intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kinh nghiệm trồng cây Ngò gai (mùi tàu)

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

212
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cây mùi tàu (ngò gai, mùi gai) hiện đang được nhiều hộ nông dân xã An Sơn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương coi là cây gia vị hàng hóa bởi giá trị của nó mang lại. Tuy vậy, muốn thâm canh đạt hiệu quả cao và ổn định cây gia vị này, đòi hỏi người trồng phải có một số biện pháp kĩ thuật nhất định, tác động kịp thời... Xin chia sẻ một số kinh nghiệm thực tế như sau: - Thời vụ: Mùi tàu có thể trồng quanh năm nhưng thích hợp nhất là trồng vào mùa...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kinh nghiệm trồng cây Ngò gai (mùi tàu)

  1. Kinh nghiệm trồng cây Ngò gai (mùi tàu) Cây mùi tàu (ngò gai, mùi gai) hiện đang được nhiều hộ nông dân xã An Sơn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương coi là cây gia vị hàng hóa bởi giá trị của nó mang lại. Tuy vậy, muốn thâm canh đạt hiệu quả cao và ổn định cây gia vị này, đòi hỏi người trồng phải có một số biện pháp kĩ thuật nhất định, tác động kịp thời... Xin chia sẻ một số kinh nghiệm thực tế như sau: - Thời vụ: Mùi tàu có thể trồng quanh năm nhưng thích hợp nhất là trồng vào mùa xuân và mùa thu (tháng 2 và tháng 7 dương lịch). Sau trồng khoảng 35- 40 ngày là thu hoạch lứa đầu, lứa sau thu hoạch cách lứa trước khoảng một tháng. Một vụ mùi tàu có thể thu hoạch kéo dài 1 năm. - Đất trồng: Mùi tàu phát triển tốt trên những chân đất ẩm, giàu mùn, giàu dinh dưỡng. Đất cần được cày ải, phơi kĩ để diệt loài sùng trắng hoặc dế dũi hay nằm dưới đất cắn phá rễ cây. Lên luống cao 20 - 25cm, rộng 1,0 - 1,2m. Khi làm đất cần bón phân chuồng mục (thích hợp nhất là phân gà ủ mục) với lượng 55 – 70 kg/sào. Xử lý đất bằng Basudin hạt với lượng 1 kg/sào để diệt sâu đất. - Lượng hạt giống: 300 – 500 gam hạt giống/100m2 đất. Cũng có thể gieo dày hơn với lượng 500 – 700 g/100m2 để tỉa nhánh bán dần hoặc nhân thêm diện tích. - Gieo hạt: Mùi tàu dễ mọc nên hạt giống sau khi mua về có thể gieo trực tiếp xuống đất trồng mà không qua ngâm ủ. Hạt gieo xong nên phủ trấu hoặc rơm rạ và tưới nước đủ ẩm cho hạt nảy mầm thuận lợi. Khi cây mọc, cần dỡ bỏ bớt rơm rạ để cây hấp thu ánh sáng và mọc nhanh hơn.
  2. - Làm giàn che: Mùi tàu là cây ưa bóng nên sau khi cây mọc một tuần cần tiến hành tỉa dặm và làm giàn che bằng lá chuối hoặc lưới đen với chiều cao khoảng 1,5m. - Chăm sóc, bón phân: Mùi tàu dễ mọc, dễ phát triển, ít bị sâu gây hại nhưng cần nhiều dinh dưỡng và thường hay bị bệnh thối gốc, chết cây sau mỗi đợt thu hoạch cắt lá. Vì vậy, muốn tăng năng suất và ốn định cho cây gia vị này người trồng cần chú ý: + Mùi tàu cần nhiều đạm và lân nên sau mỗi đợt thu hoạch cần tưới khoảng 1,8 kg urê + 3,5kg lân supe/sào là đủ để kích thích cây ra lá và rễ nhanh hơn (phân lân được ngâm với nước giải 3 - 5 ngày rồi tưới sẽ tốt hơn). + Nếu quan sát thấy mùi tàu có một số lá bị vàng nhạt, lá mỏng, mép lá cuốn lên là thiếu đạm, cần bổ sung thêm urê. Ngoài ra, cây mùi tàu rất cần dinh dưỡng trung, vi lượng( Mg, Ca, Cu, Bo, Zn. Mo...). Vì vậy, cần sử dụng các loại phân tổng hợp giàu trung, vi lượng để thúc cho cây (Phân của công ty Phân bón miền Nam, Bình Điền, Văn Điển...). Biểu hiện của triệu chứng thiếu vi lượng điển hình nhất là hầu hết số lá trên cây đều bị mất diệp lục (cây bị bạch tạng). Khi gặp hiện tượng này thì cần bổ sung ngay cho cây một lượng phân bón siêu vi lượng (0,5kg/sào) bằng cách hòa nước tưới cho cây hoặc phun lên thân lá và gốc, giúp cây hồi phục lại bình thường. + Do cấu tạo của cây khi còn non, chồi nằm sát mặt đất, các lá xòe rộng như hình hoa thị, giữa tâm cây lõm xuống. Vì vậy, khi tưới nước cho cây không nên té nước ở rãnh luống lên mặt luống. Tốt nhất là tưới theo phương pháp phun mưa hoặc tưới ngấm thì cây sẽ ít bị đất phủ lên gây thối chồi, chết cây. - Bệnh hại: Ở mỗi lứa thu hoạch, bà con thường cắt toàn bộ lá và thân cây, chỉ chừa lại phần gốc. Đây là điều kiện thuận lợi để nấm bệnh thối gốc và vi khuẩn héo xanh gây hại, có thể gây chết toàn bộ ruộng mùi tàu
  3. chỉ trong vài ngày. Vì vậy, bà con cần lựa chọn các ngày nắng ráo để thu hoạch, ngay sau đó phải phun một số loại thuốc trừ nấm, kháng khuẩn cho cây như: Ninexto, Validacin, Anvil, Kasumin, Kasai, Fitsan... - Sâu hại: Mùi tàu là cây gia vị có mùi thơm nhẹ, có khả năng xua đuổi nhiều loại côn trùng gây hại nhưng cây vẫn bị loài nhện đỏ chích hút làm quăn ngọn, lá và cây rụt lại. Cần thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, nhất là khi mưa phùn ẩm ướt, độ ẩm cao để phát hiện và phun trừ kịp thời bằng một trong các loại: Dầu khoáng SK99 thuốc Comite, Autus, Alphamin, Danitol, Pegasus, Nissura, Vibamec... Ngoài ra, cần tỉa bớt cây nhằm tạo độ thông thoáng cho ruộng. Tốt nhất, nên áp dụng biện pháp IPM (phòng trừ dịch bệnh tổng hợp) và tuân thủ các tiêu chuẩn VietGAP
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2