YOMEDIA
ADSENSE
Kỹ thuật chăm sóc và bón phân cho cây hoa mai
54
lượt xem 2
download
lượt xem 2
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Kỹ thuật trồng và chăm sóc mai không phức tạp. Tuy nhiên để có một cây mai theo ý muốn của người chơi, ngoài những kỹ thuật thường áp dụng như tỉa cành tạo tán, tưới nước, phòng trừ sâu bệnh việc trồng và chăm sóc mai mời các bạn cùng tham khảo tài liệu để nắm chi tiết hơn về kỹ thuật chăm sóc và bón phân cho cây hoa mai.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Kỹ thuật chăm sóc và bón phân cho cây hoa mai
- phanquangthoai@yahoo-upload Kỹ thuật chăm sóc và bón phân cho cây hoa mai Mai có xuất xứ từ cây hoang dại, có khả năng thích ứng tốt với điều kiện khí hậu nhiệt đới, đặc biệt với khí hậu miền Nam. Cây mai mỗi năm rụng lá một lần vào cuối mùa ðông (tháng 1 - tháng 2 Dương lịch) và nở hoa vào đầu mùa Xuân, chỉ riêng mai Tứ Qúy là nở hoa quanh năm. Hiện nay nhờ kỹ thuật lai tạo giống, các nghệ nhân đã tạo ra được các giống mai có nhiều cánh, cánh xếp nhiều tầng như mai Huỳnh Tỷ, mai Giảo, mai Cúc, mai Cửu Long…và đa dạng về màu sắc như Bạch Mai, mai Miến ðiện, mai Bến Tre, mai Tứ Quý… Kỹ thuật trồng và chăm sóc mai không phức tạp. Tuy nhiên ñể có một cây mai theo ý muốn của nguời chơi, ngoài những kỹ thuật thường áp dụng như tỉa cành tạo tán, tưới nước, phòng trừ sâu bệnh việc trồng và chăm sóc mai cần chú ý một số ñiểm sau: 1. Chọn ñất trồng mai: * ðất trồng mai trên vườn, líp: Cây mai phát triển tốt trên ñất thịt nhẹ có nhiều chất hữu cơ, ñất không chua, không bị nhiễm phèn, mặn hoặc các hoá chất ñộc hại. * ðất trồng mai trong chậu: cần chọn loại ñất có các tính chất như trên, trộn theo tỷ lệ khoảng 70-80% ñất và 20-30% phân hữu cơ hoai mục theo trọng lượng ñất trong chậu. 2. Kỹ thuật bón phân 2.1 Mai trồng trên vườn, líp: * Bón lót khi trồng: Phân chuồng (phân trâu bò, tro trấu, sơ dừa…) ñã qua ủ khoảng 5-10 kg/gốc, vôi bột khoảng 200-300 gr/gốc + 50-100gr lân ðầu Trâu. Toàn bộ lượng phân này ñược trộn ñều trong hố (hoặc rãnh) trước khi trồng cây con. * Bón thúc: Sau khi trồng khoảng 10-15 ngày, cây bắt ñầu ra rễ mới, dùng phân NPK 20-20- 15+TE ðầu Trâu hoà loãng ñể tưới, lượng phân sử dụng từ 50-100 gr/10-15 lít nước, khoảng 20-30 ngày tưới 1 lần. Khi mai ñã lớn, lượng phân bón cũng ñược tăng dần và khoảng cách các lần bón phân xa hơn. Loại phân bón qua ñất thích hợp cho mai là NPK 20-20-15+TE hoặc NPK 16-12-8-11+TE. Lượng bón khoảng 20 -50 gr/gốc/lần bón, cách khoảng 1-2 tháng bón 1 lần. Khi mai ñã cho hoa ổn ñịnh: Hàng năm cần bón bổ sung phân hữu cơ từ 5-10 kg/gốc. Sử dụng loại phân NPK 20-20-15+TE hoặc NPK 16-12-8-11+TE bón mỗi năm khoảng 3-4 lần với lượng bón như trên vào các ñợt: sau khi tàn hoa (sau dịp Tết), cắt tỉa cành; ñầu mùa mưa; giữa mùa mưa và trước khi mai nở hoa khoảng 1-1,5 tháng. Cần bón phân theo hốc, theo rãnh sâu từ 5-7 cm theo tàn lá của cây, bón vào vùng có nhiều rễ non phát triển, sau ñó lấp ñất, giữ ẩm vào mùa khô, thoáng gốc vào mùa mưa. 2.2 Mai trồng trong chậu Tuỳ theo kích thước chậu, lượng bón có thể thay ñổi từ 20-50 gr/chậu cho 1 lần bón. Với chậu lớn, cây mai nhiều tuổi có thể bón khoảng 50-80 gr/chậu. Tạo Trang 1
- phanquangthoai@yahoo-upload rãnh xung quanh thành chậu, sâu khoảng 3-5 cm, rải phân ñều vào rãnh, lấp ñất và tưới ñủ ẩm. Tránh làm ñứt rễ, cây dễ bị nhiễm bệnh qua vết thương. Nếu có ñiều kiện, hàng năm vào ñầu mùa mưa nên thay ñất trong chậu bằng ñất mới tơi xốp, hoặc bổ sung phân hữu cơ ñã hoai mục, lượng bón từ 2-3 kg/chậu. * Sử dụng phân bón lá: Ngoài việc sử dụng phân bón qua ñất, phân bón lá có vai trò quan trọng trong việc thúc ñẩy sinh trưởng và phát triển, bổ sung các chất dinh dưỡng thiếu hụt trong ñất, kích thích ra rễ, ra lá, ra hoa theo ý muốn của người chơi mai. Một số loại phân bón lá ñược nhà vườn quan tâm ñó là: Phân bón lá ðầu Trâu 501 thúc ra chồi ra lá, ðầu Trâu 701 thúc ra bông và ðầu Trâu 901 có tác dụng dưỡng bông giúp bông lâu tàn và có màu sắc ñẹp. Tương tự nhóm sản phẩm phân bón lá ðầu Trâu 005, ðầu Trâu 007, ðầu Trâu 009 cũng có hiệu quả cao ñối với tất cả các loại mai cảnh. Kính chúc người yêu mai có ñược một cành mai theo ý muốn mỗi khi Xuân về. Kỹ thuật chiết cây mai vàng đại thụ Bạn đang có một cây mai lớn nhưng chi cành nằm ở tầm quá cao. Bạn muốn cắt ngắn cây xuống để nuôi lại cây gốc nhưng bộ chi cành ở tầng trên thì quá đẹp và bạn không muốn bỏ chúng. Vậy thì không cớ gì bạn lại không nghĩ đến việc chiết cây để biến một cây chưa đẹp thành 2 cây được rút ngắn độ cao theo ý muốn, trong đó một cây có bộ gốc đẹp, một cây có bộ chi cành đẹp. ðể làm được điều đó, xin mách bạn kỹ thuật chiết cả cây sau đây. ðây là kỹ thuật đơn giản, đã được nhóm nghệ nhân Cổ mai hoa ðại Lộc thực hiện thành công và đã cho ra đời rất nhiều sản phẩm đẹp. Chăm sóc cây Mai sau Tết Vấn đề chăm sóc cây Mai sau Tết rất là quan trọng, được nhiều người quan tâm, vì cây Mai đã bị hành hạ, bỏ đói, bỏ khát, không được chăm sóc tưới tiêu trong mấy ngày Tết. Bây giờ cây Trang 2
- phanquangthoai@yahoo-upload Mai bị tàn tạ, lá xanh mét, mỏng manh yếu ớt. Do đó chúng ta cần phải tập trung chăm sóc lại cây Mai ngay : A . ðối với cây Mai ñã trồng trong chậu từ trước Dù ñã tháp ghép hay chưa tháp ghép cũng vậy, nếu ñã bị ñem vô nhà trang trí, ñể nơi râm mát suốt mấy ngày Tết thì cây Mai ñã bị thiếu nước, thiếu nắng và thiếu dinh dưỡng ! Chúng ta cần phải : a) ðem cây mai ra ngoài trời từ từ phơi nắng trở lại, nghĩa là ñem cây Mai ra ñể ngoài nắng dịu trước, vào buổi sáng, ñến trưa phải che bớt ánh nắng trực tiếp hoặc ñem vô ñể chỗ ít nắng. Nếu sau Tết mà ñem cây Mai ra phơi nắng trực tiếp, ñột ngột thì cây Mai sẽ bị héo hết lá non. Cho nên chúng ta phải ñem ra phơi nắng từ từ, cho cây Mai quen dần. Mấy ngày ñầu, chỉ ñem cây Mai ra phơi nắng vài ba tiếng, mấy ngày sau tăng dần, phơi nắng lâu hơn, cho quen với nắng, rồi mới ñem ñể ra ngoài nắng 100%. b) Cắt tỉa bớt chồi lá non dư thừa và những cành nhánh quá dài : Chúng ta ñều biết sau Tết là mùa xuân, khí hậu mát mẻ cây cỏ ñều sinh sôi nảy nở, ñâm chồi nhảy tược. Với cây Mai vàng thấy rỏ hơn, hàng trăm chồi, hàng ngàn lá non ñua nhau mọc lên ñầy cành nhánh, xanh mướt cả cây, mỗi tược non có thể dài ra từ 10-20cm. Chúng ta cũng phải nghiên cứu thật kỹ, xem nên tỉa bỏ bớt tược nào, ñể lại tược nào cho hài hòa. Nếu là cây Mai ñã ghép rồi thì phải thẳng tay cắt bỏ hết những nhánh nào không phải xuất phát từ nhánh ghép, ñể tập trung nuôi nhánh ghép. Thí dụ : như gốc ghép là gốc Mai tứ Quí thì tất cả những tược non nào mọc lên trực tiếp từ gốc Mai Tứ Quí ñều phải cắt tỉa bỏ hết vì nhánh mai tứ quí mọc lên từ gốc cây mẹ, ví như là con ruột, rất mạnh, tranh dành hết dưỡng chất, còn những nhánh Mai ghép thêm vào, coi như là con ghẻ, không thể nào tranh giành lại ñược ñầy ñủ dưỡng chất nên sẽ ốm yếu và chết dần chết mòn, nhất là những nhánh Mai ghép có hoa màu trắng, càng dễ chết hơn vì giống Mai trắng là loại yếu nhất (vì lý do nầy mà cây Mai ghép thường bị chết nhánh ghép do không cắt bỏ hết những nhánh mọc lên từ cây mẹ) . Việc cắt tỉa cành nhánh cũng rất quan trọng nên nghiên cứu cho thật kỷ ñể tỉa bỏ cho ñúng những nhánh dư thừa, hầu tạo cho cây Mai sau nầy có ñược hình dáng tròn trịa cân ñối mới ñẹp. c) Kế ñến cũng nên lảy bõ hết trái non :Sau Tết cây Mai ñậu rất nhiều trái , nếu không tỉa bõ thì cây Mai phải nuôi thêm trái càng mất thêm nhiều dưỡng chất, sẽ suy yếu, chậm phát triển, trừ khi chúng ta cần nuôi hạt ñể lấy giống gieo trồng sau này, nhưng cũng tỉa bỏ bớt những trái nhỏ lép ñể nuôi dưỡng những trái còn lại ñược to mập. Khi gieo trồng làm giống, cây con mới mọc lên ñều và mạnh khõe hơn. B. Trường hợp những cây Mai ñã trồng ở ñất vườn Cây Mai ñã trồng ở ñất trước sân nhà hoặc trồng trên líp thì ít mất sức hơn nhưng cũng phải nghiên cứu cắt tỉa bỏ những cành nhánh dư thừa và tỉa bỏ hết những trái non, càng tốt. Trang 3
- phanquangthoai@yahoo-upload C. Cũng là thời ñiểm thuận tiện ñể chuẩn bị tháp ghép Mùa xuân là mùa tháp ghép. Muốn tháp ghép các loại Mai giống mới có hoa màu sắc ñẹp hơn, cánh hoa to hơn, thì phải nghiên cứu cưa cắt bỏ ngay từ bây giờ những nhánh nào muốn ghép thêm, ñể dưỡng cho tược non sớm mọc ra kịp thời tháp ghép sau vài tháng tới, khi các tược non này to cỡ bằng ñầu ñũa ăn, là ghép tốt nhất. Như vậy ñến Tết năm sau, cây Mai ghép này sẽ kịp ra hoa to ñẹp, ñúng theo yêu cầu giống mới, ñể trang trí chơi ñược. D. Bón phân là phần quan trọng nhất, có 2 cách bón : bón lót và bón thúc. Sau Tết, cây Mai mất sức cần phải bón phân ngay, ñể kịp bồi dưỡng cho cây Mai. Vấn ñề là nên bón phân như thế nào?Nên chọn loại phân gì ? ñể tiện lợi và hiệu quả cao ? a) Bón lót là bón làm nền bằng những loại phân hữu cơ, như phân chuồng ñể sử dụng lâu ngày, vì phân hữu cơ tan ra từ từ, lâu bền hơn và khi phân hủy biến thành chất mùn, làm cho ñất thêm tơi xốp, chứ không có làm chai ñất như phân hóa học. Phân hữu cơ cũng có rất nhiều loại như : 1. Phân bò khô, bón cũng tốt nhưng có khuyết ñiểm là sinh ra nhiều cỏ. 2. Phân rơm rất tốt nhưng khi bón thì mau phân hủy và giữ rất nhiều nước. 3. Phân bánh dầu miếng : loại phân vừa rẽ tiền vừa tiện lợi, vừa bền lâu. Sau Tết chỉ cần bẻ bánh dầu ra từng miếng nhỏ cỡ bằng 2 ngón tay, dùng nẹp tre hay dao cùn moi ñất chung quanh vành chậu ra, nhét sâu xuống sát vành chậu, xa gốc cây mỗi gốc cỡ từ 100-200gam tùy theo chậu lớn hay nhỏ và bỏ thêm một ít thuốc trừ sâu rầy như Vibasu 10H hoặc một ít thuốc trừ kiến là ñược. Khi tưới nước, bánh dầu miếng sẽ tan ra từ từ . Qua ñến ñầu mùa mưa, cỡ tháng 5-6 âm lịch, bón thêm một lần bánh dầu miếng nữa y như lần trước nữa là ñủ cả năm ñể tiếp sức cho cây Mai ra chồi ra lá mới. Mùa xuân và mùa mưa ñều là mùa tăng trưởng cả, là những lúc cây Mai cần rất nhiều phân ñể phát triển tươi tốt, tàn nhánh sum suê. 4. Phân Dynamic Lifter là phân hữu cơ ñậm ñặc của Út, giá hơi ñắt nhưng bón rất tốt, là loại phân chuồng qua chế biến có trộn thêm phân trung lượng và vi lượng như lưu huỳnh, Manhê, sắt, Mangan, kẽm, ñồng, bo, molyp…ðặc biệt là ñược diệt hết mầm cỏ, nên khi bón không mọc cỏ, rất tiện. Chỉ cần xới ñất rồi chôn vào hoặc trộn với ñất trước rồi bỏ vô gốc cây cũng ñược. Bón cho cây gì cũng tốt, hơi lâu tan, 2-3 tháng mới cần bón thêm một lần, rất tiện. B) Bón thúc:là bón thêm phân một lần nữa. Mặc dù ñã có bón lót bằng phân hữu cơ rồi nhưng cũng cần phải bón thúc thêm phân hóa học thì hiêu quả sẽ tăng gấp ñôi. . Phân hóa học cũng có rất nhiều loại : Trang 4
- phanquangthoai@yahoo-upload 1. Loại phân NPK 30-10-10 là loại có tỷ lệ ñạm(N) cao, dùng ñể bón cho cây tăng trưởng nhanh. Sau Tết nên bón phân hữu cơ lẫn phân hóa học loại này cho cây Mai mau lợi sức, phát triển ñâm chồi nhảy tược mạnh hơn. 2. Loại phân NPK 15-30-15, loại 6-30-30 là những loại phân có tỷ lệ Lân (P) và Kali (K) cao, dùng bón ñể kích thích cho cây Mai ra nhiều nụ hoa và nụ hoa to. 3. Loại phân 10-50-10 là loại phân có tỷ lệ Lân (P) thật cao, bón ñể kích thích cho ra hoa nhiều và mạnh. Khi gần ñến Tết cở tháng 9-10 âm lịch, chúng ta cần phải bón thúc thêm các loại phân hóa học NPK loại có tỷ lệ Lân và Kali cao ñể cho cây Mai ra nhiều hoa, hoa to, màu sắc ñẹp và lâu tàn. C) . Loại phân bón lá vi sinh cũng có nhiều loại : Cây không những hấp thu các loại phân qua rễ khi bón phân vào ñất mà còn có thể hấp thu qua lá. Phân bón lại còn có hiệu lực nhanh hơn do diện tích lá rất lớn, lớn hơn nhiều lần so với diện tích rễ. Phân bón qua lá là các loại phân hòa tan trong nước và tưới phun lên lá như : 1. Loại phân Komix, Mymix …pha ñúng theo liều lượng hướng dẫn, rồi phun sương lên lá làm tế bào lớn ñều, làm cây sinh trưởng nhanh. 2. Loại phân bón lá Atonik xâm nhập nhanh chóng vào mô cây trồng, làm cho cây phát triển nhanh, làm tăng năng suất cây trồng. 3. Tùy theo ñiều kiện, chúng ta có thể bón lót phân hữu cơ tối ña cho cây Mai sau Tết và gần ñến Tết năm sau, bón thúc thêm phân hóa học ñể giúp sang năm mới cây Mai sẽ ra hoa nhiều hơn(nếu không bón phân ñúng cách thì qua năm sau cây Mai sẽ ra ít hoa) . 4. Trường hợp cây Mai ñã trồng dưới ñất trước sân nhà thì chỉ cần cuốc ñất cỡ 5-7 lỗ nhỏ chung quanh, cách xa gốc cây cỡ chừng 5 tấc, bỏ phân vào rồi lấp ñất kỹ lại, ñừng ñể cho mèo chuột bươi phá hoặc rắc lên một ít thuốc trừ kiến, trừ sâu rầy là ñược. E. Sang qua chậu mới khi cần Khi trồng ñã 2-3 năm rồi mà chưa thay chậu cho cây Mai thì ñất ñay ñã chai cứng nên sang qua chậu mới. Phải lựa chậu mới tương ñối ñẹp và hơi lớn hơn chậu cũ một tí. Trong Tết không có tưới nước, bây giờ ñất trong chậu ñã khô nên thể tích ñất bị rút bớt lại có thể lòi vành chậu ra, chúng ta có thể moi bỏ bớt ñất sát vành chậu, rồi nhẹ nhàng ôm gốc Mai lên, lấy tay gỡ bỏ bớt ñất ra nhưng coi chừng ñứt rễ . Xong có thể sang chậu mới, bên chậu mới nên ñục lỗ thoát nước cho khá to, bỏ lên một lớp gạch ñá nhỏ, rồi bỏ ñất to vô trước, ñất nhỏ vô sau, từ từ ñặt cây Mai vô, sửa cho ngay ngắn, mới bỏ thêm ñất ñã trộn thêm phân hữu cơ vào, lên ñến 8/10 chậu là vừa, nếu thêm ñất ñầy chậu quá, khi tưới nước sẽ tràn ra ngoài dơ bẩn. Nên nhớ lúc mới trồng ñừng nên bón nhiều phân vì phân rất nóng, dễ làm thối rễ non, phải ñợi ñến khi nào cây Mai ra rễ mạnh mới nên bón thêm phân. Cách sang chậu thứ 2 là có thể ñổ nước tối ña vô chậu Mai, ngâm cho mềm ñất rồi lấy nẹp tre moi bỏ bớt lớp ñất chung quanh vành chậu ra, từ từ mang cây Mai lên, gỡ bỏ bớt ñất rồi trồng trở lại y như cách trước. Trang 5
- phanquangthoai@yahoo-upload F. Cách tưới nước Cây Mai không cần phải tưới nước mỗi ngày nhưng phải theo dõi thường xuyên khi nào thấy ñất trong chậu khô là tưới, nhưng khi tưới phải tưới cho thật nhiều nước, nếu ñể quên không tưới nước lâu dài, cây Mai thiếu nước làm héo lá vàng lá và rụng. Khi rụng lá thì cây Mai sẽ ra hoa bất thường trong năm, ñến Tết sẽ ra ít hoa. Muốn cho cây Mai ra nhiều hoa trong 3 ngày Tết thì phải tích cực chăm sóc tưới tiêu, bón phân ngay từ ñầu năm làm sao cho tán lá cây Mai luôn luôn xanh tươi suốt cả năm. Chúc các bạn thành công, ñể năm sau có ñược cây Mai ñẹp. Làm cách nào để cây mai có tán theo ý muốn? Cách đây 3 năm khi dọn về nhà mới tôi được bạn bè tặng cho một cặp mai ghép rất đẹp, sau Tết vài tháng thì cành nhánh phát triển xum xê và “rất vô tổ chức” chẳng theo một hình thù nào cả. Nay tôi thích tạo cho cây mai cao khoảng 2m và có hình dạng dưới to trên nhỏ hoặc giống hình trụ liệu có được không? Nếu được xin được chỉ dẫn cách làm? Trả lời: Theo lẽ tự nhiên vốn có cành nhánh mai bao giờ cũng tự phát triển vươn dài lên phía trên hoặc chĩa ra xung quanh, tùy theo vị trí của cành nằm ở đâu. Và mỗi khi nhánh chính phát triển mạnh thì bao giờ nó cũng kèm hãm những nhánh nhỏ phía dưới phát triển chậm hoặc không phát triển vươn dài ra được. Vì thế sau khi cây mai mua về từ các cơ sở sản xuất (đã được chủ vườn tạo tán rất đẹp) thì chỉ sau một thời gian là cành nhánh cứ thế phát triển dài thêm ra, không theo ý muốn của chủ nhân. Cách làm như sau: Sau tết đốn tỉa bớt cành của nhánh mai ghép (đốn hơi đau một chút). Bón phân tưới nước chu đáo để cây mai ra tược mới, do tược mới thường ra nhiều nên chỉ để lại một số tược cần thiết theo đúng yêu cầu, số còn lại phải tỉa bỏ để tập trung dinh dưỡng nuôi những tược để lại. Khi tược mọc dài được 3-4 tấc thì dùng cây tre, trúc hay cây tre lớn cỡ ngón tay cái cắm xung quanh mép trong của chậu mai, mỗi cây cách nhau khoảng 10-15 phân (nhìn giống như một hàng rào cắm xung quang chậu mai). Chiều cao của cây cắm là bao nhiêu thì tùy thuộc vào ý đồ định tạo tán của mình (thường cắm cao khoảng 1,5-2m là vừa). Sau khi cắm dùng dây mềm buộc những nhánh mai vào cây cắm, khi buộc nhớ chia số nhánh phân bố đều xung quanh tán cây. Khi nào nhánh mai phát triển dài tới độ theo ý muốn thì cắt ngọn, sau khi bị cắt ngọn một thời gian nhánh mai sẽ mọc ra Trang 6
- phanquangthoai@yahoo-upload những nhánh phụ ở phía dưới chỗ cắt, do được tập trung dinh dưỡng và không bị nhánh chính kìm hãm nên những nhánh phụ sẽ phát triển mạnh và mập mạp. Khi các nhánh phụ phát triển dài, nếu muốn cho ra thêm nhiều nhánh nữa để tàn mai dầy dặn thì tiếp tục cắt ngọn các nhánh phụ để nhánh phụ ra thêm nhánh con kế tiếp… Trong quá trình ra nhánh của cây phải thường xuyên quan tâm “chỉnh lý”, buộc, cột, uốn nắn các nhánh ra sau vào cây cọc để tạo cho cây có tán theo ý muốn. Dùng dây nhôm quấn, uốn sửa những nhánh phát triển chưa theo ý muốn của mình. ðến đầu tháng chạp âm lịch gỡ bỏ dây nhôm, khoảng rằm tháng chạp thì tiến hành lặt lá. Nếu làm được như vậy Tết đến bạn sẽ có một cây mai có tán đẹp và bông phân bố khá đều xung quanh cây. Ảnh 1: Cây lớn có chi cành quá cao, cần chiết. Trước hết bạn khoanh, cắt 2 đường cắt song song, cách nhau khoảng 10 cm. Lột bỏ hết võ, sau đó cạo sạch lớp võ lụa (tượng tầng) bám bên ngoài phần gỗ nhưng nhớ phải thật nhẹ tay, không để phạm vào phần gỗ. Lấy bao nilon bọc quanh chố cắt để chống nước xâm nhập. Khoảng vài tháng sau sẽ xuất hiện một lớp võ tái sinh ven vết cắt, lấn dần vào chỗ thân trống đã bóc võ (khoảng 2 cm) là lúc bạn bắt đầu bó chiết. Trang 7
- phanquangthoai@yahoo-upload Ảnh 2: Khoanh, cắt 2 đường song song cách nhau khoảng 10 cm Chất liệu để chiết là giá thể được nhào trộn bằng một hỗn hợp gồm: Xơ dừa mục, tóc vụn, tro trấu, đất cát pha, phân bò hoai, mỗi thứ có liều lượng bằng nhau. Tốt hơn hết, hỗn hợp này phải được nhào trộn và ũ kỹ trong vài tháng. Dùng thuốc kích thích ra rễ (loại thông dụng có bán trên thị trường) bôi kỹ vào vết thương đã liền da và trộn đều trong hỗn hợp chiết. Bọc hỗn hợp chiết đã được ẩm hoá vào quanh vết cắt bằng bao ny lon dày, nhiều lớp. Che nắng cho chỗ chiết. Ảnh 3: Phần gốc sau khi chiết, được cấy ghép chi cành mới. Khoảng 5-6 tháng sau, khi bộ rễ mới phát triển nhiều, dày, già là lúc ta có thể dùng cưa cắt đi phần trên, vô chậu chăm sóc. Phần dưới được xử lý Trang 8
- phanquangthoai@yahoo-upload như một cây mới: cấy ghép hoặc chờ cho tái sinh thân cành mới. Lúc đó, từ một cây phôi ban đầu bạn sẽ có 2 cây lớn. Một cây từ phần trên của cây cũ có bộ chi cành đẹp được giữ lại và bộ rễ hoàn toàn mới. Một cây từ phần dưới của cây cũ, được giữ nguyên bộ rễ đẹp ban đầu, được cấy ghép tạo chi tàn mới. Ảnh 4: Cây chiết từ phần ngọn sau quá trình chăm nuôi trở thành một sản phẩm ðể mai chiếu thủy ra hoa vào dịp tết Loài hoa này trong điều kiện tự nhiên thuờng ra hoa vào mùa khô và nở rải rác làm nhiều đợt. Muốn điều khiển cho mai chiếu thủy ra Trang 9
- phanquangthoai@yahoo-upload hoa vào dịp Tết Nguyên đán, một số nghệ nhân ở vùng Thủ ðức, TP HCM đã làm cách sau: Cách Tết khoảng 45 ngày (khoảng rằm tháng 11 âm lịch) bón cho cây mai một đợt phân (có thể dùng urê hoặc DAP, nếu đuợc loại phân NPK có tỷ lệ đạm, lân, kali tuong đối đồng đều nhau nhu loại 20-20-15 thì càng tốt). Bạn có thể rải trực tiếp phân vào gốc cây, cung có thể hòa loãng để tuới. Nếu bón trực tiếp thì hàng ngày phải tuới cho phân tan và ngấm vào vùng rễ cây. Sau khi bón 5 ngày tiến hành ngắt ngọn và vặt hết lá, tiếp tục tuới nuớc giữ ẩm và thỉnh thoảng lại hòa loãng phân kali, phân lân tuới bổ sung. Sau khi bón phân một thời gian thì cây mai ra đọt non, lá và nụ hoa. Cách Tết khoảng 10-15 ngày, hoa bắt đầu nở và đến Tết thì nở bông trắng xóa. Trang 10
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn