm tra ph ải thao tác nhẹ nhàng, tránh khuấy động ảnh hưởng t ới kh ả năng sinh s ản c ủa cá. Nh ược đi ểm c ủa phương thức này là cá thường đẻ không đồng loạt và kéo dài thời gian. Phương pháp sinh sản bán tự nhiên trong ao. Để cho cá đồng loạt đ ẻ trong ao, thu đ ược nhi ều tr ứng cùng một lúc, ta có thể tiêm kích dục t ố rồi cá b ắt c ặp đ ẻ t ự nhiên trong ao. Kích d ục t ố có tác d ụng làm chuyển hóa buồng trứng và làm cho cá cái rụng trứng. Kích d ục t ố th ường dùng cho cá b ống t ượng đ ẻ là HCG (Human Chorionic Gonadotropin) và não thùy. Liều lượng sử dụng cho 1 kg cá cái là 1-2 mg đối với não thùy và 250-300 UI/kg cá đối với HCG. Sau khi tiêm kích d ục t ố, ta th ả cá vào ao đã đ ặt s ẵn giá thể. Thông thường sau 10-12 giờ là cá đẻ. Phương pháp sinh sản nhân tạo. Giống như phương pháp trên nh ưng đến th ời đi ểm r ụng tr ứng, ta ti ến hành vuốt trứng, vuốt tinh cá đực rồi tiến hành th ụ tinh nhân t ạo. Sau đó rãi đ ều tr ứng lên giá th ể và đem ương. Nếu có điều kiện, sau khi tiến hành thụ tinh thì kh ử dính tr ứng b ằng dung d ịch Tanin và ấp tr ứng bằng bình Weys hay bể vòng. III ƯƠNG ẤP TRỨNG VÀ CÁ CON 1. Ương ấp trứng Sau khi vớt trứng lên hay sau khi thụ tinh xong thì ti ến hành ấp tr ứng. Trong quá trình ương ấp tr ớng c ần đáp ứng đòi hỏi môi trường thuận lợi. Môi trường ương ấp cần có nhi ệt đ ộ thích h ợp t ờ 25–28 oC, oxygen hòa tan 5 mg/l, pH từ 7 - 7,5 và không có sinh vật h ại trứng (đ ộng v ật phù du nhóm Cyclops, bọ gạo...). Thời gian nở của trứng từ 34-82 giờ. Nhìn chung nhiệt độ càng cao (trong giới hạn cho phép) thì th ời gian nở càng nhanh. Ngoài ra phương thức ấp trứng cũng ảnh h ưởng đ ến th ời gian n ỡ. Th ời gian n ở c ủa phương pháp nước tĩnh bắt đầu từ 36 giờ và kéo dài đ ến 82 gi ờ trong khi th ời gian n ở theo ph ương pháp nước chảy và nước tĩnh có sục khí cũng bắt đầu t ừ 36 gi ờ nhưng tập trung nhất vào khoảng 48-56 giờ sau khi thụ tinh. Qua kinh nghiệm thực tiễn thì ấp trứng theo phương pháp nước tĩnh có sục khí là t ốt nhất vì kích thước cá bột rất nhỏ và rất yếu dể mẫn cảm với đi ều kiện môi trường (Ngô Bá Thành, 1988). Phát triển phôi cá bống tượng • Cá mới nở: có chiều dài 2,40-2,85 mm. Mắt chưa có sắc t ố, cá n ằm d ưới đáy, b ơi co gi ật m ột đoạn ngắn • Ngày thứ I bắt đầu xuất hiện bóng hơi, cá bơi một đoạn dài h ơn.
- • Ngày thứ II chiều dài 2,65-3 mm. Cá bơi lên mặt nước rồi chìm xuống đáy theo chi ều th ẳng đ ứng. Noãn hoàng còn to. • Ngày thứ III cá bắt đầu bơi ngang một đoạn ngắn, tim và mao quản thấy có màu h ồng đ ỏ. M ắt có sắc tố. • Ngày thứ IV chiều dài cá 3-3,2 mm. Cá bắt đầu m ở mi ệng h ớp m ồi, th ấy xu ất bi ện nh ững m ấu răng bên trong hàm, một vài sắc tố xuất hiện trên đuôi cá bột. • Ngày thứ V vi ngực bắt đầu hơi nhú noãn hoàng tiêu hết. • Ngày thứ VI chiều dài cá 3,2-3,6 mm. Cá bơi lưng chừng mặt nước, miệng mở rộng. • Ngày thứ VII. Cá chết nhiều nếu không có thức ăn thích hợp. • Ngày thứ VIII. chiều dài 3,9-4,2 mm. Đốt sống cuối cùng cong ng ược lên phía l ưng. • Ngày thứ X. chiều dài 5-7mm. Các vi hình thành với đ ầy đ ủ các tia vi, s ắc t ố đen xu ất hi ện ngang hông với các vi hậu môn. Cá bơi nhanh nhẹn. • Ngày thứ XX. Cá có chiều dài 10-11 mm. Cá hình thành đ ầy đ ủ các c ơ quan và có hình dáng nh ư cá trưởng thành. Cá có tập tính nằm sát đáy, ít di chuyển. 2. Ương nuôi cá bột Có hai cách ương cá bột bống tượng là ương trong ao đất và u ơng trong b ể xi măng. a. Ương trong ao đất Ao ương: • Ao ương có thể là ao tự nhiên sẳn có, nếu đào m ới, ao nên có hình ch ử nh ật, xuôi chi ều gió, chiều dài bằng 2-3 lần chiều rộng. • Diện tích ao dao động 250-1000 m2, tốt nhất 400-500 m2. • Ao phải sâu để giử mức nước trong thời gian ương 0,6-0,8m và m ặt bờ cao h ơn m ực n ước lũ t ối đa là 0,4m. • Ao nghiêng về cống thoát để thu hoạch được dễ dàng. Chuẩn bị ao ương: • Tát cạn ao ương, nếu không cạn thì tiến hành thuốc cá b ằng r ễ dây thu ốc cá v ới l ượng 0,5 kg/100m2 ao có mực nước sâu 20-30 cm. • Sên vét lớp bùn đáy ao, bùn đáy ao không quá 5 cm. • Phơi khô đáy ao và cày bừa lớp đất mặt để tăng quá trình oxy hóa và khoáng hóa l ớp đ ất này. • Nếu không thể phơi khô được thì dùng vôi xử lý với l ượng 8-12 kg/100 m 2 đối với ao bình thường hay 30-40 kg/100m2 nếu ao mới đào, ao không thể tát cạn hay ao đã ương nhi ều vụ. • Đưa nước vào ao qua lưới lọc mịn (0,5 - 0,7 mm) Mật độ ương tùy từng điều kiện cụ thể mà mật độ ương cá khác nhau, thông th ường là t ừ 500-1000 con/m2 Kỹ thuật ương: ao ương cá bống tượng không cần bón phân trước nh ưng c ần có m ột ao gây nuôi t ảo và trùng bánh xe riêng biệt. Trong giai đoạn này, cho cá ăn 50-70 g b ột đ ậu nành và 10 lòng đ ỏ tr ứng bóp nhuyễn cho 100.000 cá bột. Thức ăn được hòa với nước rãi đ ều kh ắp ao. Hàng ngày nên cho ăn 4-5 l ần. Lượng thức ăn mỗi ngày tăng dần lên 5 - 10 %. Thêm vào đó, m ỗi ngày v ớt t ảo và trùng bánh xe cho cá ăn. Sau 20 ngày tuổi, cá ăn được thức ăn t ự nhiên có kích th ước l ớn nh ư giáp xác chân chèo, giáp xác râu ngành. Lúc này cần quan sát màu nước ao. Nếu ao không lên màu thì ti ến hành bón phân v ới li ều lượng 25-30 kg/100m2 đối với phân hữu cơ và 3-4 g phân DAP. b. Ương trong bể xi măng Mật độ ương trên bể xi măng thường là 1000-2000 con/m 2 giai đoạn đầu và 150-250 con/m 2 ở giai đoạn sau
- Kỹ thuật ương. Có thể ương cá thành 2 giai đoạn: t ừ 3-10 ngày tuổi và 10-60 ngày tu ổi. Cá bột từ 3-10 ngày tuổi được ương trong bể xi măng với các loại th ức ăn khác nhau nh ư lòng đ ỏ tr ứng (1 trứng/2 vạn cá), bột đậu nành xay nhuyễn (1 muỗng cà phê/5000 cá) và th ức ăn t ự nhiên v ới thành phần chủ yếu là nguyên sinh động vật - Protozoa, trùng bánh xe - Rotifera, t ảo đ ơn bào Chlorella. Sau 10 ngày ương, cá có thể ăn được các loại sinh vật th ức ăn có kích th ước th ấy đ ược b ằng m ắt thường như giáp xác chân chèo, giáp xác râu ngành. Trong giai đo ạn này, cá đ ược cho ăn thêm Moina và lòng đỏ trứng trộn với đậu nành số lượng giảm đi một nữa. Khi cá đ ược 15 ngày tu ổi thì không c ần cung cấp trứng và bột đậu nành. Sau 25 ngày cá đã hình thành đ ầy đ ủ s ắc t ố và bám vào thành b ể b ằng vi bụng hay nằm ở đáy bể. Sau 30 ngày tuổi cá có thể ăn ấu trùng mu ổi, giáp xác nh ỏ... Sau 60 ngày cá đạt 3-4 cm thì tiến hành đem nuôi thịt. IV. KỸ THUẬT NUÔI CÁ THỊT 1. Nuôi trong ao đất a. Chuẩn bị ao nuôi. Ngoài các tiêu chuẩn kỹ thuật như ương, nuôi vỗ, ao nuôi cá b ống t ượng th ịt nên ch ọn thông qua các tiêu chuẩn sau: • Hệ thống nuôi phải gần nguồn cung cấp nước, nước ra vô thường xuyên, đi ều ki ện thay n ước cũng được thực hiện dễ dàng. Độ đục < 80 mg/l. • Chất lượng nước tốt, không bị nhiễm phèn, nhiễm bẩn từ các nguồn nước sinh hoạt, n ước th ải t ừ các khu công nghiệp. • Ao nên chọn những nơi có thành phần cơ giới nặng như đất sét, th ịt pha sét. • Đối với ao đã nuôi rồi, nên vét hết lớp bùn đáy ao, trước khi th ả nuôi ti ếp. • Ao ở nơi thoáng mát, gần nhà để tiện chăm sóc và bảo vệ. • Trước khi nuôi nên diệt cá tạp, bón vôi, bón phân gây màu, có th ể nói đây là yêu c ầu k ỹ thu ật r ất quan trọng trong công nghệ nuôi cá bống t ượng trong ao đất. b. Chọn và thả giống Nguồn giống hiện nay ta có thể mua giống t ừ hai nguồn là các c ơ s ở s ản xu ất gi ống và t ừ t ự nhiên qua các điểm thu gom. Đặc tính của hai nguồn giống Giống tự nhiên Giống nhân tạo Số lượng hạn chế nên thời gian thả kéo dài Cung cấp đủ giống với số lượng lớn một lần Cá lớn nhưng kích cỡ không đều, cá dễ bị phân đàn Cá nhỏ nhưng kích cỡ đều, cá nuôi ít phân đàn Cá dễ bị xay xát do đánh bắt Cá ít bị xay xát Giá rẻ Giá thành cao Thả giống. Giống thường được vận chuyển vào lúc trời mát, trước khi th ả cá vào h ệ th ống nuôi, c ần ph ải ngâm bao cá trong nước khỏang 15 phút để tránh cá bị s ốc nhi ệt do chênh l ệch nhi ệt đ ộ gi ữa bao đ ựng cá và môi trường nước ao nuôi. Mật độ cá thường là 5-7 con/m2. Trong điều kiện chủ động thức ăn, đặc biệt là thức ăn tươi sống cùng khả năng kiểm soát môi trường ao nuôi, ng ười nuôi có th ể th ả tăng m ật đ ộ từ 8–12 con/m2. Chăm sóc, quản lý. Thức ăn chủ yếu cho cá là tép, cá nh ỏ, cua, ốc, trùn... Tùy đi ều ki ện t ừng n ơi, th ức ăn có thể mua ở chợ hay tự tìm kiếm t ừ các thủy vực t ự nhiên, nh ưng c ần ph ải đ ảm b ảo th ức ăn còn tươi. Lượng thức ăn cung cấp cho cá nuôi hàng ngày dao động bình quân t ừ 5–7 % tr ọng l ượng thân. Sau 8-10 tháng nuôi, khi cá đạt trọng l ượng dao động t ừ 600–800 g/con thì thu ho ạch. Năng su ất th ường đạt từ 15-20 tấn/ha/vụ. 2. Nuôi trong lồng, bè Chọn vị trí nuôi a.
- Vị trí lý tưởng cho việc nuôi cá lồng, bè cần ph ải đ ặt nh ững nơi kênh, r ạch, sông, h ồ có dòng n ước ch ảy nhẹ, thoáng, sạch và độ trong cao (độ đục < 80 mg/l). Nguồn nước không b ị nhi ễm b ẩn, nhi ễm phèn. Nên chọn những nơi nước sâu để đảm bảo lượng nước ngập trong lồng bè dao đ ộng t ừ 1,4-1,6 m. Đ ối với việc nuôi cá bống tượng trong lồng bè nhỏ, phải khẳng định rằng khâu ch ọn đi ểm là yêu c ầu k ỹ thu ật cực kỳ quan trọng, quyết định đến sự thành công của hệ thống nuôi. b. Bè và cách đóng bè Vật liệu: Bè có thể làm bằng tre, gổ hay tre, g ổ kết h ợp. Đ ể gi ữ cho bè n ổi lên trên m ặt n ước, ng ười ta dùng hệ thống phao. Phao thường được làm bằng thùng phuy (Hình 2A), thùng nh ựa hay b ằng tre (Hình 2B). Số lượng thùng phuy sử dụng tùy thuộc vào kích thước bè. Trung bình c ớ 8-9 thùng cho bè 15m 3. Đối với bè nhỏ người ta có thể sử dụng phao làm b ằng tre. Tre, nứa nguyên cây đem ph ơi khô sau đó bó lại thành bó 10-15 cây cặp hai bên bè. Thiết kế bè. Bè thường có hình hộp chử nhật với kích th ước khác nhau. Kích th ước m ột s ố bè nh ư sau 3 x 2 x 1.5 m hay 4 x 3 x 1,75 m. Bè nên đặt có một ph ần n ổi trên m ặt n ước cách m ặt n ước 0,2-0,5 m. Hiện nay bè nuôi cá Bống tượng có hai dạng chính là bè c ố đ ịnh và bè n ổi. Ngoài ra m ột s ố n ơi nh ư Đồng tháp, người ta đào ven kênh, rạch rồi dùng cây, ván bao xung quanh và nuôi cá trong đó. Bè nên đặt cách nhau 2 m đủ để một xuồng nhỏ qua lại và gió có thể thông đ ược bè. Hình 2. Thiết kế lồng bè nhỏ nuôi cá bống tượng c. Thả giống Nuôi cá trong bè tốt nhất nên chọn đều cở, tr ọng l ượng t ừ 10-12 con/kg. Cá ph ải kh ỏe mạnh nhiều nhớt, không bị xây xát, đuôi xòe rộng. Nếu phát hi ện th ấy cá có v ết l ở loét hoặc ghẻ lở nên loại bỏ. Còn nếu thấy có trùng mỏ neo, rận... thì có th ể t ắm n ước mu ối 2-3 ‰ trong 5-7 phút. Mật độ cá thả 20-30 con/m 3. d. Chăm sóc và quản lý Hàng ngày nên cho ăn vào lúc chi ều mát hay bu ổi sáng. Th ời gian đ ầu cho cá ăn tép, trùng, cá nhỏ: lòng tong, cá cơm, linh, b ống tr ứng... Bên c ạnh th ức ăn là m ồi s ống, th ức ăn động vật có thể thả trực tiếp vào trong sàn với l ượng th ức ăn chi ếm t ừ 5–7 % tr ọng lượng thân/ngày. Với kích cỡ ban đầu 100 g/con thì sau th ời gian 7 tháng nuôi, tr ọng lượng cá có thể đạt từ 400-600 g/con. Nếu kích cỡ cá gi ống th ả nh ỏ h ơn 100 g/con thì thời gian nuôi đến khi thu hoạch có khả năng chậm h ơn (8–10 tháng). Đi ểm c ần l ưu tâm trong quá trình quản lí hệ thống nuôi là phải giữ môi trường nuôi luôn ổn định, trong sạch, độ đục < 80 mg/l. Giải pháp kỹ thuật đang được đầu tư thử nghiệm nuôi là nuôi cá bống tượng trong lồng bè nhỏ, nh ưng đ ược thi ết k ế và đ ặt trong ao nh ằm t ạo sự ổn định về môi trường để cá nuôi tăng trưởng và phát tri ển t ốt. M ật đ ộ th ả dao đ ộng từ 20–30 con/m3. e. Thu hoạch sản phẩm
- Sau 8-10 tháng nuôi, khi trọng lượng cá đạt dao động từ 600-800 g/con, tiến hành thu hoạch, sau đó cải tạo lại hệ thống lồng bè và chuẩn bị cho vụ nuôi tiếp.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi cá bống tượng thương phẩm
9 p | 221 | 64
-
Kỹ thuật nuôi Cá bống tượng thương phẩm (phần 2)
7 p | 234 | 54
-
Mô hình sản xuất giống và nuôi cá bống tượng công nghiệp
8 p | 216 | 45
-
Bí quyết mới nuôi cá bống tượng
2 p | 180 | 36
-
Các kỹ thuật sản xuất giống và nuôi cá bống tượng thương phẩm
12 p | 119 | 26
-
Nuôi cá bống tượng ở miền Bắc
3 p | 167 | 17
-
Kỹ thuật sản xuất giống cá bống tượng
16 p | 95 | 14
-
Kỹ thuật nuôi cá Bống Tượng
5 p | 112 | 9
-
Bí Quyết Nuôi Cá Bống Tượng
3 p | 76 | 8
-
Các kỹ thuật nuôi cá bống tượng hay dành cho nhà nông
7 p | 85 | 8
-
Các kỹ thuật nuôi Cá bống tượng thương phẩm
9 p | 129 | 8
-
Nuôi cá bống tượng ở miền Bắc
4 p | 121 | 6
-
Chọn cá bống tượng giống
3 p | 121 | 6
-
Nuôi cá bống tượng mùa lũ
5 p | 70 | 5
-
Kỹ Thuật Nuôi Cá Bống Tượng - Một Số Đặc Điểm
4 p | 91 | 5
-
Ương cá bống tượng giống trong vuông nuôi tôm nước lợ
3 p | 94 | 5
-
Nuôi Thành Công Cá Bống Tượng Trong Ao Nước Lợ
3 p | 64 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn