intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kinh tế Nhât Bản môt năm sau thảm hoạ kép: thành tưu, thách thức và triển vong

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

74
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết này tập trung phân tích những thành tựu nổi bật của kinh tế Nhật Bản một năm sau thảm họa ngày 11/3/2011; rút ra một số bài học kinh nghiệm từ Nhật Bản sau thảm họa này; đánh giá những khó khách thách thức hiện tại và triển vọng của kinh tế Nhật Bản và quan hệ kinh tế Việt Nam – Nhật Bản năm 2012.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kinh tế Nhât Bản môt năm sau thảm hoạ kép: thành tưu, thách thức và triển vong

KINH TẾ NHẬT BẢN MỘT NĂM SAU THẢM HOẠ KÉP:<br /> THÀ NH TỰU, THÁCH THỨC VÀ TRIỂN VỌNG<br /> TRẦN QUANG MINH*<br /> <br /> Năm 2011 là một năm đầy khó khăn của<br /> kinh tế Nhật Bản khi quốc gia này phải vật<br /> lộn với hậu quả nặng nề của cuộc khủng<br /> hoảng 3 trong một: động đất, sóng thần và<br /> sự cố nhà máy điện hạt nhân Fukushima I.<br /> Thêm vào đó là những diễn biến phức tạp<br /> của kinh tế thế giới, trong đó hai mối họa<br /> lớn nhất là nợ công châu Âu và khủng hoảng<br /> kinh tế Mỹ. Mặc dù phải đối mặt với rất<br /> nhiều khó khăn như vậy song kinh tế Nhật<br /> Bản năm 2011 đã đạt được những thành tựu<br /> rất đáng khâm phục. Bài viết này tập trung<br /> phân tích những thành tựu nổi bật của kinh<br /> tế Nhật Bản một năm sau thảm họa ngày<br /> 11/3/2011; rút ra một số bài học kinh<br /> nghiệm từ Nhật Bản sau thảm họa này; đánh<br /> giá những khó khách thách thức hiện tại và<br /> triển vọng của kinh tế Nhật Bản và quan hệ<br /> kinh tế Việt Nam – Nhật Bản năm 2012.*<br /> 1. Thành tựu nổi bật của kinh tế Nhật<br /> Bản năm 2011<br /> Thành tựu của kinh tế Nhật Bản được thể<br /> hiện rõ nét trên 3 lĩnh vực chủ yếu là: (1)<br /> Tái thiết khu vực Đông Bắc; (2) Xử lý sự cố<br /> nhà máy điện hạt nhân Fukushima I; và<br /> (khôi phục mạnh mẽ hoạt động sản xuất và<br /> xuất khẩu của các ngành công nghiệp.<br /> Thứ nhất, về tái thiết khu vực Đông Bắc:<br /> như chúng ta đã biết sau thảm họa kép ngày<br /> <br /> *<br /> <br /> TS. Viê ̣n nghiên cứu Đông Bắ c Á<br /> <br /> 11/3/2011, khu vực Đông Bắc Nhật Bản gần<br /> như bị phá hủy hoàn toàn bởi động đất và<br /> sóng thần để lại cho chính quyền và nhân<br /> dân Nhật Bản những khó khăn chồng chất<br /> tưởng như khó có thể khắc phục ngay được.<br /> Đó là vấn đề cứu hộ, cứu nạn tìm kiếm hàng<br /> ngàn người vẫn còn bị chôn vùi trong các<br /> đống đổ nát; thu xếp nơi ăn chỗ ở cho hàng<br /> trăm ngàn người nhà cửa, ruộng vườn bị<br /> sóng thần tàn phá; đó là vấn đề dọn dẹp các<br /> đống đổ nát và xây dựng lại cơ sở hạ tầng và<br /> các nhà máy xí nghiệp, thu xếp việc làm và<br /> ổn định đời sống nhân dân ở các vùng bị<br /> thiên tai. Nhiều người cho rằng Nhật Bản sẽ<br /> phải mất vài năm, thậm chí lâu hơn nữa để<br /> dọn dẹp các đống đổ nát và xây dựng lại từ<br /> đầu. Vậy mà chỉ sau một năm Nhật Bản đã<br /> về cơ bản giải quyết được những khó khăn<br /> này. Diện mạo của khu vực Đông Bắc Nhật<br /> Bản sau một năm đã hoàn toàn thay đổi đến<br /> mức người ta không thể hình dung nổi cảnh<br /> tượng kinh hoàng đã xẩy ra một năm trước<br /> đây. Có thể nói đó là một sự hồi sinh rất<br /> đáng khâm phục.<br /> Thứ hai, về việc xử lý sự cố nhà máy điện<br /> hạt nhân: có thể nói sau sự cố nổ các lò phản<br /> ứng ở nhà máy điện hạt nhân Fukushima I,<br /> Nhật Bản đứng trước một cuộc khủng hoảng<br /> nghiêm trọng không chỉ về hạt nhân mà còn<br /> về lòng tin của người dân, của cộng đồng<br /> quốc tế đối với chính quyền trong việc quản<br /> lý và điều hành các nhà máy điện hạt nhân.<br /> <br /> Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam - 4/2012<br /> <br /> 10<br /> <br /> Nhiều người cho rằng Fukushima I còn tệ<br /> hại hơn cả Cherknobyl (Nga). Sau sự cố<br /> này, hàng loạt nhà máy điện hạt nhân của<br /> Nhật Bản đã phải đóng cửa để kiểm tra mức<br /> độ an toàn1. Và tưởng như Nhật Bản sẽ phải<br /> đoạn tuyệt với năng lượng điện hạt nhân<br /> trong khi nguồn năng lượng này cung cấp<br /> tới 30% tổng điện năng của cả nước. Tuy<br /> nhiên, sau một năm nhìn lại, chúng ta thấy<br /> điều đó đã không xẩy ra. Các lò phản ứng<br /> hạt nhân bị nổ đã dần dần được làm nguội;<br /> mức độ rò rỉ phóng xạ đã được kiểm soát;<br /> các phóng viên đã được phép vào khu vực<br /> nhà máy để tác nghiệp… Niềm tin đối với<br /> năng lượng hạt nhân dần dần được lấy lại,<br /> nhiều nhà máy điện hạt nhân đang được xem<br /> xét hoạt động trở lại2; các hợp đồng xây<br /> dựng nhà máy điện hạt nhân với nước ngoài<br /> tiếp tục được xúc tiến3… Là một quốc gia<br /> nghèo về tài nguyên thiên nhiên, năng lượng<br /> điện hạt nhân là một trong những nguồn<br /> năng lượng quan trọng đối với nước Nhật.<br /> Việc tiếp tục duy trì và lấy lại được niềm tin<br /> đối với nguồn năng lượng này là hết sức<br /> thiết yếu. Có thể nói đây cũng là một thành<br /> công rất đáng kể đối với kinh tế Nhật Bản<br /> trong năm qua.<br /> Thứ ba, về việc khôi phục hoạt động sản<br /> xuất và xuất khẩu của các ngành công<br /> nghiệp: Sau thảm họa kép ngày 11/3/2011,<br /> nhiều nhà máy thuộc các ngành công nghiệp<br /> quan trọng như ô tô, hóa dầu, và chất bán<br /> dẫn tại khu vực Đông Bắc Nhật Bản đã phải<br /> đóng cửa đặt các ngành công nghiệp trong<br /> nước và xuất khẩu trước tình trạng thiếu<br /> nghiêm trọng về phụ tùng và thiết bị. Theo<br /> ước tính thiệt hại kinh tế lên đến gầ n 300 tỉ<br /> đô la Mỹ, tương đương 2% tổng sản phẩm<br /> <br /> quốc nội (GDP) của Nhật Bản, cao hơn so<br /> với thiệt hại của trận động đất Kobe năm<br /> 1995. Tốc độ tăng GDP quý I năm 2011 là 1,8%, quý II là -0,3%. Tuy nhiên, chỉ sau<br /> hơn 3 tháng kể từ ngày 11/3/2011, sản xuất<br /> của các ngành công nghiệp trong nước về cơ<br /> bản đã được phục hồi, xuất khẩu tăng, đặc<br /> biệt là ngành sản xuất xe hơi. Tố c đô ̣ tăng<br /> GDP quý III đạt 1,7%. Đây là một con số rất<br /> ấn tượng đối với một nền kinh tế đã trải qua<br /> hai thập kỷ trì trệ và những thiệt hại nặng nề<br /> sau thảm họa kép cách đây một năm.<br /> Hin<br /> ̀ h 1. Tốc độ tăng trưởng GDP<br /> Nhật Bản theo Quý<br /> <br /> Nguồn:<br /> http://www.tradingeconomics.com/japan/gdpgrowth<br /> <br /> 2. Một số bài học kinh nghiệm từ việc<br /> khắc phục thảm họa ngày 11/3/2011 của<br /> Nhật Bản<br /> Những thành quả mà người dân Nhật Bản<br /> kiên cường vượt qua nỗi đau, khẩn trương<br /> tái thiết đất nước một lần nữa khiến chúng ta<br /> phải ngưỡng mộ. Từ những thành tựu mà<br /> Nhật Bản đã đạt được qua việc khắc phục<br /> thảm họa thiên nhiên và tái thiết đất nước,<br /> chúng ta có thể rút ra một số bài học kinh<br /> nghiệm để tham khảo.<br /> Thứ nhất, vấn đề giáo dục ý thức của<br /> người dân. Báo chí đã nói nhiều đến sự bình<br /> tĩnh, tinh thần tương thân tương ái, đến trật<br /> tự xã hội ở những khu vực bị thiên tai tàn<br /> <br /> Kinh tế Nhật Bản...<br /> <br /> phá của Nhật Bản. Tại sao trước tình cảnh<br /> đổ nát, hoang tàn của cả một vùng đất đai,<br /> thành thị, làng mạc rộng lớn như vậy mà<br /> người Nhật Bản, cho dù rất đau buồn, vẫn<br /> rất bình tĩnh giúp đỡ lẫn nhau vượt khó;<br /> Không có tình trạng hôi của, cướp bóc, trấn<br /> lột; không có bất cứ một sự lộn xộn nào về<br /> mặt xã hội. Mọi người bình tĩnh xếp hàng để<br /> mua từng mặt hàng nhu yếu phẩm, hoặc<br /> bình tĩnh tuân theo sự sắp xếp của các đội<br /> công tác cứu hộ… Không phải ngay lập tức<br /> hoặc tự nhiên mà người Nhật Bản có được<br /> phẩm chất như vậy. Phẩm chất đó đã được<br /> hình thành từ rất sớm trong quá trình giáo<br /> dục và đào tạo không chỉ ở nhà trường mà<br /> ngay trong từng gia đình và cộng đồng xã<br /> hội.<br /> Thứ hai, công tác chuẩn bị để sẵn sàng<br /> ứng phó với những hậu quả của thiên tai.<br /> Nhật Bản là quốc gia nằm trong khu vực<br /> hoạt động thường xuyên của động đất, sóng<br /> thần nên công tác chuẩn bị để sẵn sàng ứng<br /> phó với hậu quả của những thảm họa này đã<br /> được chuẩn bị khá chu đáo. Sự chuẩn bị ở<br /> đây không chỉ về tài chính, phương tiện, và<br /> máy móc thiết bị mà còn là về con người.<br /> Nhật Bản đã thành lập từ rất sớm các cơ<br /> quan quản lý và điều hành công tác cứu hộ,<br /> cứu nạn. Các đội cứu hộ cứu nạn được huấn<br /> luyện và tập dượt các kỹ năng và rất có kinh<br /> nghiệm nghề nghiệp. Nhờ đó, Nhật Bản đã<br /> khắc phục khá nhanh chóng những hậu quả<br /> của trận động đất và sóng thần và sớm bắt<br /> tay vào tái thiết khu vực này.<br /> Thứ ba, quan hệ hợp tác quốc tế. Phải<br /> khẳng định rằng, trong việc khắc phục các<br /> sự cố của nhà máy điện hạt nhân Fukushima<br /> <br /> 11<br /> <br /> I và việc giải quyết những khó khăn sau<br /> thảm họa động đất, sóng thần ở khu vực<br /> Đông Bắc Nhật Bản, cộng đồng quốc tế đã<br /> có những hỗ trợ hết sức kịp thời và hiệu quả.<br /> Không phải ngẫu nhiên mà các nước đã cảm<br /> thông, chia sẻ những khó khăn và chung sức<br /> cùng với Nhật Bản trong việc khắc phục<br /> những hậu quả của thiên tai và tái thiết đất<br /> nước như vậy. Đó chính là nhờ những thành<br /> công trong việc xây dựng và phát triển các<br /> quan hệ quốc tế của Nhật Bản.<br /> 3. Một số khó khăn, thách thức đối với<br /> kinh tế Nhật Bản hiện nay<br /> Kinh tế Nhật Bản sau một năm kể từ<br /> thảm họa kép mặc dù đang trên đà phục hồi<br /> với những tín hiệu rất khả quan, song vẫn<br /> đang phải đối mặt với khá nhiều khó khăn,<br /> thách thức kể cả trong nước và nước ngoài<br /> như đồng yên tăng giá, nợ công cao, tác<br /> động của khủng hoảng nợ công châu Âu và<br /> những bất ổn chính trị ở Trung Đông.<br /> - Thứ nhấ t, đồ ng tiề n Yên tăng giá:<br /> Diễn biến tỷ giá Yen/USD trong năm<br /> 2011 khá phức tạp. Sau thảm họa kép động<br /> đất, sóng thần đồng yên tăng giá mạnh so<br /> với đồng đô la Mỹ. Tỷ giá yên/đô la có lúc<br /> xuống đến 76,3 yên đổi một đô la, mức kỷ<br /> lục từ sau Chiến tranh thế chiến thứ 2. Kể từ<br /> tháng 9/2010, Nhật Bản đã 3 lần đơn<br /> phương can thiệp vào thị trường tiền tệ và<br /> một lần hành động cùng với nhóm các nước<br /> G7 để giảm giá trị đồng yên. Lần đầu tiên<br /> vào tháng 3/2011, Ngân hàng trung ương<br /> Nhật Bản (BOJ) đã chi 692,5 tỷ yên để mua<br /> đô la; lần thứ hai vào tháng 8/2011: 4.000 tỷ<br /> yên (khoảng 51 tỷ USD); và lần gần đây<br /> <br /> Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam - 4/2012<br /> <br /> 12<br /> <br /> nhất vào tháng 10/2011: 8.000 tỷ yên<br /> (khoảng 102 tỷ USD).<br /> Hin<br /> ̀ h 2. Tỷ giá Yen/USD<br /> <br /> năm 1980 và những năm 1990, thặng dư<br /> thương mại khổng lồ của Nhật Bản là mục<br /> tiêu theo đuổi của nhiều nước trong đó có cả<br /> Mỹ và châu Âu thì trong tháng 1 năm 2012,<br /> thâm hụt thương mại của Nhật Bản đã vượt<br /> quá con số 1.400 tỷ yên (tương đương 19 tỷ<br /> USD).<br /> Hin<br /> ̀ h 4. Thâm hụt thương mại của<br /> <br /> Nguồn:<br /> <br /> Nhật Bản (tỷ Yên)<br /> <br /> http://www.tradingeconomics.com/japan/currency<br /> <br /> Đồng yên tăng giá tác động tiêu cực lên<br /> các mặt hàng xuất khẩu của Nhật Bản, làm<br /> cho sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu Nhật<br /> Bản trên thị trường thế giới giảm đi; đồng<br /> thời lại làm gia tăng lượng hàng nhập khẩu<br /> vào thị trường Nhật Bản. Xuất khẩu của<br /> Nhật Bản trong tháng 10/2011 đã giảm<br /> 3,7%. Trong đó, xuất khẩu sang Trung<br /> Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của Nhật<br /> Bản, giảm 7,7%; sang Hoa Kỳ giảm 2,3%,<br /> sang châu Âu giảm 2,9%.<br /> Hin<br /> ̀ h 3. Kim ngạch xuất khẩu của<br /> Nhật Bản (tỷ Yên)<br /> <br /> Nguồn:<br /> http://www.tradingeconomics.com/japan/balance-oftrade<br /> <br /> Thâm hụt thương mại đến lượt nó lại làm<br /> giảm dự trữ ngoại tệ và làm cho cán cân<br /> thanh toán quốc tế chuyển dịch theo chiều<br /> hướng xấu. Tính đến hết tháng 12 năm<br /> 2011, mức thặng dư cán cân thanh toán quốc<br /> tế của Nhật Bản chỉ đạt 562,4 tỷ yên, giảm<br /> mạnh từ mức 2.017 tỷ yên cùng kỳ năm<br /> trước.<br /> Hin<br /> ̀ h 5. Thặng dư tài khoản vãng lai<br /> Nhật Bản (tỷ Yên)<br /> <br /> Nguồn:<br /> http://www.tradingeconomics.com/japan/exports<br /> <br /> Sức cạnh tranh giảm sút cũng đồng nghĩa<br /> với việc làm suy giảm sản xuất trong nước<br /> và cán cân thương mại chuyển dịch theo<br /> hướng thâm hụt (nhập nhiều hơn xuất). Sau<br /> một nửa thế kỷ thặng dư thương mại, Nhật<br /> Bản giờ đây đang phải đối mặt với tình trạng<br /> thâm hụt thương mại. Nếu như trong những<br /> <br /> Nguồn:<br /> http://www.tradingeconomics.com/japan/currentaccount<br /> <br /> Kinh tế Nhật Bản...<br /> <br /> Mặc dù hiện tại, cán cân thanh toán quốc<br /> tế của Nhật Bản vẫn giữ thặng dư. Tuy<br /> nhiên, mức thặng dư này cũng có thể biến<br /> mất trong một vài năm tới nếu tình trạng<br /> thâm hụt thương mại vẫn tiếp tục tiếp diễn.<br /> Theo dự báo của một số nhà kinh tế cán cân<br /> thanh toán quốc tế của Nhật Bản sẽ thâm hụt<br /> vào năm 2015.<br /> - Thứ hai, vấn đề nợ công:<br /> Nợ công của Nhật Bản trong những năm<br /> gần đây đã tăng đến mức kỷ lục xấp xỉ<br /> 200% GDP và vẫn tiếp tục tăng lên qua từng<br /> năm. Hiện nay đã đạt con số hơn 13.800 tỷ<br /> USD so với tổng sản phẩm quốc nội khoảng<br /> 6.000 tỷ USD và được dự báo vẫn tiếp tục<br /> tăng do Chính phủ vẫn phải tiếp tục phát<br /> hành trái phiếu nhằm đáp ứng nhu cầu chi<br /> tiêu công. Theo IMF, nếu nợ công của Nhật<br /> Bản tăng lên 1% thì lãi suất phải thanh toán<br /> lên tới 2% GDP và càng làm cho nợ thêm<br /> chồng chất. Nợ công tăng cũng làm cho thị<br /> trường chứng khoán Nhật Bản mất điểm<br /> mạnh. Chỉ số Nikkei-225 hiện đã tụt xuống<br /> mức hơn 8.000 điểm, là mức thấp nhất kể từ<br /> tháng 3/2009 tới nay.<br /> Mặc dù nguy cơ vỡ nợ của Nhật Bản thấp<br /> hơn nhiều so với các nước khu vực đồng<br /> Euro do 95% trái phiếu chính phủ nằm trong<br /> tay các nhà đầu tư trong nước. Nhưng trước<br /> áp lực của cộng đồng quốc tế, Chính phủ<br /> Nhật Bản buộc phải tìm những giải pháp<br /> hiệu quả để giảm nợ công. Tuy nhiên, hiện<br /> nay việc giải quyết vấn đề nợ công của Nhật<br /> Bản đang phải đối mặt với hai thách thức.<br /> Một là, tỉ lệ tiết kiệm giảm sút do tình<br /> trạng lão hóa dân số. Số người ở độ tuổi về<br /> hưu đang tăng. Họ phải rút tiền tiết kiệm để<br /> <br /> 13<br /> <br /> chi tiêu vào lúc tuổi già. So với thời kỳ<br /> hoàng kim những năm 1980, khi mà tỷ lệ<br /> tiết kiệm ở Nhật Bản lên tới mức 20% thì<br /> hiện nay con số này đã tụt xuống còn 5%.<br /> Theo dự báo của một số nhà kinh tế, tỷ lệ<br /> tiết kiệm của Nhật Bản sẽ tụt xuống mức<br /> dưới 0% trong những năm tới. Tiết kiệm<br /> trong nước giảm, việc giải quyết vấn đề nợ<br /> công chủ yếu dựa vào nguồn thu thuế và vay<br /> mượn nước ngoài. Dự kiến năm 2013, mỗi<br /> người dân Nhật Bản phải đóng thêm 2,1%<br /> tiền thuế và đến năm 2015, thuế tiêu thụ<br /> tăng lên hai lần mức 5% hiện nay.<br /> Hai là, lãi suất công trái dài hạn thấp.<br /> Hiện lãi suất công trái dài hạn của Nhật Bản<br /> chỉ ở mức 1,3%. Đây là mức lãi suất thấp<br /> nhất trong số các quốc gia công nghiệp phát<br /> triển. Với mức lãi suất thấp như vậy, các nhà<br /> đầu tư nước ngoài không muốn đầu tư vào<br /> trái phiếu Nhật Bản. Vì thế, việc vay tiền<br /> nước ngoài bằng cách phát hành công trái<br /> quốc tế cũng không mấy khả quan.<br /> Với những khó khăn trên, theo quan điểm<br /> của một số nhà phân tích tài chính, Nhật<br /> Bản rất có thể sẽ là một “bản sao” của Hy<br /> Lạp, nhưng với hậu quả tiêu cực gấp bội. Có<br /> người còn ví von rằng khủng hoảng nợ công<br /> châu Âu chỉ là “khúc dạo đầu” còn nếu<br /> khủng hoảng nợ công Nhật Bản nổ ra thì đó<br /> mới thực sự là một “bản đại giao hưởng”.<br /> Mặc dù Chính phủ Nhật Bản vẫn trấn an dư<br /> luận rằng nợ công của Nhật Bản phần lớn là<br /> khoản nợ từ dân chúng trong nước, nên vẫn<br /> có thể đứng vững so với các nước khác. Tuy<br /> nhiên, sự tương tác lẫn nhau giữa châu Âu<br /> và Nhật Bản đang làm cho dư luận các nước<br /> lo ngại rằng nếu như “sương mù nợ công”<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2