YOMEDIA
ADSENSE
Kinh tế môi trường - Bài giảng 10
118
lượt xem 23
download
lượt xem 23
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Tăng trưởng và phát triển kinh tế Tăng trưởng kinh tế đề cập đến sự gia tăng mức tổng sản lượng (thu nhập) của nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định (1 năm); Phát triển kinh tế được hiểu là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế, hiểu đơn giản là tăng thu nhập bình quân đầu người; Nói một cách chi tiết
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Kinh tế môi trường - Bài giảng 10
- KINH TẾ MÔI TRƯỜNG (Bài giảng 10) Giảng viên: Nguyễn Viết Thành, Khoa KTPT, ĐH Kinh tế, ĐH QGHN
- 2 NỘI DUNG Tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế Suy thoái môi trường ở các nước đang phát triển Kinh tế và môi trường Giả thuyết nơi trú ẩn của ô nhiễm (Pollution-Haven Hypothesis) Các lựa chọn chính sách môi trường ở các nước đang phát triển Vai trò của các nước phát triển Phát triển bền vững Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam
- 3 Tăng trưởng và phát triển kinh tế Tăng trưởng kinh tế đề cập đến sự gia tăng mức tổng sản lượng (thu nhập) của nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định (1 năm); Phát triển kinh tế được hiểu là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế, hiểu đơn giản là tăng thu nhập bình quân đầu người; Nói một cách chi tiết hơn, tăng trưởng kinh tế đề cập đến sự gia tăng trong hoạt động kinh tế mà không có sự thay đổi căn bản về cấu trúc kinh tế và thể chế của một quốc gia; Phát triển kinh tế bao gồm cả các thay đổi về giáo dục, y tế, cơ sở hạ tầng giao thông, luật pháp, thể chế…
- 4 GDP growth and GDP per capita of some countries in 2009 Tăng trưởng và phát triển kinh tế (tiếp) Tăng trưởng GDP và GDP trên đầu người của một số quốc gia năm 2011 Tên nước Tăng trưởng GDP (%) GDP đầu người (USD) Xếp hạng Ghi chú (xếp hạng tăng trưởng) (xếp hạng trên thế giới) HDI Mông cổ Đang phát triển, HDI TB 17.5 (1) 4,800 (154) 110 Phát triển, HDI rất cao Qatar 14.1 (4) 98,900 (1) 37 Đông Timor Kém phát triển, HDI thấp 10.6 (6) 8,700 (116) 147 Đang phát triển, HDI TB China 9.20 (9) 8,400 (122) 101 Đang phát triển, HDI TB Uzbekistan 8.3 (17) 3,300 (168) 115 Kém phát triển, HDI thấp Ethiopia 7.5 (24) 1,100 (211) 174 Đang phát triển, HDI TB India 6.8 (35) 3,700 (165) 134 Đang phát triển, HDI TB Vietnam 5.9 (47) 3,400 (166) 128 Kém phát triển, HDI thấp Malawi 4.3 (86) 900 (220) 171 Đang phát triển, HDI cao Azerbaijan 0.1 (196) 10,200 (109) 76 Source: The World Factbook, UNDP, 2012
- 5 Suy thoái môi trường ở các nước đang phát triển Ô nhiễm không khí và ô nhiễm nguồn nước là các vấn đề môi trường nghiêm trọng nhất ở các nước đang phát triển Ngân hàng thế giới ước tính: 5-6 triệu người chết mỗi năm ở các nước đang phát triển từ các bệnh do ô nhiễm nước và ô nhiễm không khí gây ra; Thiệt hại do suy thoái môi trường ước tính khoảng 4-8% of GDP mỗi năm ở nhiều nước đang phát triển; Biến đổi khí hậu đe dọa khả năng thoát nghèo của nhiều người nghèo. Theo tính toán của Ngân hàng Thế giới (?), mỗi năm, Việt Nam có thể mất tới 5,5% GDP do ô nhiễm môi trường và lãng phí năng lượng và tiêu tốn khoảng 780 triệu USD cho vấn đề sức khỏe cộng đồng, vốn ngày càng trầm trọng hơn do các bệnh từ ô nhiễm gây nên.“ (http://www.baodatviet.vn/Home/kinhte/Hiep-hoi-DN-Duc- keu-goi-bao-ve-moi-truong-Viet-Nam/201010/116090.datviet)
- 6 Kinh tế và môi trường •Trạng thái tĩnh Đường giới hạn khả năng sản xuất (Production Possibility Curves) Tổng giá trị A: Nước phát triển A sản xuất theo B: Nước kém phát triển thị trường B c1 Chất lượng môi trường eB eA
- 7 Kinh tế và môi trường (tiếp) Trong dài hạn, khi nền kinh tế thay đổi (vd trở nên ít phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên và công nghệ ít ô nhiễm hơn được áp dụng), đường giới hạn khả năng sản xuất sẽ dịch chuyển lên trên. Sự dịch chuyển này sẽ cải thiện việc đánh đổi giữa tổng giá trị sản xuất theo thị trường và chất lượng môi trường. Khi đó các nước đang phát triển có thể sử dụng nhiều nguồn lực hơn để cải thiện chất lượng môi trường.
- 8 Kinh tế và môi trường (tiếp) Quan hệ giữa các chỉ số môi trường và thu nhập bình quân đầu người của quốc gia
- 9 Giả thiết nơi trú ẩn của ô nhiễm Các nước đang phát triển có thể trở thành “nơi trú ẩn của ô nhiễm” Các doanh nghiệp sản xuất rời bỏ các nước phát triển vì quy định kiểm soát ô nhiễm chặt chẽ ở các nước này; Các nước đang phát triển thu hút các doanh nghiệp “ô nhiễm cao” thông qua việc áp dụng các tiêu chuẩn kiểm soát ô nhiễm thấp.
- 10 Giả thiết nơi trú ẩn của ô nhiễm (tiếp) Việt Nam có phải là “nơi trú ẩn của ô nhiễm”? Vedan, Huyndai Vinashin: “Thiệt hại từ ô nhiễm do Vedan gây ra sau 14 năm hoạt động ít nhất là 10 triệu USD” (http://www.baomoi.com/Home/KinhTe/www.cpv.org.vn/Ha-Noi- co-bao-nhieu-VEDAN/4648027.epi ) Ô nhiễm hạt nix ở Hyundai Vinashin: "Kẻ giết người thầm lặng” (http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/226739/O%C2%A0nhiem-hat-nix-o-Hyundai- Vinashin-Ke-giet-nguoi-tham-lang.html)
- 11 Lựa chọn chính sách môi trường ở các nước đang phát triển Những khó khăn trong phân tích lợi ích –chi phí: Thiệt hại do ô nhiễm được ước lượng thông qua giá sẵn lòng trả: Khả năng chi trả thấp → thiệt hại do ô nhiễm gây ra thấp Các vấn đề về chiết khấu: Thu nhập thấp → Chiết khấu cao → Các dự án dài hạn không có nhiều giá trị Điều cần thiết là có phân tích tác động bền vững trong dài hạn của chương trình, dự án và đối xử công bằng với các thế hệ tương lai.
- 12 Các lựa chọn chính sách môi trường (tiếp) Sử dựng chính sách dân số để kiểm soát chất lượng môi trường Tổng tác động = Tác động môi trường * Số lượng môi trường trên đầu người người Như vậy nếu giảm số lượng người sẽ giảm tổng tác động môi trường, điều này có đúng không? Chính sách dân số không thể thay thế được các chính sách môi trường vì trong tương lai, ở các nước đang phát triển: Có nhiều người sống ở các khu vực đô thị hơn (do đô thị hóa) Sử dụng phân bón trong nông nghiệp nhiều hơn (ô nhiễm nước)
- 13 Các lựa chọn chính sách môi trường (tiếp) Các chính sách môi trường nào nên được lựa chọn? Mệnh lệnh kiểm soát (CAC) hay chính sách khuyến khích? Nếu bắt buộc phải hiệu quả chi phí (cost-effective) => chính sách khuyến khích (incentive-based policies) CAC thường được xem như xu hướng chủ yếu ở các nước đang phát triển vì: Tuân theo quá trình kiểm soát môi trường như các nước phát triển đã trải qua hoặc Do thể chế, chính sách còn yếu (về năng lực và thực hiện).
- 14 Vai trò của các nước phát triển Chuyển giao công nghệ (Technology transfer): hỗ trợ công nghệ cho các nước đang phát triển để tăng phát triển kinh tế ở các nước này; Hoán đổi nợ cho tự thiên nhiên (Debt-for-nature Swaps): chẳng hạn năm 1987, một nhóm bảo tồn tư nhân đã mua khoản nợ thương mại $650,000 của Bolivia từ Ngân hàng đầu tư Citicorp với giá $100,000. Đổi lại, Bolivia đã đồng ý dành một phần rứng nhiệt đới cho mục đích bảo tồn và xây dựng ngân quỹ để quản lý khu vực này. Đưa giá trị môi trường vào các tổ chức cứu trợ quốc tế: chẳng hạn quan tâm hơn đến các tác động môi trường của các dự án hỗ trợ (WB, IMF…).
- 15 Phát triển bền vững Hiệu quả ở trạng thái tĩnh (static efficiency) Yếu tố thời gian không được tính đến trong khái niệm hiệu quả OK, nếu tài nguyên không khan hiếm và không tính đến tương lai Hiệu ở trạng quả động (dynamic eficiency) Phân bổ theo thời gian rất quan trong khái niệm hệu quả Có tính đến tương lai, chẳng hạn, tài nguyên trở nên khan hiếm
- 16 Phát triển bền vững (tiếp) “Phát triển đáp ứng nhu cầu hiện tại nhưng không làm tổn hại đến khả năng thỏa mãn các nhu cầu của thế hệ tương lai” Bất cứ các hành động hiện tại nào mà không làm cho các thế hệ tương lai trở nên tồi tệ hơn thế hệ hôm nay; Đối với tài nguyên không tái tạo: Sử dụng tài nguyên không tái tạo được xem là bền vững nếu giá trị của tài nguyên được sử dụng bằng vốn đầu tư vào nguồn tài nguyên thiên nhiên khác hoặc tương ứng với năng suất của vốn đầu tư không phải tài nguyên
- 17 Phát triển bền vững (tiếp) Bền vững thấp (Weak Sustainability) Giá trị của vốn tự nhiên (natutal capital) cộng với vốn vật chất (physical capital) không được giảm (hay nói cách khác là hầu như toàn bộ các loại vốn tự nhiên điều có thể thay thế bởi vốn do con người tạo ra); Bền vững cao (Strong Sustainability) Giá trị của vốn tự nhiên còn lại không được giảm (nhiều loại dịch vụ sinh thái quan trọng của tự nhiên không thể thay thế bằng các hàng hóa, dịch vụ do con người sản suất hay tạo ra); Bền vững môi trường (Environmental Sustainability) Dòng vật chất của các tài nguyên riêng rẽ cần được duy trì
- 18 Phát triển bền vững (tiếp) hay
- 19 Phát triển bền vững (tiếp) hay
- 20 Phát triển bền vững (tiếp) • Bền vững thấp: K H SC N 0 K là vốn nhân tạo (man-made capital), H là vốn con người (human capital), SC là vốn xã hội (social capital) và N là vốn tự nhiên (natural capital) • Dưới chính sách phát triển bền vững thấp, sự cạn kiệt của vốn tự nhiên có thể được bù đắp thông qua đầu tư bằng hoặc nhiều hơn giá trị đã mất đi của vốn nhân tạo.
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn