intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kỹ thuật chống rung trên ống kính và cách sử dụng hiệu quả

Chia sẻ: Bibo Bibo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

126
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Kỹ thuật chống rung trên ống kính được các hãng tiếp thị bằng nhiều tên gọi mỹ miều, ví dụ như Vibration Reduction của Nikon; Image Stability của Canon; Vibration Compensation của Tamron, v.v... nhưng chung quy nó cũng đều dựa trên một nguyên lý cơ bản mà phần minh họa của Nikon trình bày sau đây : Kỹ thuật chống rung Chức năng chống rung là kỹ thuật được trang bị trên thiết bị nhằm chống lại sự rung lắc gây ra khi chụp ảnh, có thể do ta chụp tốc độ chậm hoặc khi ta chụp trong điều...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kỹ thuật chống rung trên ống kính và cách sử dụng hiệu quả

  1. Kỹ thuật chống rung trên ống kính và cách sử dụng hiệu quả Kỹ thuật chống rung trên ống kính được các hãng tiếp thị bằng nhiều tên gọi mỹ miều, ví dụ như Vibration Reduction của Nikon; Image Stability của Canon; Vibration Compensation của Tamron, v.v... nhưng chung quy nó cũng đều dựa trên một nguyên lý cơ bản mà phần minh họa của Nikon trình bày sau đây : Kỹ thuật chống rung Chức năng chống rung là kỹ thuật được trang bị trên thiết bị nhằm chống lại sự rung lắc gây ra khi chụp ảnh, có thể do ta chụp tốc độ chậm hoặc khi ta chụp trong điều kiện di chuyển tạo ra rung động, ví dụ ngồi trên xe hay vừa đi vừa chụp... Kỹ thuật chống rung trên ống kính của Nikon (VR) sử dụng 2 cảm biến ngang và dọc truyền tín hiệu cho bộ vi xử lý điều khiển mô tơ kết nối với một hệ thống thấu kính khi nó cảm thấy có hiện tượng rung lắc nhằm tạo ra phản lực so với chuyển động của ống kính. Kỹ thuật là vậy nhưng cơ bản cho các bạn khi sự dụng chức năng này (bật ON) sẽ cảm thấy và nghe tiếng sật sật sau khi chúng ta nhấp cò máy, tiếng động này bảo đảm là chức năng đang hoạt động và ống kính vẫn "chạy tốt". ống kính Đến nay kỹ thuật chống rung đã phát triển qua thế hệ thứ 2 mà các bạn hay nghe quen thuộc là VR II, kỹ thuật này cho khả năng hỗ trợ chống rung lên đến 4 khẩu (4 stops) so với thế hệ VR thứ nhất chỉ hỗ trợ 2 khẩu. Canon hay Tamron hay Sigma cũng có kỹ thuật và hiệu quả tương tự. Các nút chức năng chúng ta có thể nhận thấy trên ống kính
  2. Một số quy tắc khi sử dụng chức năng chống rung Quy tắc thứ 1: Không dùng chống rung - Nghe buồn cười nhưng đúng như vậy, chúng ta đừng máy móc lúc nào cũng để chức năng này ON như thể mặc định khi gắn ống kính vào thân máy. Một nguyên tắc thành văn là chúng ta có thể cầm máy trên tay "hand holding" và chụp vật thể ở tốc độ 1/tiêu cự ống kính với kết quả tốt. Ví dụ ống kính 35mm thì ta có thể chụp ảnh tốt và không rung (về mặt lý thuyết) với tốc độ 1/35s. Tất nhiên trong thực tế có những ống kính khủng có độ mở lớn rất năng và chúng ta phải điều chỉnh cho phù hợp, cũng như rèn luyện kỹ thuật cầm máy hợp lý với từng tiêu cự ống kính khác nhau. - Khi chụp ảnh với chân máy thì hãy tắt chế độ chống rung, đặt VR = OFF - Khi cần chụp ảnh mà chúng ta quan tâm đến vùng mờ nhòe - bokeh (vùng ngoài tiêu điểm lấy nét), cần tạo ảnh có bokeh đẹp thì hãy tắt chống rung bởi vì chức năng chống rung khi hoạt động làm cụm thấu kính có mô tơ chống rung chuyển động, lúc này có khả năng các thấu kính sẽ không đồng trục và tạo ra hình ảnh của vùng nhòe rất kỳ cục mà chúng ta dễ thấy nhất là bokeh hình tròn sẽ không còn tròn nữa. Ngoài ra một điểm lưu ý là nếu ta bật ở chế độ chống rung thì khung ảnh ta nhìn trên ống kính ngắm và ảnh chụp thực tế có thể khác nhau đôi chút. Các bạn có thể quan sát khi mình ấn cò máy thì sau khi nghe tiếng "sực" hình ảnh trên khung ngắm thay đổi một chút và thực tế ảnh ghi nhận trên sensor sẽ không như những gì mình thấy trên kính ngắm vì lúc đó chức năng chống rung đã cân bằng lại thấu kính ngay khi màn trập mở ra nhận ánh sáng. Quy tắc thứ 2: Chức năng chống rung nên được tắt khi tốc độ chụp trên 1/500s Như đã trình bày ở trên, chúng ta có thể cầm máy chụp trên tay để chụp vật thể ở tốc độ 1/tiêu cự ống kính với kết quả tốt. Như vậy về mặt lý thuyết với tốc độ 1/500s ta có thể "chơi nguyên cái" tele lens 500m, và cũng có nghĩa với ống kính tiêu cự nhỏ hơn là đã an toàn. Theo Thom Hogan thì có đến 90% các nhà nhiếp ảnh thể thao tắt chức năng chống rung khi họ chụp ảnh bóng đá trong sân vận động khi đặt tốc độ chụp
  3. trên 1/500s và ngày nay với máy ảnh hỗ trợ ISO cao thì điều này không phải quá khó. Như vậy trên 1/500s thì các bạn không cần bật chức năng chống rung. Quy tắc thứ 3: Nếu tay bạn rung - chọn Normal, nếu bạn bị tác động rung rinh - chọn Active Sự khác nhau giữa mode Normal và Active là cụm thấu kính có mô tơ chống rung sẽ chuyển động ít hay nhiều tùy theo chế độ được thiết lập tùy theo chuyển động của người chụp. Nói nôm na là nếu chúng ta đứng yên và cầm máy ảnh ngắm chụp thì nên chọn mode Normal do sự dịch chuyển của tay (rung) và nếu chúng ta ngồi trên 1 chiếc xe chuyển động và cầm máy chụp ảnh thì nên chọn mode Active do lúc đó tay của chúng ta rung rinh theo chiếc xe. Quy tắc thứ 4: Nếu bạn chụp đối tượng chuyển động, hãy chụp tốc độ nhanh Điều rất cơ bản là nếu bạn muốn chụp đối tượng chuyển động thì hãy thiết lập cho máy chụp tốc độ nhanh thay vì sử dụng chức năng chống rung vì thực tế chức năng này chẳng giúp cho mình bắt đứng được đối tượng chuyển động. Có thể chúng ta dễ bị hiểu lầm khi các hãng quảng cáo là chức năng chống rung cho phép mình chụp ở tốc độ chậm hơn 4 khẩu so với bình thường. Chúng ta hay máy móc suy ra là "nếu mình có thể cầm máy chụp tốc độ chậm không rung trong điều kiện bình thường là 1/125s thì khi với chức năng chống rung thì mình vẫn chụp ảnh tốt với tốc độ 1/8s." Tuy nhiên với tốc độ này mà các bạn chụp vật chuyển động thì chức năng chống rung không bắt dính được đối tượng so với tốc độ 1/125s. Như vậy nếu bạn chụp đối tượng chuyển động, hãy chụp tốc độ nhanh. Quy tắc thứ 5: Hãy thử chức năng chống rung khi chụp lia máy Đa phần chúng ta sẽ tắt chức năng chống rung khi chụp lia máy để có những hình ảnh chủ thể nét nhưng ảnh nền background mờ nhèo. Kỹ thuật chụp lia máy luôn yêu cầu chúng ta để tốc độ chụp chậm hơn sự chuyển động của đối
  4. tượng chủ thể. Tuy nhiên các bạn hãy thử bật chức năng chống rung khi chụp lia máy, có thể chúng ta sẽ có bức ảnh chụp đối tượng nét hơn. Nên nhớ khi lia máy luôn giữ cho tay cầm máy dịch chuyển nhẹ nhàng và không bị giật khựng thì chức năng chống rung sẽ hoạt động hoàn hảo theo chiều di chuyển của tay. Nói chung chúng ta hãy thử nghiệm chức năng này khi lia máy và cảm nhận vì kết quả thực tế sẽ tùy thuộc phần nhiều vào người chụp. Quy tắc thứ 6: Lựa chọn sử dụng chức năng chống rung khi chụp trên chân máy Về nguyên tắc khi chúng ta gắn máy ảnh lên chân máy thì nên tắt chức năng chống rung tuy nhiên có một số trường hợp do phải đặt chân máy lên bề mặt có sự chuyển động, ví dụ trên tàu, xe hơi hay trên ray trượt, v.v... để chụp ảnh thì lúc đó bạn vẫn nên bật chức năng chống rung trên ống kính.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0