intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kinh tế, sinh thái nhân văn miền núi Việt Nam và những tác động từ biến đổi khí hậu

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

63
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Biến đổi khí hậu (BĐKH) đã và đang là những thách thức đối với sự tồn tại và phát triển của cộng đồng các dân tộc sinh sống ở vùng miền núi Việt Nam. Hiện tượng BĐKH được biểu hiện ở chiều hướng tăng của nhiệt độ, thay đổi chế độ mưa và lượng mưa, chế độ gió, lũ quét và trượt lở đất xảy ra cực mạnh ở nhiều nơi thuộc miền núi phía Bắc và miền Trung; hạn hán xảy ra hàng năm ở hầu khắp các khu vực miền núi (đặc biệt ở Tây Nguyên), …

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kinh tế, sinh thái nhân văn miền núi Việt Nam và những tác động từ biến đổi khí hậu

Thân Thị Huyền<br /> <br /> ,<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 117(03): 27 - 32<br /> <br /> NHÂN VĂN<br /> I KHÍ HẬU<br /> Thân Thị Huyền*<br /> Trường Đại học Sư phạm - ĐH Thái Nguyên<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Biến đổi khí hậu (BĐKH) đã và đang là những thách thức đối với sự tồn tại và phát triển của cộng<br /> đồng các dân tộc sinh sống ở vùng miền núi Việt Nam. Hiện tƣợng BĐKH đƣợc biểu hiện ở chiều<br /> hƣớng tăng của nhiệt độ, thay đổi chế độ mƣa và lƣợng mƣa, chế độ gió, lũ quét và trƣợt lở đất xảy<br /> ra cực mạnh ở nhiều nơi thuộc miền núi phía Bắc và miền Trung; hạn hán xảy ra hàng năm ở hầu<br /> khắp các khu vực miền núi (đặc biệt ở Tây Nguyên), … Thiên tai và cực đoan theo chiều hƣớng<br /> mạnh lên cùng với nguy cơ làm tăng các thảm họa thiên nhiên và tác động tiêu cực đến mọi lĩnh<br /> vực liên quan đến đời sống và sinh kế của đồng bào các dân tộc (sức khỏe, an ninh lƣơng thực,<br /> công nghiệp, dịch vụ, du lịch, …). Bởi vậy, sự gắn kết vấn đề bảo vệ môi trƣờng với phát triển<br /> kinh tế - xã hội (KT-XH) nhất là xoá đói giảm nghèo ở vùng miền núi Việt Nam là cực kỳ quan<br /> trọng và cần phải thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ góp phần làm giảm nhẹ, phòng chống và thích<br /> ứng với BĐKH.<br /> Từ khóa: Kinh tế, sinh thái nhân văn, biến đổi khí hậu, miền núi Việt Nam.<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ*<br /> Trƣớc ngƣỡng cửa của thế kỷ XXI, cuộc cách<br /> mạng khoa học và công nghệ (KH&CN) hiện<br /> đại của thế giới đang tiếp tục phát triển với<br /> nhịp điệu ngày càng nhanh, tạo ra những<br /> thành tựu mang tính đột phá, làm thay đổi<br /> nhanh chóng, sâu sắc và quyết định tới sự<br /> phát triển KT-XH và bản thân con ngƣời. Thế<br /> giới đang hƣớng tới nền kinh tế tri thức và<br /> toàn cầu hoá. Bên cạnh những thành tựu rực<br /> rỡ nhƣ vậy, loài ngƣời cũng đang phải đối<br /> mặt với những thách thức lớn lao về chính trị,<br /> văn hoá, xã hội và đặc biệt là môi trƣờng.<br /> Trong vài ba thập kỷ gần đây, do sức ép lớn<br /> về dân số và sự phát triển kinh tế thiếu tính<br /> toán, các nguồn tài nguyên trên Trái Đất nói<br /> chung và nguồn tài nguyên ở miền núi Việt<br /> Nam ngày càng cạn kiệt, môi trƣờng bị suy<br /> thoái nghiêm trọng. Biến đổi khí hậu (BĐKH)<br /> đã và đang là những thách thức đối với sự tồn<br /> tại của loài ngƣời nói chung và cộng đồng các<br /> dân tộc sinh sống ở vùng miền núi Việt Nam<br /> nói riêng.<br /> KINH TẾ, SINH THÁI NHÂN VĂN MIỀN<br /> NÚI VIỆT NAM TRƢỚC TÁC ĐỘNG TỪ<br /> BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU<br /> BĐKH là sự thay đổi của hệ thống khí hậu<br /> gồm khí quyển, thủy quyển, sinh quyển và<br /> *<br /> <br /> Tel: 0904 021083<br /> <br /> thạch quyển hiện tại và tƣơng lai bởi các<br /> nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo. BĐKH<br /> đƣợc biểu hiện ở chiều hƣớng tăng của nhiệt<br /> độ, tăng mực nƣớc biển, thay đổi chế độ mƣa<br /> và lƣợng mƣa, chế độ gió, tất cả đều theo<br /> chiều hƣớng mạnh lên cùng với nguy cơ làm<br /> tăng các thảm họa thiên nhiên. BĐKH sẽ tác<br /> động nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống và<br /> môi trƣờng trên phạm vi toàn thế giới. Hậu<br /> quả của BĐKH ở vùng miền núi Việt Nam là<br /> một nguy cơ hiện hữu đối với mục tiêu xoá<br /> đói giảm nghèo và thực hiện các mục tiêu<br /> thiên niên kỷ cùng sự phát triển bền vững<br /> (PTBV) của đất nƣớc.<br /> Theo một báo cáo mới nhất của tổ chức Liên<br /> Hợp Quốc, nguyên nhân của hiện tƣợng<br /> BĐKH 90% do con ngƣời gây ra, chỉ có 10%<br /> là do yếu tố tự nhiên. Các chuyên gia trong<br /> lĩnh vực môi trƣờng và khí tƣợng thủy văn<br /> cũng nhận định: nguyên nhân chính làm<br /> BĐKH Trái Đất là do sự gia tăng các hoạt<br /> động tạo ra các chất thải khí nhà kính. Trong<br /> khoảng 1.000 năm trƣớc, nhiệt độ bề mặt của<br /> Trái Đất có tăng, có giảm nhƣng không đáng<br /> kể, có thể nói là ổn định. Tuy nhiên, trong<br /> vòng 200 năm trở lại đây, đặc biệt là trong<br /> vòng mấy chục năm vừa qua, khi công nghiệp<br /> hóa phát triển, nhân loại bắt đầu khai thác<br /> 27<br /> <br /> Thân Thị Huyền<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> than đá, dầu lửa, sử dụng triệt để các nguồn<br /> năng lƣợng từ các nhiên liệu hóa thạch, cùng<br /> với các họat động công nghiệp tăng lên, bắt<br /> đầu phát thải vào bầu khí quyển một lƣợng<br /> khí CO2, Nitơ ôxit, Mêtan, … khiến cho nhiệt<br /> độ bề mặt Trái Đất nóng lên.<br /> Lãnh thổ Việt Nam với 3/4 diện tích là đồi<br /> núi (khoảng 23 triệu ha). Theo phân loại của<br /> Uỷ ban Dân tộc và miền núi, Việt Nam có 10<br /> tỉnh vùng cao (Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai,<br /> Lai Châu, Sơn La, Bắc Kạn, Gia Lai, Kon<br /> Tum, Đắk Lắk, Lâm Đồng), 9 tỉnh miền núi<br /> (Lạng Sơn, Quảng Ninh, Yên Bái, Tuyên<br /> Quang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Hoà Bình, Bắc<br /> Giang, Bình Phƣớc) và 23 tỉnh có miền núi.<br /> Miền núi là nơi cƣ trú của hầu hết đồng bào<br /> dân tộc ít ngƣời ở Việt Nam, trong đó có<br /> nhiều dân tộc với số lƣợng quá ít (từ vài trăm<br /> đến vài nghìn ngƣời), nếu không có sự hỗ trợ<br /> tích cực từ bên ngoài, họ sẽ phải chịu nhiều<br /> tổn hại trong tƣơng lai gần. Mặt khác, miền<br /> núi còn là nơi tập trung nhiều tài nguyên sinh<br /> học, khoáng sản và năng lƣợng có giá trị, giữ<br /> vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng và<br /> trong chiến lƣợc phát triển kinh tế của đất<br /> nƣớc. Do vậy, sự phát triển bền vững miền<br /> núi Việt Nam luôn chịu sự chi phối bởi tăng<br /> trƣởng kinh tế, công bằng xã hội và bảo vệ<br /> môi trƣờng.<br /> Đặc trƣng cơ bản của môi trƣờng ở miền núi<br /> là ở địa hình khá cao so với mặt biển, có độ<br /> dốc lớn, tính không ổn định, hệ sinh thái phức<br /> tạp tạo ra nhiều nguy cơ tự nhiên, tính đa<br /> dạng sinh học và tính bất khả xâm phạm.<br /> Những nét đặc thù về vật chất và môi trƣờng<br /> trên đây đã khiến cho ngƣời dân miền núi bị<br /> đặt vào một tình thế bất ổn về văn hoá, KTXH. Khí hậu trở thành nhân tố chủ chốt chi<br /> phối việc phân bố phức tạp và đa dạng về tự<br /> nhiên và sự thích nghi của sinh vật và con<br /> ngƣời với môi trƣờng. Chức năng của miền<br /> núi giống nhƣ một máng nƣớc của quốc gia<br /> thu giữ nƣớc mƣa và là khu vực đầu nguồn<br /> của nhiều con sông lớn. Núi chặn dòng luân<br /> chuyển của không khí để không khí ngƣng tụ<br /> 28<br /> <br /> 117(03): 27 - 32<br /> <br /> lại thành mây, sinh ra mƣa. Ví dụ, dải Trƣờng<br /> Sơn ở Bắc Trung Bộ là một điển hình, nó<br /> ngăn chặn dòng luân chuyển gió mùa Tây<br /> Nam từ vịnh Bengan tạo ra mƣa ở sƣờn Tây<br /> và khô hạn ở sƣờn Đông về mùa hè (khoảng<br /> từ tháng IV đến tháng VII hàng năm). Mặt<br /> khác, phần lớn các sông suối đều bắt nguồn từ<br /> miền núi cao, bao trùm dọc hai bên các dòng<br /> sông và lƣu vực là rừng và thảm thực vật, đó<br /> là nền tảng của hệ canh tác nông nghiệp của<br /> miền núi và đồng bằng. Có thể hình dung<br /> miền núi giống nhƣ một mái nhà, bao bọc lấy<br /> vùng đồng bằng là cái sân nhà. Khi mƣa<br /> xuống, vùng đồng bằng với các trung tâm dân<br /> cƣ và khu công nghiệp sẽ nhận toàn bộ khối<br /> nƣớc mƣa đổ xuống từ mái nhà khổng lồ. Nếu<br /> miền núi không còn rừng để điều hoà khí hậu,<br /> điều chỉnh nguồn nƣớc thì sẽ gây lũ lụt ở<br /> vùng đồng bằng, ảnh hƣởng đến sự phát triển<br /> kinh tế chung của đất nƣớc.<br /> Bên cạnh tính đa dạng của sinh vật, trong đó<br /> có cây lƣơng thực và dƣợc liệu, các quần thể<br /> thực vật ở miền núi còn là nơi bảo tồn các<br /> giống cây, đảm bảo đa dạng về gen cũng nhƣ<br /> sức chống đỡ với sâu bệnh. Miền núi thực sự<br /> là những khu bảo tồn và nơi trú ngụ của thực<br /> vật và động vật. Rừng và thảm thực vật rừng<br /> là chỗ dựa và là nền tảng của hệ canh tác sản<br /> xuất nông – lâm nghiệp vùng núi. Cuộc sống<br /> của đồng bào các dân tộc gắn chặt với rừng<br /> và đất rừng. Cơ cấu kinh tế chủ yếu là nông lâm nghiệp; tự cấp tự túc; thế mạnh về rừng,<br /> cây công nghiệp chƣa đƣợc phát huy mạnh<br /> mẽ. Kinh tế lạc hậu, chủ yếu phát nƣơng làm<br /> rẫy, sản xuất mang tính tự nhiên.<br /> Một đặc trƣng nổi bật nữa của miền núi là<br /> tính mong manh dễ bị tổn thƣơng, chủ yếu do<br /> địa hình núi cao. Hệ sinh thái (HST) miền núi<br /> có khả năng tự phục hồi kém mỗi khi bị đảo<br /> lộn, ví dụ bị xói mòn nặng hoặc mất thảm<br /> thực vật. Tầng đất màu không những rất mỏng<br /> mà còn dễ bị rửa trôi do xói mòn. Thực tế cho<br /> thấy, nếu tốc độ dòng chảy của nƣớc tăng gấp<br /> đôi sẽ tăng khả năng chuyên chở một vật thể lớn<br /> gấp 8 đến 16 lần nên sức mạnh xói mòn của<br /> dòng chảy ở miền núi là vô cùng tai hại.<br /> <br /> Thân Thị Huyền<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> BĐKH không còn là lời cảnh báo mà đã trở<br /> thành những hiểm họa nhìn thấy tận mắt ở<br /> vùng miền núi Việt Nam với những diễn biến<br /> bất thƣờng của thời tiết, bão lũ với tần suất<br /> ngày càng tăng và cƣờng độ ngày càng<br /> mạnh,… gây ra những tác động xấu đối với<br /> đời sống con ngƣời.<br /> Trong tiến trình lịch sử, để tồn tại và phát<br /> triển, cộng đồng các dân tộc sinh sống ở miền<br /> núi đã tác động, khai thác tài nguyên và làm<br /> thay đổi một cách căn bản môi trƣờng sống<br /> của mình bằng hàng loạt các hoạt động nhƣ:<br /> - Làm cho các hệ sinh thái (HST) và sinh<br /> cảnh bị biến đổi, phân mảnh, đặc biệt trong<br /> 60 năm qua, diện tích đất tự nhiên đã bị<br /> chuyển thành đất nông nghiệp,… Sự suy thoái<br /> chức năng của HST diễn ra nguy cấp hơn<br /> trong nửa đầu thế kỷ XXI. Sự biến đổi của<br /> các HST nhƣ suy thoái rừng sẽ gây thêm bệnh<br /> tật cho con ngƣời nhƣ bệnh sốt rét, bệnh tả và<br /> nguy cơ bùng nổ nhiều loại bệnh mới. Do<br /> vậy, bảo vệ rừng không những có ý nghĩa bảo<br /> vệ đa dạng sinh học (ĐDSH) mà còn để cung<br /> cấp nƣớc ngọt và giảm bớt khí CO2 phát thải.<br /> - Thay đổi chu trình thủy văn. Nhiều hoạt<br /> động của con ngƣời đã làm giảm sút đáng kể<br /> số lƣợng và chất lƣợng nguồn nƣớc ngọt. Một<br /> số quy hoạch thiếu hợp lý nhƣ ngăn sông, đắp<br /> đập, chuyển đổi đất ngập nƣớc cùng với nhu<br /> cầu ngày càng tăng nhanh của con ngƣời về<br /> nguồn nƣớc cũng làm thay đổi các dòng nƣớc<br /> tự nhiên, thay đổi quá trình lắng đọng và làm<br /> giảm chất lƣợng nƣớc.<br /> - Sự xâm nhập của các loài ngoại lai đang<br /> tăng lên với tốc độ đáng lo ngại do tăng<br /> nhanh các hoạt động buôn bán hàng hoá và<br /> các loài sinh vật một cách rộng rãi. Sự xâm<br /> nhập của các loài ngoại lai hiện đang là mối<br /> đe doạ lớn nhất lên tính ổn định và đa dạng<br /> của HST miền núi.<br /> - Mất ĐDSH đang diễn ra một cách nhanh<br /> chóng chƣa từng có. Hiện tƣợng này đƣợc lý<br /> giải bởi nhiều nguyên nhân: do loài mất đi nơi<br /> sinh sống và nơi sinh sống bị phân cách; do<br /> <br /> 117(03): 27 - 32<br /> <br /> khai thác quá mức các loài hoang dã; sự xâm<br /> nhập của các loài ngoại lai; ô nhiễm môi<br /> trƣờng; thay đổi khí hậu toàn cầu và sự giảm<br /> bớt các loài đƣợc nuôi trồng cũng đã làm<br /> giảm nguồn gen trong nông nghiệp, lâm<br /> nghiệp và chăn nuôi. “Con ngƣời là sức thúc<br /> đẩy tiến hoá mạnh nhất của thế giới” (theo<br /> Palumbi) nhƣng cũng đã làm suy yếu nhanh<br /> chóng ĐDSH và một số tài nguyên thiên<br /> nhiên (TNTN) quý giá nhất cùng sự biến đổi<br /> tính chất của nhiều loài.<br /> Một số biểu hiện của BĐKH ở vùng núi Việt<br /> Nam: Nhiệt độ trung bình năm tăng; Mƣa lớn<br /> thƣờng xuyên gây lũ đặc biệt lớn; Lƣợng mƣa<br /> giảm về mùa khô và tăng trong mùa mƣa; Lũ<br /> quét và trƣợt lở đất xảy ra cực mạnh ở nhiều<br /> nơi thuộc miền núi phía Bắc và miền Trung;<br /> Hạn hán xảy ra hàng năm ở hầu khắp các khu<br /> vực miền núi (đặc biệt ở Tây Nguyên).<br /> Đối với vùng nông thôn miền núi, rừng là<br /> nguồn sinh vật quý giá nhất, đóng vai trò<br /> quan trọng trong phát triển KT-XH và bảo vệ<br /> môi trƣờng. Năm 1943, nƣớc ta có khoảng<br /> 14.325.000 ha rừng với độ che phủ là 43,7%.<br /> Đến năm 1990, chỉ còn lại 9.175.600 ha với<br /> độ che phủ 28%. Năm 2009, diện tích rừng đã<br /> tăng lên 13.258.700 ha với độ che phủ là<br /> 39,1%. Dù cho độ che phủ rừng có tăng<br /> nhƣng chất lƣợng rừng vẫn còn xa mức ổn<br /> định và đang tiếp tục chịu những áp lực lớn.<br /> Việc khai thác trái phép, bừa bãi, không tuân<br /> thủ các nguyên tắc lâm sinh đã và đang gây<br /> thiệt hại lớn vốn rừng, làm cạn kiệt tài<br /> nguyên rừng, nhất là các khu vực rừng già,<br /> rừng đầu nguồn.<br /> Canh tác nƣơng rẫy, chặt phá rừng trồng cây<br /> công nghiệp đang làm cho diện tích rừng thu<br /> hẹp lại và nạn cháy rừng xảy ra thƣờng<br /> xuyên. Suy thoái tài nguyên rừng kéo theo<br /> suy thoái tài nguyên ĐDSH, mất rừng làm<br /> cho đất đai xói mòn, rửa trôi. Những quan<br /> trắc nhiều năm qua cho thấy, thoái hoá đất là<br /> xu thế chung đối với các vùng nông thôn miền<br /> núi. Hiện tƣợng thiếu đất canh tác đang rất phổ<br /> biến, ảnh hƣởng đến an ninh lƣơng thực và đe<br /> doạ sự phát triển bền vững ở vùng núi.<br /> 29<br /> <br /> Thân Thị Huyền<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> Nghèo đói có lẽ là kết cục của mọi vấn đề gia<br /> tăng dân số, suy thoái tài nguyên, phân hoá xã<br /> hội và xói mòn văn hoá. Theo kết quả điều tra<br /> mức sống dân cƣ (theo chuẩn nghèo chung<br /> của quốc tế), tỷ lệ nghèo ở nƣớc ta năm 2000<br /> ƣớc tính là 32%. Theo chuẩn nghèo của<br /> Chƣơng trình xoá đói giảm nghèo quốc gia,<br /> đầu năm 2000 có khoảng 2,8 triệu hộ nghèo<br /> chiếm khoảng 17,2% tổng số hộ trong cả<br /> nƣớc, chủ yếu tập trung vào các vùng nông<br /> thôn. Đến hết năm 2010, tỷ lệ hộ nghèo ở<br /> Việt Nam giảm xuống còn 9,45%. Tại các<br /> vùng nông thôn miền núi, vùng sâu, vùng xa,<br /> vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tỷ lệ nghèo<br /> cao hơn con số trung bình này nhiều. 60% số<br /> ngƣời nghèo tập trung ở vùng núi phía Bắc,<br /> Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên và duyên hải<br /> miền Trung.<br /> Hiện tượng BĐKH ở miền núi nước ta đã và<br /> đang tác động tiêu cực đến mọi lĩnh vực liên<br /> quan đến đời sống con người, đặc biệt là các<br /> dân tộc ít người. Tuy thiên tai trong những<br /> năm qua xảy ra ở nhiều nơi trên lãnh thổ Việt<br /> Nam, nhƣng những ngƣời nghèo, ngƣời già,<br /> phụ nữ, trẻ em sống ở vùng miền núi phải<br /> chịu nhiều thiệt thòi nhất. Trƣớc hết là vấn đề<br /> sức khỏe, nhiệt độ tăng làm tăng tác động xấu<br /> đối với sức khỏe con ngƣời. Ở khu vực miền<br /> núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ, mùa đông sẽ<br /> ấm dần lên, dẫn tới những thay đổi đặc tính<br /> trong nhịp sinh học của con ngƣời. Các căn<br /> bệnh truyền nhiễm nhƣ: sốt rét, sốt xuất huyết<br /> có nguy cơ bùng phát thông qua sự phát triển<br /> của các loài vi khuẩn, các côn trùng và vật<br /> mang bệnh đồng thời khiến cho các bệnh<br /> nhiễm khuẩn dễ lây lan trên diện rộng.<br /> BĐKH cũng gây ra những tác động xấu đối<br /> với sản xuất nông nghiệp và dẫn đến những<br /> quan ngại về an ninh lƣơng thực. Sự nóng lên<br /> trên phạm vi toàn lãnh thổ đã tác động đến<br /> sinh trƣởng, thời vụ, năng suất cây trồng, làm<br /> tăng nguy cơ lây lan bệnh. Đồng thời sự tăng<br /> lên của nhiệt độ cũng ảnh hƣởng đến chất<br /> lƣợng sinh sản, quá trình sinh trƣởng của gia<br /> súc, gia cầm, làm tăng khả năng sinh bệnh,<br /> 30<br /> <br /> 117(03): 27 - 32<br /> <br /> truyền dịch của chúng. Ngành nông - lâm<br /> nghiệp đối mặt với nguy cơ thiếu hụt về giống<br /> cây trồng, vật nuôi.<br /> Các ngành công nghiệp, du lịch, dịch vụ …<br /> miền núi đều chịu những tác động tiêu cực từ<br /> hiện tƣợng BĐKH gây ra. Các điều kiện khí<br /> hậu cực đoan và thiên tai gia tăng cũng gây<br /> khó khăn trong việc cung cấp nguyên - vật<br /> liệu cho các ngành công nghiệp, đồng thời<br /> làm giảm tuổi thọ của các công trình, linh<br /> kiện, máy móc, thiết bị. Mặt khác, miền núi<br /> Việt Nam là địa bàn có nhiều tài nguyên<br /> khoáng sản nên đây là ”điểm nóng” của quá<br /> trình khai thác khoáng sản, thực hiện các<br /> công trình công nghiệp. Chính vì lẽ đó mà<br /> ”bộ mặt” thiên nhiên bị thay đổi khá nhiều.<br /> Có thể nói, miền núi Việt Nam là một trong<br /> những vùng chịu tác động nặng nề bởi BĐKH<br /> cho nên cần thực hiện những giải pháp đồng<br /> bộ góp phần làm giảm nhẹ, phòng chống và<br /> thích ứng với BĐKH.<br /> KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ<br /> Miền núi nƣớc ta với những yếu tố tự nhiên<br /> của nó là cơ sở để hơn 24 triệu dân sinh sống<br /> và bố trí việc làm cho trên 9 triệu lao động.<br /> BĐKH đã để lại những tác động “tiêu cực” và<br /> “phức tạp” đến môi trƣờng, hoạt động kinh tế<br /> và sự phát triển xã hội và sâu xa là nguyên<br /> nhân của nhiều biến đổi xã hội, của mâu<br /> thuẫn giữa tiềm lực và thực trạng phát triển<br /> KT-XH của từng địa phƣơng miền núi Việt<br /> Nam. Trọng tâm là vấn đề dân số và tài<br /> nguyên thiên nhiên (TNTN) - vấn đề “kinh<br /> điển” và “thời sự”.<br /> Bởi vậy, chúng ta phải xem tác động của<br /> BĐKH là một nhân tố quan trọng trong phát<br /> triển, để có những biện pháp kịp thời làm<br /> giảm bớt những tổn thất gây ra do những tác<br /> nhân mà nhiều nhà khoa học đã tin rằng đó là<br /> hậu quả của BĐKH và phải thích nghi với các<br /> tác động đó. Để thực hiện đƣợc mục đích đó,<br /> ở vùng dân tộc miền núi Việt Nam cần thực<br /> hiện một số giải pháp sau đây:<br /> - Ổn định dân số và nâng cao chất lƣợng cuộc<br /> sống cho đồng bào dân tộc, giải quyết việc làm<br /> <br /> Thân Thị Huyền<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> là ƣu tiên hàng đầu đối với công cuộc phát triển<br /> bền vững nông thôn miền núi hiện nay.<br /> <br /> 117(03): 27 - 32<br /> <br /> chính là giữ gìn mạng sống của bản thân họ,<br /> gia đình họ.<br /> <br /> - Ngăn chặn có hiệu quả nạn chặt phá rừng và<br /> sử dụng phân bón hữu cơ để hạn chế quá trình<br /> thải khí Mêtan vào không khí.<br /> <br /> 1. Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, 2004, Chiến<br /> lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và<br /> Định hướng đến năm 2020, Nxb Chính trị quốc<br /> gia, Hà Nội, Việt Nam.<br /> 2. Chính phủ nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa<br /> Việt Nam, 2004, Định hướng Chiến lược phát<br /> triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình Nghị sự<br /> 21 của Việt Nam), Hà Nội, Việt Nam.<br /> 3. Trung tâm nghiên cứu tài nguyên và môi<br /> trƣờng-Đại học quốc gia Hà Nội, 2005, Kỷ yếu<br /> “Hội nghị khoa học về môi trường và phát triển<br /> bền vững”, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội,<br /> Việt Nam.<br /> 4. Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, 03/2012, Kịch<br /> bản Biến đổi khí hậu - Nước biển dâng cho Việt<br /> Nam, Hà Nội, Việt Nam.<br /> 5. Dự án “Reducing Emission from Deferestation<br /> and Forest Degradation - REDD” do NORAD tài<br /> trợ và đƣợc thực hiện bởi Tebtebba-CERDACSDM giai đoạn 06/2009 - 05/2010)<br /> 6. Niên giám thống kê Việt Nam năm 2009, Nhà<br /> xuất bản Thống kê Việt Nam năm 2010, Hà<br /> Nội,ViệtNam.<br /> <br /> - Thúc đẩy việc trồng rừng, sử dụng hợp lý<br /> đất đai, củng cố và quản lý tốt các khu bảo<br /> tồn thiên nhiên, tiết kiệm năng lƣợng, giảm<br /> thiểu ô nhiễm môi trƣờng.<br /> - Đặt vấn đề bảo vệ và khai thác tài nguyên<br /> trong tổng thể phát triển KT-XH của Nhà nƣớc,<br /> của địa phƣơng, trong các chƣơng trình và dự<br /> án phát triển KT-XH vùng dân tộc miền núi.<br /> - Thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả nội<br /> dung ƣu tiên trong lĩnh vực môi trƣờng đƣợc<br /> trích dẫn trong Chƣơng trình Nghị sự 21 Định hƣớng PTBV của Việt Nam.<br /> - Giáo dục môi trƣờng và PTBV cho nhân dân<br /> các dân tộc, nhất là nhân dân ở những nơi có<br /> tài nguyên quan trọng (rừng, nguồn nƣớc,<br /> khoáng sản, ...) để mọi ngƣời hiểu sâu sắc<br /> rằng giữ gìn, bảo vệ tài nguyên, môi trƣờng<br /> <br /> PHỤ LỤC<br /> Bảng 01. Mức tăng nhiệt độ trung bình năm (oC) ở một số vùng núi của Việt Nam<br /> theo kịch bản phát thải trung bình (B2) so với thời kỳ 1980 – 1999 (Nguồn: [4])<br /> Vùng<br /> Tây Bắc<br /> Đông Bắc<br /> Bắc Trung Bộ<br /> Nam Trung Bộ<br /> Tây Nguyên<br /> <br /> 2020<br /> 0,5<br /> 0,5<br /> 0,5<br /> 0,4<br /> 0,4<br /> <br /> 2030<br /> 0,7<br /> 0,7<br /> 0,8<br /> 0,5<br /> 0,6<br /> <br /> Các mốc thời gian của thế kỷ XXI<br /> 2040<br /> 2050<br /> 2060<br /> 2070<br /> 2080<br /> 1,0<br /> 1,3<br /> 1,6<br /> 1,9<br /> 2,1<br /> 1,0<br /> 1,2<br /> 1,6<br /> 1,8<br /> 2,1<br /> 1,1<br /> 1,5<br /> 1,8<br /> 2,1<br /> 2,4<br /> 0,7<br /> 0,9<br /> 1,2<br /> 1,4<br /> 1,6<br /> 0,8<br /> 1,0<br /> 1,3<br /> 1,6<br /> 1,8<br /> <br /> 2090<br /> 2,4<br /> 2,3<br /> 2,6<br /> 1,8<br /> 1,9<br /> <br /> 2100<br /> 2,6<br /> 2,5<br /> 2,8<br /> 1,9<br /> 2,0<br /> <br /> Bảng 02. Mức thay đổi lượng mưa năm (%) ở một số vùng núi của Việt Nam<br /> theo kịch bản phát thải trung bình (B2) so với thời kỳ 1980 – 1999 (Nguồn: [4])<br /> Các mốc thời gian của thế kỷ XXI<br /> Vùng<br /> <br /> 2020<br /> <br /> 2030<br /> <br /> 2040<br /> <br /> 2050<br /> <br /> 2060<br /> <br /> 2070<br /> <br /> 2080<br /> <br /> 2090<br /> <br /> 2100<br /> <br /> Tây Bắc<br /> <br /> 1,4<br /> <br /> 2,1<br /> <br /> 3,0<br /> <br /> 3,8<br /> <br /> 4,6<br /> <br /> 5,4<br /> <br /> 6,1<br /> <br /> 6,7<br /> <br /> 7,4<br /> <br /> Đông Bắc<br /> <br /> 1,4<br /> <br /> 2,1<br /> <br /> 3,0<br /> <br /> 3,8<br /> <br /> 4,7<br /> <br /> 5,4<br /> <br /> 6,1<br /> <br /> 6,8<br /> <br /> 7,3<br /> <br /> Bắc Trung Bộ<br /> <br /> 1,5<br /> <br /> 2,2<br /> <br /> 3,1<br /> <br /> 4,0<br /> <br /> 4,9<br /> <br /> 5,7<br /> <br /> 6,4<br /> <br /> 7,1<br /> <br /> 7,7<br /> <br /> Nam Trung Bộ<br /> <br /> 0,7<br /> <br /> 1,0<br /> <br /> 1,3<br /> <br /> 1,7<br /> <br /> 2,1<br /> <br /> 2,4<br /> <br /> 2,7<br /> <br /> 3,0<br /> <br /> 3,2<br /> <br /> Tây Nguyên<br /> <br /> 0,3<br /> <br /> 0,4<br /> <br /> 0,5<br /> <br /> 0,7<br /> <br /> 0,9<br /> <br /> 1,0<br /> <br /> 1,2<br /> <br /> 1,3<br /> <br /> 1,4<br /> <br /> 31<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
34=>1