Kỷ niệm về cô gái tóc bôm bê
lượt xem 3
download
Vào những ngày cao điểm của chiến dịch Xuân - Hè năm 1972, tôi đến bệnh xá quân y của Phân khu 1 để viết về một thương binh mới chuyển vào cách đây hơn một tuần. Theo như Phòng chính trị giới thiệu thì đó là một nữ chiến sĩ biệt động vừa lập được một chiến công kỳ diệu ngay trong lòng địch. Vừa đi tôi vừa sắp xếp trong đầu mình một dự kiến làm việc đặc biệt so với những lần đi khai thác tài liệu bình thường trước đây, lòng phân vân: cô ấy là...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Kỷ niệm về cô gái tóc bôm bê
- Kỷ niệm về cô gái tóc bôm bê TRUYỆN NGẮN CỦA LAM GIANG Vào những ngày cao điểm của chiến dịch Xuân - Hè năm 1972, tôi đến bệnh xá quân y của Phân khu 1 để viết về một thương binh mới chuyển vào cách đây hơn một tuần. Theo như Phòng chính trị giới thiệu thì đó là một nữ chiến sĩ biệt động vừa lập được một chiến công kỳ diệu ngay trong lòng địch. Vừa đi tôi vừa sắp xếp trong đầu mình một dự kiến làm việc đặc biệt so với những lần đi khai thác tài liệu bình thường trước đây, lòng phân vân: cô ấy là ai nhỉ, là nữ chắc cũng hơi găng đây, mình sẽ bắt đầu như thế nào để đối tượng có cảm hứng kể ra những chi tiết đặc sắc nhất… - Ủa, đi đâu đấy Tám? Mải suy tính nên tôi cứ bước xăm xăm, gần đụng bác sĩ Việt mà không hay. Tôi vội ngẩng lên trả lời: - Vào chỗ anh có chút việc. Bác sĩ Việt là trưởng bệnh xá này, anh mời tôi vào một căn “nhà khách” lợp tranh, trên có che giàn rớ ngụy trang kín đáo, pha trà mời tôi uống. Trên bờ hai hố bom sâu hoắm gần như dính vào nhau là các hầm ngủ, bên trên cũng có che giàn rớ ngụy trang. Các thương binh nhẹ đang chơi bài hoặc nằm trên võng chuyện gẫu với nhau. Giữa căn cứ là một cây cầy cao lớn, tuổi tác, vòm lá hình mâm xôi tỏa rộng. Một chiến sĩ vệ binh đang ngồi trên đó quan sát địch từ xa. Tôi thấy vui mắt và yên tâm với cảnh sống phóng khoáng như du lịch trên bãi ủi này. Tôi trình bày ý định muốn gặp đồng chí thương binh nhưng chợt nghĩ ra một điều, tôi chậc lưỡi, nói dè dặt: - Cái này tôi hỏi thật anh nhá, sức khỏe đồng chí ấy thế nào, làm việc liệu có ảnh hưởng gì đối với nguyên tắc chuyên môn không? Việt cười hồn hậu và trả lời tôi bằng những câu nghe văn vẻ:
- - Cái đó anh khỏi lo, vết thương loại trung, nhưng khá rồi. Đặc biệt chiến thương là một cô gái can đảm - anh dừng lại một giây - sự can đảm khiến tôi ngạc nhiên và cảm phục. Gọi cô ta lên bây giờ được chớ? Trông chờ cô gái nên tôi không nói gì nữa, chỉ gật đầu. Có thể nói kẽ hở của thời gian lúc này là những giây phút chờ đợi hồi hộp. Tôi bước nhẹ nhàng trong phòng, lãng đãng nhìn những tấm thiếc rực màu xanh đỏ dựng quanh lán, lấy từ các thùng đựng đồ của Mỹ, miệng lẩm nhẩm chuẩn bị lời lẽ cho cuộc tiếp xúc. Hai người đã đi lên. Bác sĩ Việt đi trước che khuất người đi sau. Tới trước của lán, anh né sang một bên và giới thiệu: - Chiến thương của tôi đấy, tạm “ bàn giao” cho nhà báo từ phút này. Thoáng nhìn mặt cô gái, mắt tôi như bị một luồng gió mạnh hắt vào nhòe đi, và có giây nào đó tôi không tin ở mắt mình: có lẽ nào như thế! Rồi tôi bật lên tiếng kêu thảng thốt: - Mai, Mai! Em là Mai đấy à, sao lại ở đây? Cô gái chớp mắt trông tôi, nhoẻn cười rất nhanh rồi cũng kêu lên : - Trời ơi! Anh Tám phải không? Chỉ thốt lên được mấy tiếng như thế rồi cô gái đứng lặng. Tôi cũng nín thinh và nghe lòng mình cuộn lên xao xuyến. Đôi mắt đen mở to của Mai ươn ướt trông càng thêm sâu thẳm. Cả thân hình trẻ măng của cô gái tròn trĩnh trong bộ đồ kiểu nữ sinh làm tôi ngờ ngợ là mình bị mắc lầm. Nhưng mái tóc dày mượt uốn dờn dợn ôm lấy khuôn mặt bầu bĩnh điểm làn môi tươi như cánh hoa kia thì tôi không làm sao quên được. Hàm răng trắng đều tăm tắp tạo nên nụ cười cách đây hơn bốn năm đã gieo vào lòng tôi một kỷ niệm day dứt không thể phai mờ về cái buổi chia tay trong một khu rừng chồi. Đó là nụ cười cuối cùng của cô bé tuổi ô mai như gửi theo tôi một niềm tin chiến thắng. Đứng bên kia hố bom, bác sĩ Việt và anh em thương binh đều chứng kiến cuộc hội ngộ kỳ lạ này. Và hình như họ cảm thông sâu sắc với chúng tôi: âu đó cũng là chuyện bình thường trong chiến tranh.
- Những loạt pháo nổ uỳnh oàng phía sông Sài Gòn vọng vào nghe dễ giận. Nó gây một cảm giác không yên ổn cho con người. Dưới tán cây trăm lang xanh rợp, mấy chú chim vẫn chí chóe quần giỡn nhau không chán. Những trái cây chín rục cứ đủng đỉnh rơi xuống một cách vô tư. Tôi sững sờ nhìn Mai, và trong khoảnh khắc kỷ niệm cuồn cuộn dâng lên. Tôi cố dằn cảm xúc để trở lại với cuộc giao tiếp dở dang: - Kìa Mai, ngồi xuống. Anh đến đây để gặp một thương binh làm việc, không dè lại hóa ra em. Tôi mở đầu vụng về như thế và quên khuấy đi những thủ tục thông thường của người phóng viên mặt trận. Nhưng Mai lại bình tĩnh nói với tôi: - Em không hiểu là anh định làm gì. Anh Ba Việt nói loáng thoáng gì đó về chuyện nhà văn, nhà báo, em nghe chưa kịp - Mai cười, nụ cười như xoáy mạnh vào tim tôi - Em cũng không ngờ lạ được gặp anh, mà gặp trong hoàn cảnh này lại càng không ngờ. Ôi, sao anh có vẻ người lớn vậy, chút xíu nữa em không nhận ra đấy. Tôi bưng miệng cười : - Người lớn cứng đi chứ. Năm nay hăm mấy rồi còn gì. Thực tình mà nói, lúc này ngồi bên Mai, tôi không thấy được tự nhiên cho lắm vì càng trông càng thấy Mai lớn ra, đẹp hơn. Sòng phẳng thì Mai vẫn là em nhưng tôi không thể đùa giỡn như bốn năm trước khi ở trong nhà cô. Hồi đó Mai còn nhỏ và ngây thơ như chú chim vàng anh. Trên tấm dạt trải bằng những chiếc bồng Mỹ khâu nối lại, tôi ngồi dịch ra một khoảng cách cần thiết. Mai không nhìn nhưng cũng cảm nhận được điều đó, đôi mắt lơ đễnh nhìn ra khoảng trời xa xăm. Tôi cũng bàng hoàng suy nghĩ… Cả hai như cùng thả tâm hồn mình trở về trong quá khứ chưa xa... Tôi tỉnh dậy và thấy trận địa trống hoang, vắng ngắt. Trên cao một chiếc Dacota đang khoanh những vòng trong lì lợm, thả đèn dù vung vít. Chiếc này chưa tắt, chiếc khác đã nở bung ra chói lòa nhức mắt. Ánh sáng soi tỏ trận địa bị bom pháo cày xới nhừ nát. Mùi lá cây, mùi thuốc nổ trộn vào nhau bốc lên tanh lợm. Không còn định hướng được nữa, phần do đầu óc trở nên mụ mẫm, phần do cảnh vật biến dạng hẳn đi. Ban sáng là nhà cửa đường sá, vườn tược cây cối sum xuê, vậy mà giờ đây tan hoang như một chốn nào vô
- cùng kỳ lạ. Người tôi đau rêm và mệt lả, bụng không nghe đói nhưng miệng thì keo lại trong cơn khát kinh khủng chưa bao giờ thấy. Khẩu AK văng đi đâu, tôi bới tìm xước cả hai bàn tay, máu rớm ra vẫn không gặp. Bất lực, tôi lội trên bùn đất lèo nhèo khấp khểnh cắt về hướng ngôi nhà lai cao lớn sạt đổ. Hi vọng ở đó có nước, tôi cố lết đi trọng trạng thái chân chân ảo ảo, không cần hiểu mình bị gì mà đau, mà bã bết đến thế. Khát nước mê man, tôi đi đại, chẳng lường tới một bất trắc nào cả, miễn sao kiếm được nước và uống một thôi cho thật đã đời. Các bầy pháo khi thưa khi nhặt vẫn nổ giật dội từng loạt trong trận địa, mảnh bay sè sè qua đầu, tôi không buồn khom xuống tránh đạn. Tới ngôi nhà lai, tôi đứng đảo mắt tìm kiếm trong vườn. Cạnh mấy cây cau tưa tải, tôi phát hiện ra một cái giếng thơi, miệng tráng xi măng láng bóng. Mừng quýnh, tôi dấn tới. Đang hăm hở bước, tôi bỗng giật bắn mình vì chợt thấy một cô gái hiện ra từ hè nhà. Tôi hoàng hốt quay lưng định “bỏ giò lái” liền bị cô ta ngăn lại: - Kìa, anh bộ đội, đừng chạy! Tôi nhìn cô gái, miệng thều thào, các âm như dính vào nhau, bởi từ sáng tới giờ hầu như không nói cười gì, chỉ tập trung vào việc quan sát địch và quần chí tử với bọn bộ binh Mỹ hết đợt này tới đợt khác. Chắc lẽ cô gái hiểu nói chuyện với một người lính đang hoang mang lúc này là thừa mà cần đáp ứng nhu cầu cấp bách cho anh ta là nước, nên cô sục vào căn nhà bừa bộn kia lôi ra một chiếc thùng và một cây sào móc. Rồi bằng một động tác hết sức thành thạo, cô kéo lên cho tôi một thùng nước đầy tràn. Mắt tôi sáng rỡ lên. Và không chờ đợi giây nào, tôi vục miệng ào thùng nước như một thói xấu, uống ừng ực. Đến khi bụng no căng, tôi ngẩng lên thấy cô gái vẫn đứng cầm nghiêng thùng nước nhìn tôi cười. Mặt tôi nóng phừng phừng bởi chạm lòng tự ái. Nếu ở nơi bình thường thì tôi sẽ chỉnh đốn nụ cười chế diễu ấy của một cô bé oắt con mới nảy mũi, song lại nghĩ mình đang bầm dập, số phận chưa biết ra sao nên lại thôi. Nhưng liền sau đó là một cảm giác yên ổn. Tôi thấy đỡ cô đơn hơn khi có một người bên cạnh mặc dù chưa hiểu gì về con người ấy. Hết cảm giác cô đơn, một ý nghĩ rầu rĩ kéo đến ngự trị trong tôi: nếu hôm nay không “dùi” ra khỏi đây được thì chắc chắn ngày mai sẽ bị địch bắt. Chúng nó vào kiểm tra trận địa, mình sẽ ẩn vào đâu giữa thanh thiên bạch nhật đầy dẫy những hố bom, hố
- pháo này. Phải tính nước “tử thủ” là điều bất đắc dĩ cuối cùng. Nghĩ tới chuyện rủi ro, tôi nghe ớn lạnh trong người. Nhưng bây giờ phải làm sao? Đó là câu hỏi hóc búa hằn lên trong trí não căng thẳng của tôi. Và, nhìn vào cô bé, tôi chợt tìm ra câu trả lời. Tôi nắm chắc lấy yêu tố độc nhất này: cô gái nhỏ trong giờ phút hiểm nghèo này là “điều kiện”, là “phương tiện” của tôi. Hẳn như thế, không còn điều gì hơn nữa! Tôi nghe người khỏe ra và có thêm can đảm, nghị lực khi nghĩ tới chuyện rời khỏi nơi đây. Không cần úp mở, tôi hỏi thật cô bé: - Em có rành đường từ đây ra Cây Dương không? Nếu biết rành, dẫn anh đi ngay bây giờ. Đôi mắt ngây thơ của cô bé nhíu lại suy nghĩ tựa như người lớn, một lát, cô dứt khoát: - Biết, nhưng mà đêm nay thì không được, lính và xe đã giăng đầy ở đó rồi. - Thế em có rành đường từ đây ra sở Thầy Bảy không? - Đó là bãi xe Mỹ, mò ra đó 121y7 nó “ăn” anh. Tôi thì muốn xiết bù loong vào vấn đề mà cô bé lại cứ trả lời ngãng ra. Rõ bực, song cũng vô phương rồi. Tôi đứng đực ra nhìn trời nhìn đất, suy tính. Sau những giây phút im lặng khá nặng nề, cô bé mới bật ra cái ý định mà tôi nghe rất lạ. Cô bảo: - Thôi, bây giờ anh nghe em. Chỉ có cách này là ổn hơn cả, em đưa anh về nhà, ba em giấu đỡ rồi tính sau. Ơ, còn bé mà nói nghe khôn thật, không khéo lại... Nghĩ tới chuyện bị gạt, tôi cảnh giác ngay: - Nhà em có bao nhiêu người, gần bót không ? - Gần bót, nhưng nhà ít người thôi. Rồi không cần biết “người khách lạ” có thuận lòng hay không, cô bé nắm lấy tay tôi rị rị và giục: - Đi theo em kẻo khuya rồi. Em bảo đảm mà. Mà này anh có đi được không thì vịn vào vai em.
- Tôi còn đang phân vân chưa chịu đi bởi nghe nói nhà em gần bót thì mặt cô bé bỗng héo đi như sắp khóc. Em lại nói giọng phân trần, năn nỉ cốt để bồi đắp lòng tin cho tôi: - Thấy chỉ còn pháo bắn không, biết là các anh đã rút ra khỏi ấp, ba em bảo em ra bám coi còn có ai đi lạc thì đón về. Kỳ trước đánh nhau bên Lộc An cũng thế, ba em và em tìm được hai anh bộ đội bị thương, đưa về nuôi dưới hầm bí mật, sau đó nhờ du kích móc nối gởi ra cứ. Nghe cô bé nói, tôi an tâm hơn và ráng bước theo. Về hướng này, hố bom pháo thưa dần, nhà cửa đỡ đổ nát hơn khu vực đơn vị tác chiến. Tôi và cô lách theo nhưng bóng cây còn lại để tránh chiếc Dacota đang quần dai như giẻ rách trên đầu. Một lúc sau, thấy đã có vẻ an toàn, tôi mới nghĩ tới chuyện làm quen cô bé. Tôi cất tiếng se sẽ hỏi : - Em tên gì? - Em tên Mai. - Nhà Mai ở đâu? - Nhà em ở Gia Lộc, đi xuống Sài Gòn mất chừng hai giờ xe đò... Nhưng mà thôi, anh nghỉ nói đi cho đỡ mệt. Anh bị gì mà tóc cháy quiu lại, mặt mày thâm bầm hết trơn. Nghe Mai nói tôi hơi mắc cỡ, sờ lên mái tóc: - Tôi bị thương do sức ép của bom. May quá, trái bom chỉ xích vào một thước nữa là “tiêu táng đường” rồi. Cô bé đột ngột đổi giọng: - Sắp tới bót, anh cởi áo ra đi. Thứ áo lính giải phóng này đứng cách xa trăm thước cũng nhận ra. Mai lủi đi kiếm một khúc cây dài to ngang cây cán cuốc đưa cho tôi: - Anh vác lên và bắt đầu bước đi cho thiệt lẹ.
- Trong trường hợp này tôi bằng lòng coi Mai là người chỉ huy và tự giác chấp hành. Đuối sức tôi sải bước theo cô gái một cách khó khăn. Độ mười phút sau Mai đã đưa tôi về tới nhà. Chiếc máy bay “tự biên tự diễn” chắc đã hết đèn dù nên cút về, liệng lại những chiếc cuối cùng bay chập chờn, lơ láo rồi tắt ngấm. Thôn ấp lặn vào bóng đêm tĩnh mịch. Chốc chốc lại vang lên tiếng “tặc đùng” của bọn lính gác ngái ngủ bắn trấn an từ các bót chung quanh. Suốt ngày quần nhau với giặc “đội” bao nhiêu bom pháo, bây giờ tôi mới có được những phút giây thoải mái, bình yên. Mai dọn cơm cho tôi ăn. Món ăn chỉ có đậu đũa xào và dưa leo chấm mắm nêm nhưng sao ngon lạ. Có lẽ phần cô bé nấu món ăn sành điệu, phần đang đói nên tôi cảm thấy ngon hơn bất kỳ một bữa tiệc nào. Tôi ăn cơm, Mai đứng ngoài cửa canh chừng. Cô không muốn tôi thấp thỏm lo âu thêm một giây nào nữa. Cơm nước xong, trò chuyện với ông già, tôi mới xác nhận là Mai thành thật. Nhà em quả thật ít người, chỉ có ông già, ba Mai và một đứa em trai kế Mai mười một tuổi. Mai còn một người chị nhưng đã đi lực lượng của R từ đợt tết Mậu Thân. Má cô đã mất cách đây vài năm trong một lần đánh xe bò ra đồng bị trúng đạn của trực thăng Mỹ… Thời gian trôi về sáng từ bao giờ tôi không hay. Chiếc đồng hồ đàn bám trên vách dạo len một khúc nhạc rồi thủng thẳng gõ ba tiếng trong ngần. Ông già thận trọng đưa tôi ra hầm bí mật phía sau nhà. Ông quờ tay loạt soạt móc được sợi đây kẽm kéo nắp hầm lên, bảo tôi xuống. Xong, ông tự tay đậy nắp hầm và ngụy trang cẩn thận. Căn hầm không đến nỗi ẩm ướt, ngợp hơi như tôi nghĩ mà khô ráo, dễ thở vì gáy hầm mỏng và lỗ thông hơi tốt. Trước khi xuống hầm, Mai đưa cho tôi một tấm tăng Mỹ để trải nằm, một ấm nhôm nhỏ dựng toàn nước lã và một chiếc gối. Cô dặn khi nào nghe gõ trên nắp hầm hai tiếng thì đội nắp hé lên. Tôi hiểu rằng đó là một sự quy ước hết sức nghiêm ngặt giữa người ém hầm và người canh gác, chỉ làm sai một chút là có thẻ xảy ra tai họa ghê gớm. Từ giây phút này tôi phải sống trong lòng đất, chấp nhận sự tù túng, gò bó và ngột ngạt. Đã từng ở hầm bí mật nên sự thử thách này không quá khắc nghiệt đối với tôi. Điều duy nhất mà tôi lo ngại là địch phát hiện được. Song bước đầu tôi yên lòng trước một ông già
- ít lời nhưng thuần phác, chân thật. Thái độ và cử chỉ của ông càng chứng minh lời kể của Mai về chuyện ba cô nuôi thương binh trong nhà là có thật. Mệt quá, tôi đánh đẫy một giấc bỏ cả cơm trưa. Lúc thức dậy thấy ánh mặt trời đã xuyên qua lỗ thông hơi rọi chếch vào thành hầm. Tôi đoán có lẽ đã chiều lắm rồi vì tia nắng yếu không còn đủ sức chiếu thành vệt nữa. Tôi dụi mắt, nhỏm dậy, nghe tiếng huyên náo của chiều quê dậy ran chung quanh. Bỗng hai tiếng “ cộc cộc ” vọng xuống lòng hầm. Tôi mừng rỡ đưa tay đẩy nắp hầm lên tưởng đâu được thoát ra khỏi sự bức bối kìm hãm của căn hầm thì hai cái hăng-gô nằng nặng lọt xuống. Tôi buồn thiu, giơ hai tay đỡ lấy và chỉ kịp nhận ra những ngón tay thon nhỏ của Mai rút qua khe hở, rồi nắp hầm lại sập xuống tối sầm. Tôi đem cơm ra chỗ lỗ thông hơi ăn cho sáng. Một gô cơm trắng tinh, trong đó có dắt chiếc muổng nhỏ xíu như muổng đút cháo cho trẻ em. Một gô nữa là thịt gà kho tiêu thơm ngậy. Cả hai thứ hình như vừa nấu xong còn nóng hổi. Tôi vừa ăn một cách ngon lành vừa bật cười một mình: đi lạc, nằm hầm mà ăn cơm với thịt gà, sướng bằng trời còn gì! Thời gian trôi sao quá chừng chậm chạp. Tôi có cảm tường nó đã lấn sang một phần của đêm. Chút anh sáng hiếm hoi từ lỗ thông hơi yếu dần rồi tắt hẳn. Căn hầm tối lại như bưng. Tôi thấy nhớ đơn vị vô cùng. Trong sự ấm áp, chở che của gia đình Mai, tôi vẫn cảm thấy thiếu một cái gì gắn bó như thịt xương, đó là tình đồng đội. Những trận chiến đấu mặt giáp mặt với quân thù tuy gay go, ác liệt nhưng nó thoải mái, lạc quan lạ thường. Và tự dưng tôi thấy mình như kẻ có lỗi khi nằm đây quá nhàn rỗi mà ngoài kia những trận chiến ác liệt đang tiếp tục diễn ra. Khẩu AK của tôi không còn nữa, tôi như con chim gãy cánh. Tôi than thầm: “Đúng là bẻ tay bụt ngày rằm”. Ngày hôm nay đơn vị đang phòng ngự đánh địch phản kích nơi đâu? Chắc các anh không thể nào yên lòng về việc mình bị lạc đội hình sau trận đánh. Và đêm nay… “cộc cộc”! Tôi bỏ dở luồng suy nghĩ, mừng rỡ tung nắp hầm lên. Một làn gió mát tràn xuống làm tôi suýt ngã. Mai đứng trên miệng hầm nói khẽ: - Lên được rồi anh Tám, tụi lính đã về bót. - Chắc chưa đấy?
- Mai không trả lời, lùi ra một bước. Tôi hất mấy cái lá khô sang bên cạnh, hai tay chống vào thành miệng hầm, nhẹ nhàng đu người lên khỏi mặt đất. - Nằm vậy suốt ngày chắc bức bối lắm hả anh Tám? - Còn phải nói, ém hầm vậy là thế bí nước cùng, ở trên khơi đánh nhau sướng hơn! Tôi nói cho hả cái bất mãn kỳ chướng trong mình, nhưng Mai vẫn nhỏ nhẹ khuyên lơn: - Ráng chịu anh Tám à, ba em ngày hôm nay đi móc du kích nhưng chưa gặp. Lính vùng này sục dữ lắm đó. Tôi thầm cảm ơn Mai và ông già nhưng nhói lên nỗi thất vọng, bởi như Mai nói thì rõ ràng đêm nay tôi vẫn chưa trở ra được. Tôi định hỏi nguyên nhân vì sao chưa móc nối được với lực lương bên ngoài thì Mai đã ghé sát vào tai tôi: - Anh đứng sau bụi chuối này, chờ khuất mình hãy vô, để em đi xách nước cho anh tắm. Bên ngoài, tôi đang tắm thì trong nhà cô bé làm gì lạch cạch. Thay quần áo xong tôi vào đã thấy mâm cơm bày sẵn tươm tất, thức ăn trông ngon như đám giỗ. Nhưng cũng chỉ một mình tôi độc diễn. Tôi cầm đũa lên phân vân, Mai hiểu ý, lại bên giải thích: - Anh Tám cứ ăn tự nhiên, đừng ngại gì hết trơn. Cả nhà ăn cơm từ hồi chiều lận. Cũng như đêm qua, Mai đứng trước cửa canh cho tôi ăn cơm. Cô làm việc đó nghiêm túc như một chiến sĩ vệ binh. Tôi ngầm hiểu ra mình không thể nào ăn cơm chung với bất kỳ ai trong gia đình được. Buổi tối yên tĩnh lạ thường. Dường như không có một ai đi lại ngoài đường. Không một âm thanh nào phát ra. Ấp chiến lược dưới sự kiểm soát của địch, ban đêm chìm vào một thế giới chết. Tôi ngồi bên chiếc bàn nhỏ học bài của Mai bồn chồn nhìn ra ngoài đường, lòng ao ước cồn cào được gặp một người cùng đơn vị hay bất kể ai, miễn người đó là người của ta từ bên ngoài đột vào ấp. Thế thôi, tôi sẽ xuôi chèo mát mái. Chuông đồng hồ điểm chín tiếng. Tôi than thầm: thế là đi đứt một ngày. Trên ván, thằng Viết, cậu em trai cưng của Mai đã ngủ say, ngáy kho kho. Ông già lại đi làm nhiệm vụ móc nối với du kích và thăm dò trong ấp đề phòng những dấu hiệu “tai vách mạch rừng”. Tôi ngồi miên man
- suy nghĩ càng hiểu tấm lòng bà con cô bác trong vùng địch. Phần đông họ sống kham khổ, tù túng nhưng có cảm tình hoặc nhiệt tình ủng hộ cách mạng. Em gái này đâu chỉ canh cho tôi ăn, ngủ mà còn là một “trinh sát viên”. Bác nông dân gần sáu chục tuổi này đâu chỉ là một lão nông tri điền mà còn là một cơ sở chí cốt với cách mạng. Tôi tò mò lục chồng sách của Mai xếp trên bàn, biết em đang theo học đệ thất. Không lựa, tôi rút một cuốn, giở đến bài học mới nhất thấy bài tập làm văn bỏ dở với cái đầu bài khá dị kỳ: Chớ đem thành bại luận anh hùng… Đây là một bài thuộc loại văn nghị luận mà thuở học trò tôi đã mài bút vất vả. Nay gặp cái đầu đề nửa nạc nửa mỡ, tôi dội ngược dẹp ngay cuốn vở. Liền đó một điều thắc mắc nảy ra, tôi ngoắc Mai tới, hỏi nhỏ: - Hôm nay thứ mấy em? - Dạ, thứ hai. - Vậy là em bỏ học? Mai cười ranh mãnh: - Dạ em vẫn đi học đều. - Mai không nói thật với anh. Ngày mai, em phải tiếp tục đi học. Chưa ra được cứ, anh phải nằm đây cả tuần, cả tháng, làm sao em theo được. Cặp mắt ngây thơ của cô bé cụp xuống: - Phải nghỉ học, em tiếc lắm, nhưng khi anh còn ở đây mà em đi sao đặng. Hàng ngày không có ai canh gác, theo dõi tụi lính, rủi có gì là hối không kịp. Ba em phải ra đồng làm chút đỉnh, mùa mới có cái ăn. Lính bảo an ở đây lục xét tối ngày. Bọn dân vệ cũng đánh hơi rất thính, trông vậy nhưng tai mắt của tụi nó không ít. Bốn giờ chiều trở đi là em phải theo cho tới khi thằng lính chót vô cổng bót, mới dám kêu anh lên. Vậy mà còn đề phòng tụi nó nằm lại phục kích. Có nhiều bận du kích bị lọt ổ của chúng. Tôi thầm cảm ơn tấm lòng ưu ái của Mai dành cho một người chiến sĩ bình thường như tôi. Em dám hi sinh việc học hành là điều thiết thân của lứa tuổi trăng tròn để bảo vệ tôi cũng là vì thắng lợi của cách mạng. Đây là cơ hội tốt để tôi làm “công tác quần chúng”
- với cô gái. Những bài giáo dục của tôi về “ta thắng địch thua” khiến Mai tâm đắc thuần phục. Chốc chốc cô lại gật cái đầu bôm bê thật dễ thương. Mai vào buồng xách ra cái radiô Nhật đưa cho tôi: - Anh Tám vặn nghe cho đỡ buồn, nhỏ nhỏ không tụi nó nghe, mấy hôm nay đánh nhau dữ lắm. Chiếc đài bán dẫn to như một cái tráp, tần số chi chít trên mặt nhựa, quai xách đồng thời là ăngten. Tôi áp tai vào máy, vặn rột rột rà làn sóng của đài Hà Nội, biết bọn F101 Mỹ đã rút chạy khỏi Khe Sanh, ta chiến thắng lớn ở Cần Thơ, Tây Ninh… sau cùng là tin một tiểu đoàn Mỹ bị quân giải phóng tiêu diệt ở Gia Lộc, Trảng Bàng. Người tôi như sởn hết chân lông vì sung sướng. Tôi gọi Mai lại, thông báo ngay: - Đơn vị anh diệt một tiểu đoàn Mỹ ngày hôm kia, đài loan tin đây này! - Thiệt hả anh Tám? Mai reo lên với giọng rất ngây thơ - Đáng đời quân mũi lõ.Vậy anh Tám bắn được bao nhiêu thằng? Tôi bật cười: - Đánh nhau tứ sự, không thể nào nói một cách chính xác, nhưng ước tính quả lựu đạn anh liệng nơi gốc tre và bắn súng AK mèng lắm tụi Mỹ cùng thương vong nửa tiểu đội. Bây giờ tôi mới tới ngắm kỹ hơn cô gái nhỏ. Mai có gương mặt thật cân đối, hài hòa, lâu lắm tôi chưa gặp cô gái nào có vẻ đẹp hoàn chỉnh như thế. Cô từa tựa hình người chị lộng kiếng treo trước mặt nhưng đường nét sắc hơn, nhất là đôi mắt và cặp môi. Thấy đã khuya, tôi giục Mai đi ngủ nhưng cô vẫn tỉnh như sáo. Đáp lại sự quan tâm của tôi là lời yêu cầu khẩn khoản của Mai: - Đi ngủ đi anh Tám. Ba giờ sáng tụi nó hành quân cảnh sát rồi. Biết hành quân cảnh sát là như thế nào, tôi gật đầu, liếc nhìn đồng hồ rồi lăn lên ván nằm chung với thằng Viết, nhưng cứ thấp thỏm hoài nào có ngủ yên. Những cuộc hành quân cảnh sát của bọn lính địa phương thường bất ngờ như cái nơm úp chụp con mồi. Nhiều cán bộ nằm vùng do chủ quan nên đã bị địch tóm nhẹ nhàng.
- Ngày thứ hai, rồi ngày thứ ba, ngày thứ tư… lê thê trôi qua một cách rập khuôn như thế. Ba giờ sáng, tôi đã phải “nhốt ngựa”, tối bảy giờ mới trồi lên. Còn Mai thì một ngày hai lần đưa cơm và một lần xách nước cho tôi dội bỏ cái mùi ngai ngái trong hang chuột. Người ở dưới đất thì bức bối, nhàn rỗi bất đắc dĩ, người ở trên thì nơm nớp canh cánh lo âu. Hai trạng thái ấy cứ xảy ra song song và đều được chấp nhận một cách nghiêm ngặt. Môi trường tối tăm của căn hầm tạo ra nhưng giấc ngủ li bì không thua giấc ngủ trẻ sơ sinh. Tôi cảm thấy mình đã no ngủ nhưng ngoài việc ngủ ra không biết phải làm gì. Có hôm thức dậy trong ánh nắng rót thẳng vào căn hầm như một mũi khoan pha lê trong suốt. Tôi tỉ mẩn nâng chiếc gối lên xem và phát hiện ra một điều lí thú. Trên chiếc áo gối may bằng vải têtơrông trắng tinh có thêu chỉ đỏ chân dung cô gái trẻ, tóc bôm bê đang ngủ lông mi dài khép lấp mí mắt dưới. Dưới đề hai chữ “ngon giấc”. Cô bé không phải là người hiếu kỳ nhưng rõ ràng có con mắt thẩm mỹ. Cách thể hiện giản dị, thanh tú rất học trò và rất hợp với con người cô ta. Bên trên có tiếng súng nổ lốp bốp, chắc là bọn lính đi bắn chim. Lát sau có tiếng hon đa phóng rồ rồ. Bỗng chiếc xe chạy chậm dần rồi tắt máy. Tôi nghe tiếng Mai cười ha ha như chạy ra đón ai đó. - A, anh Ba lại chơi! - Hê, cô em thân mến, xin chào. - Thôi đi anh Ba - Mai cự nự. - Coi chừng, tao vật cổ mày đó! - Trời, tôi mần chi mà vật cổ? - Vậy đêm hôm ai vặn đài Việt cộng trong nhà? - Ông già tôi vặn đài Hoa Kỳ, nó xen vô đó. - Này, đừng làm chuyện trời sét, thầy Hai bình định mà hay thì cái đài tiêu như không. Thằng này hăm dọa rồi buông giọng chớt nhả - Gút bai cô em xinh đẹp.
- Tôi thở phào trút bỏ sự hồi hộp vừa nén căng trong lồng ngực. Vậy là chúng chưa đánh hơi thấy mình ở đây, nhưng phải hết sức cảnh giác. Nhà gần bót, coi chừng ban đêm bọn lính lại “o mèo”. Có điều làm tôi đỡ lo hơn là Mai đối đáp linh hoạt và khôn ngoan. Ba của Mai vẫn kiên trì lặng lẽ đi liên lạc với bên ngoài nhưng vẫn chưa có một tia hi vọng nào. Trong sự nôn nao, lo lắng thường trực, tôi xác định cho mình phải chịu trận lâu dài ở đây. Miễn sao mình vẫn “tự do” trong khoảng lòng đất chật hẹp, chứ đừng rơi vào tay địch. Nhưng rồi sự cố đến không ngờ, tôi không thể tưởng tượng được rằng sau những giờ phút yên ấm như vậy lại dẫn tới cái chuyện phũ phàng và đau thương đến thế. Ngày thứ mười hai. Đúng, ngày ấy, Mai và ông già bị địch bắt bởi một sự sơ suất không cứu vãn được do tôi. Đêm hôm đó, chuông đồng hồ đã báo 2 giờ 30 phút sáng mà tôi vẫn còn ngủ say như chết. Bỗng có ai phát vào lưng một cái nóng ran. Tôi giật mình choàng dậy thấy cô bé đứng trước mặt hớt hải, miệng la khẽ nhưng rất đanh: - Lính, anh Tám! Không kịp nghĩ gì hết, tôi thả chân xuống đất, lách qua tấm mành che buồng ngủ của Mai, đẩy cửa sau, vọt ra hầm. Tôi tụt xuống, ngụy trang qua quít, vừa rị chặt nắp hầm thì bọn lính tràn tới. Ngực tôi đập binh binh hỗn loạn, tim như muốn nhảy ra ngoài. Bây giờ tôi mới lo phát cuồng lên được. Trong lúc quýnh quáng, tôi đã bỏ lại đôi dép râu dưới bộ ván. Khi tôi đã giấu biệt mình với thế giới bên ngoài, trên mặt đất diễn ra tấn bi kịch. Số là khi tôi vừa rời khỏi chỗ nằm, nhanh như chớp, Mai lượm đôi dép nhận vào lu gạo. Bọn lính đi lại lộp cộp và tỏa ra khám xét. Thằng Viết hoảng hồn nhỏm đậy ngơ ngác trông những tên bảo an tác oai tác quái trong nhà. Ông già vẫn thản nhiên nằm trên chiếc võng bố mắc chéo giữa nhà. Dường như chuyện lính khám xét, phá phách đã quá quen lờn đối vói ông. Một thằng lính vặn ngọn đèn bùng lên như ngọn đuốc, lập tức bọn chúng bóng lô xô in lên nền vách như một bầy ma quỷ. Mai đứng án lấy cửa buồng lơ đễnh dòm tụi lính.
- Thực ra cô đang thu lại bình tĩnh và nghĩ cách ứng phó với những nguy hiểm có thể xảy ra. Chúng đảo tanh bành đồ đạc, tốc cái này, hích cái kia, đá vào các bao đậu phộng lạo xạo. Một tên đi lại sát Mai, tát nhẹ vào má cô. Mai đưa tay hất ra. Thừa cơ, hắn chui tót vào trong nhà lục lọi một lúc rồi chạy bổ ra, khoái trá la lên: - Đây rồi, nhà có Việt cộng bây ơi! - Đù mẹ, đâu? - Cái gì, đưa coi! Bọn lính nhao lên như mổ bò. Mặt Mai bỗng trắng bệch ra như sáp. Ông già nhìn con đau khổ như muốn kêu lên: hại rồi con ơi! Cả bọn xúm xít hếch mỏ xem, mặt thằng nào cũng hoan đắc như vừa lập được một kỳ tích. Làm như người Việt cộng tại đây vừa phóng qua mặt hắn, miệng tên đoàn trưởng hoác to nhả ra một cái lệnh cấp kỳ: - Tất cả bao vây lục soát ngay, hắn ở nội trong nhà này, chạy lên trời! Bọn lính túa ra, vậy kín khu nhà. Hai con mắt lồi lồi, tên toán trưởng bước lại thộp ngực cô bé dồn một câu hỏi nặng nề: - Thằng Việt cộng vừa nằm đây, trốn đâu, chỉ lẹ đi! Không chớp mắt, Mai thản nhiên trả lời: - Mấy ông Việt cộng hồi hôm đi mua gạo, lúc nãy thấy mấy ông, họ dong hết trơn rồi. Một người không kịp xỏ dép nên bỏ lại. Sợ bị liên lụy, tôi đem đi giấu. Hắn đẩy mạnh một cái làm Mai té ngửa vào thành giường đánh rắc: - Nít ranh cũng bày đặt nói dóc. Quay sang ông già, hắn trộ một câu thô thiển: - Này ông già, nhà trót nuôi Việt cộng thì khai thiệt đi, có gì nhẹ tội. - Nhà gần bót, gan bằng trời tôi cũng không dám làm cái chuyện chết người đó. Cha con tôi chỉ lo mần ăn kiếm ba miếng sinh sống, chớ đâu có dư dả mà nuôi ai.
- Tên toán trường xách đôi dép râu lên ngang mặt: - Vậy thì đôi dép này là của ông? - Nói thiệt với chú, mấy ổng đêm đó có về - ông quay sang Mai - như con em nó vừa nói đó. Nghe vậy, hắn tức tối ra mặt hăm ông già: - Không chịu khai, kiếm được thằng Việt cộng thì ngồi tù rục xương nghe ông! Coi chừng không thể lay chuyển được cha con ông già “to gan lớn mật” này, hắn bất lực, chõ mõm ra ngoài la vang: - Tụi bay lục từ nãy tới giờ thấy con mẹ gì không? - Báo cáo thượng sĩ, không thấy gì hết trơn, tụi em đã vạch nát từng gốc cây bụi cỏ. Trời rạng sáng. Màn tối nhí nhóa loãng dần ra. Tiếng hon đa nhóm chợ, tiếng lồ sô tráng bánh, tiếng xe bò, tiếng la lối… bao nhiêu âm thanh hỗn tạp xoáy vào nhau sôi lên trong ấp chiến lược. Bọn lính đi càn đã bắn “tróc oành” ngoài ruộng. Tên thượng sĩ ra lệnh cho một tốp ở lại tiếp tục xom hầm còn tất cả theo hắn giải ông già và cô bé về bót. Thấy ba và chị bị bọn lính bắt đi, thằng Viết chạy bổ theo khóc, nước mắt chảy ròng ròng. Tới cổng bót bị bọn lính ngăn lại, nó càng gào lớn hơn. Nghe tiếng khóc nung nao, Mai quay lại lườm vào mặt nó. Hiểu ý chị, thằng Viết thôi khóc, lầm lũi trở về nhà. Ngồi dưới hầm nghe bọn lính giải cha con ông già đi, lại nghe thằng Viết khóc, lòng tôi quặn lên vì đau xót. Tôi bàng hoàng không ngờ hậu quả do tôi gây ra lại to lớn đến như thế và vô cùng lo lắng cho số phận hai cha con ông già. Trong nhà bọn lính thi nhau đạp phá, lật tung tất cả đồ đạc. Chúng dùng gậy sắt xăm nát chân cột, góc nhà để kiếm hầm bí mật. Căn hầm tôi nằm dưới bụi cây lồng mức rậm rạp cách xa ngôi nhà chừng vài chục mét cũng nằm trong phạm vi lục soát của bọn lính. Tiếng gậy chúng vụt ràn rạt vào cây, tiếng giày khua lộp cộp trên đầu như gõ vào óc tôi. Chúng la chửi nhau luôn miệng bằng những ngôn từ tục tĩu, thô bỉ. Có thằng dừng lại đạp trúng lỗ thông hơi khiến căn hầm tối om, đất tuôn rào rào xuống người tôi. Tôi ngồi thu
- lu, ngước nhìn, không cục kịa, ruột gan như dồn hết lên ngực.Giá như có vài trái lựu đạn, tôi sẽ “cưa đôi” với chúng lúc bị phát hiện miệng hầm. Đằng này hai tay không. Nhưng tôi cũng đã quyết định rồi. Nếu rủi bị địch khui ra, tôi không bao giờ cho chúng kéo dưới hầm lên như một con chuột. Phía ngôi nhà, thằng Việt khóc ré lên từng chặp. Bọn lính đang ra công gạt dụ, hăm he, bợp tai, đá đít nó nhưng tuyệt nhiên không nghe thằng Viết khai gì. Tôi chăm bẩm trong mình: nhất định thằng Viết không khai, không chỉ miệng hầm bí mật, nó không thể nào làm khác với ba và chị nó được. Hơn mười tuổi đầu nó chưa hiểu thế nào là trung thành với cách mạng nhưng nó có lòng căm thù và tính truyền thống của gia đình. Cha con ông già bị “quốc gia” bắt lên bót vì tội chứa Việt cộng trong nhà, làm vỡ ra một mớ tin đồn khủng khiếp. Dân làng chùm nhum từng cụm pha chế ra hàng lô chuyện giật gân nhưng chẳng có một kết luận nào xác đáng. Điều lạ nhất là người ta không ngờ một chuyện nguy hiểm như thế lại xảy ra trong nhà ông già kế bót, sống cảnh gà trống nuôi con. Không lẽ chỉ một đôi dép râu mà đủ bằng cớ để quy tội cho cha con ông nuôi Việt cộng trong nhà. Giải phóng thì hôm đánh ở Gia Lộc tới nay không thấy về. Tiếng súng đã chuyển sang mạn nam lộ 1. Nhưng tại sao lại có đôi dép râu trong nhà? Những người tốt bụng thì họ cứ nói xanh rờn là hồi hôm Việt cộng có về, chẳng chết chóc gì mà sợ. Vì thực ra khu nhà sát gò bót này, bộ đội, du kích vẫn đột về thường xuyên, lính quốc gia biết mà không làm gì được. Riêng đám học sinh thì đàm tiếu sôi lên như ve và hết sức kinh ngạc về cô bạn học thân mến và rất đáng yêu này. Không hiểu nguyên do đâu mà con nhỏ lại có thể dính vào cái chuyên động trời động đất ấy. Những đứa thông minh thì đã nghĩ ra sự trùng hợp với sự vắng mặt trong lớp của Mai mấy hôm nay. Tuy thế, bọn học sinh nhỏ tuổi này dễ bỏ qua đi mọi sự trên đời. Những biến cố của xã hội lắm khi hằn vào chúng những vết sâu nhưng thấy bạo lực dập vùi một cách phũ phàng thì đầu óc non nót của chúng lại muốn cho nó thoảng qua đi như một cơn mưa rào. Thương bạn bị mấy thằng thẩm vấn đánh đổ máu đầu vì không nhận có Việt cộng trong nhà, bọn con gái có đứa sụt sịt khóc; bọn con trai
- thì không dễ gì rơi nước mắt, nhưng tất cả bọn chúng đồng thanh thán phục: Con Mai chịu đòn lì số một. Cánh mình mà bị vậy, chắc không chịu thấu. Thế là hết một ngày căng thẳng, sự căng thẳng quá cỡ mà tôi chưa bao giờ chịu đựng, kể cả những trường hợp xung trận gay go nhất. Ngày hôm nay tôi nhịn ăn hoàn toàn nhưng vẫn không đói, giá như có cơm chắc nuốt cũng không vào. Không rõ bên trên ất giáp ra sao nên mặc dù dường như trời đã tối lâu rồi mà tôi vẫn chưa dám lên khỏi hầm. Mãi sau lắng nghe bốn bề tĩnh lặng, tôi mới đội nắp hầm nhô lên quan sát. Căn nhà tối om, lặng trang gây một cảm giác rờn rợn, xa lạ. Tôi đu lên khỏi hầm, thận trọng bám vào nhà. Trời tối thui. Tôi bước rón rén để tránh những đồ vật lủng củng vương vãi khắp nơi. Dỏng tai nghe một lúc, tôi để nhẹ mình xuống ván. Trong cô đơn, tôi nghe lòng mình chất nặng sự lo âu và thèm khát cồn cào cái giây phút êm ấm như đêm qua. Con mèo vắng chủ từ trong tối phóng ra làm tôi giật mình đánh thót. Tôi chụp lấy nó rồi vuốt lên đầu, lên lưng trơn nhũi. Nó suồng sã cọ hàng ria mép vào tay tôi ram ráp kêu ngao ngao chừng như đói lắm rồi. Lao lung suy nghĩ, tôi quên đứt là thằng Viết đi đâu. Nhìn căn nhà gần nhất không thấy đốt đèn, tôi hoang mang nghĩ tới ngày mai không biết nương tựa, bấu víu vào đâu. Sự tình bể bạc như thế khiến tôi lo bổi hổi trong mình. Tuy thế, tôi đang vạch óc tìm ra lối thoát chứ không thể “bấc đến đâu, dầu đến đó” được. Nghe có tiếng động ngoài sân, tôi nín thở, đứng dậy căng mắt nhìn. Bỗng có tiếng người từ đó vỡ ra một cách khẳng định như biết tỏng mọi thứ trong nhà: - Ai ở trong nhà đó? Người tôi như không còn trọng lượng, muốn chao đi, chưa dám trả lời thì một câu hỏi tiếp liền: - Anh Tám phải không? Nhận ra tiếng Mai, tôi mừng hết lớn, la lên khe khẽ: - Mai đấy phải không? Anh đây! - Dạ phải, tình hình yên, anh vô buồng để em quẹt đèn lên cho sáng.
- Không chút phân vân, tôi lẹ làng bước vào buồng theo Mai như một cái máy và ngồi xuống chiếc giường nhỏ của cô. Mai châm đèn xong để giữa bàn rồi vụt chạy lại bên tôi gục đầu khóc nức nở. Tôi định hỏi những gì bỗng dưng quên hết. Nỗi cô đơn vừa lắng xuống, niềm thương cảm liền dâng lên tràn ngập trong lòng tôi. Tôi vuốt nhẹ lên mái tóc đen mượt của Mai, mái tóc bôm bê giống hệt hình cô gái thêu trên áo gối. Lòng tôi nhói lên bởi sợ đụng vết thương trên đầu cô gái. Qua ánh đèn, tôi thấy thêm nhưng vết sây sát trên đôi má trắng hồng, bầu bĩnh của Mai. Tự nhiên cổ tôi nghẹn lại, nước mắt chực trào ra. Trong khoảng không bao trùm nỗi bi thương, tôi chợt nhớ ra người chủ nhà phúc hậu, liền hỏi Mai: - Ba em đâu? Cô bé trả lời trong tiếng nức: - Ba em bị tụi nó đánh dã man và còng trong bót để tiếp tục lấy khẩu cung. Ông năn nỉ xin cho em được thả về để lo việc nhà. Tôi cảm động hình dung lại dáng mạo ông già hiền lành nhưng trầm tĩnh, kiên trung. “Lo việc nhà”! Tôi không nghĩ đó là câu nói đơn giản mà là một điều gì bao hàm ý nghĩa lớn lao hơn thế gấp trăm lần. Tôi hiểu trong cơn hiểm họa này, cha con ông đang tìm mọi cách để bảo vệ chu toàn cho tôi. Mai đã trở lại bình thường và kể chuyện ngày hôm nay trong bót, chúng đánh đập, tra khảo ba em và em như thế nào. Xen vào đó là cuộc đối đáp tay đôi của từng người với bọn thẩm vấn và đao phủ. Sau nhưng câu trả lời “chai đá”, bọn ác ôn có dịp thi thố ngón nghề đốn mạt của chúng. Tôi ắng lặng ngồi nghe, lòng tê tái như chính mình đang bị những làn roi cháy bỏng quất vào. Tôi lắc đầu, buông vài câu an ủi Mai cho phần nào vơi đi nỗi xót thương, căm uất trong lòng. Chiếc đồng hồ không có ai vặn dây thiều nên đã đứng lúc 6 giờ. Hai chiếc kim ngay đơ tạo thành một đường thẳng chia đôi mặt số. Bỗng Mai đột ngột hỏi tôi: - Thằng Viết ngày hôm nay đã cho anh ăn cơm chưa? - Nó bị đánh chắc sợ quá, chạy đi đâu. Từ non trưa là hết nghe tiếng nó.
- - Chắc nó dong sang nhà ngoại. Thằng nhát quá. - Nhưng thằng Viết lì số dách đó. Anh ngồi dưới hầm nghe bọn lính giở đủ trò rồi đấm đá nhưng nó không khai. Mai bậm môi ra vẻ già dặn: - Nó dám khai. Bộ không muốn sống chắc. - Mà hình như em cũng chưa có miếng nào vào bụng? Mai nhếch môi cười: - Chưa, anh ngồi vô trong tối, coi chừng tụi thám báo rình. Em đi nấu cơm anh em mình ăn rồi tính chuyện ngày mai. Tôi gật đầu, Mai đi nhóm bếp. Cô vừa nấu cơm, vừa thao thoắng dọn dẹp đồ đạc trong nhà. Tôi thẫn thờ ngắm Mai: mười bốn tuổi, con gái ngấp nghé tuổi dậy thì nhưng cô dường như lớn hơn cái “tạng” của mình. Từ hôm nay, Mai là một chiến sĩ, một đồng đội của quân giải phóng trên miền đất rực lửa này. Tôi và Mai thực hiện xong bữa ăn nhanh gọn phần nào bất đắc dĩ trong cảnh đèn lửa nhá nhem. Nuốt miếng cơm cuối cùng khỏi cổ, tôi đem ý định sắp sẵn từ hồi chiều nói thẳng với Mai. Lạ thay, lần này cô không cản tôi như hôm gặp ở trận địa nữa. Cô nói chín chắn như đã trải qua nhiều đấu tranh suy nghĩ: - Thôi, em nghe anh. Ở đây “hôi” rồi. Hầm bí mật đó thì bảo đảm lắm nhưng tụi nó xăm hoài sợ đụng. Đêm nay em đưa anh ra căn cứ chú Năm. Tôi e ngại thật sự. Ý kiến “đề xuất” của Mai quá bất ngờ. Đó là điều hoàn toàn tôi không dám nghĩ tới. Tôi không cho là Mai sẽ đưa tôi vào một cái bót nào đó hay bãi mìn trên đường đi, song làm sao cô bé có thể cắt đường lắt léo như một người lính trinh sát trên địa hình phức tạp trong đêm. Tôi nghiêm túc ngăn lại ý nghĩ táo bạo của cô bé: - Em đừng xốc nổi. Ban đêm con gái con nít mà đi đâu, cứ để anh đi một mình. Từ đây, cắt thẳng hướng đông là ra rừng. Đôi chân mày đen nhánh của Mai cong lên:
- - Không được, anh đi bậy giờ là vướng trái. Từ nhà ra khỏi nơi lính thường phục kích, em biết. Ban ngày đi học, em rành khúc đường đó. Căn cứ chú Năm tuy xa nhưng em đảm bào dẫn anh tới nơi. Em đã đi theo mấy chú du kích ra cứ chú Năm mấy lần rồi. Tôi hiểu vì sao Mai lại can đảm như thế. Đêm đêm luồn lách trong vòng vây đồn bót, xé đường mà đi, biệt kích, pháo phe, cạm bẫy… đối với chúng tôi đã là chuyện vô cùng nguy hiểm, nhưng vì nhiệm vụ nên phải đi, rủi có hi sinh thì đấy là chuyện đương nhiên. Còn Mai thì ngược lại hoàn toàn. Tôi dày vò trong sự suy nghĩ và không muốn Mai phải chịu đựng nỗi cùng cực của người lính. Nhưng có tài gì ngăn nổi cô bé “bạo phổi” này. Có thể cô ta thi hành mệnh lệnh của người cha. Vả lại tôi không thể từ chối một kế hoạch giải cứu hợp lý lúc này. Mặc dù vậy, vẫn phải lọc ra những điểm phòng ngừa: - Vậy cũng được, nhưng làm sao em có thể trở về ngay trong đêm nay. Nếu ở lại trong căn cứ, ngày mai lính vào không thấy em ở nhà, lại sinh chuyện phức tạp thêm. Mai điềm tĩnh giải thích: - Em tính rồi. Ra đó thì dễ dầu gì về ngay đêm nay được. Em xách theo cái gàu múc nước, ngày mai khi ra khỏi mí rừng, em nhập vô những người làm đồng giả đò đi tưới dưa về. Ý kiến thông minh của Mai khiến tôi gật đầu như bổ củi. - Được, hay lắm! Mai chuẩn bị đồ đi, rời khỏi đây càng sớm càng tốt. - Thảng đã, anh Tám ngồi yên để em đi nghe ngóng một chặp nữa coi sao. Lỡ ra tụi lính đã phục ở ngoài ngõ. Mai chạy ra ngoài, mấy phút sau trở vào nói với tôi: - Ổn rồi, phía đó không nghe tiếng chó sủa. Quán bà Bảy còn đốt đèn. Dứt câu nói, Mai lẫn vào trong bóng tối tìm kiếm, lát sau xách ra một chiếc gàu. Cô vặn lớn ngọn đèn lên chút nữa đặt giữa bàn, rồi bắt đầu dẫn tôi đi. Mai đi trước tôi, bận áo trắng nom như một phiến đá mờ mờ di động. Tôi ra đi trong một tâm trạng băn khoăn: không hiểu ông già còn ngồi trong bót bao lâu? Thảm cảnh đối với
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn