Kỹ thuật chăn nuôi dê part 2
lượt xem 31
download
Khu vực Châu á cũng thành lập tổ chức chăn nuôi gia súc nhai lại nhỏ (Small Ruminant Production Systems Network for Asia), địa điểm tại Indonexia nhằm mục đích góp phần đẩy mạnh trao đổi thông tin nghiên cứu và phát triển chăn nuôi dê, cừu trong khu vực.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Kỹ thuật chăn nuôi dê part 2
- tháng 5/1992; Hội nghị lần thứ 6 họp tại Trung Quốc vào tháng 8/1996; Hội nghị lần thứ 7 họp tại Pháp vào tháng 5/2000 với trên 40 nước tham dự và có báo cáo khoa học trên tất cả các lĩnh vực về chăn nuôi dê trên toàn thế giới. Khu vực Châu á cũng thành lập tổ chức chăn nuôi gia súc nhai lại nhỏ (Small Ruminant Production Systems Network for Asia), địa điểm tại Indonexia nhằm mục đích góp phần đẩy mạnh trao đổi thông tin nghiên cứu và phát triển chăn nuôi dê, cừu trong khu vực. Chương II Một số đặc điểm sinh học cần biết về con dê Nhà xuất bản nông nghiệp - Hà Nội 2000 TS. Đinh Văn Bình - TS. Nguyễn Quang Sức I. Đặc điểm về sinh trưởng, phát triển
- Cũng như các gia súc khác, sự sinh trưởng và phát triển của dê tuân theo qui luật giai đoạn, nó phụ thuộc vào giống, tính biệt, điều kiện nuôi dưỡng chăm sóc quản lý và môi trường. Thông thường khối lượng dê sơ sinh là 1,6-3,5kg; 3 tháng đạt 6- 12 kg; 6 tháng là 10-21 kg; 12 tháng là 17-30 kg; 18 tháng là 30-40 kg. Dê đực luôn tăng trọng nhanh hơn dê cái. Giai đoạn sơ sinh đến 3 tháng tuổi cường độ sinh trưởng tuyệt đối và tương đối là cao nhất (90- 120 g/con/ngày và 95- 130%), rồi tiếp theo là giai đoạn 3 -6 và 6- 12 tháng (70- 110 g/ngày và 30-50%), giai đoạn 12- 18 tháng cường độ sinh trưởng giảm đi dần dần (20-45 g/con/ngày và 10-20%), giai đoạn 18-24 tháng cường độ sinh trưởng của dê thấp xuống (20-30g/con/ngày), đến giai đoạn 24-30 và 30-36 tháng tuổi, dê bước dần sang tuổi trưởng thành, cường độ sinh trưởng thấp hẳn và thay đổi không rõ rệt. Thay đổi khối lượng của một số giống dê qua các tháng tuổi được trình bày ở bảng 2. Bảng 2: Khối lượng của một số giống dê qua các tháng tuổi (kg) Lứa tuổi Dê C ỏ Dê Bách Dê Jumnapari Beetal Thảo Barbary Sơ sinh: Đực 2,30 2,7 2,3 3,4 3,5 Cái 1,6 2,3 2,1 3,0 2,9
- 3 tháng: Đực 6,1 11,6 9,4 12,4 12,9 Cái 5,3 10,1 9,1 11,7 10,7 6 tháng: Đực 9,7 17,9 14,8 18,5 18,9 Cái 8,2 15,8 12,5 14,6 15,4 9 tháng: Đực 14,3 25,5 19,4 24,0 26,6 Cái 13,7 22,1 15,3 20,6 22,9 12 tháng: Đực 19,8 31,4 23,3 30,2 31,6 Cái 17,2 26,8 18,3 29,3 25,7 18 tháng: Đực 25,0 41,7 31,1 39,3 40,9 Cái 20,7 33,5 21.8 27,1 29,6 24 tháng: Đực 28,0 46,2 34,7 47,5 49,0 Cái 22,8 35,3 23.7 29,1 33,0 30 tháng: Đực 32,8 54,3 39.6 54,4 56,2 Cái 25,7 38,6 25,8 32,1 36,1 36 tháng: Đực 36,6 57,3 44,9 59,5 62,3 Cái 27,6 40,6 27,9 36,2 40,1 II. Đặc điểm sinh sản của dê Dê là gia súc có khả năng sinh sản nhanh hơn nhiều so với bò và trâu. Thông thường tuổi động dục lần đầu của dê là 6-8 tháng tuổi, tuổi phối giống lần đầu là 8- 10 tháng tuổi và tuổi đẻ lứa đầu là 360-420 ngày. Các giống dê khác nhau, điều kiện nuôi dưỡng chăm sóc khác nhau thì tuổi đẻ lứa đầu của dê cũng khác nhau.
- Một số chỉ tiêu về sinh sản của một số giống dê ở Việt Nam được thể hiện ở bảng 3. Bảng 3: Một số đặc điểm sinh sản của các giống dê nuôi ở Việt Nam Chỉ tiêu Dê Cỏ Bách Barbary* Jumnapari* Beetal* Thảo - Tuổi động dục lần đầu - Dê cái (ngày) 185 191 213 406 374 - Dê đực (ngày) 154 163 220 372 369 - Tuổi phối giống lần đầu - Dê cái (ngày) 204 213 246 415 398 - Dê đực (ngày) 231 241 282 432 425 - Tuổi đẻ lứa đầu (ngày) 334 346 399 567 551 - Chu kỳ động dục (ngày) 22 27 26 28 27 - Thời gian động dục (giờ) 53 35 38 37 40 - Thời gian chửa (ngày) 150 148 148 150 149 - Số con đẻ ra/lứa 1,5 1,8 1,5 1,3 1,3 - Khoảng cách giữa 2 lứa đẻ 276 226 260 305 310 (ngày) *Nguồn: Đinh Văn Bình và CTV, 1998 III. Bộ máy tiết sữa của dê 1. Cấu tạo bầu vú dê Bầu vú của dê nằm ở dưới bụng giữa hai chân sau và gồm 2 núm vú. Trông bề ngoài bầu vú là một khối song bao gồm hai tuyến sữa. Giữa hai tuyến sữa có một
- vách ngăn. Vì thế tuyến sữa bên bầu vú này cạn hết thì tuyến sữa bên bầu vú kia vẫn còn nguyên. Các tuyến tiết sữa của vú bố trí theo tuyến chùm, phân chia thành nhiều thùy, mỗi thùy lại chia thành nhiều tuyến hình túi. Các tuyến này tập trung vào những ống dẫn sữa, các ống này chảy dồn cái nọ vào cái kia và cuối cùng đổ vào bể sữa. Trong vú còn có các mạch máu, dây thần kinh và bạch huyết. Tỷ lệ hệ số trung bình để tạo ra 1 lít sữa cần một lượng máu đi qua tĩnh mạch vú là khoảng trên 300 lít máu. 2. Sản lượng sữa Sản lượng sữa của dê là khối lượng sữa (kg hoặc lít) sản xuất ra trong một chu kỳ cho sữa. Năng suất sữa là khối lượng sữa tính theo ngày. Năng suất sữa của các giống dê trung bình 300-3000 ml/con/ngày, tuỳ thuộc vào giống, lứa đẻ, thức ăn... ở nước ta, dê Cỏ có sản lượng sữa trung bình là 350 ml/con/ngày và thời gian cho sữa là 90-100 ngày/chu kỳ cho sữa. Dê Bách Thảo cho 1,3 lít/con/ngày với chu kỳ cho sữa là 150 ngày và một năm cho 1,7 chu kỳ cho sữa. Dê Barbari cho 1,0- 1,05 lít/con/ngày với 148- 150 ngày cho sữa/chu kỳ, là giống dê có sản lượng sữa cao
- nhất: 3,8-3,9 lít/100 kg thể trọng. Dê Jumnapari cho 1,4-1,6 lít/con/ngày với 160- 180 ngày cho sữa. Người ta thường căn cứ vào các chỉ tiêu như năng suất sữa, thời gian cho sữa/chu kỳ tiết sữa, số lứa đẻ/năm để tính ra sản lượng sữa sản xuất ra của một con dê/năm. Bên cạnh đó người ta còn tính sản lượng sữa/100 kg thể trọng, chi phí thức ăn để sản xuất ra 1 lít sữa để đánh giá khả năng cho sữa của từng con dê sữa. 3. Chất lượng sữa dê Chất lượng sữa dê phụ thuộc vào giống, tháng cho sữa, thức ăn... Thành phần dinh dưỡng của sữa một số giống dê ở Việt Nam được thể hiện ở bảng 4. Bảng 4. Thành phần dinh dưỡng của sữa một số giống dê nuôi ở Việt Nam (%) Giống dê VCK Protein Mỡ sữa Khoáng Đường Bách Thảo 15,04 4,34 5,45 0,96 4,60 Barbari 14,93 4,05 5,60 0,85 4,31 Jumnapari 14,69 3,85 5,50 0,88 4,40 Dê C ỏ 16,06 4,28 6,40 0,81 4,50
- Đánh giá giá trị dinh dưỡng của sữa dê, người ta thấy tốt hơn so với sữa bò và trâu. Sữa dê có hàm lượng vitamin, khoáng, protein, đường cao hơn, kích thước hạt mỡ sữa dê lại nhỏ hơn nhiều so với bò và trâu nên khả năng tiêu hoá hấp thu của nó rất tốt. Vì vậy sữa dê là nguồn thức ăn quí cho trẻ em, người ốm và cụ già. IV. Đặc điểm tiêu hoá của dê 1. Cấu tạo bộ máy tiêu hoá của dê Cũng như các gia súc nhai lại khác, dê có dạ dày 4 túi. Dạ cỏ là phần rất quan trọng trong quá trình tiêu hoá của dê. Khi còn nhỏ dê uống sữa thông qua sự đóng mở của rãnh thực quản để sữa đi thẳng từ miệng qua lá sách xuống dạ múi khế, lúc này thức ăn tiêu hoá chủ yếu ở dạ múi khế nên khối lượng dạ múi khế chiếm tới 70% dạ dày dê, các dạ khác chỉ chiếm 30%. Khi trưởng thành dạ cỏ phát triển mạnh chiếm tới 80% khối lượng dạ dày dê, dạ múi khế chỉ còn lại 7%. Khu hệ vi sinh vật trong dạ cỏ của dê cũng có sự khác biệt so với gia súc nhai lại khác bởi lẽ dê có biên độ thích ứng rộng với mùi vị các loại thức ăn. Nó có thể ăn được nhiều loại
- thức ăn có nhiều độc tố, cay, đắng mà gia súc khác không ăn được như lá soan, lá xà cừ, lá chàm tai tượng, cỏ bướm... 2. Quá trình tiêu hoá trong dạ dày của dê Tác dụng của rãnh thực quản: Rãnh thực quản bắt đầu từ thượng vị đến lỗ tổ ong-lá sách. Rãnh thực quản có hình lòng máng. ở gia súc bú sữa, khi bú hoặc uống sữa, cơ mép rãnh thực quản khép chặt lại làm cho rãnh thực quản trở thành một cái ống, sữa và nước chảy thẳng qua dạ lá sách vào dạ múi khế. Thụ quan của phản xạ khép rãnh thực quản phân bố ở lớp màng nhầy của lưỡi miệng và hầu. Thần kinh truyền vào của phản xạ khép rãnh thực quản là thần kinh lưỡi, thần kinh dưới lưỡi và nhánh hầu của thần kinh sinh ba. Trung khu phản xạ ở hành não liên hệ chặt chẽ với trung khu mút, bú. Thần kinh truyền ra là thần kinh mê tẩu. Khi cắt dây mê tẩu thì phản xạ rãnh thực quản mất đi. Một số các chất hoá học kích thích gây khép rãnh thực quản như NaCl, Na2SO4, đường... con vật càng
- trưởng thành thì rãnh thực quản càng không thể khép hoàn toàn được, lúc đó rãnh thực quản chỉ còn là cái gờ có tác dụng dẫn nước khi gia súc uống. Tiêu hoá ở dạ cỏ: Dạ cỏ được coi như "Một thùng lên men lớn”. Tiêu hoá ở dạ cỏ chiếm một vị trí rất quan trọng trong quá trình tiêu hoá của gia súc nhai lại. 50% vật chất khô của khẩu phần được tiêu hoá ở dạ cỏ. Trong dạ cỏ, các chất hữu cơ của thức ăn được biến đổi mà không có sự tham gia của men tiêu hoá. Chất xơ và các chất khác của thức ăn được phân giải là nhờ men của vi sinh vật sống cộng sinh trong dạ cỏ. Môi trường dạ cỏ thuận lợi cho sự phát triển của vi sinh vật là môi trường trung tính (pH: 6,5-7,4) tương đối ổn định nhờ tác dụng trung hoà axit sinh ra do quá trình lên men của nước bọt. Các muối phốt phát và bi-cácbonat trong nước bọt có tác dụng là chất đệm. Nhiệt độ trong dạ cỏ là 38-410C, độ ẩm 80-90%. Dạ cỏ có môi trường hiếm khí, nồng độ ô-xy nhỏ hơn 1%. Sự nhu động của dạ cỏ yếu nên thức ăn dừng lại ở dạ cỏ lâu. Với các điều kiện trên, dạ cỏ là một môi trường thuận lợi cho khu hệ vi sinh vật sinh sản phát triển.
- 3. Tiêu hoá ở dê con Dê con sinh ra chỉ bú mẹ, uống sữa và nó không tiêu hoá được thức ăn thô. Dê con khi bú sữa, sữa chảy qua rãnh thực quản xuống thẳng dạ múi khế và sữa sẽ được tiêu hoá ở đây và ở ruột non. Sữa đầu là sữa có nhiều dinh dưỡng và kháng thể cho dê con. Vì vậy sau khi dê đẻ 30 phút đến một giờ phải cho dê con bú được sữa đầu của dê mẹ. Sau ít ngày sinh ra, dê con bắt đầu tập ăn thức ăn. Đến 2-3 tuần tuổi nó đã ăn và tiêu hoá được một lượng nhỏ thức ăn thô xanh dễ tiêu và hệ vi sinh vật dạ cỏ dần dần hình thành. Từ lúc này cần cung cấp cho dê con thức ăn sạch và có chất lượng tốt. Khi đến tuổi cai sữa khu hệ vi sinh vật trong dạ cỏ của dê con cũng còn chưa hoàn hảo. Vì vậy cần chú ý chăm sóc dê con chu đáo để tăng tỷ lệ nuôi sống. 4. Hệ số tiêu hoá thức ăn của dê Giá trị của thức ăn không những được đánh giá qua kết quả phân tích thành phần dinh dưỡng mà còn được xem loại thức ăn đó có được tiêu hoá và hấp thu được bao nhiêu.
- Hệ số tiêu hoá thức ăn là lượng thức ăn được dê tiêu thụ không bị thải ra qua phân. Công thức tính: Hệ số tiêu hoá Lượng thức ăn ăn vào - Lượng thải qua phân thức ăn (%) = x100 Lượng ăn vào Hệ số tiêu hoá phụ thuộc vào giai đoạn phát triển và các phần của cây thức ăn, loại dê và giống dê, đặc điểm sinh học của cây thức ăn, mức độ nuôi dưỡng dê. 5. Lượng thức ăn ăn được Dê hơn hẳn các loại gia súc khác là có thể ăn được rất nhiều loại thức ăn. Thậm chí một số loại thức ăn có mùi khác biệt, có độc tố mà gia súc khác không ăn được, nhưng dê vẫn ăn như lá xoan, lá keo tai tượng, lá điền thanh... tuy nhiên lượng thức ăn ăn được phụ thuộc vào nhiều yếu tố và ảnh hưởng rõ rệt đến sức khoẻ và năng suất chăn nuôi. Vì vậy cần thiết phải hiểu được các nhân tố ảnh hưởng đến lượng thức ăn dễ ăn được và tìm ra biện pháp để cho dê ăn được nhiều thức ăn nhất. Có
- ba nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến lượng thức ăn ăn được như: Nhân tố thức ăn (mùi, vị, thay đổi thức ăn, độ ẩm, khả năng tiêu hoá, kích thước, loại hình), nhân tố môi trường ngoại cảnh (thời gian cho ăn, số lần cho ăn, số lượng thức ăn, sự cạnh tranh với gia súc khác, nhiệt độ, độ ẩm không khí, phương pháp cho ăn) và nhân tố gia súc (tính ngon miệng, ưa thích, tầm vóc gia súc, giai đoạn sản xuất như đang chửa hay tiết sữa). V. Một số tập tính khác biệt của dê 1. Tập tính ăn uống Dê có khả năng gặm cỏ như trâu bò nhưng nó thích ăn lá cây, hoa và các cây lùm bụi, họ đậu thân gỗ hạt dài. Dê là con vật thích hoạt động nhanh nhẹn, chúng di chuyển rất nhanh khi ăn xung quanh cây và bứt lá búp ở phần ngon nhất rồi nhanh chóng chuyển sang cây và bụi khác tiếp theo. Trung bình hàng ngày dê đi lại chạy nhảy 10-15km/ngày. Dê thích ăn ở độ cao 0,2-1,2m chúng có thể đứng bằng 2 chân rất lâu để bứt lá, thậm chí còn trèo lên cả cây để chọn phần ngon để ăn. Thức ăn
- khi để sát mặt đất chúng rất khó ăn, thường phải quỳ chân trước xuống để ăn. Môi và lưỡi dê rất linh hoạt để vơ ngoạm thức ăn và chọn loại thức ăn nào nó ưa thích nhất, thức ăn rơi vãi dê thường bỏ không ăn lại. Lượng thức ăn ăn được trên 100kg trọng lượng của dê thường là 2,5- 3kg VCK/ngày. Dê là con vật sử dụng nước hiệu quả hơn nhiều so với trâu bò, nó là con vật có khả năng chịu khát rất giỏi. Devendra 1967 cho biết dê nặng 18-20 kg thì một ngày cần uống 680 ml nước, trong đó 544 ml uống từ 7 giờ sáng đến 19 giờ tối và 136 ml uống từ 7 giờ tối đến giờ sáng ở mùa hè, mùa xuân lượng nước uống của dê chỉ là 454 ml. 2. Tính khí bất thường, hiếu động, ương bướng và khôn ngoan của dê Dê là loài vật có tính khí bất thường và hiếu động. Dê rất phàm ăn, nhưng luôn luôn tìm thức ăn mới. Chúng nếm mỗi thứ một chút rồi cuối cùng chẳng ưng ý một món nào cả. Dê vừa chạy nhảy vừa leo trèo rất giỏi. Chúng có thể leo lên những vách núi, mỏm đá cạnh vực sâu cheo leo nguy hiểm. Với sự nhanh nhẹn khéo léo, chúng có thể di chuyển dễ dàng trên những mỏm đá cheo leo nhất. Trong trường
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Hỏi đáp kỹ thuật chăn nuôi gà trong nông hộ part 1
12 p | 549 | 226
-
Kỹ thuật chăn nuôi lợn trong nông hộ part 1
21 p | 391 | 152
-
Kỹ thuật chăn nuôi dê lai sữa thịt part 1
15 p | 401 | 99
-
Kỹ thuật chăn nuôi dê lai sữa thịt part 2
15 p | 228 | 71
-
Kỹ thuật chăn nuôi lợn nái sinh sản part 3
6 p | 150 | 44
-
Công nghệ chăn nuôi : Kỹ thuật chăn nuôi lợn part 6
5 p | 149 | 24
-
Kỹ thuật chăn nuôi dê part 4
13 p | 151 | 23
-
Kỹ thuật chăn nuôi dê part 1
13 p | 119 | 22
-
Kỹ thuật chăn nuôi dê part 3
13 p | 93 | 19
-
Kỹ thuật chăn nuôi dê part 5
13 p | 118 | 18
-
Kỹ thuật chăn nuôi dê part 7
13 p | 94 | 17
-
Kỹ thuật chăn nuôi lợn nông hộ part 1
10 p | 104 | 16
-
Kỹ thuật chăn nuôi dê part 10
10 p | 98 | 15
-
Kỹ thuật chăn nuôi lợn nông hộ part 2
10 p | 126 | 14
-
Chăn nuôi dê part 4
7 p | 91 | 13
-
Chăn nuôi dê part 2
7 p | 73 | 9
-
Kỹ thuật chăn nuôi lợn nông hộ part 3
10 p | 94 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn